1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm khi dạy bài Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và bài tập vận dụng Lý lớp 12

19 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 491 KB

Nội dung

Một số kinh nghiệm khi dạy bài Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và bài tập vận dụng Lý lớp 12

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN

Tên đề tài :

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY BÀI

MẪU NGUYÊN TỬ BO VÀ QUANG PHỔ VẠCH CỦA

NGUYÊN TỬ HYĐRÔ VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

VẬT LÝ LỚP 12.

Họ và tên tác giả : LÊ CHÍ THẢO.

Chức vụ : Hiệu Trưởng.

Đơn vị công tác : Trường THPT Lê Hoàn.

SKKN thuộc môn : Vật Lý.

SKKN THUỘC NĂM HỌC : 2010 – 2011.

Trang 2

BỐ CỤC ĐỀ TÀI

PHẦN I ; ĐẶT VẤN ĐỀ.

PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN KHI DẠY VÀ LUYỆN TẬP.

PHẦN III : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Trang 3

PHÇN MéT : ĐẶT VẤN ĐỀ.

- Bài : Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô - Vật Lý 12 chương trình nâng cao là một bài học cung cấp một lượng kiến thức quan trọng, phần kiến thức này thường hay có trong phần thi TN – THPT và thi tuyển sinh vào Đại học mà kiến thức lại khó và trừu tượng với học sinh Những phần kiến thức khó, trừu tượng với học sinh trong bài này, đó là :

+ Tại sao Bo lại bổ sung vào mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho hai giả thuyết về sau được gọi là các tiên đề của Bo

+ Nội dung và ý nghĩa của hai tiên đề của Bo

+ Từ hai tiên đề của Bo để giải thích sự đảo vạch quang phổ (Bài 39)

+ Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ và các vạch quang phổ của nguyên tử Hyđrô

+ Một số dạng bài tập cơ bản, trọng tâm về quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô Trong phần bài học này sự hiểu biết kiến thức sâu sắc của giáo viên và khả năng truyền thụ kiến thức của người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh nắm vững và vận dụng trong việc làm bài tập, giúp các em có kiến thức tốt để phục vụ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh vào các trường Đại học

- Phần kiến thức của bài học này là phần khó trong chương trình SGK Vật Lý chương trình nâng cao lớp 12, do vậy người dạy và người học sẽ gặp một số khó khăn nhất định

- Trong khi đó, đây là phần kiến thức quan trọng mà trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT

và Tuyển sinh Đại học luôn đề cập đến

Chính vì vậy tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm khi dạy bài ((Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và phần bài tập vận dụng)) Vật Lý lớp 12 chương trình nâng cao, để qua quá trình đúc rút kinh nghiệm giảng dạy giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức tốt trong học tập, kiểm tra và thi cử

Đề tài này đã được tôi nghiền ngẫm, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng trong giảng dạy

ở nhiều năm học qua, vì vậy chắc là sẽ mang lại những điều bổ ích giúp học sinh học tập tốt Song chắc rằng còn phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung thêm mới đạt được độ hoàn chỉnh cao Vậy tôi rất mong được sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp gần xa và của các

em học sinh

BÀI MẪU NGUYÊN TỬ BO VÀ QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ HY

Đ RÔ :

1 Tại sao Bo lại bổ sung hai giả thuyết (hai tiên đề) vào mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho ?

2 Nội dung và ý nghĩa của hai tiên đề của Bo ?

3 Vận dụng hai tiên đề của Bo để giải thích về quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ (sự đảo vạch quang phổ)

4 Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ và các vạch quang phổ của nguyên tử Hyđrô

Trang 4

5 Một số dạng bài tập cơ bản, trọng tâm về quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô.

PHẦN HAI : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN.

