Để phục vụ đắc lực cho chính sách khai thác, chúng tăng cường các chính sách chính trị, vănhoá, giáo dục như: mọi quyền trong nước đều thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan Nam triềuch
Trang 1ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919-1930
Đề 1 Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần 2? Tác động của nó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.
- Nguyên nhân:
Sau chiến tranh TG thứ 1 (1914-1918), đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng KT bị kiệtquệ, các ngành CN, NN, Tnghiệp đều bị tàn phá nặng nề Vì thế, bọn TB độc quyền vừa tăng
cường bốc lột nhân dân lao động Pháp vừa ráo riết đẩy mạnh khai thác bóc lột các thuộc địa Do
đó để khắc phục hậu quả chiến tranh, chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa ở Đông
Dương Cụ thể:
-Nội dung:
Tăng tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương từ 1924- 1929 (6 năm) tăng gấp 6 lần trong 20 nămtrước chiến tranh (1898-1918); Chúng bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là các đồnđiền cao su) Sau nông nghiệp, TB Pháp chú trọng tới khai mỏ, nhiều công ty than mới nối tiếpnhau ra đời, đồng thời một số cơ sở CN chế biến mới như sợi, rượu, diêm đường… cũng được mởthêm;
Về thương nghiệp, chúng độc chiếm thị trường, đánh thuế nặng các hàng hoá nước khác nhậpvào, riêng hàng hoá của Pháp có đạo luật thuế quan bảo vệ
Giao thông vận tải cũng được đầu tư và khai thác để chuyên chở nguyên vật liệu; Ngân hàngĐông Dương đại diện của TB tài chính Pháp nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
Để phục vụ đắc lực cho chính sách khai thác, chúng tăng cường các chính sách chính trị, vănhoá, giáo dục như: mọi quyền trong nước đều thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan Nam triềuchỉ là bù nhìn; Việt Nam chia thành 3 kỳ với 3 chế độ khác nhau (Nam Kỳ: thuộc địa, Trung Kỳ:bảo hộ, Bắc Kỳ: nửa bảo hộ), triệt để thực hiện “văn hoá nô dịch”; mở một số trường để đào tạocông chức và công nhân lành nghề phục vụ cho công cuộc khai thác; sách báo xuất bản tuyêntruyền chính sách “khai hoá” của thực dân
- Tác động:
Những chính sách đó đã làm cho nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam có bước phát triển nhấtđịnh Nhưng về cơ bản không có gì thay đổi, Pháp hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặcbiệt là CN nặng nhằm biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm và phụ thuộc vàoPháp
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã đưa đến sự ra đời của các tầng lớp xã hội và các giaicấp mới (Công nhân, TS, TTS), làm phân hóa các giai cấp (Địa chủ và TS) đồng thời làm bầncùng hóa các giai cấp lao động
Đề 2 Những biến đổi về kinh tế và xã hội VN sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2 Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp? Những mâu thuẫn cơ bản của XHVN sau CTTG
- XH:
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh tiếp tục phân hóa một cách sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ
Trang 2(Nông dân và đ/c PK) vẫn tồn tại nhưng tiếp tục phân hóa, một số giai cấp mới hình thành (TS,TTS) Giai cấp công nhân ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) tiếp tục pháttriển.
b Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp:
Do đời sống và địa vị xã hội khác nhau nên mỗi giai cấp lại có thái độ chính trị và khả năng cáchmạng khác nhau
- G/c nông dân: Chiếm trên 90% dân cư Vì bị đế quốc PK áp bức và cướp đoạt ruộng đất, nên
nhiều gia đình đã lâm vào tình cảnh bần cùng phá sản Vì thế mâu thuẫn giữa nông dân với đếquốc PK rất gay gắt Họ có tinh thần yêu nước và lực lượng đông đảo nhất của CM GPDT
- G/c TTS thành thị: cũng tăng lên về số lượng Họ bao gồm những người buôn bán, thợ thủ
công, viên chức, trí thức, sinh viên, dân nghèo thành thị… Do bị khinh miệt, bạc đãi, đời sống bấpbênh, TTS rất hăng hái CM Nhờ được tiếp xúc với các tư tưởng mới nên một bộ phận trí thứcTTS sớm bước vào con đường đấu tranh CM, trở thành một lực lượng quan trọng trong CM dântộc, dân chủ ở nước ta
- G/c tư sản: Sau chiến tranh đã hình thành Trong quá trình phát triển g/c tư sản Việt Nam
phân hoá thành hai bộ phận: TS mại bản và TSDT Bộ phận TSMT có quyền lợi gắn liền với đếquốc nên cấu kết chặt chẽ với chính quyền thực dân và là lực lượng cần phải đánh đổ Còn bộphận TSDT là những người buôn bán hàng nội hoá- tiềm lực KT trung bình lại muốn vượt khỏi sựchèn ép của tư sản nước ngoài Họ có tinh thần chống đế quốc, PK, tán thành độc lập dân tộc,nhưng cũng hay dao động và thiếu kiên định
- G/c công nhân: Phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng Trước và trong chiến
tranh, số lượng công nhân mới có 10 vạn, đến năm 1929 đã lên tới 22 vạn Ngoài tính chất chungcủa giai cấp công nhân quốc tế, g/c công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng như bị batầng áp bức bóc lột cuả đế quốc, PK và TS người Việt, có quan hệ tự nhiên và gắn bó với giai cấpnông dân, kế thừa được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và sớm được tiếp xúc với tưtưởng CN Mác Lênin Chính vào hoàn cảnh và đặc điểm đó đã làm cho giai cấp công nhân nhanhchóng trưởng thành về mặt chính trị và vươn lên nắm quyền lãnh đạo CMVN
Sự phân hoá giai cấp, đặc biệt là sự ra đời và phát triển của các lực lượng xã hội mới, tạo tiền
đề cho việc tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới, làm cơ sở để hình thành và phát triển các khuynhhướng cách mạng mới ở Việt Nam sau chiến tranh TG 1
c Những mâu thuẫn cơ bản của XHVN và nhiệm vụ của CMVN:
Sau chiến tranh, nền KTVN vẫn bị kìm hãm nặng nề Do phương thức bóc lột phong kiến vẫncòn duy trì một phần để phục vụ bọn TD nên nền KTVN nói chung mang tính chất tư bản thựcdân, nhưng đồng thời còn mang một phần tính chất PK Và các mâu thuẫn XHVN đều do tính chấttrên chi phối
Mâu thuẫn vốn có trong lòng XHPKVN cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà trước hết là nôngdân với giai cấp địa chủ PK không mất đi, vẫn tiếp tục tồn tại tuy không còn giống hoàn toàn nhưtrước Bên cạnh mâu thuẫn này, xuất hiện một mâu thuẫn mới bao trùm tất cả, đó là mâu thuẫngiữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc TD Pháp Mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc và gay gắt thêm.Đây cũng là mâu thuẫn cơ bản đồng thời vừa là mâu thuẫn chủ yếu của XHVN Sự áp bức bóc lộtcàng tăng thì sự phản kháng càng mạnh Sự chà đạp quyền độc lập dân tộc càng mạnh thì cuộcđấu tranh dân tộc càng quyết liệt
Trang 3ND, CN, TTS, TS và cả một bộ phận trong giai cấp địa chủ mâu thuẫn sâu sắc với bọn cướpnước Giai cấp công nhân có sứ mạng lịch sử nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
CMVN phải thực hiện hai nhiệm vụ: Đánh đuổi CNĐQ giành độc lập dân tộc và đánh đổ giaicấp địa chủ PK, giành lại ruộng đất cho nông dân Song trước hết phải đánh đuổi CNĐQ và tay saiphản động để giành độc lập tự do, coi đó là nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu của CM
Đề 3 Sự thành lập VNQD Đảng Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, bài học của k/n Yên Bái?
a Sự thành lập VNQD Đảng:
Không bao lâu sau khi Hội VNCMTN và Tân Việt CM đảng ra đời thì ngày 25/12/1927VNQD đảng cũng được thành lập Cơ sở hạt nhân là NXB tiến bộ Nam Đồng thư xã của mộtnhóm thanh niên trí thức yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt Sau đó Nguyễn Thái Học,Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đã sáng lập ra VNQD đảng theo xu hướngCMDCTS tiêu biểu cho TSDTVN Đảng viên của Đảng gồm SV, HS, công chức, TSDT, tiểu chủ,thân hào, phú nông, địa chủ ở nông thôn và binh lính cùng hạ sĩ quan người Việt trong quân độiPháp Về tổ chức, VNQD đảng có 04 cấp, từ TW xuống đến chi bộ cơ sở nhưng chưa bao giờ trởthành hệ thống trong cả nước, đã thế lại ít có cơ sở quần chúng nên chỉ hoạt động được trong một
số địa phương nhỏ hẹp, không phát triển thành một phong trào rộng lớn được Thành phần phứctạp, tổ chức lỏng lẻo, kết nạp thiếu thận trọng nên bọn mật thám, tay sai của Pháp dễ chui vào hoạtđộng Vì vậy, TD Pháp đã theo dõi được hoạt động của Đảng, chỉ chờ có dịp là ra tay khủng bốđàn áp
Nguyên tắc của đảng là “Tự do-bình đẳng-bác ái”; Mục đích là “CM dân tộc, CM chính trị,CMXH” Chương trình hoạt động chia thành 04 thời kỳ, thời kỳ cuối cũng là bất hợp tác với CPPháp và Triều đình nhà Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiếtlập dân quyền
b Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại và bài học của k/n Yên Bái:
- Nguyên nhân: Quốc dân đảng lấy binh lính người Việt làm lực lượng chủ lực nên tổ chức cơ
sở trong quần chúng rất ít Thành phần phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, mật thám và tay sai chui đượcvào tổ chức Đảng Hoạt động của Đảng bị lộ, thực dân Pháp chỉ chờ dịp khủng bố
Tháng 2/1929, VNQD đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh Thực dân Pháp tiến hành khủng
bố trắng Phần lớn cơ sở của VNQD đảng bị tan rã, các lãnh tụ bị truy lùng ráo riết, đảng viên bịbắt gần 1000 người, vũ khí dự trữ bị khám phá Đứng trước tình hình đó, các lãnh tụ của Đảngquyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng: “Không thành công cũng thành nhân”
- Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái Tiếp sau là Phú Thọ, Hải Dương,
Thái Bình…Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sỹquan và hạ sĩ quan Pháp nhưng ngày hôm sau đã bị phản công lại Các nơi khác, nghĩa quân chỉlàm chủ vài huyện lị nhỏ nhưng bị địch nhanh chóng chiếm lại Cuộc khởi nghĩa của VNQD đảng
đã bị thất bại nhanh chóng và bị đàn áp man rợ, Nguyễn Thái Học cùng 12 đ/c khi lên máy chém
đã hiên ngang hô to: “Việt Nam vạn tuế”
- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại, nhưng đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí
căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai Hành động yêu nước và tấm gương
hy sinh của các chiến sỹ Yên Bái là sự nối tiếp truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ViệtNam
- Nguyên nhân thất bại:
Về khách quan, lúc ấy ĐQ Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc đấu tranh vụ trang vừa côđộc vừa non kém như k/n Yên Bái
Về chủ quan, VNQD đảng là tổ chức phát động cuộc k/n non yếu và không vững chắc về tổchức và lãnh đạo Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản dưới ngọn cờ của VNQDđảng đã không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân
Trang 4ta, không đủ sức vượt qua sự đàn áp khủng bố của kẻ thù để tồn tại Vai trò lịch sử của VNQDđảng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã tan rã và chấm dứt với sự thất bại của k/nYên Bái.
- Bài học kinh nghiệm:
CM muốn thành công thì phải lợi dụng lúc kẻ thù suy yếu; Phải có một chính Đảng lãnh đạo
và Đảng đó phải theo CN Mác Lênin
Đề 4 Sự ra đời, hoạt động và ý nghĩa của sự ra đời hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
a Sự ra đời:
Sự ra đời của Hội VNCMTN gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc, sau khi rời Liên Xô
về Trung Quốc 11-1924 NAQ đã liên lạc với các nhà yêu nước ở Quảng Châu mở các lớp huấnluyện đào tạo cán bộ và đến tháng 6-1925 cùng với Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu Người đãthành lập Hội VNCMTN
b Hoạt động:
Sau khi ra đời Hội đã tuyên bố chương trình hành động, điều lệ thể hiện mục đích tôn chỉcũng như nguyên tắc tổ chức của mình Trong chương trình hành động, Hội tuyên bố rõ mục đíchhoạt động là làm cánh mạng dân tộc (đập tan ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lậpcho xứ sở), rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩacộng sản)
Về tổ chức hội có 5 cấp: Trung ương, Xứ ủy, Tỉnh ủy, Huyện ủy và cơ sở chi bộ (ở trong
và ngoài nước) Mặc dù HVNCMTN chưa phải là một Đảng Cộng sản nhưng đường lối chính trị,chương trình hành động và đièu lệ của hội đã thể hiên rõ quan điểm lập trường cách mạng của giaicấp công nhân:
+ Hội chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi làm cách mạng chủ nghĩa xã hội + Thành lập chính phủ công nông binh, xóa bỏ tư bản, xây dựng xã hội cộng sản ở Việt Nam
và trên thế giới Sau khi thành lập chính phủ công nông binh sẽ thực hiện các quyền tự do dân chủ,xóa bỏ bóc lột bất công, thực hiên ngày làm 8giờ cho công nhân và dem lai ruộng đất cho dân cày + Đoàn kết với giai cấp vô sản và phong trào cách mạng thế giới
Để tuyên truyền vận động quần chúng, Hội ra tuần báo Thanh niên, cử người về nước vậnđộng người sang Quảng Châu dể bồi dưỡng về chính trị và tổ chức Trong 3 năm từ 1925 – 1927Hội đã huân luyện 75 hội viên, giảng viên chính là Nguyển ái Quốc còn phụ giảng là Lê HồngSơn và Hồ Tùng Mậu
Ngoài việc mở các lớp huấn luyện ở Quảng Châu, dưới sự chỉ đạo của Người một số hộiviên tiên tiến được gữi đi học ở trường đại học Cộng sản Phương Đông và trường Quân Chính ởTrung Quốc Kết thúc các khóa học phần lớn cán bộ được đưa về nước hoạt động trong phong tràocủa công nhân và nông dân
Đầu năm 1927, những bài giảng của NAQ tại lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu đượctập hợp xuất bản thành tác phẩm “Đường cách mệnh” và cùng với tờ báo Thanh niên đã vũ trang
lí luận cho cán bộ của Hội VNCMTN và tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng Năm 1928, Hội
có gần 300 hội viên nhưng đến 1929 phát triển lên thành 1700 hội viên
Từ cuối 1928, sau khi có chủ trương vô sản hóa, nhiều cán bộ hội viên đã đi vào các nhàmáy, xí nghiệp đồn điền cùng sống, cùng lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cáchmạng Hội không ngừng chú trọng công tác vô sản hóa, vì vậy hội viên của hội được rèn luyện đểtrở thành những người cộng sản chân chính, làm cho phong trào quần chúng phát triển và trình độgiác ngộ được nâng cao
c Ý nghĩa:
Trang 5Sự ra đời và hoạt động của HVNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cáchmạng nước ta, lần đầu tiên xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
Đây là bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng vô sản về sau đồngthời là một sáng tạo độc đáo trong công cuộc tuyên truyền tổ chức cách mạng của NAQ
Đề 5 Nội dung cơ bản của tác phẩm Đường cánh mệnh.
a Hoàn cảnh ra đời:
Sau khi rời Liên Xô về Trung Quốc 11-1924, NAQ đã liên lạc với các nhà yêu nước ởQuảng Châu mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ lãnh đạo cách mạng, phần lớn học viên lànhững thanh niên học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước Từ 1925-1927 tại các lớp huấn luyện đãđào tạo được 75 cán bộ có trình độ am hiểu về chủ nghĩa Mác Lê nin Đầu năm 1927, những bàigiảng của Người tại lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu được xuất bản thành tác phẩm Đườngcách mệnh
b Nội dung:
Mục đích của sách là nói cho đồng bào ta biết rõ: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải làmcách mạng? Vì sao làm cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là công việccủa một hai người? Đem lịch sử cánh mạng các nước làm gương cho chúng ta soi, đem phong tràocách mạng thế giới nói cho đồng bào ta rõ Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mạng phải làm như thếnào?
