1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam

99 3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

hóa trong ho ạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” được đặt ra nhằm mục đích tìm ra các mặt tích cực và hạn chế của các hình thức tổ chức thu gom rác,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Xuân Trường Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Tâm

MSSV: 1091081081 Lớp: 10HMT3

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của tôi, do tôi thực hiện, không sao chép Những số liệu và các kết quả trong đồ án là tôi tự tìm hiểu, thu thập, tính toán và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về những lời cam đoan này

Tp.HCM, ngày 7 tháng 08 năm 2012 Sinh viên

Đoàn Thị Tâm

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chất thải là sự đồng hành tất yếu của mọi hoạt động kinh tế và phát triển Ngày nay, cùng với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật thì mặt trái của nó là lượng chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng có xu hướng gia tăng ngày càng cao cùng với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng Sự gia tăng chất thải rắn đã và đang là một tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng, đe dọa tính bền vững trong phát triển Ô nhiễm môi trường gia tăng đòi hỏi con người cần phải có những biện pháp để hạn chế và cải thiện nó Các mô hình quản lý chất thải rắn đó giúp giải quyết những vấn đề bức xúc trong việc xử lý rác thải đặc biệt tại các đô thị, nơi nguồn chất thải rắn phát sinh là rất lớn Xây dựng một mô hình quản

lý chất thải rắn chặt chẽ và có hiệu quả là một việc vô cùng cần thiết, nhất là đối với một nước đang diễn ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ như Việt Nam

Hội An là thành phố với các di sản văn hóa lâu đời cho nên thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến Chính điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế cho địa phương, song song với sự phát triển kinh tế thì lượng chất thải rắn phát sinh không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và dường như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn TP Hội An chủ yếu

là do ý thức người dân chưa cao, thiếu phương tiện thu gom rác, đặc biết là công tác quản lý còn chậm Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải cứ kéo dài và ngày càng trầm trọng, điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước sẽ bị ô nhiễm; cư dân xung quanh các bãi rác tự phát dễ bị các bệnh truyền nhiễm; ngoài ra rác thải ứ đọng gây tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch, phát tán bệnh tật; …

Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng trên địa

người dân sống trên địa bàn TP Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp quản lý về môi trường sao cho có hiệu quả, để đem lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho con người và cho xã hội Tuy nhiên vấn đề khó khăn hiện nay là lựa

Trang 4

chọn mô hình tổ chức thích hợp và các giải pháp thu hút, tập hợp lực lượng này vào

hoạt động để thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành chung

hóa trong ho ạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” được đặt ra nhằm mục đích tìm ra các mặt tích cực và hạn chế của các

hình thức tổ chức thu gom rác, từ đó đề xuất một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt

2 Mục đích của đề tài

• Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hội An

• Đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại TP Hội An

thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra

3 Nội dung nghiên cứu

• Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường TP Hội An

• Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hội An

• Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hội An

Kết luận và kiến nghị

4 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt TP Hội An

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần

thiết nhằm đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý môi trường

Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ tại TP Hội An, tiền đề cho nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về khối lượng và đa dạng về thành phần Do đó, CTR sinh hoạt

đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gây ảnh hưởng

Trang 5

tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người nếu không được quản lý và xử lý thích hợp

Với khối lượng phát sinh lớn, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đang gây nhiều khó khăn cho Công ty Công Trình Công Cộng, lượng CTR chưa được thu gom

và xử lý triệt để đang là mối đe doạ lớn đến đời sống nhân dân, đây chính là vấn đề môi trường mà các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý đô thị luôn quan tâm và tìm cách giải quyết

Tham khảo các tài liệu có sẵn trên sách, báo, internet có liên quan đến đề tài Tiến hành phân tích, hệ thống hóa và chọn lọc những tài liệu để làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc thực hiện đề tài

5 2 Phương pháp cụ thể

 Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng dân số và CTR tại TP tới

năm 2025

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Toàn bộ các số liệu được thực

hiện trên các bảng biểu và đồ thị Số liệu được quản lý và phân tích với phần mền

Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word

 Thu thập tài liệu, số liệu tại Công ty Công Trình Công Cộng

Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế): Tiến hành

khảo sát thực tế trên địa bàn huyện, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận

chuyển và bãi xử lý rác trên địa bàn Tp Hội An

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, do đó việc đánh giá tác động môi trường là một công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự báo các tác động có lợi, có hại trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài góp phần hạn chế các tác động tiêu cực

Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TP trên cơ sở đề xuất các biện pháp, xây dựng mô hình mới trong hoạt động phân loại rác tại nguồn, thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR phát sinh hằng ngày

Trang 6

Qua đó thấy được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là vô cùng quan trọng nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

7 Cấu trúc đề tài

Chương 1 Tổng quan quản lý chất thải rắn

Chương 2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại TP Hội An – Tỉnh Quảng Nam Chương 3 Dự báo dân số, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cho thành phố đến năm 2025 và những tồn tại trong công tác thu gom tại TP Hội An – Tỉnh Quảng Nam

Chương 4 Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt TP Hội An – Tỉnh Quảng Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Đặc trưng chất thải rắn

1.1.1 Một số khái niệm về chất thải rắn

Theo quan niệm chung: CTR bao gồm toàn bộ các chất thải ở dạng rắn, được con

người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

Theo T iêu chuẩn Việt Nam năm 2000: “Chất thải rắn là các chất thải rắn phát

sinh từ các hoạt động của con người hoặc các khu công nghiệp, bao gồm: chất thải từ các khu dân cư, đường phố, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn phòng, xây dựng, sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế”

Khái niệm về chất thải rắn đô thị theo quan điểm mới : chất thải rắn đô thị được

định nghĩa là vật chất mà con người tạo ra ban đầu, vứt bỏ đi trong khu vực đô thị

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

Nguồn phát sinh chủ yếu của chất thải rắn đô thị bao gồm:

- Từ các khu dân cư ( chất thải rắn sinh hoạt);

- Các trung tâm thương mại;

- Các công sở, trường học, công trình công cộng;

- Dịch vụ đô thị, sân bay;

- Các hoạt động công nghiệp;

- Các hoạt động xây dựng đô thị;

- Các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước của thành phố

Trang 8

1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị

1.1.3.1 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành

• C hất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của

con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại

Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cụ thể :

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các nhà máy nhiệt điện…

- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;

- Các phế thải trong quá trình công nghệ;

Hoạt động sống và tái sản sinh con người

Các hoạt động quản lý

Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại

Hơi độc hại sinh hoạt Chất thải

Chất thải công nghiệp

Các loại khác

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải

Trang 9

- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xõy dựng;

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố

• C hất thải rắn nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các

hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch cây trồng, các sản phẩm thải ra từ

chế biến sữa, của các lò giết mổ…

1.1.3.2 Phân loại theo mức độ nguy hại

- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất

thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ gây cháy nổ, hoặc các chất thải phóng xạ, các

chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp

và nông nghiệp

- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong

các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng, chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong bệnh viện, trạm xá…

- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các

hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần

1.2 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường

1.2.1 Tác h ại của CTR đến môi trường nước

CTR đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng

Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các ngườn nước khác như: nước mưa, nước ngầm , nước mặt hình thành nước rò rỉ Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh

Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học , hóa học … Nhìn chung , mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD : từ 3.000 – 45.000mg/l, N-NH3 : từ 10 – 800mg/l, BOD5: 2.000 – 30.000mg/l ,

Trang 10

TOC , Carbon hữu cơ tổng cộng : 1.500 – 20.000 mg/l , Phosphorus tổng cộng từ 1 –

70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật ) Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi

người sử dụng tầng nước này cho ăn uống , sinh hoạt Ngoài ra chúng còn có thể d chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên

hình thành tác dụn với kim loại tạo thành phức kim loại Các hợp chất hidroxyl vòng thơm, acid humic và acid fulyic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại Ni, Pb, Cd, Zn Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm

Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu

cơ bị Halogen hóa, các Hidrocacbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư Các chất này nó thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào các chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau

1.2.2 Tác h ại của CTR đến môi trường không khí

Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350 C và độ ẩm là 70 – 80% ) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiểm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người

Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S

2-), sau đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H+để tạo thành H2S , một chất có mùi hôi khó

chịu theo phản ứng sau :