MÌNH VÀO MẪU HÀNH TINH NGUYÊN TỬ RƠ-DƠ-PHO :

1 Giới thiệu cho học sinh sơ lược về mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho và những thành công, hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử này :

a Những nội dung chính của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho :

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương ở giữa, các êlêctrôn quay quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử

- Hạt nhân có khối lượng xấp xỉ khối lượng nguyên tử, hay nói : khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân

- Hạt nhân có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước nguyên tử, hay nói : Nguyên tử hoàn toàn trống rỗng

- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện

- Nguyên tử có thể nhận thêm êlêctrôn để trở thành ion âm hoặc nhường êlêctrôn

để trở thành ion dương

b Những thành công chủ yếu của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho :

- Giải thích được tính chất điện, hiện tượng điện

- Giải thích được bản chất dòng điện trong các môi trường

c Những hạn chế chủ yếu của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho :

- Không giải thích được tính bền vững của nguyên tử :

Đó là : Theo Vật lý học cổ điển khi êlêctrôn quay xung quanh hạt nhân sẽ bức xạ năng lượng, nên năng lượng của nó giảm dần, dẫn đến êlêctrôn sẽ phải quay trên quỹ đạo

là đường xoắn ốc cuối cùng rơi vào hạt nhân dẫn đến nguyên tử bị biến hoá Song thực tế nguyên tử rất bền vững

- Không giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử

Đó là : Theo Vật lý học cổ điển khi êlêctrôn quay xung quanh hạt nhân sẽ bức xạ năng lượng, nên năng lượng của nó giảm dần, dẫn đến quang phổ của nguyên tử phải là quang phổ liên tục Song thực tế quang phổ của nguyên tử là quang phổ vạch

2 Lý do Bo đã bổ sung hai giả thuyết (tiên đề) để khắc phục hai thiếu sót chủ yếu của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ- pho :

Để khắc phụ hai thiếu sót của Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho đã nêu ở trên nên Bo đã bổ sung hai giả thuyết của mình vào Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho trong khi vận dụng Thuyết lượng tử để giải thích sự tạo thành quang phổ của nguyên tử Hyđrô

- Tiên đề về trạng thái dừng để giải thích được sự bền vững của nguyên tử

- Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử để giải thích sự tạo thành quang phổ vạch

II NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TIÊN ĐỀ CỦA BO :

1 Tiên đề về trạng thái dừng :

- Nội dung :

trạng thái dừng Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.

- Ý nghĩa :

Trang 5

+ Giải thích được tính bền vững của nguyên tử.

+ Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlêctrôn chuyển động quanh hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là các quỹ đạo dừng

+ Bo đã tìm được công thức tính bán kính của quỹ đạo dừng của êlêctrôn trong nguyên tử Hyđrô :

r nn2r0

Trong đó :

 n là số nguyên

 r0 = 5,3.10 – 11 m, gọi là bán kính Bo

 r0 chính là bán kính quỹ đạo êlêctrôn, ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử

+ Người ta đặt tên cho các quỹ đạo dừng của êlêctrôn ứng với n khác nhau như sau :

2 Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử :

- Nội dung :

hiệu E n – E m

E nE mhf

(h là hằng số Plăng; n, m là những số nguyên).

- Ý nghĩa :

+ Phần nội dung :

hiệu E n – E m

E nE mhf

Đã giúp giải thích sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử

+ Phần nội dung :

Đã giúp ta giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch hấp thụ của nguyên tử, từ đó giải thích được sự đảo vạch quang phổ (bài 39)

VẠCH PHÁT XẠ VÀ QUANG PHỔ VẠCH HẤP THỤ (SỰ ĐẢO VẠCH QUANG PHỔ) :

1 Giải thích sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ :

- Khi nhận được năng lượng kích thích, các nguyên tử Hyđrô chuyển từ trạng thái

cơ bản E1 lên các trạng thái kích thích khác nhau, tuỳ theo nguyên tử hấp thụ được