Như vậy, sách đã nêu lên và trả lời rất mộc mạc những vấn đề cơ bản nhất của CMGPDT Sáchcũng đã nêu lên 3 loại hình cách mạng: CM tư sản, CMVS và CM GPDT; CM của nhân dân cácnước thuộc địa chống lại các nước đế quốc là CMGPDT
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng gồm cả công, nông, thương trong đó công nông làgốc của cách mạng còn học trò và nhà buôn nhỏ là bầu bạn của công nông
Cách mạng phải có đảng theo chủ nghĩa Mác Lê nin lãnh đạo, đảng có vững thì mới thànhcông như người cầm lái có vững thì thuyền mới đi đúng hướng
Cách mạng mỗi nước là một bộ phận của cách mạng thế giới, do vậy cần phải đoàn kết vàtranh thủ sự giúp đỡ của giai cấp vô sản thế giới song trước hết phải dựa vào sức mạnh của chínhmình
CMGPDT là một bộ phận cách mạng của thời đại, GPDT phải gắn liền với GP nhân dânlao động, GP giai cấp công nhân - đó là sự nghiệp lâu dài và to lớn Chỉ có giải phóng giai cấp vôsản mới giải phóng dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và
Đề 6 Sự ra đời và quá trình phát triển từ “tự phát” lên “tự giác” của g/c CNVN? Vai trò và vị
trí của phong trào công nhân đối với CMVN.
a Sự ra đời:
Giai cấp CNVN ra đời và phát triển trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDPháp Trước chiến tranh TG 1 có khoảng 10 vạn công nhân, năm 1929 lên tới 22 vạn Họ sống tạicác vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố HN, SG-Chợ Lớn, HPhòng, NĐịnh, Vinh Ngoàicác đặc điểm chung của g/c công nhân thế giới (tiêu biểu cho lực lượng sx tiến bộ, điều kiện lao
Trang 6động và sinh sống tập trung…), g/c CNVN còn có đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột của đếquốc, PK, TS người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với g/c nông dân, kế thừa truyền thống yêunước của dân tộc G/c CNVN vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phongtrào CMTG sau chiến tranh, nhất là ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga và CN Mác Lênin Họ sớmbước lên con đường đấu tranh CM và không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
b Sự phát triển của phong trào từ “tự phát” lên “tự giác”:
Những năm đầu sau chiến tranh, các cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ, tự phát Do ảnh hưởng củaphong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ trong nước (1919-1925), phong trào của thuỷ thủ Pháp vàT.Quốc ở Hương Cảng và Thượng Hải (1921), phong trào CNVN có bước phát triển mới Năm
1922, CN viên chức các cơ sở công thương của tư nhân ở Bắc Kỳ bãi công đòi chủ tư bản ngườiPháp cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương; Năm 1924 có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhàmáy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội…Từ năm 1919-1925 nước ta nổ ra 25 vụ đấutranh của công nhân Đặc biệt 8/1925, thợ máy xưởng Ba son đã bãi công để ngăn cản việc sửachữa chiếc tàu chiến Mi-sơ-lê của Pháp chuẩn bị chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh củanhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc Cuộc bãi công này thắng lợi đã đánh dấu bước tiến mới củaphong trào cách mạng Việt Nam Giai cấp công nhân nước ta bước đầu đi vào đấu tranh tự giác
Nó thể hiện rõ tư tưởng cách mạng tháng 10 Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp CNVN và biếnthành hành động cho g/c CNVN
Nhìn chung, các cuộc đấu tranh công nhân thời kỳ này đã sử dụng hình thức đấu tranh riêngbiệt của CN là bãi công, có yêu cầu riêng về quyền lợi cụ thể của giai cấp mình Bước đầu xuấthiện tính tổ chức lãnh đạo và ý thức chính trị, song về cơ bản còn ở thời kỳ tự phát
Vào 6/1925, Hội VNCMTN được thành lập, đây là tổ chức đi theo con đường CMVS, phầnlớn các hội viên được đưa về nước hoạt động, gây dựng phong trào… Sự phát triển của CMDT,dân chủ ở TQ, tiêu biểu khởi nghĩa ở Quảng Châu (1927) Đại hội V của QTCS với những Nghịquyết quan trọng về CM thuộc địa… Những sự kiện trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽđến sự giác ngộ của g/c CN và phong trào CNVN
Trong hai năm 1926-1927, liên tiếp có các cuộc bãi công, lớn nhất là cuộc bãi công của 1000công nhân Nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm Đặc biệt từ khi cóphong trào Vô sản hoá (1928) phong trào CN càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốtcủa phong trào CM trong cả nước Các cuộc đấu tranh của CN nổ ra tại các trung tâm KT, chínhtrị;
Những năm 1928-1929, phong trào CN phát triển mang tính thống nhất toàn quốc Có 40 cuộcđấu tranh nổ ra Bắc đến Nam Năm 1928, bãi công của công nhân ở mỏ than Mạo Khê, đồn điềnLộc Ninh… Năm 1929, bãi công ở nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy Avia(Hà nội)…Các cuộc bãi công đó đã vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, một địa phương, mộtngành; bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung Trình độ giác ngộ chính trị, ý thức tự giácđược nâng cao rõ rệt
Phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh, có sự chuyển biến về chất, biểu hiện ở cáccuộc bãi công nổ ra liên tục rộng khắp Có sự phối hợp giữa các địa phương, có lãnh đạo chặt chẽcủa tổ chức Công hội hay Thanh niên… Mục đích đấu tranh mang tính chất chính trị Điều đóchứng tỏ phong trào CN chịu ảnh hưởng sâu sắc của CN Mác Lênin
Cùng vớí phong trào CN, phong trào nông dân, phong trào TTS và các tầng lớp khác cũng pháttriển, kết thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp nước Trong đó giai cấp CN trở thànhlực lượng chính trị độc lập Tổ chức Công hội đã đựoc thành lập ở một số nơi Phong trào côngnhân từ đó đã có tính tự giác rõ rệt và biểu hiện trọn vẹn khi ĐCS ra đời (3/2/1930) Đây là bướcngoặt lich sử cách mạng nước ta Nó chứng tỏ giai cấp CNVN đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạoCM
c Vai trò và vị trí của phong trào công nhân đối với CMVN:
Trang 7Xét về nội bộ phong trào yêu nước thì PTCN là một bộ phận trong PTYN, nếu phong tràocông nhân phát triển thì sẽ thúc đẩy PTYN phát triển.
Xét về điều kiện trong và ngoài nước thì PTCN là điều kiện bên trong, là mãnh đất màu mỡ đểđón nhận CN Mác Lênin từ bên ngoài truyền bá vào Việt Nam Cùng với sự tăng tiến của các cuộcbãi công, CN Mác Lênin được truyền bá vào Việt Nam qua hoạt động của tổ chức Thanh niên vànhất là khi có phong trào vô sản hoá, phong trào công nhân càng lên cao, ý thức giai cấp tăng lên
rõ rệt, ảnh hưởng của phong trào CMTG Vì thế có thể nói phong trào CN là cơ sở để tiếp thu CNMác Lênin
Phong trào CN là một trong ba yếu tố quan trọng để hình thành ĐCS bởi vì sự phát triển củaphong trào CN đã thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành các tổ chức Cộng sản, để đến đầu 1930ĐCSVN được thành lập ĐCSVN thành lập là sản phẩm sự kết hợp 3 nhân tố: PTYN, PTCNvà
CN Mác Lê nin
Đề 7 Trình bày hành trình cứu nước và vai trò của Lãnh tụ NAQ trong việc chuẩn bị (vận động) thành lập Đảng?
a Hành trình cứu nước:
NAQ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Thuở nhỏ Người
có tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đổi là Nguyễn Tât Thành Sinh ra trong một nhà nho nghèo,yêu nước, nguồn gốc nông dân, lớn lên gặp cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến sự thấtbại của hàng loạt phong trào yêu nước, được tiếp xúc với nhiều nhà CM đương thời, được sốngtrên mảnh đất quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường…Tất cả đã sớm hun đúc
ở NAQ lòng yêu nước và Người đã quyết chí đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới.Ngày 05/6/1911, NAQ lấy tên là anh Ba ra đi từ bến Nhà Rồng, xin làm phụ bếp cho một tàubuôn Pháp để sang Pháp
Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đi qua nhiều nước TB, ĐQ, Thuộc địa, phụ thuộc làmnhiều nghề để sống và luôn nung ý chí tìm được con đường cứu nước, cứu dân Thời gian này,Người được sống gần gũi những người lao động ở nhiều nước, hiểu rõ hoàn cảnh và nguyện vọngcủa họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập Đó là cơ sở trực tiếp đầu tiên giúp Người dễ dàng nhậnthức sự đoàn kết quốc tế của nhân dân bị áp bức trên TG, tất cả những người lao động trên TG đều
là bạn của người lao động Việt Nam và kẻ thù cần tiêu diệt là CNĐQ, CNTD
Năm 1917, CM tháng 10 Nga thắng lợi đã làm rung chuyển thế giới, thức tỉnh các dân tộcphương Đông, đặc biệt tác động rất tích cực tới tư tưởng của lãnh tụ NAQ
Và năm 1918, Người về Pháp tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tìm hiểu
về CM tháng 10, cùng thời gian này Người tham gia ĐXH Pháp và thành lập Hội “Những ngườiViệt Nam yêu nước” ở Pháp, vận động Kiều bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cuộc đấu tranh gpdt Năm 1919 sau chiến tranh TG 1 kết thúc, bọn đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc xai để chianhau quyền lợi, NAQ đã thay mặt nhân dân ta gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điều, đòi cácquyền cơ bản cho nhân dân Việt Nam nhưng không được chúng chấp nhận, tuy vậy việc làm đóđược xem là quả bom chính trị đầu tiên của NAQ giáng vào đầu chúng ngay ở trên đất Pháp.Tháng 7/1920, NAQ đọc bản “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc vàthuộc địa” của Lênin Luận cương chỉ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình Từ
đó NAQ quyết định đi theo Lênin, đi theo QTế III Tại ĐH Tua (12/1920) của Đảng xã hội Pháp –NAQ đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập QTế III, tham gia thành lập ĐCS Pháp và trở thànhngười cộng sản Việt Nam đầu tiên Từ đó Người chọn con đường CMVS trong đấu tranh gpdt,đồng thời rút ra kết luận khái quát: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đườngnào khác con đường CMVS”
Do đó, công lao to lớn đầu tiên của Người là đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam - đó là con đường giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng nhân dân lao
Trang 8động, góp phần giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài từ cuối thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XX
b Vai trò của NAQ trong việc chuẩn bị thành lập Đảng CSVN:
Từ sau khi tiếp nhận CN Mác Lênin, trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920),NAQ vừa hăng say hoạt động CM, học tập nghiên cứu ở nước ngoài, vừa tìm cách truyền bá CNMác Lênin về trong nước, chuẩn bị thành lập ĐCSVN (1930) Quá trình này trải qua các thời kỳ: Năm 1921, Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập hội “ Liênhiệp các dân tộc thuộc địa” để tuyên truyền và tập hợp lực lượng chống CNTD, đồng thời đem CNMác Lênin đến với các dân tộc thuộc địa; Ra báo “ Người cùng khổ” (1922) và viết “ Bản án chế
độ TD Pháp”… nhằm lên án chế độ TD, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giảiphóng và tuyên truyền tư tưởng cộng sản Các tài liệu này đã được bí mật đưa về nước, góp phầngiác ngộ các tầng lớp nhân dân yêu nước
Năm 1923 –1924, Người sang LXô, tham gia đại hội quốc tế nông dân và được bầu vào Banchấp hành quốc tế nông dân; Viết bài cho báo “ Sự thật” ở LX; Viết sách “ Nhật kí chìm tàu”; Viếtbài cho tờ báo “ Thư tín quốc tế”, ca ngợi cuộc CM tháng 10, khẳng định CN Mác Lênin là chủnghĩa chân chính nhất; Dự ĐH V của QTCS vào năm 1924, là người đại biểu duy nhất của cácnước thuộc địa đọc tham luận về mối quan hệ CM chính quốc với CM thuộc địa
Ở Trung Quốc, vào tháng 12/1924, NAQ bắt đầu hoạt động trong kiều bào Việt nam Tháng6/1925, tại Quảng Châu Người thành lập ” Hội VNCMTN” xuất bản tuần báo “Thanh niên” và mởcác lớp chính trị ngắn hạn để đào tạo các cán bộ CM đưa về nước hoạt động Các bài giảng củaNgười đã tập hợp lại và in thành cuốn “ Đường cách mệnh” với tư tưởng : CNĐQ, CNTD là kẻthù chung của giai cấp VS và của nhân dân thuộc địa; Chỉ có làm CMVS, đánh đổ CNĐQ, CNTDthì mới giải phóng đựoc giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa; Giai cấp công nhân vàgiai cấp nông dân là lực lượng nòng cốt của CM CM phải được coi là sự nghiệp của quần chúng,phải động viên và lãnh đạo quần chúng vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức bóc lột; Giai cấp CNphải là giai cấp lãnh đạo CM, thông qua đội tiên phong là ĐCS được trang bị bằng học thuyết CN
Mác Lênin; CMVN phải đoàn kết với CMTG và là một bộ phận của CMTG Như vậy, NAQ có công lớn trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập ĐCSVN.
Giữa lúc phong trào yêu nước và phong trào công nhân đang phát triển nhưng thiếu đườnglối đúng nên khi CN Mác Lênin được truyền bá vào nước ta thì được tiếp nhận ngay Từ đây,phong trào yêu nước phát triển sôi nổi hẳn lên Sau một thời hoạt động có hiệu quả, tổ chức “ HộiVNCMTN” dần dần mất vai trò lịch sử Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào CM trong nước đòihỏi phải có một Đảng CM tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến lên Để đápứng yêu cầu đó, từ giữa cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản làĐông Dương Cộng sản đảng
(6/1929); An Nam Cộng sản đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929)
Sự ra đời của ba tổ chức này đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào CM nước ta Tuynhiên, trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởngtrong quần chúng làm giảm uy tín của các tổ chức Cộng sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến phongtrào CM đang lên
Trước tình hình đó, với tư cách là đặc phái viên của QTCS, NAQ đã chủ động triệu tập hộinghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Hương Cảng –TQ để thành lập ĐCSVN (3/2/1930), đồngthời thông qua Chính cương vắn tăt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, vạch ra con đường cho CMVN Như vậy, sau một thời gian dài hành trình cứu nước, lãnh tụ NAQ đã tìm thấy được con đườngGPDTVN Đó là công lao to lớn đầu tiên của Người đối với dân tộc Sau đó NAQ đã chuẩn bị vềmặt tư tưởng, tổ chức và đã trở thành người sáng lập ra ĐCS Việt Nam
Trang 9Đề 8 Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và nguyên nhân thánh công Hội nghị thành lập ĐCSVN? Ý nghĩa
của sự ra đời ĐCSVN.
a Hoàn cảnh lich sử:
Năm 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh, ý thức chính trị , ý tghức giai cấp ngày càngthể hiện rỏ nét, cùng với các phong trào đấu tranh khác đã kết thành một làn sóng dân tộc dân chủmạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân đã thực sự trở thành nồng cốt trong phong trào CM Thựctiển đó đòi hỏi cấp thiết sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân
Trong khi đó ở Việt Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản (ĐDCSĐ, ANCSĐ, ĐDCSLĐ)nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, công kích lẫn nhau rất dễ dẫnđến việc làm suy yếu phong trào Đại đa số những người CSVN lúc bấy giờ mong muốn có mộtđảng thống nhất lãnh đạo để đưa CM tiến lên
Trước tình hình đó NAQ với tư cách là đặc phái viên của QTCS có quyền quyết định mọi côngviệc ở Đông Dương đã triệu tập các đại biểu của ĐDCSĐ, ANCĐ để tổ chức Hội nghị hợp nhấtĐảng tại Cửu Long- Hương Cảng Trung Quốc
b Nội dung Hội nghị:
Sau khi nghe NAQ phê phán những sai lầm của các tổ chức Cộng sản trong việc tranh giànhảnh hưởng, đặt phong trào CM nước ta trước nguy cơ bị chia rẽ, các đại biểu đã hoàn toàn nhất trítán thành việc thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là ĐCSVN
Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệvắn tắt và lời kêu gọi nhân dịp thành lập đảng do NAQ dự thảo
Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh đầu tiên của
đảng, (Cương lĩnh đó thể hiện một số quan điểm sau: Con đường phát triển tất yếu của CMVN là
sự kết hợp việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc với CNXH CMVN trải qua hai giai đoạn:
“Chủ trương làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XH cộng sản”;
Nhiệm vụ của CMVN là đánh đổ ĐQ Pháp, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản CM, làm cho nước Việt Nam độc lập, dựng nên chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của bọn ĐQ và bọn phản CM đem chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc và dân chủ, chống ĐQPK, nổi bật lên là nhiệm vụ chống ĐQ và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể nhân dân;
Lực lượng chủ yếu để đánh đổ ĐQ và PK là công nhân và nông dân Ngoài ra, còn có trí thức TTS,…Cương lĩnh chỉ rõ: cần tranh thủ phú nông, trung tiểu địa chủ và Tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản CM, ít ra cũng làm cho họ trung lập;
Cương lĩnh khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp
vô sản, lấy CN Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của CMVN Đảng là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng yêu nước để chống ĐQ và chống
PK, giành độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân ta).
Hội nghị cũng đã thảo luận về phương pháp và kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản ởtrong nước
Sau Hội nghị hợp nhất ngày 24/2/1930, ĐĐCSLĐ đã được chấp nhận gia nhập ĐCSVN
c Nguyên nhân thành công:
Trang 10Hội nghị thành lập Đảng thành công là do: Giữa các đại biểu không có mâu thuẫn về ý thức hệ,đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của QTCS; Hội nghị đã đáp ứng được yêu cầu thựctiễn CM lúc đó; đặc biệt nhờ có sự quan tâm của QTCS và uy tín cao của lãnh tụ NAQ.
d Ý nghĩa của sự ra đời ĐCSVN:
ĐCSVN ra đời ngày 03/2/1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ởnước ta trong thời đại mới Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác Lênin với phong tràocông nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của TK XX
Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứunước của nhân dân ta trong mấy chục năm cuối TK XIX đầu TK XX Sự kiện đó chứng tỏ rằng
“G./c vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM” Từ đây, CMVN đã thuộc quyền lãnh đạotuyệt đối của giai cấp CN mà đội tiên phong là ĐCSVN, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩaMác Lê nin với các trào lưu phi vô sản khác ở Việt Nam
Đảng ra đời CMVN thực sự là một bộ phận của CMTG Từ đây CMVN được sự ủng hộ củaCMTG, đồng thời CMVN cũng góp phần mình cho sự phát triển của CMTG
Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của CMVN đưa đến sự thắng lợi trong sựnghiệp giành độc lập và tiến lên CNXH
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu, là điều kiện kiên quyết cho những bước nhảy vọt về sau củaCMVN
Đề 9 Tại sao nói sự ra đời của Đảng đã mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại cho CMVN?