2CH3CHOHCOOH + SO42-  2CH3COOH + H2O + CO2

S2- + 2H+  H2S

Sulfide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+

tạo nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bám vào cơ thể vi sinh vật

Trang 11

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong CTR có thể

tạo thành các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như : Methyl mercaptan và acid amino butyric

• Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân

giải thành acid hữu cơ và NH3 (gây mùi hôi)

R – CH(COOH) – NH2 -> R – CH2 – COOH + NH3

• Trong điều kiện kỵ khí : acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và

CO2

R – CH(COOH) – NH2 -> R – CH2 – NH2 + CO2

động vật Trên thực tế các amin được hình thành ở 2 quá trình kị khí và hiếu khí Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí

Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện

Trang 12

- CO

- Chất hữu cơ bay hơi vi lượng

0 – 0.2 0.01 – 0.6

(Nguồn: Handbook of Solid waste Management , 1994)

1.2.3 Tác h ại của CTR đến môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí , khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian , cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản , nước , CO2, CH4

Với 1 lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm Nhưng với lượng rác thải quá lớn vượt qua khả năng tự làm sạch của đất thì với môi trường đất sẽ quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng , các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm gây ô nhiễm tầng nước này

Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su …) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất

1.2.4 Tác h ại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng

CTR phát sinh từ các khu độ thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ

tế, công nghiệp như kim tiêm , ống chích , mầm bệnh , chất hữu cơ bị halogen hóa …

Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí,

Trang 13

các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người

Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô

thị

1.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR

Quản lý CTR là những hoạt động cản thiết của xã hội bao gồm:

• Tái sử dụng và tái chế CTR

• Thu gom , vận chuyển và xử lý CTR

Nhằm để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của chúng đến môi trường sống

1.3.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR tại nguồn

Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các hộ gia đình, các cơ sở cũng như toàn xã hội do việc giảm các chi phí quan trắc, kiểm soát, thu

• Một số giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu CTR

• Sử dụng tối ưu nguyên liệu bằng cách hạn chế chất thải và tận dụng lại các nguyên liệu thừa, thay đổi công thức sản phẩm đẻ tạo ra ít chất thải, nghiên cứu giảm lượng bao bì và đóng gói sản phẩm hoặc thay bằng các vật liệu dễ phân hủy, dễ tái chế (như bao bì giấy, gỗ … thay cho bao nilon hay các bao bì bằng nhựa tổng hợp)

• Đối với các hộ dân, các cơ sở, trường học, công sở … cần tận dụng lại các sản phẩm , sử dụng tiết kiệm hơn vật dụng , năng lượng trong công việc và sinh hoạt hằng ngày để hạn chế việc phát sinh các chất thải

nghệ sạch (thay đổi quy trình công nghệ , áp dụng công nghệ mới) với mục đích giảm thiểu các chất thải , giảm thiểu chi phí thu gom , vận chuyển chất thải và tiết kiệm nguyên , nhiên liệu

1.3.2 Tái s ử dụng, tái chế CTR và thu hồi năng lượng

• Tái sử dụng (reuse) hoặc tận dụng CTR: Thu hồi CTR dễ dùng lại cho cùng

một mực đích hoặc sử dụng cho mục đích khác Ví dụ như tận dụng các chai lọ sau khi

sử dụng để đựng các chất lỏng khác

Trang 14

• Tái chế (recycling) CTR: tái chế chất thải để trở thành nguyên liệu ban đầu

hoặc dùng làm nguyên liệu để tạo thành nguyên kiệu có giá trị hơn Các phế liệu thường được tái chế : giấy , kim loại , thủy tinh , nhựa …

• Thu hồi năng lượng: nhiều chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (gỗ , trấu , cao

su ), có thể sử dụng là nhiên liệu Tận dụng được giá trị nhiệt lượng của CTR sẽ có

lợi hơn việc thải bỏ đi

Các vật liệu có thể thu hồi từ CTR dùng cho tái chế hoặc thu hồi năng lượng :

Gi ấy và Carton:

Giấy và carton thường chiếm tỉ lệ khoảng 1.2 – 4.6% trong tổng lượng CTR

• Giấy và giấy báo: tái sinh bằng cách tẩy mực và in ấn thành giấy mới hoặc Carton mới, làm xốp Carton, xốp trần nhà