Trang 6

một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em nào, tức là êlêctrôn chuyển

từ quỹ đạo dừng K (gần hạt nhân nhất, bền vững nhất) ra các quỹ đạo dừng ở phía ngoài (chuyển lên các trạng thái kích thích) Thời gian ở trạng thái kích thích rất ngắn chỉ cỡ 10 – 8 s, sau đó êlêctrôn chuyển về trạng thái cơ bản

- Khi chuyển về trạng thái cơ bản các nguyên tử Hyđrô sẽ phát ra các phôtôn (các bức xạ) có tần số khác nhau Vì vậy quang phổ của nguyên tử Hyđrô lúc này là quang phổ vạch phát xạ

2 Giải thích sự tạo thành quang phổ vạch hấp thụ :

- Khi nguyên tử hấp thụ được một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao En

- Khi chuyển lên trạng thái năng luợng cao nguyên tử hấp thụ năng lượng, điều đó tạo ra quang phổ vạch hấp thụ

Chính điều trên đã giải thích đầy đủ sự đảo vạch quang phổ mà học sinh đã học phần

kiến thức này ở bài 39 (SGK Vật Lý lớp 12 chương trình nâng cao)

QUANG PHỔ CỦA NGUYÊN TỬ HYĐRÔ :

1 Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ :

- Quang phổ của nguyên tử Hyđrô thu được từ thực nghiệm

- Các dãy quang phổ của nguyên tử Hyđrô :

+ Dãy Lai-man : Nằm trong miền ánh sáng tử ngoại

+ Dãy Ban- me : Một số vạch nằm trong miền tử ngoại, một số vạch nằm trong vùng ánh sáng trông thấy Trong vùng ánh sáng trông thấy có 4 vạch :

 Vạch đỏ H (   0 , 6563 m)

 Vạch lam H  0 , 4861 m

 Vạch chàm H  0 , 4304 m

 Vạch tím H  0 , 4120 m

+ Dãy Pa-sen : Nằm trong miền hồng ngoại

- Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ :

+ Dãy Lai-man được tạo thành khi êlêctrôn từ các quỹ đạo dừng bên ngoài chuyển

về quỹ đạo K :

Như từ L  K; từ M  K; từ N  K; từ 0  K

+ Dãy Ban-me được tạo thành khi êlêctrôn từ các quỹ đạo dừng bên ngoài chuyển

về quỹ đạo L :

Như từ M  L (vạch đỏ H); từ N  L (vạch lam H); từ 0  L (vạch chàm

H ); từ M  L (vạch tím H )

+ Dãy Pa-sen được tạo thành khi êlêctrôn từ các quỹ đạo dừng bên ngoài chuyển

về quỹ đạo M :

Như từ N  M ; từ 0  M ; từ P  M

2 Giải thích sự tạo thành các vạch quang phổ :

- Khi nhận được năng lượng kích thích, các nguyên tử Hyđrô chuyển từ trạng thái cơ bản E1 lên các trạng thái kích thích khác nhau, tuỳ theo nguyên tử hấp thụ được một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em nào, tức là êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng K (gần hạt nhân nhất, bền vững nhất) ra các quỹ đạo dừng ở phía ngoài (chuyển lên các trạng thái kích thích) Thời gian ở trạng thái kích thích rất ngắn chỉ cỡ 10 – 8 s, sau đó êlêctrôn chuyển về trạng thái cơ bản

Trang 7

- Khi chuyển về trạng thái cơ bản các nguyên tử Hyđrô sẽ phát ra các phôtôn (các bức xạ) có tần số khác nhau Vì vậy quang phổ của nguyên tử Hyđrô lúc này là quang phổ vạch phát xạ

3 Sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử Hyđrô :

E

P E 6

O E 5

N E 4

M D·y Pa sen E 3

   

L E 2

D·y Ban me

K E 1

D·y Lai Man

NGUYÊN TỬ BO :

1 Giúp học sinh nắm vững sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử

Hyđrô :