Trước năm 1930, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi vàquyết liệt, song bị thất bại vì khủng hoảng về đường lối Đảng ra đời đã vạch ra đường lối chiếnlược cho CM Đó là trước làm CMDTDC nhân dân rồi sau tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạnphát triển của chế độ TBCN Từ nay CM chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và có sự lãnhđạo đúng đắn của ĐCSVN để đi đến thắng lợi
Đảng ra đời, xây dựng được lực lượng mới cho CM, trước hếtt là sự ra đời của liên minh côngnông Trước năm 1930, các nhà CM thường chỉ kêu gọi nhân dân ta chống Pháp, giành độc lậpdân tộc, mà không kêu gọi chống PK giành ruộng đất dân cày, không chú ý đúng mức đến quyềnlợi của nông dân Đảng ra đời đề ra hai khẩu hiệu chiến lược: “Độc lập dân tộc” và “ Ruộng đấtdân cày” Hai khẩu hiệu này đáp được nguyện vọng của đại đa số nhân dân, nhất là nông dân Do
đó đã lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo CM, xây dựng được khối liên minh công nông, tạo
ra được một nhân tố cơ bản nữa đảm bảo thắng lợi cho CMVN
Đảng ra đời vạch ra một phương pháp CM đúng Trước 1930, nhân dân ta chống Pháp rất anhdũng, nhưng thường phạm sai lầm về phương pháp đấu tranh Tuy sử dụng khởi nghĩa vũ trangnhưng khởi nghĩa thường diễn ra lẻ tẻ từng nơi, chiến thuật lại thủ hiểm nên dễ bị bao vây, bị côlập và bị tiêu diệt Cũng có người thì dùng vũ lực, nhưng lại dựa vào sự cầu viện ở nước ngoài(như cụ PBC) Có người dùng biện pháp cải lương “cầu xin TD Pháp rủ lòng thương” (như cụPCT), không ai biết dựa vào sức mạnh của bản thân trong đấu tranh GPDT Đảng ra đời đã vạch
ra phương pháp đấu tranh mới, đó là dùng phương pháp đấu tranh CM – bằng bạo lực của quầnchúng theo quan điểm của CN Mác Lênin, xây dựng và sử dụng hai lực lượng chính trị, vũ trang
để tiến hành khởi nghĩa
Đảng ra đời đã tạo điều kiện cho nhân dân ta có nhiều đồng minh Trước năm 1930, nhiều nhàCMVN ra nước ngoài tìm lực lượng cứu nước nhưng chưa ai biết đoàn kết với lực lượng CMTG.Đảng ra đời làm cho CMVN trở thành một bộ phận khăng khít của CMTG Nhờ vậy từ đó tới nay,
ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng CMTG, tạo nên sức mạnhtổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù
Vĩ lẽ đó, người ta nói Đảng ra đời đã mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại cho CMVN
Trang 11Đề 10 Tại sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử?
ĐCSVN ra đời không phải do ý muốn chủ quan của mmột cá nhân, một nhóm người mà
là kết quả của một quá trình kết hợp tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa 3 nhân tố: PTYN, PTCN
Từ 1926 trở đi, với sự hoạt động tích cực của HVNCMTN chủ nghĩa Mác Lênin đã đượctruyền bá sâu rộng có hệ thống vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ vàđưa đến sự chuyển hóa trong PTYN
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã làm nẩy sinh nhu cầu cầnphải có sự lãnh đạo thống nhất của một tổ chức chính trị xã hội cao hơn về chất so với HVNCMTN,trước yêu cầu đó ba tổ chức cộng sản đã ra đời Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản cuối 1929 đã tạođiều kiện cho PTYN, PTCN và chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp chặt chẽ với nhau đến mức chín muồinhất đưa đến sự ra đời của ĐCSVN
ĐCSVN ra đời là kết quả của sự nổ lực hi sinh phấn đấu của giai cấp công nhân nhân dân laođộng của các chiến sĩ tiền bối trong đói công lao vĩ đại nhất thuộc về lãnh tụ NAQ
Đề 11 Vai trò của Lãnh tụ NAQ tại Hội nghị thành lập ĐCSVN?
Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của CMVN Nhưng vì
cả 3 tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, nên đãgây ra trở ngại lớn cho phong trào cách mạng Yêu cầu bức thiết của CMVN là phải có một ĐCSthống nhất trong cả nước để lãnh đạo CM
Với tư cách là phái viên của QTCS, NAQ có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề của phongtrào CM ở Đông Dương Người quyết tâm thống nhất các lực lượng CS ở Việt Nam để thành lậpmột ĐCS duy nhất Dưới sự chủ trì của NAQ, Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành từ 03 –07/2/1930 tại Cửu Long (HCảng- TQ) Với uy tín của Người và do nhu cầu CMVN, Hội nghị đãnhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất, lấy tên làĐCSVN; Thông qua chính cương, sách lược, Điều lệ vắn tắt do Người dự thảo Những văn kiện
đó được xem là Cương lĩnh đầu tiên của ĐCSVN, đặt nền móng vững chắc cho con đường CMcủa dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng
Như vậy, lãnh tụ NAQ đã đóng vai trò quan trọng và có công lao to lớn trong việc tìm ra conđường cứu nước đúng đắn – con đường CMVS, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của chínhđảng vô sản ở Việt Nam, đặc biệt là chính Người đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng, đồng thờivạch ra Cương lĩnh CM đúng đắn của Đảng
Đề 12 Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Chính cương vắn
tắt, sách lược vắn tắt (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng) do NAQ soạn thảo?
a Hoàn cảnh ra đời:
Cuối những năm 20 của TK XX, phong trào CM nước ta phát triển mạnh mẽ và sôi nổi Năm
1929, ba tổ chức cộng sản ở nước ta lần lượt ra đời Từ 3/2 dến 07/2/1930, Hội nghị hợp nhất các
tổ chức CSVN đã diễn ra và thành công, ĐCSVN ra đời
Trang 12Trong Hội nghị thành lập ĐCSVN, các đại biểu đã thảo luận và thông qua Chính cương vắntắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ NAQ soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do NAQ
dự thảo là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta
b Nội dung cơ bản:
Cương lĩnh đã xác định con đường phát triển của CMVN là tiến hành cách mạng tư sản dânquyền và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS
Về tính chất xã hội VN là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, tồn tại hai mâu thuẩn cơ bản làmâu thuẩn giữa dân tộc VN với đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp và mâu thuẩn giữagiai cấp nông dân và địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẩn dân tộc là cơ bản nhất
Về kẻ thù của CMVN là đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp, vua quan phong kiến(đại địa chủ phong kiến), tư sản phản cách mạng (tư sản mại bản) Chúng cấu kết với nhau đểchống lại CMVN
Về nhiệm vụ của cách mạng nước ta là chống đế quốc xâm lược mà lúc này là đánh đổ đế quốcPháp, chống vua quan phong kiến và tư sản phản CM
Về mục tiêu CMVN là để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; đưa lại ruộng đất chodân cày; giành chính quyền về tay nhân dân Hai khẩu hiệu chiến lược của CM là “Độc lập dântộc” và “Người cày có ruộng” Các mục tiêu này có quan hệ khăng khít với nhau không tách rờinhau
Về lãnh đạo CMVN là giai cấp công nhân thông qua bộ tham mưu là ĐCSVN, đảng đó phải làđảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác Lênin
Về lực lượng CM là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Đó là hai động lực chính của
CM là gốc của CM Lực lượng CM còn gồm giai cấp TTS, TSDT, lợi dụng và ít nhất có thể côlập trung, tiểu địa chủ chưa ra mặt phản CM
Về tổ chức CMVN phải thực hiện liên minh công nông, trên cơ sở liên minh công nông phảithành lập các mặt trận dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các lực lượng chống kẻ thù
Về đoàn kết quốc tế, CMVN là bộ phận khăng khít của CMVSTG do đó phải đoàn kết với giaicấp vô sản, đoàn kết với CMVS ở chính quốc và CM thuộc địa
c Ý nghĩa:
Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta và CMnước ta Đó là Cuơng lĩnh đúng đấn và sáng tạo nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượmtính dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới
Độc lập tự do gắn liền với định hướng đi lên CNXH là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnhnày Đường lối đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vôsản, giữa tư tưởng của CNCS và thực tiển CMVN
Cương lĩnh ra đời đã đánh dấu việc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấplãnh đạo CMVN Nó còn là “ ngọn đèn pha” soi đường chỉ lối cho CM nước ta đi tới thắng lợi
Đề 13 So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930 của NAQ) với Luận cương chính trị
(10/1930 của Trần Phú) để thấy sự đúng đắn sáng tạo của văn kiện trước và mặt nhược điểm hạn chế của văn kiện sau?
a Giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930 giống nhau về mặt cơ bản là đãxác định những vấn đề cơ bản nhất của CMVN (tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu, lực lượng, vai tròlãnh đạo của Đảng và quan hệ với CMTG)
b Khác nhau:
Trang 13- Về xác định nhiệm vụ CM:
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định hai nhiệm vụ chiến lược đó là chống ĐQ và chống
PK, nhưng luôn đề cao nhiệm vụ chống ĐQ và GPDT lên hàng đầu
+ Luận cương chính trị tháng 10/1930 cũng xác định được hai nhiệm vụ chiến lược là chống
ĐQ và PK nhưng hai nhiệm vụ này luôn được kết hợp khăng khít, luôn đựơc giải quyết songsong
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định trên cơ sở liên minh công nông phải thành lập các mặt
trận dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các lực lượng yêu nước
+ Luận cương chính trị 10/1930 chưa đề ra chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
Nói tóm lại, sự đúng đắn của Cương lĩnh thể hiện ở chỗ Đảng ta đã xác định rõ tính chất,
nhiệm vụ, vị trí và vai trò của các giai cấp đối với sự nghiệp CM nước ta và mối quan hệ vớiCMVSTG
Tính sáng tạo của Cương lĩnh thể hiện trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa GPDT với GPGCthấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn
Cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) có sự tiếp nối nhau.Đối chiếu qua từng điểm chủ yếu của hai văn kiện thì Luận cương chính trị của Đảng đã xác định
rõ nhiều vấn đề chiến lược và sách lược CM đúng đắn cho CMVN và CM Đông Dương Tuy vậy
nó còn bộc lộ nhiều nhược điểm hạn chế nhất định
Những hạn chế và nhược điểm chủ yếu của văn kiện lịch sử sau đó là chưa đề cao được nhiệm
vụ GPDT; quá nhấn mạnh về đấu tranh giai cấp Trong khi nhấn mạnh về đấu tranh giai cấp thìchưa thấy hết đựoc vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác ngoài công nông Nhữngnhược điểm, hạn chế ấy đã được đảng ta khắc phục, bổ sung và hoàn chỉnh qua thực tiễn đấu tranh
CM sau này của mình
Có thể nói, những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 10/1930 lại chính là những điểmđúng đắn sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua 3/2/1930
Đề 14 Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Luận cương
chính trị tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo?
a Hoàn cảnh ra đời:
Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đang diễn ra quyếtliệt Hội nghị lần thứ nhất của BCHTW Đảng được triệu tập tại Hương Cảng Trung Quốc (10-1930), đã quyết định đổi tên đảng thành ĐCSĐD, bầu BCHTW chính thức do đồng chí Trần Phúlàm Tổng bí thư
Ngoài ra hội nghị đã thảo luận và thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởithảo
b Nội dung cơ bản:
Luận cương đã xác định con đường phát triển của CMVN là tiến hành cách mạng tư sản dânquyền rồi tiến thẳng lên con đường XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN
Trang 14Về tính chất xã hội ĐD là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, tồn tại hai mâu thuẩn cơ bản làmâu thuẩn giữa các dân tộc ĐD với đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp và mâu thuẩngiữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến.
Về kẻ thù của CMĐD là giai cấp địa chủ phong kiến và đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốcPháp
Về nhiệm vụ của cách mạng ĐD là chống địa chủ phong kiến và đế quốc xâm lược mà lúc này
là đánh đổ đế quốc Pháp
Về mục tiêu CMĐD là để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; đưa lại ruộng đất chodân cày; giành chính quyền về tay nhân dân Hai khẩu hiệu chiến lược của CM là “Độc lập dântộc” và “Người cày có ruộng” Các mục tiêu này có quan hệ khăng khít với nhau không tách rờinhau
Về lãnh đạo CMĐD là giai cấp công nhân thông qua bộ tham mưu là ĐCSĐD, đảng đó phải làđảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác Lênin
Về lực lượng CM là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Đó là hai động lực chính của
CM là gốc của CM
Về tổ chức CMĐD phải thực hiện liên minh công nông
Về đoàn kết quốc tế, CMĐD là bộ phận khăng khít của CMVSTG do đó phải đoàn kết với giaicấp vô sản, đoàn kết với CMVS ở chính quốc và CM thuộc địa, trước hết phải đoàn kết với giaicấp vô sản Pháp
c Ý nghĩa:
Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã xác định những vấn đề chiến lược của CM ĐôngDương, đã góp phần vào kho tàng lí luận của CMVN, trang bị cho những người cộng sản vũ khísắc bén để đấu tranh với các tư tưởng phi vô sản
Tuy nhiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 còn có một số hạn chế đó là chưa đề caođược nhiệm vụ GPDT; quá nhấn mạnh về đấu tranh giai cấp Trong khi nhấn mạnh về đấu tranhgiai cấp thì chưa thấy hết đựoc vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác ngoài côngnông Những nhược điểm, hạn chế ấy đã được Đảng ta khắc phục, bổ sung và hoàn chỉnh qua thựctiễn đấu tranh Đến HNTW6 (11/39) được khắc phục về cơ bản, nhất là đến HNTW8 (5/41) đượckhắc phục gần như hoàn toàn
ĐQ Pháp tìm mọi cách để trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên vai nhân dân các nướcthuộc địa Việt Nam vốn hoàn toàn phụ thuộc vào ĐQ Pháp càng phải gánh chịu những hậu quảnặng nề của cuộc khủng hoảng
Mặt khác, Việt Nam là một nước nông nghiệp nên cuộc khủng hoảng bắt đầu từ ngành nôngnghiệp Lúa là nguồn lợi và là mặt hàng xuất khẩu chính tì không bán được ra thị trường TG nên
bị hạ giá trầm trọng và làm ảnh hưởng đến các ngành KT khác Cụ thể giá lúa hạ xuống 68%,ruộng đất bỏ hoang rất nhiều Riêng ở Nam Kỳ có tới 249.400 hécta không cày cấy Giá các nôngphẩm khác cũng chỉ bằng 2/10 so với trước kia
Và công nghiệp Việt Nam cũng bị suy sụp, XNK bị đình đốn, các công xưởng hầu như đóngcửa, hàng hoá rất khan hiếm, giá cả lại đắt đỏ
Trang 15Đời sống nhân dân vốn đã khó khăn lại vô cùng khốn khổ Nhất là công nhân và nông dân Sốcông nhân thất nghiệp không có việc làm ngày càng tăng, riêng ở Bắc Kỳ có tới 25000 công nhânthất nghiệp Số người có việc làm thì đồng lương vô cùng eo hẹp; nông dân tiếp tục bị bần cùnghoá trên quy mô lớn Ruộng đất nhanh chóng bị thâu tóm vào tay địa chủ người Việt và ngườiPháp Các tầng lớp khác như TTS cũng rất điêu đứng Thợ thủ công bị phá sản; nhà buôn nhỏ phảiđóng cửa, viên chức bị sa thải Cả tư sản và địa chủ cũng lâm vào tình trạng gieo neo.
Hạn hán thiên tai liên tiếp xảy ra, TD Pháp lại tăng thuế gấp 2 đến 3 lần so với trứơc, nên đờisống nhân dân lao động càng cơ cực
TD Pháp lại tăng cường chính sách khủng bố sau cuộc k/n Yên Bái Riêng năm 1930 ở Nam
Kỳ TD Pháp đã kết án tới 17000 người, trong đó có 400 đại hình Chính sách khủng bố của TDPháp đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với TD Pháp ngày càng gay gắt Vì vậy cànglàm cho nhân dân ta căm thù và quyết tâm đấu tranh để giành lấy quyền sống của mình
Lãnh tụ NAQ đã khẳng định” Sự áp bức vô nhân đạo của ĐQ Pháp đã làm cho đồng bào tahiểu rằng: có CM thì sống, không có CM thì chết”
ĐCS Đông Dương ra đời và kịp thời lãnh đạo nhân dân lao động nước ta vùng lên đấu tranhchống ĐQ và PK
Từ những hoàn cảnh trên dẫn đến sự bùng nổ của phong trào CM 30 –31 ở nước ta Trongnhững nguyên nhân trên thì nguyên nhân có Đảng lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản quyết định sựbùng nổ của phong trào
b Diễn biến:
Trên toàn quốc: Dưới sự lãnh đạo thống nhất của đảng phong trào đấu tranh của quần chúng
trên đà phát triển đã bùng lên mạnh khắp cả 3 miền Bắc-Trung-Nam Tiêu biểu là cuộc bãi côngcủa 3000 CN đồn điền cao su Phú Riềng (2/1930), cuộc bãi công của Nhà máy Diêm- nhà máycưa Bến Thuỷ (4/30), của CN nhà máy xi măng Hải Phòng Ngày 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo củađảng CN đã tổ chức bãi công ở HN, HP, Hòn Gai, Vinh – Bến Thuỷ, SG-Chợ lớn để tỏ rõ tinhthần đoàn kết với VSTG và biểu dương lực lượng của mình Riêng tháng 5/1930 có tới 16 cuộcđấu tranh của CN đòi tăng lương giảm giờ làm và chống đánh đập; Cùng với cuộc đấu tranh củag/c CN, g/c nông dân cũng đấu tranh rất mạnh mẽ ở nhiều địa phương như Thái Bình, Hà Nam,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Nam Kỳ Họ đấu tranh đòi ruộng đất và chống sưu cao thuếnặng và trong tháng 5/1930 đã có tới 34 cuộc đấu tranh của nông dân Ngoài ra, trong tháng 5 còn
có 4 cuộc đấu tranh của học sinh – dân nghèo thành thị đòi quyền dân chủ và ổn định KT Tất cảcác cuộc đấu tranh trên đều nhằm chống ĐQ và PK tay sai, trong đó giai cấp CN đóng vai trò tiênphong do ĐCS tổ chức và lãnh đạo
Ở Nghệ-Tĩnh: Ngày 1/5/1930 là ngày QTLĐ, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An, CN của nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thuỷ và nông dân các vùng lân cận TP Vinh đã rầm
rộ biểu tình, có cờ đỏ búa liềm, có khẩu hiệu đòi tăng lương, đòi thi hành luật LĐ, đòi giảm giờlàm và chống khủng bố Đồng thời 3000 nông dân huyện Thanh Chương đã tổ chức biểu tình Họkéo đến đồn điền Ký Viện phá đồn điền, cắm cờ búa liềm lên nóc nhà, lấy ruộng đất chia cho dânnghèo
Ngày 1/8/1930 là ngày quốc tế chống chiến tranh ĐQ, cuộc tổng bãi công của toàn thể CN ởkhu CN Vinh Bến Thuỷ Ở nông thôn, Nghệ An Hà Tĩnh cũng có những cuộc đấu tranh của nôngdân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ, họ kéo đến các huyện lỵ đốt trụ sở của huyện, đòigiảm các loại thuế, phá nhà lao giải thoát cho những người bị bắt
Đỉnh cao của phong trào 30 –31 ở Nghệ Tĩnh là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở HưngNguyên của hai vạn nông dân để hưởng ứng ủng hộ cuộc đấu tranh của CN Vinh – Bến Thuỷ vàcủa nông dân các huyện khác Cuộc đấu tranh này đã bị TD Pháp cho máy bay ném bom đàn áplàm 217 người chết và 126 người bị thương.Trước tình hình đó, ngay tối hôm sau một đoàn biểutình của nông dân đã kéo đến phá huyện lỵ Nam Đàn, cắt dây điện tín và xung đột với lính khố
Trang 16xanh Nhân đà đó, nông dân ở các huyện khác như Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn -HàTĩnh, Quỳnh Lưu… đã tự vũ trang khởi nghĩa kéo đến huyện lỵ, phá nhà giam, phá ga xe lửa, pháđồn điền của bọn Pháp Làm cho bộ máy chính quyền của ĐQ và tay sai PK ở nhiều huyện bị têliệt, ở nhiều xã bị tan rã Công nhân Vinh- Bến Thuỷ bãi công suốt hai tháng liền (tháng 9 vàtháng10/1930) để ủng hộ phong trào nông dân.
Trước tình hình đó chính quyền địch tan rã ở nhiều nơi, các tổ chức Đảng ở địa phương đãđứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn và đương nhiên làm nhiệm vụcủa một chính quyền nhân dân mà người ta thường gọi là XVNT XVNT duy trì được 4,5 thángthì bị TD Pháp và tay sai đàn áp
c Ý nghĩa:
Qua phong trào, giai cấp vô sản Việt Nam mà đại biểu là ĐCSĐD đã khẳng định quyền lãnhđạo và năng lực lãnh đạo của mình Thực tiển của CM đã khẳng định tính chất đúng đắn của củađường lối chiến lược mà đảng đã đề ra
Qua phong trào uy tín của đảng đã được xác lập trong quần chúng, chứng tỏ đường lối CM củađảng là hoàn toàn đúng đắn đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng nên đã thu hútđông đảo họ đi theo cách mạng
Một kết quả to lớn và có ý nghĩa của phong trào là đã xây dựng được trong thực tế khối liênminh công nông làm cơ sở để hình thành mặt trận dân tộc thống nhất Thành quả mà phong tràođạt được củng cố thêm niềm tin của quần chúng công nông vào sự lãnh đạo của đảng, đem lại cho
họ niềm tin sắt đá vào sức mạnh hùng hậu của chính mình, làm cho họ gắn bó đoàn kết chặt chẽvới nhau trong sự nghiệp đấu tranh GPDT
Trong phong trào CM 30-31, quần chúng công nông lần đầu tiên đã sáng tạo ra một hình thứcchính quyền mới, một mô hình xã hội mới ở nước ta
Qua thực tế lãnh đạo phong trào, đảng ta trưởng thành nhanh chóng, uy tín của đảng đượcnâng cao trong phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế Do đó, đến tháng 4- 1931Đảng ta được thừa nhận là một chi bộ chính thức của QTCS
Đề 16 Chứng minh PTCM 30-31 với đỉnh cao XVNT là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng lợi của CM tháng 8-1945.
Qua phong trào 30-31, Đảng được tập dựơt về năng lực lãnh đạo Qua lãnh đạo Đảng khẳngđịnh được tính đúng đắn của hai khẩu hiệu chiến lược được đề ra trong Luận cương chính trị củamình là “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng” Hai khẩu hiệu ấy đáp ứng được đa số nguyệnvọng của nhân dân, nhất là nông dân, lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo CM Do đó, khiĐảng chủ trương phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh, thực hiện theo cương lĩnh của Đảng thìđược đa số nhân dân đồng tình hưởng ứng Phong trào đã nổ ra đều khắp ở cả ba vùng Trung-Nam-Bắc dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau Cụ thể là dưới sự lãnh đạo thống nhất củađảng phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh khắp cả 3 miềnBắc-Trung-Nam Tiêu biểu là cuộc bãi công của 3000 CN đồn điền cao su Phú Riềng (2/1930),cuộc bãi công của Nhà máy Diêm- nhà máy cưa Bến Thuỷ (4/30), của CN nhà máy xi măng HảiPhòng Ngày 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của đảng CN đã tổ chức bãi công ở HN, HP, Hòn Gai,Vinh – Bến Thuỷ, SG-Chợ lớn để tỏ rõ tinh thần đoàn kết với VSTG và biểu dương lực lượng củamình Riêng tháng 5/1930 có tới 16 cuộc đấu tranh của CN đòi tăng lương giảm giờ làm và chốngđánh đập; Cùng với cuộc đấu tranh của g/c CN, g/c nông dân cũng đấu tranh rất mạnh mẽ ở nhiềuđịa phương như Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Nam Kỳ Họ đấu tranhđòi ruộng đất và chống sưu cao thuế nặng và trong tháng 5/1930 đã có tới 34 cuộc đấu tranh củanông dân Ngoài ra, trong tháng 5 còn có 4 cuộc đấu tranh của học sinh – dân nghèo thành thị đòiquyền dân chủ và ổn định KT Tất cả các cuộc đấu tranh trên đều nhằm chống ĐQ và PK tay sai,trong đó giai cấp CN đóng vai trò tiên phong do ĐCS tổ chức và lãnh đạo
Trang 17Đồng thời, qua thực tế đấu tranh, Đảng đã xây dựng đựơc khối liên minh công nông và ý thứcchính trị rõ rệt của g/c CN, là một nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi cho CMVN sau này.Điều đó được thể hiện rõ: Ngày 1/5/1930, CN nhà máy Diêm nhà máy cưa Bến Thuỷ cùng hàngngàn nông dân ở các vùng lân cận thị xã Vinh đã rầm rộ biểu tình, có cờ đỏ búa liềm, có khẩu hiệuđòi tăng lương, đòi thi hành luật lao động, đòi giảm giờ làm và chống khủng bố Cùng khoảng thờigian đó 3000 nông dân huyện Thanh Chương đã biểu tình kéo đến phá đồn điền Ký Viện, lấyruộng đất chia cho dân nghèo; Ngày 1/8/1930, là ngày QT chống chiến tranh ĐQ, cuộc tổng bãicông của toàn thể CN ở khu CN Vinh – Bến Thuỷ ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh cũng cónhững cuộc đấu tranh của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ; Ngày 12/9/1930,
2000 nông dân ở huyện Hưng Nguyên đã tổ chức biểu tình để ủng hộ cuộc đấu tranh của CN Vinh
- Bến Thuỷ và của nông dân các huyện khác, nhưng cuộc đấu tranh này TD Pháp đã cho máy bayném bom đàn áp
Và qua cao trào CM 30 –31 đã đào tạo thêm nhiều cán bộ CM mới, đội ngũ cán bộ cũng nhưlực lượng cách mạng được thử thách và rèn luyện 1/8/1930 bùng nổ cuộc tổng bãi công của toànthể công nhân khu Cnghiệp Vinh –Bến Thuỷ, “đã đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranhkịch liệt đã đến”
Ta có thể khẳng định, có Đảng lãnh đạo, có liên minh công nông thì có tất cả Về phía quầnchúng lần đầu tiên đựơc tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Qua đấu tranh quần chúng
đã đựoc tập hợp, được giáo dục, được giác ngộ và tổ chức tạo nên sức mạnh Quần chúng thấy rõhơn bộ mặt dã man của kẻ thù, giác ngộ hơn về CN Mác Lê nin, hiểu hơn về Đảng, về nhữngngười công sản Quần chúng đựơc rèn luyện một phương pháp CM mới Đó là phương pháp CMbạo lực của quần chúng theo quan điểm của CN Mác Lê nin Vì thế hình thức đấu tranh diễn ra rấtquyết liệt, đều đó được thể hiện rõ trong các cuộc đấu tranh của CN đồn điiền cao su Phú Riềng;đến các cuộc biểu tình đòi ruộng đất giảm sưu thuế của nông dân NĐịnh, Nghệ – Tĩnh, QNgãi,
Mỹ Tho…tiến đến đấu tranh chính trị, chính trị kết hợp với KT (từ 5/30 đến 8/11930), với cáchình thức míttinh, biểu tình, tuần hành nhân ngày QTLĐ (1/5); ngày QT chống chiến tranh ĐQ(1/8) Tiêu biểu là cuộc biểu tình của hơn hai vạn nông dân của huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ
An (12/9/1930), công nhân Vinh Bến Thuỷ bãi công suốt hai tháng liền để ủng hộ nông dân, tiếntới đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa cướp chính quyền mà đỉnh cao là việc lập ra Chính quyềnXVNT
Bước đầu hình thành chính quyền mới Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại chỉđược 4-5 tháng nhưng XVNT đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó Đó là chínhquyền của dân do dân và vì dân, nên đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân Bởi, XVNT
có đầy đủ các tầng lớp nhân dân tham gia; Các chủ trương chính sách KT, chính trị, quân sự, XHđều nhằm hướng về nhân dân Cụ thể, XVNT nắm quyền quản lý về đời sống chính trị của nôngdân ở nhiều xã, huyện và kiên quyết trấn áp bọn phản CM Về KT, bãi bỏ các thứ thuê vô lý, chialại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô và xoá nợ cho nông dân Về Vhoá giáo dục,khuyến khích nông dân học chữ quốc ngữ và đọc sách báo CM; Lập các tổ chức quần chúng nhưNông hội, Hội PN, Hội cứu tế đỏ, Hội học sinh và Đoàn TN phản đế Kết hợp bài trừ mê tín dịđoan và các hủ tục khác Về quân sự, mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang
Cuối cùng, phong trào đã để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạnphát triển sau của CM Đó là bài học về sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của CM, kếthợp mục tiêu của công nhân và mục tiêu của nông dân, bài học về xây dựng khối liên minh côngnông và thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Đó là bài học bước đầu về phương pháp giành vàbảo vệ chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng
Xét trên tất cả các phương diện ấy cho nên người ta coi đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên choCM8
Trang 18Đề 17 Hãy trình bày nguyên nhân (sự ra đời), diễn biến của cao trào Xô viết Nghệ-Tĩnh?
Chứng minh chính quyền XVNT là chính quyền của dân, do dân và vì dân? (chính sách hoặc hoạt động của XVNT = Tại sao nói XVNT là đỉnh cao của cao trào CM 30-31)
a Nguyên nhân:
Cuộc khủng hoảng KTTG (1929-1933) từ các nước TB đã lan nhanh sang các nước thuộc địa
và phụ thuộc trong đó có Việt Nam
ĐQ Pháp tìm mọi cách để trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên vai nhân dân các nướcthuộc địa Việt Nam vốn hoàn toàn phụ thuộc vào ĐQ Pháp càng phải gánh chịu những hậu quảnặng nề của cuộc khủng hoảng Đời sống của nhân dân LĐ vô cùng khỗn khổ, đặc biệt là đờisống của nhân dân LĐ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
Không những thế TD Pháp lại tăng cường chính sách khủng bố nên đã làm cho mâu thuẫn giữadân tộc Việt Nam với TD Pháp ngày càng gay gắt Càng làm cho nhân dân ta căm thù và quyếttâm để giành lấy quyền sống của mình Mà Nghệ An –Hà Tĩnh là nơi có truyền thống yêu nước,
có ý chí chống giặc ngoại xâm nên ở đây phong trào phát triển mạnh mẽ nhất
Đảng ra đời và kịp thời lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống ĐQ & PK Lãnh tụ NAQ
đã khẳng định: “Sự áp bức vô nhân đạo của ĐQ Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có CM thìsống, không có CM thì chết”
Ngày 1/8/1930 là ngày quốc tế chống chiến tranh ĐQ, cuộc tổng bãi công của toàn thể CN ởkhu CN Vinh Bến Thuỷ Ở nông thôn, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng có những cuộc đấu tranh củanông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ, họ kéo đến các huyện lỵ đốt trụ sở của huyện,đòi giảm các loại thuế, phá nhà lao giải thoát cho những người bị bắt
Đỉnh cao của phong trào 30 –31 ở Nghệ Tĩnh là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở HưngNguyên của hai vạn nông dân để hưởng ứng ủng hộ cuộc đấu tranh của CN Vinh – Bến Thuỷ vàcủa nông dân các huyện khác Cuộc đấu tranh này đã bị TD Pháp cho máy bay ném bom đàn áplàm 217 người chết và 126 người bị thương.Trước tình hình đó, ngay tối hôm sau một đoàn biểutình của nông dân đã kéo đến phá huyện lỵ Nam Đàn, cắt dây điện tín và xung đột với lính khốxanh Nhân đà đó, nông dân ở các huyện khác như Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn - HàTĩnh, Quỳnh Lưu… đã tự vũ trang khởi nghĩa kéo đến huyện lỵ, phá nhà giam, phá ga xe lửa, pháđồn điền của bọn Pháp Làm cho bộ máy chính quyền của ĐQ và tay sai PK ở nhiều huyện bị têliệt, ở nhiều xã bị tan rã Công nhân Vinh- Bến Thuỷ bãi công suốt hai tháng liền (tháng 9 vàtháng10/1930) để ủng hộ phong trào nông dân
Trước tình hình đó chính quyền địch tan rã ở nhiều nơi, các tổ chức Đảng ở địa phương đãđứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn và đương nhiên làm nhiệm vụcủa một chính quyền nhân dân mà người ta thường gọi là XVNT XVNT duy trì được 4,5 thángthì bị TD Pháp và tay sai đàn áp
c Chứng minh XVNT là một chính quyền của dân do dân và vì dân, là đỉnh cao của 30-31:
Trước khí thế đấu tranh sôi nổi, rầm rộ của quần chúng, bộ máy chính quyền của bọn ĐQ và
PK tay sai có nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng ởđịa phương, quần chúng đã thành lập chính quyền Xô viết và các Xô viết đứng ra đảm nhiệm quản
lý, điều hành mọi mặt đời sống XH ở nông thôn, thực hiện chức năng của chuyên chính vô sản.Lần đầu tiên nhân dân thực sự nắm chính quyền ở địa phương
Trang 19XVNT đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân Các chủ trương chính sách KT, chínhtrị, quân sự, XH đều nhằm hướng về nhân dân Cụ thể:
Về chính trị, XVNT nắm quyền quản lý về đời sống chính trị của nông dân ở nhiều xã, huyện
Về quân sự, mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang
Tuy chỉ tồn tại 4-5 tháng, nhưng XVNT đã tỏ rõ bản chất CM và tính ưu việt của nó ĐCSLXô, ĐCS Pháp nhiệt liệt ủng hộ Hội nghị toàn thể lần thức 11 của BCH QTCS ( 11/4/31) đã raquyết nghị công nhận ĐCS Đông dương là một phận bộ độc lập trực thuộc QTCS
XVNT đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối CM do ĐCS Đông Dương đề ra, tỏ rõ bảnchất CM và năng lực lãnh đạo của g/c CN, sức mạnh to lớn của khối công nông liên minh có khảnăng lật đổ nền thống trị của ĐQ và PK, xây dựng một cuộc sống mới Chứng minh sức mạnhchính quyền của dân, do dân và vì dân XVNT thất bại, nhưng đã chuẩn bị lực lượng cho cuộc CMtháng 8 sau này./
Đề18 Chứng minh phong trào CM 30-31 là PTCM có tính rộng lớn, quyết liệt và có tính
3 Tính triệt để:
Đây là phong trào có tính triệt đẻ bởi vì phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhândân ta là bọn đế quốc và bè lũ tay sai phong kiến Tại một số nơi ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnhtrước sức mạnh của quần chúng đã làm cho chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lạiđịa chủ bỏ trốn, chính quyền địch bị thủ tiêu, chính quyền công nông binh được thành lập dướihình thức Xô viết
Nói tóm lại, phong trào CM 30-31 là phong trào CM rộng lớn đầu tiên của quần chúngcông nông ở nước ta do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Tính chất rộng lớn, quyết liệt
và triệt để của phong trào đã chứng minh bước phát triển về chất của cuộc đấu tranh GPDT ở nước
ta dưới sự lãnh đạo của ĐCS
Trang 20Đề 19 Trình bày những nét cơ bản (hoàn cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, kết quả và
ý nghĩa) về cao trào dân chủ 36-39?