E  0

P E 6 KÝch thÝch 5

O E 5 KÝch thÝch 4

N E 4 KÝch thÝch 3

M D·y Pa sen E 3 KÝch thÝch 2    

L E 2 KÝch thÝch 1 D·y Ban me

L5 L4 L3 L2  1

K E 1 = -13,6 eV

D·y Lai Man

2 Học sinh nhớ và hiểu sự tạo thành và vị trí các dãy quang phổ :

- Sự tạo thành dãy Lai-man Dãy Lai-man nằm trong miền tử ngoại

- Sự tạo thành dãy Ban-me Dãy Ban-me một số vạch ở miền tử ngoại, một số vạch ở miền ánh sáng trông thấy

- Sự tạo thành dãy Pa-sen Dãy Pa-sen nằm ở miền hồng ngoại

3 Học sinh nhớ và hiểu thứ tự các vạch quang phổ trong các dãy quang phổ :

- Vạch thứ nhất của mỗi dãy là vạch có bước sóng dài nhất trong dãy quang phổ đấy Tức là ứng với êlectrôn chuyển từ quỹ đạo dừng phía ngoài và liền kề với quỹ đạo dừng cơ bản của dãy ấy

Cụ thể là :

+ Vạch thứ nhất của dãy Lai-man : Được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng L về quỹ đạo dừng K

Trang 8

+ Vạch thứ nhất của dãy Ban-me : Được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng L

+ Vạch thứ nhất của dãy Pa-sen : Được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng M

- Thứ tự các vạch trong mỗi dãy được đánh theo chiều từ phải sang trái của hình vẽ

- Ví dụ trên hình vẽ số thứ tự các vạch quang phổ trong dãy Lai-man

Ban-me.

Cụ thể là :

- Vạch H là vạch thứ nhất trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng M về L

Khi này, ta có : hfhcE ME L

- Vạch H là vạch thứ hai trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng N về L

Khi này, ta có : hfhcE NE L

- Vạch H là vạch thứ ba trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng 0 về L

Khi này, ta có : hfhcE0  E L

- Vạch H là vạch thứ tư trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo dừng P về L

Khi này, ta có : hfhcE PE L

5 Học sinh biết cách tính tần số và bước sóng của các vạch quang phổ :

Học sinh cần hiểu và vận dụng tốt công thức : En – Em = hf =

hc

h

E E

f nm

m

n E E

hc

 hoặc :  c f

6 Học sinh nhớ và hiểu các mức năng lượng :

Cụ thể là :

- Quỹ đạo K có mức năng lượng E1, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng K, tức là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái cơ bản

- Quỹ đạo L có mức năng lượng E2, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng L, tức là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ nhất

- Quỹ đạo M có mức năng lượng E3, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng M, tức

là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ hai

- Quỹ đạo N có mức năng lượng E4, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng N, tức là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ ba

- Quỹ đạo 0 có mức năng lượng E5, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng 0, tức là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ tư

Trang 9

- Quỹ đạo P có mức năng lượng E6, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng P, tức là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ năm

7 Năng lượng cần thiết để ion hoá nguyên tử Hyđrô khi êlêctrôn đang quay trên quỹ đạo K :

Lúc này năng lượng cần thiết tối thiểu cung cấp cho êlêctrôn để nó từ quỹ đạo K ra

xa vô cùng đúng bằng năng lượng mà nguyên tử phát ra khi êlêctrôn chuyển từ vô cùng về quỹ đạo K

K

E E

hc

hf   

 = 13,6 (eV) (theo số liệu tham khảo)

6 , 13

E K (eV)

8 Có thể giới thiệu công thức về cách tính năng lượng của các mức năng lượng của nguyên tử Hyđrô :

Trong nguyên tử Hyđrô các mức năng lượng được cho bởi công thức :

2

0

n

E

E n   , với E0 = 13,6 eV; n là các số nguyên dương tương ứng với các mức (quỹ đạo) K, L, M ; (n = 1 ứng với quỹ đạo K; n = 2 ứng với quỹ đạo L, n = 3 ứng với quỹ đạo M )