a Hoàn cảnh bùng nổ:
- Tình hình TG:
Cuộc khủng hoảng KTTG 1929 –1933 đã làm mâu thuẫn XH vốn có trong các nước TBthêm sâu sắc và ptđt của g/c CN lên rất cao G/c TS ở nhiều nước đã tìm lối thoát khỏi cuộckhủng hoảng bằng cách thiết lập CN phát xít và một chế độ độc tài tàn bạo Chúng xoá bỏ mọiquyền dân chủ và âm mưu gây cuộc CTTG thứ 2 nhằm tiêu diệt LX
CN phát xít xuất hiện ở Đức, Ý, NBản trở thành một mối nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh quốctế
Đại hội QTCS lần 7 đã họp và xác định: Kẻ thù nguy hiểm và trước mắt của nhân dân TG là
CN Phát xít Do đó đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở các nước
Cuộc đấu tranh chống Phát xít ở Pháp đã thắng lợi trong tuyển cử và Mặt trận nhân Pháp lêncầm quyền Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã ban bố nhiều chính sách về quyền tự dodân chủ áp dụng với cả thuộc địa
- Tình hình trong nước:
Nền KT ở Đông Dương đã được khôi phục nhưng tập trung chủ yếu ở một số ngành phục vụnhư cao su, cơ khí, tuy vậy đời sống của nhân dân vẫn chưa được cải thiện
Chính phủ Pháp đã công bố những chính sách dân chủ, thả một số tù chính trị nên những người
đó đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại để gây dựng phong trào
Sau ĐH1 ở Ma Cao, ĐCS Đông Dương đã được phục hồi và cũng đang tìm cách để gây dựnglại phong trào CM ở Việt Nam
b Về chủ trương của Đảng (Hội Nghị TW đảng lần I vào 7/1936):
Vận dụng sự chỉ đạo của QTCS vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, Hội nghị TW lần I đã khẳngđịnh:
Kẻ thù nguy hiểm và trước mắt của CMVN chưa phải là ĐQ Pháp nói chung mà là bọn phảnđộng thuộc địa Pháp và tay sai của chúng;
Tạm hoãn khẩu hiệu “Đánh đổ ĐQ Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập” và khẩu hiệu tịchthu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” Nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dươnglà: chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ,cơm áo và hoà bình
Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông dương(7/1936), sau đổi thành Mặt trận DC ĐôngDương (3/1938) Đoàn TN cũng được đổi tên thành Đoàn TNDC Việc thành lập mặt trận là nhằmđoàn kết tập hợp mọi lực lượng yêu nước, lực lượng tiến bộ, lực lượng DC để đấu tranh chống CNPhát xít và bọn phản động giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hoà bình TG
Triệt để lợi dụng các hình thức công khai – nửa công khai, hợp pháp – nửa hợp để đấu tranhHội nghị TW lần 1 của đảng đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể trước mắt và đã chứng tỏ CMVN
là một bộ phận của CMTG
c Các phong trào đấu tranh (Diến biến):
- Phong trào Đông Dương Đại hội: Vào giữa năm 1936, “Mặt trận nhân dân Pháp” sắp cử một
phái đoàn sang thuộc địa Đông Dương để điều tra tình hình Vì vậy ĐCS Đông Dương đã phátđộng một phong trào đấu tranh công khai trong cả nước, vận động quần chúng viết đơn đề nghị tới
CP Pháp Trong những đơn “Dân nguyện” đa số quần chúng đòi quyền DC, đòi giải phóng tùchính trị, đòi cải thiện đời sống và ban hành luật LĐ ngày làm 8h Những bản dân nguyện đó đượcBan trù bị tập hợp để đưa tới Hội nghị Đông dương Đại hội vào 8/1936
Trang 21- Phong trào đón rước Gôđa- Phái viên của chính phủ Pháp đựoc cử sang Đông Dương để điều tra
tình hình Nhân dịp đó quần chúng tổ chức cuộc đón rước Gôđa khá đông đảo và đưa đơn dânnguyện để đòi các quyền dân chủ bằng hình thức công khai là míttinh, biểu tình
- Phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ: Là phong trào khá manh của các lực lưọng
quần chúng CN đòi tăng lương giảm giờ làm và ban hành luật LĐ; Nông dân thì đòi ruộng đất,giảm sưu thuế và chống đi phu TS & TTS thì đòi đảm bảo quyển lợi LĐ, miến giảm các thứ thuế,
ổn định giá cả, tự do buôn bán và các quyền DC khác Tiêu biểu nhất là sự kiện 1/5/1938, tại nhàĐấu Xảo Hà nội đã có tới 25 vạn người tham gia đấu tranh đòi lập các hội ái hữu, đòi thi hành luật
LĐ, chống phát xít và chống chiến tranh ĐQ
- Phong trào báo chí: Đảng và Mặt trận nhân dân đã ra nhiều tờ báo mới như tờ Tiền Phong, Dân
chúng, Bạn dân, Lao động nhằm cổ động quần chúng đấu tranh Đặc biệt cuốn sách “Vấn đề dâncày” có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền, truyền bá CN Mác Lênin cùng các chính sách củaĐảng
- Phong trào đấu tranh nghị trường: ĐCS Đông dương còn lợi dụng các tổ chức hợp pháp để đưa
người của Đảng và của Mặt trận vào những tổ chức như Hội đồng quản hạt NKỳ, Viện dânnguyện Bắc Kỳ, Trung Kỳ; Hội đồng KT Đông Dương
Qua các tổ chức công khai đó, những cán bộ của Đảng và của Mặt trận đã mở rộng tuyêntruyền CN Mác Lênin cho quần chúng, đồng thời tố cáo những tội ác của bọn phản dộng thuộc địa
và đấu tranh bệnh vực quyền lợi cho quần chúng
d Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: Tháng 9/1939, khi CTTG 2 bùng nổ thì cuộc vận động dân chủ cũng chấm dứt.
Qua cuộc vận động DC , trình độ chính trị của các đảng viên và cán bộ đã được nâng cao 1bước; Uy tín và ảnh hưởng của đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân
Cuộc vận động DC với những hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp là điều kiện để ĐCS ĐôngDương phổ biến và tuyên truyền CN Mác Lênin và đường lối của QTCS
Cuộc vận động dân chủ đã xây dựng cho đảng 1 đội quân chính trị đông đảo, gồm tất cả cácthành phần, các giai cấp tiến bộ ở cả thành thị và nông thôn
- Ý nghĩa:
Cuộc vận động DC36 –39 thực sự là một cao trào CMDT DC rộng lớn sôi nổi có tính chấtquần chúng rộng rãi; phong trào có tác dụng lớn trong việc động viên, giáo dục, tổ chức, và lãnhđạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc với nhữnghành động phá hoại của bọn Tơ rốt kít và bè lũ phản động khác
Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;Phong trào thể hiện vai trò tiên phong của g/c CN trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạocủa Đảng; Trong phong trào DC, ĐCS Đông Dương đã liên minh với một số Đảng, nhóm chính trịtrong mặt trận DC
Qua phong trào 36-39 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí, đó là bài học về xác định kẻ thù
và nhiệm vụ cụ thể trước mắt của CM để huy động tới mức cao nhất lực lượng quần chúng lêntrận tuyến đấu tranh; Phân tích chính xác thái độ chính trị của các tầng lớp nhân dân, của các đảngphái chính trị để thực hiện một liên minh DC rộng rãi trong mặt trận nhân dân; Khéo léo sử dụngcác hình thức đấu tranh như công khai, hợp pháp, bán hợp pháp, KT, nghị trường
Đây là cuộc diễn tập thức 2 chuẩn bị cho CM8 –1945
Đề 20 So sánh sự khác nhau của phong trào 36 –39 với phong trào 30-31 về chủ trương sách
lược mục tiêu, hình thức tập hợp lực lượng, hình thức và lực lượng đấu tranh?
a Về chủ trương, sách lược CM:
Phong trào 30-31: Theo Luận cương chính trị năm 10-1930 thì nhận định kẻ thù là ĐQ và PK(có tính chất chiến lược)
Trang 22Phong trào 36-39: nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn TD phản động Pháp và tay sai (cótính chất sách lược)
b Về mục tiêu đấu tranh:
Phong trào 30-31: Theo Luận cương chính trị năm 1930 xác định mục tiêu đấu tranh trong thờigian này là “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng” ( có tính chất lâu dài)
Phong trào 36-39: Xác định mục tiêu trước mắt là đòi tự do – cơm áo – hoà bình, chống CNphát xít, chống bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai Chứ chưa phải là đánh đổ toàn bộ bọn
CN Nhà máy Diêm nhà máy cưa Bến Thuỷ ( 4/30), rồi cuộc biểu tình của 3000 nông dân huyệnThanh Chương vào 1/5/30; cuộc biểu tình của 2000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/30)…Phong trào 36-39: Sử dụng các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, cụ thểnhư Phong trào Đông Dương đại hội (gửi đơn Dân nguyện tới CP Pháp); Phong trào đấu tranh báochí (ra các tờ báo Tphong, Lao động, Bạn dân…), rồi phong trào đấu tranh nghị trường, bãi công,bãi thị, bãi khoá, mít tinh…
e Về lực lượng đ ấu tranh:
Phong trào 30 –31: Thời kỳ này lực lượng đấu tranh chủ yếu là công- nông, chưa thu hút cáclực lượng khác tham gia nên địa bàn chủ yếu là nông thôn, ở thành thị chủ yếu trong các nhà máy
xí nghiệp
Phong trào 36-39: Lực lượng tham gia đấu tranh đông đảo hơn rất nhiều, không phân biệtthành phần giai cấp Đặc biệt phong trào ở thành thị khá sôi nổi, tạo nên một đội quân chính trị hùnghậu
Sở dĩ có sự khác nhau giữa hai phong trào 30-31 và phong trào 36-39 là do hoàn cảnh thế giới
và trong nước có những sự thay đổi ở mỗi thời kỳ Vì thế chủ trương sách lược, hình thức tập hợplực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp Những chủ trương của Đảng trongthời kỳ 36 –39 chỉ có tính chất sách lược, nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình, nên đã tạo
ra được cao trào đấu tranh sôi nổi Những sự đổi mới đó đã cho thấy rõ Đảng đã trưởng thành có
đủ khả năng đối phó với mọi tình hình diễn biến phức tạp, đưa CM tiến lên không ngừng
Đề 21: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung (sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM) và ý nghĩa
của hội nghị TW Đảng lần 6 vào 11/1939?
a Hoàn cảnh lịch sử:
Tháng 9/1939, cuộc CTTG thứ 2 bùng nổ, TD Pháp thi hành hàng loạt biện pháp đàn áp lựclượng tiến bộ Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức Cuối 9/1940, Nhật vượt biên giới vào Bắc ViệtNam Phát xít Nhật và Pháp câu kết với nhau ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta để phục vụ chonhu cầu chiến tranh Thực tế Việt Nam bị đặt dưới hai ách thống trị Pháp và Nhật
Phát xít Nhật đang bành trướng Châu Á, Đông Dương đang đứng trước nguy cơ bị quân Nhậtxâm lược Nhật bắt Pháp cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm và tiền Hàng vạn hecta lúaphải nhổ để trồng đay, bông, thầu dầu…nộp cho Nhật Nông dân phải đóng thóc tạ cho chúng
Trang 23Còn TD Pháp thì thẳng tay đàn áp phong trào CM, thi hành nhiều chính sách phản động về
KT, chính trị Pháp “cải cách” lừa phỉnh trí thức, công chức… với những khẩu hiệu “Cần lao, giađình, tổ quốc”, “ CM quốc gia” Nhật đưa ra thuyết “Đồng văn, đồng chủng”, “Đại Đông Á”, mởtrường đào tạo tay sai
Và mỗi g/c Công nhân, nông dân, TTS, TSDT, địa chủ nhỏ đều có tinh thần chống phát xítNhật- Pháp ở mức độ khác nhau Đặc biệt mâu thuẫn giữa dân tộc ta với ĐQ Pháp ngày càng trởnên gay gắt
Thời gian này khi TD Pháp điên cuồng khủng bố, Đảng đã kịp thời rút vào hoạt động bí mật(1938) chuẩn bị cao trào CM mới
b Nội dung hội nghị:
Đứng trước tình hình mới, BCHTW ĐCSĐD quyết định họp Hội nghị TW lần thứ 6(6/11/1939) tại Bà Điểm – Hóc Môn ( tỉnh Gia Định), đã quyết định những nội dung sau:
Hội nghị đã phân tích tính chất của cuộc chiến tranh TG2, thái độ các giai cấp xã hội, xác địnhGPDT là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của CM Đông Dương
Tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của thực dân ĐQ và địa chủ tay saichia cho dân nghèo
Hội nghị chủ trương thành lập MTDT thống nhất phản đế Đông Dương (bao gồm các tầng lớp,các dân tộc, các giai cấp, nhằm chỉa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt) thay cho MTDC.Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính phủCộng hoà
Hội nghị quyết định chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếpđánh đổ chính quyền của ĐQ tay sai; chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động
bí mật không hợp pháp, chuẩn bị điều kiện để tiến tới k/n vũ trang
c Ý nghĩa:
HN TW lần 6 đánh dấu sự mở đầu quá trình chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược CM
và phương pháp CM của đảng, mở đường cho thắng lợi của CM tháng 8
Hội nghị thể hiện sự nhạy bén chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạoCMVN
HN TW6 là một bước đi dài vững chắc và quan trọng, là một trong những yếu tố tạo nên sự
Ngày 27/9/1940 Đảng bộ địa phương Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy k/n, tước vũ khícủa quân Pháp, giải tán chính quyền của địch và thành lập chính quyền CM Tịch thu những tàisản của ĐQ và tay sai đem chia cho dân nghèo Đồng thời thành lập đội du kích Bắc Sơn Ngày20/10/1940, Pháp củng cố lực lượng, tấn công và đàn áp phong trào, đánh úp Vũ Lăng dập tắtcuộc k/n Cuộc k/n tuy thất bại nhưng Đảng vẫn cho duy trì đội du kích Bắc Sơn Đội du kích bắcSơn rút vào rừng tiếp tục hoạt động Đây là lực lượng vũ trang CM đầu tiên của ta
Sau khi dập tắt cuộc k/n TD Pháp trả thù dã man, chúng đã giết hại hàng nghìn người rồi vùivào những hố đã đào sẵn và dìm cuộc k/n trong biển máu
b K/n Nam Kỳ ( 23/11/1940):
Từ sau HN TƯ lần 6 (11/1939), phong trào CM ở Nam Kỳ phát triển rất mạnh, MTDT thốngnhất phản đế XD được cơ sở ở khắp nơi Phong trào CM còn ảnh hưởng tới một số binh lính
Trang 24người Việt có lòng yêu nước trong quân đội Pháp Trên cơ sở ấy, Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương tiếnhành cuộc k/n chống Pháp Tháng 7/1940, kế hoạch cụ thể về cuộc k/n đã được chính thức thôngqua.
HN TƯ lần 7 (11/1940), sau khi xem xét tình hình, quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Song do
do một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Nam kỳ bị Pháp đẩy sang đánh nhaulàm bia đõ đạn cho chúng ở vùng biên giới TháI lan –CPC –Lào Nhân dân Nam Kỳ và các anh
em binh lính rất bất bình, họ nôn nóng và rất muốn k/n Xứ uỷ Nam Kỳ đã quyết định tổ chứccuộc k/n mặc dù chưa được chuẩn bị chu đáo và chưa được lệnh của TW đảng ( Kế hoạch bị lộ)Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940, K/n bùng nổ ở hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ Nghĩa quân đã triệt
hạ nhiều đồn bốt của giặc, phá nhiều đoạn đường giao thông và thành lập chính quyền nhân dân,lập Toà án CM ở các tỉnh như Gia Định, Mỹ Tho, Bạc Liêu Trong cuộc k/n này lần đầu tiên lá cờ
đỏ sao vàng xuất hiện TD Pháp và tay sai đã đàn áp cuộc k/n rất dã man tàn khốc, chúng némbom bắn phá nhiều làng mạc; cảnh cướp của đốt nhà giết người diễn ra ở nhiều nơi
ĐCSĐD đã bị tổn thất rất nặng nề sau cuộc k/n, nhiều cán bộ ưu tú của đảng đã hy sinh nhưNguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai… Ngoài ra TD Pháp còn giết hại hàngnghìn người, bắt đi hàng nghìn người khác; ở nhiều nơi chúng còn dồn dân vào các trại tập trung
để dễ kiểm soát
Cuộc k/n thất bại
c Binh biến Đô Lương (13/1/1941):
Vào khoảng cuối 1940 đầu 1941, tại miền Trung, một số binh lính người Việt bị TD Pháp đẩy
đi làm bia đỡ đạn cho chúng ở biên giới giữa Thái Lan – CPC -Lào Một số binh lính có lòng yêunước đóng ở Đô Lương (Nghệ An), dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) chốnglệnh của bọn chỉ huy, tổ chức nổi dậy làm binh biến, chiếm được đồn Đô Lương, giết và bị thươngmột số binh lính và sỹ quan Pháp, thu được một số vũ khí Sau đó, những người k/n định kéo vềđánh chiếm Tp Vinh Địch đã nhanh chóng dập tắt cuộc nổi dậy này TD Pháp đã bắt được ĐộiCung và những người bạn bè của ông đưa ra xử tử và một số người khác bị đưa đi đày khổ sai.Đây là cuộc nổi dậy của binh lính, không có quần chúng tham gia ĐCS Đông Dương đã kêugọi nhân dân ủng hộ cuộc đấu tranh của binh lính Đô Lương và hoan nghênh tinh thần yêu nướccủa các chiến sỹ trong cuộc binh biến Đô Lưong
d Ý nghĩa của 3 cuộc k/n:
Các cuộc k/n trên đã nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam; Các cuộc k/n đãgiáng miếng đòn phủ đầu chí tử vào TD Pháp và cảnh cáo phát xít Nhật khi chúng đặt chân vàoĐông Đương; Đồng thời các cuộc k/n trên đã nêu cao tinh thần dân tộc, đã làm bạt vía quân thù và
là phát súng đầu tiên báo hiệu một thòi kỳ đấu tranh mới- thời kì đấu tranh vũ trang để giànhchính quyền
Các cuộc k/n nổ ra vào lúc kẻ thù còn tương đối mạnh; lực lượng CM chưa được tổ chức vàchuẩn bị chu đáo nên dễ dàng bị thất bại Các cuộc k/n tuy thất bại nhưng đã để lại cho CM nhữngbài học rất quý giá Đó là, bài học về k/n vũ trang và XD lực lượng vũ trang; Đặc biệt là bài họcchọn thời cơ k/n, cả 3 cuộc k/n thất bại vì chưa chọn đúng thời cơ; rồi bài học về chiến tranh dukích; bài học cần có sự đoàn kết và các chính sách đối với binh lính người Việt trong quân độiPháp để phát huy khả năng CM của lực lượng này
Riêng cuộc k/n Bắc Sơn để lại cho CM đội du kích Bắc Sơn; Cuộc k/n Nam Kỳ để lại cho CM
lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh, sau này trở thành quốc kỳ của dân tộc Việt Nam
Đề 23 Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật – Pháp?
Sau khi Pháp đầu hàng Nhật ở LSơn, từng bước Pháp và Nhật cấu kết với nhau để bóc lột thậm
tệ nhân dân Đông Dương, nhưng cũng vì mâu thuẫn quyền lợi nên chúng đều ngẫm ngầm chuẩn
bị đối phó với nhau Cụ thể là:
Trang 25Về KT: Thủ đoạn của Nhật, các công ty TB Nhật đưa vốn vào đầu tư ở Đông Dương ngàycàng nhiều, hoạt động trong nhiều ngành thương mại và Công nghiệp Buộc Pháp phải cung cấpnhững nhu yếu phẩm (gạo, ngô…), bắt nhân dân ta phá lúa và hoa màu để trồng đay…
Còn Pháp đưa ra thủ đoạn là thực hiện “Chính sách KT chỉ huy” để vơ vét bóc lột nhiều hơn;Tăng thuế (39-45) thuế muối, rượu và thuốc phiện (tăng 3 lần); Thu mua thực phẩm nhất là lúa,gạo với giá rẻ mạt, gây nên nạn đói đầu năm 1945 ở miền Bắc
Về chính trị: Thủ đoạn của Nhật là lôi kéo những phần tử thân Nhật để lập các đoàn thể, đảngphái thân Nhật, sửa soạn lập chính phủ bù nhìn làm tay sai; Tuyên truyền lừa bịp về khu thịnhvượng chung
“ Đại Đông Á”, tuyên truyền văn hoá và sức mạnh “vô địch” của Nhật
Còn Pháp thì sử dụng thủ đoạn thi hành chính sách hai mặt nhằm tiếp tục khủng bố phong tràoCM; Dùng nhiều thủ đoạn lôi kéo trí thức, thanh niên…để nhân dân ta lầm tưởng chúng “là bạnchứ không phải là thù”
Về XH: dưới ách thống trị của Nhật –Pháp, đời sống của các tầng lớp, g/c ở Đông Dương vôcùng điêu đứng, khổ cực (trừ bọn đại địa chủ, TS mại bản, quan lại cường hào và bọn đầu cơ tíchtrữ); Điêu đứng nhất trong nạn đói năm 45 hầu hết số người chết là nông dân; Công nhân thì thấtnghiệp nhiều, bị đánh đập, tăng giờ làm nhưng đồng lương lại giảm; các tầng lớp TTS thì đờisống bấp bênh vì giá sinh hoạt ngày càng cao
Đề 24 Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của HNTƯ 8 (5/41) So với HN TW6 có điểm gì mới hơn?
Trong các nội dung của HNTW8 thì nội dung nào là quan trọng nhất?
a Hoàn cảnh:
Cuộc CTTG 2 đang tiếp diễn, phe phát xít đã mở rộng chiến tranh ra nhiều nước trên TG Phátxít đức đang chuẩn bị tấn công LXô, TG sẽ hình thành hai phe đó là phe đồng minh (gồm LX, Mỹ,Anh và nhiều nước dân chủ khác), phe phát xít (gồm Đức, Ý, NBản); Phát xít Nhật đã vào ĐôngDương, biến Đông Dương thành căn cứ chiến tranh và là thuộc địa của chúng; ở Đông Dương TdPháp đã nhanh chóng cấu kết với phát xít Nhật áp bức và bóc lột nhân dân Đông Dương Làm chocác g/c và các tầng lớp nhân dân LĐ phải chịu một cuộc sống cơ cực, một cổ hai tròng Vì vậytoàn thể nhân dân Đông Dương đều rất căm thù bọn TD Pháp và Phát xít Nhật Do đó mâu thuẫngay gắt và chủ yếu là mâu thũân giữa các dân tộc ở Đông dương với ĐQ phát xít Nhật- Pháp.Trước những biến động của tình hình TG và trong nước có nhiều ảnh hưởng tích cực đếnCMVN Lãnh tụ NAQ đã trở về nước ( 28/2/41)
HNTW 8 đã khai mạc từ 10/5 đến 19/5/41 tại PắcBó – Cao Bằng do Bác chủ trì, quyết địnhnhiều vấn đề quan trọng của đất nước
Hội nghị đưa ra chủ trưong tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của g/c dịa chủ chiacho dân nghèo” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, Việt gian chia cho dân càynghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công”, tiến tới thực hiện khẩu hiệu “Người cày córuộng”
Trang 26Căn cứ tình hình cụ thể của CM mỗi nước Đông Dương, Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đềdân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương Song các dân tộc ở Đông Dương phải đoàn kếtcùng nhau chống kẻ thù chung là Pháp – Nhật, đồng thời liên hệ mật thiết với LX và các lực lượng
DC chống phát xít
Hội nghị quyết định thành lập ở Việt Nam một mặt trận lấy tên là “Việt Nam độc lập Đồngminh” (gọi tắt là mặt trận Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng mang tên “Hội cứu quốc”,nhằm tập hợp đoàn kết mọi lực lượng quần chúng nhân dân chống kẻ thù chính là phát xít Pháp –Nhật và tay sai
Sau khi k/n thắng lợi sẽ thành lập nước VNDCCH, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toànquốc…
Hội nghị còn đề ra hình thức đấu tranh là tiếp tục hoạt động bí mật và xúc tiến chuẩn bị mọiđiều kiện để tiến tới k/n vũ trang Coi chuẩn bị k/n vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn đảng,toàn dân; Vạch rõ k/n vũ trang muốn thắn lợi phải nổ ra đúng thời cơ, phải có đủ điều kiện chủquan và khách quan, chủ trương đi từ k/n từng phần tiến lên Tổng k/n
d So với HN TW6, HNTW8 có những điểm mới hơn:
- Khẳng định việc đưa nhiệm vụ GPDT lên hành đầu là hoàn toàn đúng đắn:
Do h/c lịch sử thay đổi đó là phe phát xít tấn công LX và lực lượng đồng minh sẽ chiến thắngphát xít; nên HN đã đề cao hơn nhiệm vụ gp dân tộc, cấp bách hơn và trở thành vấn đề sống còncủa nhân dân Đông dương “Nếu không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳngnhững toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giaicấp đến vạ năm cũng không đòi lại được.”;
- Chủ trương thành lập mặt trận Việt minh: HN chủ trương quyết vấn đề dân tộc trong khuôn
khổ từng nước ở Đông dương Mỗi quốc gia sẽ thành lập một mặt trận riêng Mặt trận của ViệtNam là “ Việt Nam độc lập Đồng minh”;
- Về phương pháp đấu tranh: Đó là phương pháp đấu tranh bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị,
đấu tranh vũ trang và k/n vũ trang Coi việc chuẩn bị k/n vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toànđảng, toàn dân
Tóm lại những điểm mới của HN TW8 là sự bổ sung hoàn chỉnh của HN TW 6
e Trong các nội dung của HNTW8 thì nội dung xác định nhiệm vụ CM là quan trọng nhất vì:
“Nếu không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộccòn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạ năm cũng không đòilại được”
Đề 25 Hãy kể tên những mặt trận do Đảng ta thành lập từ 1930 đến 1941
Trình bày h/c lịch sử, sự ra đời, quá trình phát triển (hoạt động) và vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với CMT8?
a Những mặt trận do Đảng ta thành lập từ 1930 đến 1941
Cuối năm 1930, Đảng quyết định thành lập Hội phản đế Đồng minh Đông Dương
Năm 1936, đảng quyết định thành lập MTND phản đế Đông dương (3/38, đổi thành MTDC ĐôngDương)
Trang 27Hội nghị BCH TW đảng lần thứ 6 (11/39) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộcphản đế Đông Dương.
Hội nghị BCH TW đảng lần thứ 8 (5/41) quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minhgọi tắt là Việt Minh
b H/c lịch sử, sự ra đời, quá trình phát triển (hoạt động) và vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với CMT8.
- H/c lịch sử:
Tình hình thế giới: Tháng 9/1939, CTTG 2 bùng nổ với việc Đức thôn tính Ba Lan Sau khi
thôn tính Ba Lan, Đức quay sang xâm lược các nước TBDC ở Châu Âu Tháng 6/1940, Pháp rơivào ách thống trị của Phát xít Đức Cùng với việc thôn tính các nước TBDC ở châu Âu, Đức ráoriết chuẩn bị xâm lược LX (ngày 22/6/41, Đức tấn công LX) Nếu Đức tấn công LX, tính chấtcuộc CTTG 2 sẽ thay đổi Từ một cuộc chiến tranh mang tính chất ĐQ sẽ chuyển sang 1 cuộcchiến tranh giữa một bên là các lực lượng DC, hoà bình và tiến bộ, đó là một cuộc chiến tranhchính nghĩa Vì vậy chiến tranh nhất định sẽ kết thúc với sự thắng lợi của các lực lượng DC, hoàbình và tiến bộ Lúc đó sẽ là điều kiện thuận lợi để các nước thuộc địa giành dộc lập ở Châu Á.Nhật xâm lược TQ từ 1937, đến năm 1939 Nhật mở rộng xâm lược TQ Quân Nhật ngày càng tiếnsát biên giới Việt –Trung Việc quân Nhật vào Đông Dương là không tránh khỏi
Tình hình trong nước: Khi CTTG 2 bùng nổ, bọn TD Pháp ở Đông Dương đi vào con đường
phát xít hoá Chúng thực hiện chính sách KT chỉ huy và lệnh tổng động viên để vơ vét sức người,sức của cung ứng cho chiến tranh Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với ĐQ Pháp ngày càng gay gắt.Mùa thu 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, quân Nhật cũng tăng cường đàn áp bóc lột nhândân ta Chúng thực hiện chính sách nhổ lúa trồng đay Mâu thuãn giữa nhân dân ta với Phát xítNhật cũng phát triển gay gắt
Tóm lại, xu thế phát triển trên TG đã tạo đIều kiện thuận lợi cho các nước thuộc địa đứng lêngiành độc lập Trong nước mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân ta với ĐQ Pháp và Phát xít Nhậttrở thành mâu thuẫn chủ yếu
b Sự ra đời của MTVM:
Trước hoàn cảnh lich sử trên, Hội nghị TW6 (11/1939) đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiếnlược và sách lược, đặt nhiệm vụ gpdt lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “CM ruộng đất”, mở rộngkhối đoàn kết toàn dân bằng việc thành lập “ MTDT thống nhất phản đế Đông Dương” Hội nghịTƯ8 (5.1941) đã nhấn mạnh hơn nữa nhiệm vụ gpdt, tiếp tục gác khẩu hiệu “CM ruộng đất”, mởrộng hơn nữa khối đoàn kết dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ĐôngDương bằng việc thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là VM) Thành phần của mặt trậngồm “hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, khôngphân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị
Ngày 19.5.1941, MTVM chính thức thành lập, bao gồm các tổ chức quần chúng gọi chung làHội cứa quốc như “Công nhân cứa quốc”, “Nông dân cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”…
Ngày 25.10.1941, MTVM ra tuyên ngôn nêu rõ mục đích của mình là làm cho nước Việt Namđược độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do
c Quá trình phát triển (hoạt động) của MTVM:
Do đáp ứng đựoc nguyện vọng của toàn dân nên ngay sau khi thành lập, MTVM đã phát triển nhanh chóng Đảng đã thông qua MTVM để XD lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn
cứ địa CM nhằm tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa Các lực lượng được chuẩn bị một cách chu đáo và
cụ thể
Đối với lực lượng chính trị, Đảng thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng quần chúng, đó
là sự kế thừa truyền thống “lấy dân làm gốc” của cha ông ta trong quá trình dựng nước và giữ
Trang 28nước Trong công tác xây dựng lực lượng này, đảng chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớpnhân dân vào một tổ chức mặt trận thống nhất Đặc biệt trong thời kỳ vận động gpdt, Đảng chủtrương xây dựng MTDT thống nhất phản đế Đông Dương theo tinh thần của Hội nghị TƯ6; đến
HN TW8 đảng đẩy mạnh công tác XD LL chính trị với sáng kiến của lãnh tụ NAQ đã thành lậpMTVM- là lực lượng nòng cốt của LL chính trị
Cơ sở của MT Việt minh xuất hiện từ Cao Bằng rồi lan nhanh tới khu VB và ra toàn quốc Cácđoàn thể cứu quốc như TN cứu quốc, PN cứu quốc, nông dân cứu quốc…đã phát triển khắp nơi.Mạnh nhất là ở vùng nông thôn và căn cứ địa
25/10/41, MTVM công bố chương trình tuyên ngôn và điều lệ Các chính sách đó bao gồm 10 chính sách lớn vừa ích nước vừa lợi dân được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng Cao Bằng là nơi thí điểm việc thành lập các Hội cứu quốc trong MTVM Đến 1942 cả 9 châu ở Cao Bằng đều có MTVM trong đó có 3 châu hoàn toàn, nghĩa là xã nào cũng có UBVM, nhà nào cũng có người tham gia MTVM UBVM Cao Bằng và UBVM lâm thời Cao –Bắc – Lạng được thành lập.
1943 UBVM Cao –Bắc – Lạng thành lập 19 ban xung phong “Nam Tiến” để liên lạc với căn
cứ địa Bắc Sơn
Ta đề ra chủ trương, biện pháp nhằm phát triển VM ở thành thị, tập hợp học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc, binh lính trong quân đội Pháp Thực hiện chủ trương đó, năm 1943 Đảng đưa ra “Đề cương Văn hoá Việt Nam” Đồng thời còn giúp đỡ trí thức thành lập Đảng DC (6/1944) Và để mở rộng hơn nữa lực lượng CM, cuối năm 1944 Đảng đã thành lập Hội VH cứu quốc để tập hợp các văn nghệ sỹ, đẩy mạnh việc vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và người Việt sống ở nước ngoài tham gia Vminh.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng và MTVM đã phát động cao trào chống Nhật cứu nước
trong toàn quốc Công tác XDLL chính trị được đẩy mạnh hơn.; ở nông thôn ta tổ chức phong
trào phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói Qua đó lực lượng chính trị của quần chúng
được rèn luyện, được tập hợp thành một đội quan chính trị hùng hậu, rộng lớn trong toàn quốc
Đối với lực lượng vũ trang, TW Đảng quyết định lấy dội du kích Bắc Sơn làm cái vốn ban
đầu cho CM và đến năm 1941 phát triển thành Trung đội cứu quốc quân Việt Nam
“Cứu quốc quân” gồm hơn 30 chiến sỹ, kiên trì bám đất bám dân để chiến đấu vợt qua cáccuộc càn quét khủng bố của TD Pháp ở vùng Bắc Sơn – Vũ Nhai Đến 7/41, một bộ phận “ Cứuquốc quân” đã vựot vòng vây của quân thù để lên Biên giới VB Bộ phận còn lại hoạt động trongdân tuyên truyền vũ trang và gây cơ sở Đến 15/9/41, Trung đội “ Cứu quốc quân” thứ hai đượcthành lập với 47 chiến sỹ đã mở rộng địa bàn hoạt động ở khắp Thái Nguyên và Tuyên Quang TạiCao Bằng cuối năm 1941 đội “Tự vệ vũ trang “ được thành lập
7.5.44, Tổng bộ VM ra chỉ thị sửa soạn k/n Tháng 8/44, ban Thường vụ TW ra lời kêu gọi sắm
vũ khí đuổi thù chung Từ đó các Hội cứu quốc phát triển nhanh.
Ngày 22/12/1944, Lãnh tụ NAQ ra chỉ thị v/v thành lập đội VNTTGPQ gồm 32 chiến sỹ do
Võ Nguyên Giáp chỉ huy, và ngay sau khi ra đời Đội đã liên tiếp hạ được hai đồn Phay Khắt(25/12/44) và Nà Ngần (26/12/44) Đồng thời Cứu quốc quân cũng hạ được đồn Chợ Chum vàphát triển chiến tranh du kích ở Thái Nguyên tiến về Chiêm Hoá, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ
để tiếp tục hoạt động Ngoài LLVT ở TW, đảng còn xây dựng LLVT ở địa phương với các đội tự
vệ để diệt ác ôn tuyên truyền vũ trang và bảo vệ quần chúng
Ngày 9/3/45, Nhật đảo chính Pháp Ngày 12/3 Ban thường vụ TW ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước Ngày 15.3.Tổng Bộ
VM ra lời kêu gọi đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước Lời kêu gọi viết:
“ Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của VM:
Tiến lên !
Xông tới !
Cứu nước, cứu nhà !”
Trang 29Đồng thời trong cao trào chống Nhật cứu nước đã xuất hiện thêm nhiều đội VT mới, tiêu biểu
là Đội du kích Ba Tơ, đội du kích Bắc Giang và đội du kích Hưng Yên
LLVT đã tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, tấn công vào các đồn địch, tạo điều kiện cho
quần chúng nổi dậy từng phần Ở khu VB lực lượng chính trị cứu quốc của quần chúng trong
MTVM được sự hỗ trợ của LLVT đã tiến hành k/n từng phần gp nhiều xã, châu Trong phong trào
đó các Hội cứu quốc được củng cố và phát triển, 10 chính sách của MTVM được thi hành.
Ở các tỉnh đồng bằng Bác Bộ và Trung Bộ, đảng phát động phong trào phá kho thóc để giải quyết nạn đói Hành triệu quần chúng được huy động vào trận tuyến đáu tranh, các Hội cứu quốc được củng cố phát triển.
Ở thành thị, các đội tuyên truyền xung phong của VM đã tổ chức diễn thuyết, bám sát bọn Việt gian.