Như vậy, ta cũng tính được EK = - 13,6 (eV)

LUẬN :

1 Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan :

Câu 1 : Trạng thái dừng của nguyên tử là

A Trạng thái đứng yên của nguyên tử

B Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử

C Trạng thái trong đó mọi êlêctrôn của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân

D Trạng thái nguyên tử có năng lượng xác định, ở trạng thái đó nguyên tử không bức xạ

Đáp án : D

Câu 2 : Dãy Ban-me ứng với sự chuyển êlêctrôn từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo nào

sau đây?

A Quỹ đạo K; B Quỹ đạo L; C Quỹ đạo M; D Quỹ đạo N

Đáp án : B

Câu 3 : Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là :

A Nguyên tử hấp thụ phôtôn thì chuyển sang trạng thái dừng khác

B Nguyên tử bức xạ phôtôn thì chuyển sang trạng thái dừng khác

C Mỗi khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác nguyên tử bức xạ hoặc hấp thụ phôtôn có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái dừng đó

D Nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì sẽ phát ra ánh sáng có bước sóng đó

Đáp án : C

Câu 4 : Bước sóng dài nhất trong dãy Ban- me là 0,6560m Bước sóng dài nhất trong dãy Lai-man là 0,1220m Bước sóng dài thứ hai của dãy Lai-man là

Trang 10

A 0,0528m; B 0,1029m; C 0,1112m; D 0,1211m.

Đáp án : B

Câu 5 : Dãy Lai-man nằm trong vùng

A Tử ngoại; B Ánh sáng nhìn thấy; C Hồng ngoại

D Ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại

Đáp án : A

Câu 6 : Dãy Ban- me nằm trong vùng

A Tử ngoại; B Ánh sáng nhìn thấy; C Hồng ngoại

D Ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại

Đáp án : D

Câu 7 : Dãy Pa-sen nằm trong vùng

A Tử ngoại; B Ánh sáng nhìn thấy; C Hồng ngoại

D Ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại

Đáp án : C

Câu 8 : Trong quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất

trong dãy Lai man là 1  0 , 1216 m và vạch ứng với sự chuyển của êlêctrôn từ quỹ đạo M

về quỹ đạo K có bước sóng 2  0 , 1026 m

Bước sóng dài nhất  3trong dãy Ban me là :

A 0,5663m; B 0,6636m; C 0 , 6366 m; D 0,6663m;

Đáp án : C

Câu 9 : Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Ban- me là 0,6560m

và 0,4860m Bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy trong dãy Pa-sen là

A 1,8754m; B 1,3627m; C 0,9672m; D 0,7645m

Đáp án : A

Câu 10 : Hai vạch quang phổ có bước sóng dài nhất của dãy Lai-man có bước sóng lần

lượt là 1  0 , 1216 m và 2  0 , 1026 m Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ của dãy Ban-me là

A 0,5875m; B 0,6566m; C 0,6873m; D 0,7260m

Đáp án : B

Câu 11 : ( Trích trong đề thi Đại học 7/2007 )

Cho : 1eV = 1,6.10-19J; h = 6,625.10-34j.s; c = 3.10-8 m/s Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử Hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng Em = - 0,85 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng En = -13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng

A 0,4340 m B 0,6563 m C 0,0974 m D 0,4860 m

Đáp án : C

Câu 12 : (Trích đề thi Đại học 7/2009).

Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng – 3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng

A 17 eV; B 10,2 eV; C 4 eV; D – 10,2 eV

Đáp án : B

Câu 13 : (Trích đề thi Đại học 7/2009).

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlêctrôn chuyển động trên quỹ đạo dừng N Khi êlêctrôn chuyển về quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát

xạ của đám nguyên tử có bao nhiêu vạch ?

Ngày đăng: 28/04/2014, 17:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w