Trước sự phát triển của lực lượng CM hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã quyết định đặt nhiệm vụquân sự lên trên hết Và chủ trương mở rộng chiến tranh du kích Vì vậy Hội nghị đã sát nhậpVNTTGPQ và Cứu quốc quân thành VNGP quân
Như vậy, đến 8/45 Đảng ta đã xây dựng được 1 LLVT bao gồm LLVT chính quy và LLVT địaphương
Song song với việc chuẩn bị LLCTrị và LLVT, Đảng và MTVM cũng hết sức quan tâm tớiviệc XD căn cứ địa CM để nhằm đảm bảo sự an toàn cho các tổ chức CM và các cơ quan lãnh đạocủa đảng Những địa bàn như vậy cho các cơ quan TW được gọi là “ An toàn khu”, được chọn vàxây dựng bí mật ở nhiều chỗ xung quanh HN
Nhưng đến thời gian chuẩn bị cho cuộc CM, do yêu cầu lớn của CM và sự thay đổi lớn củatình hình, bên cạnh việc giữ vững những an toàn khu ta còn XD những khu du kích, những căn cứđịa CM mới và Bắc Sơn, Vũ Nhai là những nơi được TW chọn làm căn cứ địa CM Năm 1942,Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm thực hiện các chính sách của MT và đây cũng là căn cứ địa
CM đầu tiên của Đảng Tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã quyết định Tổng bộ VM ra đời và lấy căn
cứ địa VB là căn cứ địa của cả nước
(Gồm 6 tỉnh: Cao –Bắc- Lạng; Hà - Tuyên- Thái.)
d Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với CMT8:
MTVM ra đời từ 19/5/41 và tồn tại tới đầu năm 1951, khi đã sát nhập với MT Liên Việt Nó cóvai trò to lớn đối với CMVN
MTVM đã đã tập hợp được đông đảo quần chúng, hình thành đội quân chính trị hùng hậu của
CM, động viên sức mạnh của cả dân tộc, phá tan âm mưu tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp của Nhật– Pháp, phân hoá cô lập cao độ kẻ thù
Đồng thời LLCTrị thông qua các Hội cứu quốc trong MTVM là cơ sở cho việc hình thành vàphát triển LLVT LLVM là lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng, kết hợp với LLVT tạonên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy giành chính quyền
MTVM là một sáng tạo của đảng ta, là một điển hình của công tác mặt trận, đóng vai trò quyếtđịnh đối với CM8 Không có MTVM thì không có CMT8
Trong những ngày Tổng k/n, Tổng bộ VM đã đứng ra triệu tập Quốc dân Đại hội ở Tân Trào,đứng ra trực tiếp kêu gọi, tổ chức huy động lực lượng quần chúng đấu tranh giành chính quyền.Tóm lại VM có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị và lãnh đạo Tổng k/n tháng 8
Đề 26 Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của Bản chỉ thị ngày 12/3/1945 của Đảng?
Diễn diến, ý nghĩa của cao trào chống Nhật cứu nước để chuẩn bị cho Tổng k/n
CM8?
a Hoàn cảnh ra đời:
Trang 30Sau khi Nhật đảo chính Pháp, độc quyền thống trị Đông Dương, phong trào đấu tranh củanhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào một thời kỳ mới - Cao trào Kháng Nhật cứunước.
Đảng ta dự đoán từ trước, hai con thú đói Nhât – Pháp không thể nhường nhau miếng mồiĐông Dương béo bở, sẽ cắn xé và lật đổ nhau Ngay đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ TW Đảng họp
ở Đình Bảng – Bắc Ninh do Trường Chinh chủ trì, đã phân tích tình hình và nhận định cuộc đảochính đã đưa đến hậu quả là gây ra cuộc khủng hoảng lớn về chính trị với Nhật, làm cho tình thế
CM xuất hiện
Ngày 12/3/45, thường vụ TWĐ ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
b Nội dung cơ bản:
Vạch rõ nguyên nhân và hậu quả cuộc đảo chính của Nhật;
Xác định kẻ thù chính, duy nhất của nhân dân ta lúc này là Nhật cùng bọn tay sai của chúng.Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng Nhật cứu nước, hình thành một cao trào thậtmạnh mẽ làm tiền đề cho một cuộc tổng k/n và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng k/n khi thời
và đề ra khẩu hiệu “ Thành lập chính quyền CM của nhân dân Đông Dương”
Ngoài ra, chỉ thị cũng chỉ rõ, do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi nơi không giốngnhau, CM có thể chín muồi ở các địa phương không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lượnggiữa ta và địch có lợi cho CM thì lãnh đạo quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc k/n từngphần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng k/n giành chíh quyền trong cả nước
Bản chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và của MTVM trong cao trào chốngNhật cứu nước
d Diễn diến của cao trào chống Nhật cứu nước để chuẩn bị cho Tổng k/n CMT8:
Ngay sau khi Nhật làm đảo chính Pháp TW đảng đã có chỉ thị “ Nhật –Pháp bắn nhau và hànhđộng của chúng ta” Tiếp đó MTVM lại ra lời hịch kêu gọi đồng bào toàn quốc tham gia vào caotrào chống Nhật cứu nước “ Hỡi quốc dân đồng bào, vận mệnh dân tộc ta đang treo trên sợi tóc,nhưng cơ hội ngàn năm có một đang lại
Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của VM:
Tiến lên !
Xông tới !
Cứu nước, cứu nhà !”
Theo lời kêu gọi Cao trào kháng nhật diễn ra rộng khắp
Ở nông thôn, miền núi, trung du, MTTTGPQ và Cứu quốc quân đã phối hợp với lực lực chínhtrị của quần chúng gp hàng loạt xã, châu huyện thuộc Cao- Bắc –Lạng, Hà- Tuyên -Thái Tại BắcGiang, quần chúng nổi dậy lập UB dân tộc ở nhiều làng Chính quyền Cm đã tịch thu ruộng đấtcủa địa chủ thực dân chia cho nông dân nghèo Đội du kích Bắc Giang được thành lập
Ở Hưng Yên đội tự vệ địa phương chiếm đồn Bần Yên Nhân và thu toàn bộ vũ khí
Trang 31Ở Quảng Ngãi ngày 11/3/45 đượct tin Nhật đảo chính Pháp, một số đảng viên ở nhà tù Ba Tơ
đã quyết định k/n chiếm đồn binh giặc, lập đội du kích Ba Tơ và đây là lực lượng nòng cốt củacuộc k/n giành chính quyền ở địa phương và các tỉnh Trung Kỳ
Ngoài ra các tù chính trị ở nhà lao như Sơn La, Nghĩa Lộ, Hoả Lò, Buôn Mê Thuột đều nổidậy đấu tranh đòi tự do và phá nhà ngục vượt ngục
Như vậy, ở nông thôn hình thái k/n từng phần đã xuất hiện, đó là những nơi hưởng ứng rấtmạnh mẽ cao trào chống Nhật cứu nước
Đối với thành thị, thành phố thì các tầng lớp nhân dân đã tổ chức biểu tình, mít tinh ở khắpmọi nơi với sự hỗ trợ của các đội xung phong, tuyên truyền nhằm vạch trần bộ mặt của Phát xítNhật và cảnh cáo những tên tay sai gian ác, đồng thời kêu gọi nhân dân tham gia MTVM
Còn ở khu gp VB, VNTTGPQ đã phối hợp với nhân dân cùng nổi dậy giành chính quyền và đãthành lập chính quyền CM dưới hai hình thức là UBND và UBGP Các chiến khu như Hoà Ninh,Đông Triều được thành lập
Giữa lúc Cao trào đang phát triẻn mạnh, Đảng đã phát động phong trào phá kho thóc của Nhật
để chia cho đồng bào bị đói Chủ trương đó của Đảng đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của hàngtriệu quần chúng nhân dân, và đã động viên được hàng triệu quần chúng nhân dân lên trận tuyếnmới
Công tác báo chí và tuyên truyền của Đảng cũng phát triển mạnh Hầu hết các báo của Đảngđều ra công khai nhằm vạch trần chính sách bóc lột dã man và những luận điệu lừa bịp của phátxít Nhật, phê phán tư tưởng cải tổ của CP Trần Trọng Kim hy vọng giành độc lập bằng con đườngthương lượng
Ở các tỉnh miền Trung, cao trào chống Nhật cứu nước đã động viên được đông đảo quần chúng
và lôi kéo được cả tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ, một số binh lính người Việt Thậm chí có cả trihuyện cũng liên lạc và tham gia MTVM, làm cho bộ máy chính quyền của địch bị tê liệt ở nhiềunơi
Qua đó cho ta thấy, cao trào chống Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của CMVN lúcđó; Trong thời kỳ này, mọi hoạt động của Đảng và của nhân dân đều chỉa mũi nhọn vào bọn phátxít Nhật; Cao trào đã chuẩn bị mọi mặt cho tổng k/n giành chính quyền trong toàn quốc
e Ý nghĩa:
Cao trào đã lôi cuốn được hàng triệu quần chúng vào trận tuyến đấu tranh với kẻ thù; Qua caotrào này LLCTrị và LLVTCM ở nông thôn, thành thị đều phát triển vượt bậc, còn lực lượng của
kẻ thù thì suy yếu nhanh
Có thể nói cao trào là một bước phát triển, là tiền đề để đưa nhân dân ta tiến lên tổng k/n Vàđây chính là cuộc tập dượt thứ 3 để chuẩn bị cho CM8
Đề 27 Phân tích thời cơ (nguyên nhân) bùng nổ Giải thích tại sao đây là cơ hội ngàn năm có một?
Diễn biến? Nguyên nhân thành công?
Ý nghĩa lịch sử (Bước ngoặt lịch sử; Sự kiện trong đại của lịch sử dt VN; Biến cố lịch sử) Bài học kinh nghiệm của CMT8.
1 Phân tích thời cơ (nguyên nhân) bùng nổ:
Tổng k/n tháng 8 nổ ra trong các điều kiện:
a Về khách quan: Cuộc CTTG thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc Ở châu Âu, phát xít Đức đã
đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/45); ở Thái Bình Dương, liên tục bị đồng minh Anh Mĩtấn công dồn đuổi và tiêu diệt cả trên bộ và trên biển nên 13/8/45 Phát xít Nhật cũng đầu hàngđồng minh không điều kiện Ở Đông Dương quân Nhật mất tinh thần khủng hoảng đi đến tự tan
rã, Còn chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim thì rất hoang mang hoảng sợ cực độ và tan rã
Trang 32b Về chủ quan: ĐCS Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt cho cuộc k/n giành chính
quyền Đó là đảng đã có lực lượng chính trị đông đảo, quần chúng nhân dân sẵn sàng nổi dậy; Đảng cũng có LLVT chính quy và du kích ở các địa phương đã tích cực tuyên truyền và tácchiến có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trong những cuộc k/n từng phần
Đảng cũng đã có khu căn cứ địa CM được XD từ sau Hội nghị TW8(5/41)
Do có sự chuẩn bị lực lượng một cách kỹ càng và đã sẵn sàng, nên đảng và MTVM đã kịpthời phát động cao trào kháng Nhật cứu nước ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/45), nhờ đólực lượng CM đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này
Trong những điều kiện chủ quan và khách quan trên đã đưa thời cơ của cuộc Tổng k/n đi tớichín muồi hoàn toàn Đảng đã quyết định phát lệnh Tổng k/n, vì đó là thời cơ ngàn năm có một
2 Nói đây là thời cơ ngàn năm có một vì: Nó chỉ tồn tại trong một thời khắc ngắn ngủi (từ khi
phát xít Nhật đầu hàng đồng minh đến khi quân Tưởng kéo vào Hà nội đầu 9/45)
Thời cơ xuất hiện khi mà bè lũ thống trị đã lâm vào tình thế khủng hoảng tột độ Tầng lớptrung gian đã ngã hết theo CM; Lực lượng vật chất và tinh thần để tiến hành tổng k/n đã đầy đủ vàsẵn sàng
Quân đồng minh chưa kịp kéo vào nước ta để thực hiện những mưu đồ đen tối, tuy nhiên ngàychúng tới cũng rất gần.Thực tế đã cho thấy nước Việt Nam ra đời chưa được 10 ngày thì quânTưởng và quân Anh đã kéo vào Việt Nam gây cho ta rất nhiều khó khăn tưởng chừng khó có thểvượt qua; 20 vạn quân đội ĐQ chúng dàn xếp thoả hiệp với nhau để cho Pháp tái xâm lược ViệtNam
Vì vậy, ta phải nhanh chóng giành chính quyền từ tay phát xít Nhật để lấy tư cách chủ nhân đấtnước mà “tiếp đón” quân đồng minh Các kẻ thù mới vào nước ta khó có thể xoá đi những thànhquả CM mà nhân ta đã giành được
Thời cơ CM sẽ không còn nữa khi Quân đội Đồng minh kéo vào nước ta Vì vậy chỉ có thờiđiểm Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh là thời cơ giành độc lập đến với tất cả các nước là thuộcđịa của phát xít Nhật Ở khu vực Châu Á chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập vào thời điểm này làViệt Nam, Lào và Inđônê xia
Qua đó ta thấy rằng thời cơ của CMT8 là rất ngắn ngủi, là thời cơ ngàn năm có một Dân tộc ta
đã nắm bắt và sử dụng với một quyết tâm rất cao, đúng như lời nói của CTHCM “Lúc này thời cơthuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyếtgiành cho được độc lập”
3 Diễn biến:
Cuộc CTTG 2 đến ngày kết thúc Ở Châu Âu phát xít Đức bị tiêu diệt (5/45) Ở Châu Á,ngày 15/8/1945, Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện Quân Nhật ởĐông Dương bị tê liệt Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang cực độ
Ngày 13 đến 15/8 , Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động Tổngk/n trong cả nước trước khi quân Đồng minh kéo vào Hội nghị đã lập ra UB k/n TW và ra QuânLệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy Tiếp đó ngày 16 đến 17/8 Quốc dân đại hội ở Tân Trào(Tuyên Quang) gồm đại biểu 3 miền tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng toàn dân Đại hội tánthành quyết định Tổng k/n thông qua 10 chính sách của Vminh, lập UB dân tộc gp Việt Nam (tứcChính phủ lâm thời sau này) do HCM đứng đầu, quy định quốc kỳ, quốc ca Sau đó CT HCM đãgửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng k/n giành chính quyền Do tận dụng tốt yếu tốtình thế, thời cơ CM trên cơ sở chuẩn bị rất chu đáo về lực lượng, cuộc Tổng k/n diễn ra rất mau lẹhầu như không đổ máu nhưng thắng lợi rất lớn Cụ thể là:
Chiều 16/8/45, theo lệnh UB k/n, một đội quân gp do đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy, làm lễ ởgốc đa Tân Trào (Tuyên Quang) tiến về gp TX Thái Nguyên đem lại thắng lợi mở đầu cho cuộcTổng k/n
Trang 33Từ ngày 14 đến 18/8, nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh từ Bắc vào Nam đã nổi dậy giành chínhquyền Bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, HàTĩnh, Quảng Nam (18/8/45).
Ngày 15/8 lệnh k/n đã về tới Hà Nội Đội tuyên truyền xung phong của VM đã tổ chức diễnthuyết công khai ở các rạp hát lớn trong TP Ngày 16/8 truyền đơn, biểu ngữ, kêu gọi k/n xuấthiện ở khắp nơi; Chiều 17/8, phe bù nhìn thân Nhật tổ chức một cuộc mít tinh ở nhà hát lớn, ủng
hộ chính phủ Trần Trọng Kim Nhưng đảng bộ Hà Nội đã bí mật huy động quần chúng ở nội vàngoại thành, biến cuộc mít tinh thân Nhật thành cuộc mít tinh ủng hộ VM Sau đó thành cuộc biểutình tuần hành qua các phố có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu Ngày 19/8 cuộc mít tinh lớn ở Quảngtrường Nhà hát lớn do MTVM tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành có
vũ trang tiến về các ngã đường, chiếm các cơ quan của chính phủ bù nhàn như Phủ Khâm Sai, ToàThị chính, Sở Cảnh sát, Trại bảo an Trước khí thế sôi sục của quần chúng quân Nhật có hơn 1 vạn
ở HN mà không dám chống lại Cuộc k/n đã hoàn toàn thắng lợi ở Thủ đô HN
Ở nhiều tỉnh xa, lệnh Tổng k/n của TW về tới chậm nhưng căn cứ tình hình và bản chỉ thị12/3/45, đảng bộ và MT ở các địa phương đã chủ động và kịp thòi phát động quần chúng nổi dậygiành chính quyền
Thắng lợi của cuộc k/n ở HN có tác dụng cổ vũ to lớn đối với phong trào trong cả nước, làmtăng thêm khủng hoảng trong hàng ngũ kẻ thù, tạo đk thuận lợi cho cuộc Tổng k/n
Ngày 23/8, ta giành chính quyền ở Huế- thành luỹ hàng trăm năm của PK nhà Nguyễn đã lọtvào tay nhân dân CM
Ngày 25/8 ta giành chính quyền ở Sài Gòn- thành luỹ cuôí cùng của CNTD bị sụp đổ
Đến 28/8 ta đã giành được chính quyền trong cả nước Cuộc tổng k/n đã thành công hoàn toàn.30/8/45, tại Huế hàng vạn nhân dân đã chứng kiến Chính phủ lâm thời Việt Nam làm lễ thoái
vị cho vua Bảo Đại - ông vua cuối cùng của chế độ PK giao nộp ấn tín và thanh kiếm vàng choCM
2/9/45, tại Quảng trường Ba Đình , trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, CTHCM thay mặt
CP Lâm thời đã đọc bản TNĐL khai sinh ra nước VNDCCH
4 Nguyên nhân thành công:
CMT8 thành công là do nhiều nguyên nhân
- Về khách quan, CM8 thành công là nhờ lực lượng Đồng minh đã chiến thắng quân đội phát xít
và đặc biệt là Hồng quân LX đã đánh bại Phát xít Nhật ở Thái Bình Dương
-Về chủ quan, CMT8 thành công vì dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, có ý chí
chống giặc ngoại xâm., có tinh thần đấu tranh bất khuất từ ngàn xưa cho ĐL-Tdo Thứ nhất là, từkhi có ĐCS Đông Dương lãnh đạo thì đã tập hợp được mọi người hăng hái xônglên giành chinhsquyền; Thứ 2 là, có ĐCS Đông Dương đứng đầu là CTHCM đã lãnh đạo CM, trải qua 3 cuộc tậpdượt, đã rèn luyện và tổ chức đựơc quần chúng nhân dân và huy động nhân dân tham gia các hìnhthức mặt trận trên cơ sở liên minh công nông Thứ 3 là, ĐCS Đông Dương lại có nghệ thuật chỉđạo CM, biết kết hợp giữa đấu tranh VT với đấu tranh CTrị, biết tổ chức từ k/n từng phần ở nôngthôn tiến lên tổng k/n trong cả nước, đánh đổ toàn bộ chính quyền của ĐQ và PK giành chínhquyền về tay nhân dân
Tóm lại, nguyên nhân có đảng lãnh đạo là cơ bản nhất đảng đã biết khai thác sức mạnh củatruyền thống dân tộc kết hợp với sức mạnh của cả dân tộc vùng dậy, kết hợp sức mạnh trong nướcvới sức mạnh của CMTG để tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa CMT8 đến thành công
5 Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nứơc, CM8 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam Đã phá tan hai
tầng xiền xích nô lệ của TD Pháp ( kéo dài hơn 80 năm) và của phát xít Nhật (kéo dài gần 5 năm).Đồng thời còn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại gần 1000 năm ở Việt Nam
Trang 34CMT8 đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủcộng hoà, đưa nhân ta từ thân phận nô lệ trở thành người tự do và làm chủ đất nước; Đưa Đảng ta
từ một đảng bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền trong cả nước
CMT8 đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên ĐLDT gắn liền vớiCNXH
- Đối với TG, thì CM8 đã góp phần đánh bại CN phát xít TG trong đó có phát xít Nhật ở Đông
Dương., là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu, đã tự gp khỏi ách ĐQ TD;
Thắng lợi CMT8 đã góp phần làm suy yếu CNĐQ, nhất là ĐQ Pháp ở Đông Dương, vì thếCMT8 đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa trên TG, góp phần củng cốhoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên toàn TG nói chung
Đúng như CT HCM đã nhận xét: Nói đến CMT8 thì chẳng những nhân dân ta có quyền tự hào
mà nhân dân các dân tộc bị áp bức trên TG cũng có quyền tự hào vì lần này là lần đầu tiên trên TGmột dân tộc thuộc địa nhỏ yếu đã tự mình đứng lên đánh đuổi được ách thống trị của bọn ĐQ đểgiải phóng cho mình
6 Bài học kinh nghiệm:
CM8 đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, làm phong phú thêm kho tàng lýluận của CN Mác Lênin về CM thuộc địa, đó là:
Trên cơ sở nắm vững tư tưởng ĐLDT và CNXH, đảng đã chỉ đạo chiến lược CM đúng đắn vàsáng tạo, biết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đưa nhiệm vụ chống ĐQ và tay sai lên hàngđầu, nhằm tập trung mọi lực lượng để thực hiện cho kỳ được yêu cầu nóng bỏng của CM là gpdt,giành lấy chính quyền về tay nhân dân LĐ
Đánh giá đúng vị trí và thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp nhân dân, trong đó cóCông nông là hai động lực chính, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhândân, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong MTVM, cô lập cao độ kẻ thù chủyếu và tiến đến đánh đổ chúng
Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực Cm và k/n vũ trang, kết hợp xây dựngLLCtrị với LLVT; Kết hợp giữa đt chính trị với đt VT; kết hợp phong trào ở nông thôn miền núivới đô thị; Đi từ k/n từng phần tiến lên tổng k/n, kết hợp chuẩn bị lực lượng lâu dài và đón đúngthời cuộc, chớp lấy thời cơ thuận lợi, phát động toàn dân tiến hành tổng k/n trong cả nước
Đề 28 Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa lịch sử của TNĐL? Ý nghĩa của sự ra đời nước
VNDC CH.
a Hoàn cảnh: CM8 đã thành công, Chính quyền CM đựơc thành lập trong toàn quốc Việt Nam
thành một nước độc lập tự do, CP nước VNDC CH ra đời CTHCM đã trực tiếp soạn thảo bảnTNĐL (tại số nhà 48 Hàng Ngang–HN) và thông qua chính phủ lâm thời
Ngày 2/9/45, CTHCM thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDC CH trịnh trọng công bố bảnTNĐL khai sinh ra nước VNDC CH
b Nội dung:
Mở đàu bản TN, CTHCM đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân Việt Nam và nhân dân
TG rằng: Dân tộc Việt Nam cũng như các dt Pháp, Mỹ và các dt khác trên TG có quyền tự do,bình đẳng Quyền tự do và bình đẳng đó đã được xác nhận trong bản TNĐL của nước Mĩ (1776)
và TN nhân quyền của nước Pháp (1791) như “Tất cả các dân tộc trên TG đều sinh ra bình đẳng.Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Dân tộc Việt Nam dù nhỏ
bé nhưng vẫn là một dân tộc Chúng ta cũng có quyền sống bình đẳng với tất cả các dt khác trên
TG, không kẻ nào có quyền tước bỏ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy của chúng ta “Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hoá cho những quyền không ai có thể xâmphạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc”
Trang 35TNĐL tố cáo tội các của TD Pháp nhiều hơn của Nhật, điều này không có nghĩa vì tội ác củaNhật ít hơn của Pháp Thực tế phát xít Nhật còn dã man hơn cả TD Pháp, chúng mới cai trị Đôngdương khoảng 5 năm mà đã làm cho 2 triệu đồng bào ta chết đói và gây bao nhiêu tai hoạ khác.Nhưng TN lại đề cập đến tội ác của Nhật ít hơn, sở dĩ như vậy vì Pháp là kẻ thống trị Đôngdương, gây bao tội các cho nhân dân Đông dương nhưng đã không “bảo hộ” được Đông dương
TD Pháp đã hơn 80 năm cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta vô nhân đạo, thi hành nhữgnluật pháp dã man, lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, dìm các cuộc k/n của ta trong bề máu, đặt rahàng trăm thứ thuế khiến dân ta bần cùng, nước ta xơ xác, tiêu điều
Tố cáo TD Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địacủa Nhật Từ 9/3/45, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp Khi Nhật đầu hàng đồng minh, nhândân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước VNDC CH, khẳng định nhân dân đãgiành đựơc chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp
CTHCM còn tuyên bố thoát ly mọi quan hệ với TD Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của
TD Pháp tại Việt Nam, xoá bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình PK đã ký với TDPháp
Khẳng định Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị Dân ta đã đánh đổ các xiềng xíchthực dân gần 100 năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ lập nên nước VNDCCH
Khẳng định nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước
tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng vàcủa cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy Như vậy TN đã khẳng định cả hai phương diện: trênpháp lý cũng như trên thực tế chủ quyền của dân tộc ta
c Ý nghĩa: Bản TNĐL là một văn kiện lich sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Độc lập tự do là tư tưởng trung tâm của bản TNĐL của nước VNDCCH Đó là lý tưởng, là mụctiêu trước hết của HCM, của đảng và của dân tộc VN, cũng như của mọi dân tộc trên TG
Đó là bản anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng, tràn đầy sức mạnh và niềm tin của nhân dânViệt Nam trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Đó là sự kết tinhnhững giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mở
ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Từ đó về sau nhân dân ta đã không từ chối một sự hysinh nào, kể cả phải trải qua hai cuộc chiến tranh 30 năm tàn khốc để giữ vững tinh thần cơ bảncủa Bản Tuyên ngôn
d Ý nghĩa của sự ra đời nước VNDC CH.
Nước VNDCCH ra đời là mốc son đánh dấu sự thành công rực rỡ của CMVN, khẳng định vaitrò lãnh đạo quan trọng chủ chốt và không thể thiếu được của ĐCS Đông Dương
Việc ra đời nước VNDC CH đã mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và sánhvai cùng các nước trên TG
Nước VNDCCH ra đời đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộcđịa, nhất là ở khu vực Châu Á
Đề 29 Sự ra đời và hoạt động của LLVT từ 40- 45 ? Vai trò của LLVT đối với thắng lợi của
CM8?
a Sự ra đời:
CTTG 2 bùng nổ, công tác trực tiếp chuẩn bị cho cuộc k/n vũ trang giành chính quyền CMthành nhiệm vụ trung tâm của đảng Đảng chủ trương phát triển rộng khắp từ nông thôn, rừng núiđến đô thị lực lượng quần chúng mạnh mẽ Trên cơ sở đó từng bước xây dựng LLVT với các hìnhthức và quy mô thích hợp, thành lập và mở rộng các căn cứ địa CM, chuẩn bị gấp rút để tiến lên k/
n trong cả nước theo hướng đi từ k/n từng phần tiến lên k/n giành chính quyền
b Hoạt động:
- Từ 9/40 đến 9/8/45:
Trang 36Sau thất bại của k/n Bắc Sơn, TW đảng đã quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn làm cái vốnban đầu cho CM Nhờ đó đội du kích Bắc Sơn lớn dần lên và đến năm 1941 trở thành trung độiCứu quốc quân Việt Nam.
Vào giữa năm 1941, TD Pháp tổ chức cuộc khủng bố càn quét ở vùng Bắc Sơn –Vũ Nhai với
ý đồ tiêu diệt “Cứu quốc quân” Trung đội “ cứu quốc quân” gồm hơn 30 chiến sỹ đã kiên trì bámdân, bám đất chiến đấu
Đến 7/41 một bộ phận “Cứu quốc quân” đã vượt vòng vây của quân thù để lên biên giới phíaBắc Một bộ phận còn lại hoạt động trong dân tuyên truyền vũ trang và gây cơ sở Cả hai bộ phận
“ cứu quốc quân” đã tiếp tục phát triển lực lượng đến ngày 15/9/41, trung đội cứu quốc quân thứ
2 được thành lập với 47 chiến sỹ đã mở rộng địa bàn hoạt động ở khắp Thái Nguyên và TuyênQuang
Tại Cao Bằng, cuối năm 1941 lãnh tụ NAQ đã quyết định thành lập đội “ Tự vệ VT”
Giữa năm 1944, Tổng bộ VM ra chỉ thị “ sửa soạn k/n” và đến tháng 8/44 Đảng ra lời kêu gọi
“ Sắm vũ khí đuổi thù chung” Từ đó không khí chuẩn bị sôi sục ở khắp nơi, nhân dân hăng háimua sắm VK tự vệ phấn khởi luyện tập quân sự
Ngày 22/12/44, Lãnh tụ NAQ ra chỉ thị về việc thành lập Đội VNTTGP Quân gồm 32 chiến sỹ
do đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy Đội này hoạt động theo phương châm chính trị trọng hơn quân
sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến Nhiệm vụ của Đội là vũ trang tuyên truyền, vận động nhândân gây dựng cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc k/n Đội còn có nhiệm vụ huấn luyện và trang bị
vũ khí giúo cho các đội vũ trang ở từng địa phương
Ba ngày sau khi thành lập, VNTTGP Quân đã liên tiếp hạ hai đồn Phay Khắt (25/12/44) và NàNgần (26/12/44)
Cứu quốc quân cũng hạ được đồn Chợ Chum và phát triển chiến tranh du kích ở Thái Nguyênrồi tiến về Chiêm Hoá và tràn về vùng Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ để tiếp tục hoạt động NgoàiLLVT ở TW Đảng còn XD LLVT ở địa phương với các đội tự vệ để diệt ác ôn, tuyên truyền vũtrang và bảo vệ quần chúng
- Từ 9/3/45 đến 8/45:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (3/45) đảng ta phát động một cao trào kháng Nhật cứu nướctrong cả nước LLVT đã tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, tấn công vào các đồn địch, tạo đkcho quần chúng nổi dậy k/n từng phần và tiến lên Tổng k/n khi có đủ đk Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc - Lạng, LLVT cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thành lập chính quyền nhân dân, pháttriển các Hội cứu quốc và tổ chức luyện tập quân sự cho quần chúng
Tại cao trào chống Nhật cứu nước, đã xuất hiện nhiều đội vũ trang mới Tiêu biểu là ngày11/3/45, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy k/n giành chính quyền, thành lập đội du kích Ba Tơ.Ngoài ra có Đội du kích Bắc Giang, đội du kích Hưng Yên cũng được thành lập
Trước sự phát triển của LLCM, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ quyết định đặt nhiệm vụ quân sự lêntrên hết, và chủ trương mở rộng chiến tranh du kích Tháng 4/45 Hội nghị quyết định thống nhấtcác LLVT thành VNGPQuân; tháng 5/45 hai đội VNTTGPQuân và cứu quốc quân hợp nhấtthành Việt Nam gp quân
Chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh ở các tỉnh Cao –Bắc – Lạng-Hà -Tuyên-Thái,khu gp VB được thành lập ( 6/1945)
- Trong k/n tháng 8/45: Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ CM đã đến Ngày 14/8/ 45 Hội nghị
toàn quốc của đảng họp quyết định Tổng k/n giành chính quyền, thành lập UB k/n
Theo mệnh lệnh của UB k/n, chiều 16/8/45 một đội quân gp từ Tân Trào do đ/c Võ NguyênGiáp chỉ huy tiến về đánh Nhật ở TX Thái Nguyên Tổng k/n giành chính quyền trong cả nước đãbắt đầu Khắp nơi các tổ chức vũ trang, các đội tự vệ đã anh dũng hỗ trợ quần chúng nổi dậy cướpchính quyền
c Vai trò của LLVT đối với CM8:
Trang 37Tổng k/n tháng 8 năm 45 là đỉnh cao của 15 năm đấu tranh CM của toàn dân ta Đảng đã từngbước vũ trang quần chúng, XD LLVT khi có đk.
Thắng lợi của CMT8 là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp gồm 2 lực lượng: LLCTrị và LLVT;cũng là sự kết hợp của hai hình thức đấu tranh đó là đt VT và đt Chính trị
Trong thời kỳ tiền k/n LLVT đóng vai trò quyết định đối với việc phát triển chiến tranh dukích, cục bộ ở nông thôn và XD căn cứ địa CM Hoạt động của LLVT đã gây thanh thế cho CMgóp phần phát triển cơ sở chính trị của quần chúng
Trong Tổng k/n, LLVT có vai trò rất quan trọng trong việc tác chiến ở những nơi mà kẻ thù tỏ
ra ngoan cố, trừng trị có hiệu quả những phần tử phản động LLVT phối hợp với LL Ctrị kiênquyết nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền ở cả TW và địa phương
LLVT trong CMT8 tuy còn nhỏ bé về số lượng, thiếu thốn về trang bị nhưng đã đóng vai tròquan trọng trong k/n giành chính quyền
GIAI ĐOẠN 1945 1954
Đề 30 Vì sao nói đất nước ta sau CMT8 rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc?
Chủ trương và biện pháp của Đảng ta nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt
và chống thù trong giặc ngoài ( 45-46)?
1 Nói đất nước ta sau CM8 ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc vì:
Sau khi CMT8 thành công, chính quyền CM mới ra đời đã phải đối phó với muôn vàn khókhăn Song cũng chính thời gian này, Đảng ta đã thể hiện năng lực lãnh đạo CM, đã vững vàngchèo lái con thuyền CM Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách tới bến bờ vinh quang
a Về thuận lợi:
CMT8 mới thành công đã đem lại cho Đảng thế và lực mới Nước Việt Nam đã giành được tự
do độc lập, nhân dân được hưởng tự do độc lập, đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trongphạm vi cả nước và Chính quyền cũng được thiết lập từ TW đến địa phương
Trong quan hệ quốc tế, LX đã trở thành lực lượng nòng cốt của phe XHCN Đồng thời sauCTTG2 hàng loạt nước XHCN nối tiếp nhau ra đời, là chỗ dựa tinh thần cho CM nước ta Phongtrào CMTG phát triển như vũ bão, càng cổ vũ nhân dân ta qyết tâm bảo vệ thành quả CM
Các sự kiện trên đã tạo ra những nhân tố quan trọng có tác dụng cổ vũ động viên nhân dân tatrong thời kỳ đấu tranh mới
b Về khó khăn: Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, sau CMT8 nhân dân ta cũng gặp muôn vàn khó khăn Nước VND CH đứng trước tình thế hiểm nghèo, như “ Ngàn cân treo sợi tóc” bởi
phải đối phó với những mối đe doạ lớn:
Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc 20 vạn quân Tưởng dược sự ủng hộ của Mĩ đã ồ ạt kéo vào miền Bắc dưới danh nghĩa là quân đồng minh vào tước khí giới quân Nhật Và kéo theo chân chúng là
bè lũ Việt gian lưu vong phản động Việt Quốc - Việt Cách, Tơ rốt kít, bọn phản động trong các đảng phái tăng cường chống phá CM, phá MTVM, lật đổ chính quyền CM, thực hiện âm mưu đen tối là “Diệt cộng, cầm Hồ” Vì vậy, chúng đã gây cho ta rất nhiều khó khắn trên tất cả các lĩnh
vực KT, CT, XH Chúng ngang nhiên đưa ra những đòi hỏi hết sức vô lý và ngang ngược như đòicải tổ Chính phủ, đòi thay đổi quốc kỳ và quốc ca; đòi giải tán ĐCS, đòi cho tay chân được 70ghế trong Qhội mà không phải qua bẳu cử; chúng đòi ta phải cung cấp lương thực, thực phẩm vàcho phép chúng được tiêu tiền quan kim mang từ TQ sang Bọn tay sai của Tưởng đã dựa vàoTưởng để lật đổ chính quyền CM của ta ở một số nơi: Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái
Quân Tưởng và bọn tay sai gây ra các vụ cướp bóc, giết người, tuyên truyền kích động quầnchúng chống lại chính quyền CM, thủ tiêu thành quả của CMT8 Đây là mối đe doạ nguy hiểm đốivới nền độc lập và chủ quyền dân tộc của nước ta
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, tình hình còn nghiêm trọng hơn, 15000 quân Anh cũng lấy danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật mở đường cho Pháp quay lại xâm lược nước ta;