• Giấy chất lượng cao: tái sinh để sản xuất giấy in, giấy trắng , giấy đánh máy ,

Nh ựa hay plastic:

Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển, tái sinh, tái chế của các sản phẩm nhựa

rẻ hơn so với kim loại và thủy tinh Thành phần nhựa trong các đô thị từ 1.2 – 4.2%, như vậy nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn

lấp cần thiết 1 số nguồn sử dụng nhựa như sau:

• HDPE (High density polyethylene) hay lớp nhựa chống thấm ở bãi chôn lấp:

nhựa này sau khi tái sinh và tái chế được dùng để chế tạo thành các loại khăn phủ , túi đựng hàng hóa , ống dẫn , thùng chứa nước , đồ chơi trẻ em

• LDPE (Low density polyethylene): để tạo những bao bì nilon , tấm trải băng

nhựa

• PP (polypropylene) : để sản xuất pin ôtô , nắp thùng chứa , nhãn hiệu của các chai lọ hoặc để chế tạo những vật dụng để ngoài trời như thùng thư , tường rào …

Trang 15

• PS (polystryrene) được dùng để chế tạo các bao bì thực phẩm , khay đựng

thức ăn , ly uống nước , vật dụng nhà bếp , hũ yaourt …

Các nhà sản xuất sử dụng đặc tính của tất cả các loại nhựa để tạo ra những sản

phẩm tiêu dùng

Th ủy tinh:

trong đó chủ yếu là miểng chai và chúng được dùng để sản xuất các chai lọ thủy tinh

mới

Lon, nhôm, thi ếc:

Việc tái sinh lon nhôm, thiếc hiện nay rất thành công ở Việt Nam Nếu tái chế triệt để sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vì nó tạo ra nguồn nhiên liệu trong nước ổn định Nhưng cần lưu ý trong lúc thu gom không cho lẫn lộn các thành phần khác như cát ,

sỏi … vì lẫn tạp chất thì công nghệ tái chế sẽ tốn kém hơn

Kim loại màu:

đình Chúng được thu hồi từ các vật liệu để ngoài trời, đồ dùng nhà bếp , dụng cụ ,

kim loại màu đều được đem đi tái sinh thành các loại khác nhau

Cao su:

Tất cả phế liệu cao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường

Rác thực phẩm:

Rác thực phẩm chiếm khoảng 363 – 69% trong CTRSH, 1 số rác thực phẩm như

thực phẩm dư , lá cây , rau quả … nên phân loại để sản xuất phân comspost theo phương pháp kỵ khí hoặc hiếu khí Nếu áp dụng phương pháp kị khí hoặc chôn lấp vệ sinh cần thu gom khí sinh học và tận dụng sản xuất điện hoặc sản xuất khí hóa lỏng

Pin gia d ụng:

Pin gia dụng là một trong những chất thải nguy hại nên việc tái chế rất khó khăn

vì hầu như có rất ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế nó Thêm vào đó nó là một sản phẩm rất khó phân loại (pin tiểu, đặc biệt là pin đồng hồ đeo tay, pin viết chỉ

bảng) và chúng có thể gây độc do hơi thủy ngân hay chì

Trang 16

B ảng 1.2 Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng

Vật liệu có thể tuần hoàn Giấy

Terephthalate(PETE/1)

Chai lọ chứa nước giải khát, dầu ăn thực

vật và phim chụp ảnh Polyethylene trọng lượng

chứa thức anh nhanh , dao , muỗng , nĩa

Trang 17

Dầu thải Dầu thải từ xe ô tô , xe tải

(Ngu ồn: Giáo trình quản lý CTR – ĐH Văn Lang)

1.3.3 Thu gom và v ận chuyển CTR

ngày nào phải được thu gom và vận chuyển đi trong ngày đó Căn cứ vào khối lượng

và đặc điểm rác thải, cự ly , thời gian , địa điểm của khu vực mà xây dựng phương án thu gom, vận chuyển thích hợp

1.3.4 Các phương pháp xử lý CTR

Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa trên các yếu tố sau:

• Thành phần tính chất của CTR

• Tổng lượng CTR cần xử lý

• Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng

• Yếu tố bảo vệ môi trường

1.3.5 M ục đích của xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

1.3.5.1 Nâng cao chất lượng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Để công tác BVMT đạt hiệu quả cao thì điều quan trọng nhất là phải làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có ý thức BVMT nói chung Từ đó họ sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho công tác BVMT Như vậy

công tác BVMT Thực hiện XHH BVMT chính là nhằm nâng cao trách nhiệm của toàn dân XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là một mảng trong

tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đòi hỏi Nhà nước cần phải có các chủ trương, chính sách động viên khuyến khích người dân tham gia công tác này một cách tích cực nhằm nâng cao chất lượng môi trường

1.3.5.2 Khuy ến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia giải quy ết các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường

Trang 18

XHH BVMT nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong các vấn

đề có liên quan đến môi trường Nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công tác BVMT sẽ tạo ra động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia một cách tích cực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giải quyết các vấn đề môi trường Họ có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp dưới các hình thức như: tham gia giữ gìn VSMT nhằm cải thiện tình hình môi trường tại khu dân cư; thành lập các công ty, hợp tác xã, tổ dân lập… đảm nhận khâu thu gom, vận chuyển và

sẻ cho nhiều lĩnh vực nên đầu tư cho các vấn đề môi trường còn chưa thỏa đáng Vì lẽ

đó việc huy động sự đóng góp của cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường

là việc làm rất cần thiết Mặt khác, không giống như thời kỳ bao cấp trước đây Nhà nước phải tự giải quyết tất cả mọi việc thì trong giai đoạn hiện nay đã đến lúc chúng ta phải chuyển sang cơ chế người trực tiếp sử dụng và hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp Từ đó sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực môi trường, đồng thời kích thích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực mới mẻ này

1.3.5.4 Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận dân cư địa phương

XHH công tác BVMT nói chung và trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nói riêng tạo ra động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào công tác này Do đó các công ty, các HTX hay các tổ cung cấp dịch vụ VSMT…sẽ hình thành và thu hút một lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống và thu nhập cho một bộ phận dân cư địa phương Từ đó góp phần giải quyết vấn đề việc làm, một trong những bức xúc lớn trong giai đoạn hiện nay

1.3.5.5 T ạo sức mạnh tổng hợp cho lĩnh vực quản lý rác thải

Trang 19

XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sẽ huy động được sự tham gia của đông đảo quần chúng, của các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Nhà nước sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu trong quản lý rác thải Thật vậy, trong thực tế, bất cứ quyết định nào của Nhà nước đưa

ra mà nhận được sự ủng hộ của nhân dân thì chắc chắn quyết định đó sẽ thu được hiệu quả to lớn Ngược lại, các nỗ lực quản lý của Nhà nước sẽ không thành công mỹ mãn thậm chí nhận phải sự thất bại nếu nó đi ngược lại với mong muốn của nhân dân Trong lĩnh vực môi trường cũng vậy, khi các tổ chức, các đoàn thể, các cá nhân trong cộng đồng có sự bổ sung, phối hợp với Nhà nước thì sẽ thu được kết quả thiết thực trong nỗ lực BVMT Chính sức mạnh tổng hợp được tạo nên từ công tác XHH VSMT

sẽ giảm gánh nặng cho Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc thực thi các chủ trương, chính sách về môi trường

1.3.6 L ợi ích của xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

1.3.6.1 Lợi ích đối với cộng đồng

- XHH BVMT nói chung và trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nói riêng xây dựng và tăng cường tính tự lực trong cộng đồng Các cộng đồng được giao quyền sẽ hoạt động trong quyền lợi của mình, tích cực phát triển mọi khả năng,

sự khôn khéo trong tổ chức, tự điều chỉnh và thực thi

- XHH công tác thu gom, vận chuyền và xử lý rác thải tạo cơ hội mới về việc làm, huy động các nguồn lực

vận chuyển và xử lý rác thải có tác dụng nâng cao trách nhiệm đối với môi trường địa phương

1.3.62 L ợi ích đối với quốc gia

- Bằng cách sử dụng các hệ thống nông thôn, đô thị hiện có một cách có hiệu quả, XHH trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải có thể tăng dự trữ vốn cho Nhà nước

- XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tạo ra lợi ích kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia, từ đó giảm sự bao cấp của Nhà nước

Trang 20

- Tăng tính tự lực của cộng đồng từ XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải dẫn đến một số lợi ích xã hội:

+ Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội do sự phá vỡ môi trường, thiếu việc làm và không đáp ứng nhu cầu

+ Đông đảo người dân được lôi cuốn vào quá trình phát triển

+ Vốn quốc gia được mở rộng do huy động được nguồn đóng góp trong dân

+ Nhiều cơ hội về việc làm địa phương và ít nhu cầu di cư

1.4 Quản lý chất thải rắn và các phương pháp quản lý chất thải rắn

1.4.1 Khá i niệm về quản lý chất thải rắn

- Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP định nghĩa về quản lý chất thải rắn như sau:

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu

tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người

- Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị : là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên

trách về CTRĐT có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR, liên quan đến

vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật

Trang 21

1.4.2 Ph ương pháp quản lý chất thải rắn

(Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993)

Hình 1.2 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn

Các phương pháp quản lý:

Tồn Trữ Tại Nguồn: Chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng

chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom,… Một cách tổng quát, các phương tiện thu chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: (1) chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùng, (2) bền, chắc, đẹp và không

bị hư hỏng do thời tiết, (3) dễ cọ rửa khi cần thiết

Thu Gom: Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bói chụn lấp Theo kiểu vận hành,

hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại

cổ điển và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom container cố định

Trung Chuyển và Vận Chuyển: Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu

hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe

Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử dụng

Trang 22

hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại

Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa

xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu cần thiết), (6) chuyển rác lên hệ thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp

Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển

Tái Sinh, Tái Chế Và Xử Lý: Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có

khả năng tái sinh, tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại, … Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử

lý bằng các phương pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2) đốt thu hồi năng lượng hay (3) đổ ra bãi chôn lấp

Bã i Chôn Lấp: Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn kinh

tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn Một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được gọi

là bã i chôn lấp hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp

nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường Bói chụn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung,

có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom và xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đúng bãi chôn lấp

1.4 3 Tình trạng gia tăng CTR trên thế giới và các cách tiếp cận trong quản lý CTR trên thế giới

1.4.3.1 Tình trạng gia tăng CTR trên thế giới

Xã hội của chúng ta đang đô thị hóa một cách nhanh chóng, quản lý CTR sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các đô thị trên thế giới Cuộc đấu tranh để đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường

Trang 23

đang được tiến hành ở hầu hết các đô thị, nơi mà lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn Với tỷ lệ đô thị hóa nhanh chóng diễn ra trên khắp thế giới, một hệ thống quản lý chất thải rắn chặt chẽ và hiệu quả là điều cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Đến năm 2015, số dân đô thị dự đoán sẽ tăng gấp đôi kể từ năm 1987 (theo Medina 2000) khối lượng CTR sẽ phát sinh nhiều hơn, đồng thời thành phần của chất thải cũng thay đổi theo

Cùng với sự phát triển của thế giới, châu Á là khu vực có sự tăng trưởng đô thị rất lớn Năm 2000, gần 1/3 dân số các nước châu Á sống ở các khu đô thị (World Bank 2003) Thay đổi trong các mô hình tiêu dùng của người dân sống ở đô thị đã dẫn đến

sự phát sinh quá mức khối lượng CTRĐT Theo thống kê năm 1998, các thành phố ở châu Á tạo ra khoảng 760.000 tấn (2,7 triệu m3)CTR/ngày, hiện nay châu Á chi tiêu khoảng 25 tỷ USD cho việc quản lý CTR mỗi năm, theo dự đoán khối lượng CTR sẽ tăng đến 1,8 triệu tấn (5,2m3)/ngày vào năm 2025 và số tiền chi tương ứng sẽ tăng lên

47 tỷ USD vào năm 2025 ( sô liệu của World Bank 1999)

Đến nay, các bãi rác là hình thức phổ biến nhất được sử dụng để chứa CTR trên toàn thế giới Bãi rác chủ yếu là bãi mở, không có lót đấy để ngăn chặn sự rò rỉ của nước rác, không có thiết bị che phủ để giảm phát thải khí mê-tan vào khí quyển Theo

Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, lượng khí mê-tan từ các bãi CTR chiếm 18% của tổng lượng phát thải khí mê-tan trong khí quyển Các bãi mở là nguyên nhân

đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người

1.4.3.2 Các cách tiếp cận trong quản lý CTR của các nước trên thế giới

Ngày nay, xu hướng của các nước trong quản lý chất thải rắn là tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp CTR theo hướng bền vững Trong thực tế, quản lý chất thải rắn ở các nước của các cách tiếp cận được áp dụng sau:

− Quản lý chất thải cuối công đoạn sản xuất (hay còn gọi là cách tiếp cận cuối đường ống) Cách tiếp cận này tuy đòi hỏi chi phí lớn nhưng những cơ sở sản xuất không đủ khả năng đổi mới công nghệ vẫn phải áp dụng

− Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất mà trong quản lý môi trường được gọi là cách tiếp cận “theo đường ống” Cách tiếp cận này đòi hỏi quản lý chất thải suốt quá trình sản xuất, bao gồm giảm thiểu, tái chế và thu gom chất thải ở tất cả các khâu và các công đoạn của cả quá trình sản xuất

Trang 24

− Quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng: cách tiếp cận này tập trung

vào nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn và đòi hỏi, tạo sức ép đối

với nhà sản xuất buộc họ phải sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn môi trường, thân

thiện với môi trường, và bản thân người tiêu dùng cũng phải hành động thân thiện với

môi trường trong tiêu dùng sản phẩm

− Quản lý tổng hợp chất thải: là phương thức quản lý thích hợp nhất với các

nước có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi Quản lý tổng hợp

chất thải xem xét một cách tổng thể các khía cạnh cần thiết liên quan đến quản lý chất

thải là môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của cỏc bờn liên

quan vào các thành phần của hệ thống quản lý chất thải (phòng ngừa, thu gom, tái sử

dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không đơn thuần tập trung vào công nghệ xử lý (chôn lấp,

tái chế, tái sử dụng ) Quản lý tổng hợp chất thải gồm ít nhất ba loại phối kết hợp:

+ Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải

+ Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, thể chế, môi trường và

công nghệ trong quản lý chất thải

+Phối kết hợp ý kiến ưu tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của cỏc bờn liên quan

Hình 1.3 Thang bậc quản lý chất thải

Phòng ngừa (a) - Giảm thiểu (b) - Tái sử dụng (c) - Tái chế (d) - Thu hồi (e) -

Thải bỏ (f)

(Nguồn: PGS TS Nguyễn Danh Sơn - Viện Phát triển bền vững vùng Bắc bộ)

Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính

chiến lược như giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu

hồi năng lượng và chôn lấp Cách quản lý này khác biệt với cách quản lý truyền thống

là chỉ thu gom chất thải rồi đem chôn lấp Nguyên tắc chung cho mọi cách tiếp cận

Trang 25

trong quản lý chất thải là sử dụng hiệu quả và tối ưu các tính năng hữu dụng của chất thải trước khi trả lại cho môi trường

Trong tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn thì phòng ngừa là nguyên tắc hàng đầu, đây là phương thức tốt nhất để giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh

Sơ đồ trên cho thấy rằng một chiến lược quản lý tổng hợp chất thải cần được chú

ý trước tiên vào các biện pháp giảm thiểu, nghĩa là theo nguyên tắc phòng ngừa Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng càng giảm thiểu được phát thải thì càng giảm được các chi phí cho các khâu tiếp theo để xử lý chất thải (tái sử dụng, tái chế, thu hồi, chôn lấp ) Còn một khi phát sinh chất thải trong sản xuất và tiêu dùng thì cần cố gắng tái

sử dụng và tái chế tối đa trước khi đem chôn lấp, trả chúng về môi trường

1.4.4 Kinh nghi ệm của các nước trên thế giới về xã hội hóa công tác thu gom, v ận chuyển và xử lý rác thải

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản có chủ trương động viên toàn thể nhân dân thu gom chất thải và xây dựng xã hội tái chế trong thế kỷ 21 Chính phủ nước này đã có những chính sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn trên cơ sở sự tham gia tích cực và tự nguyện của các cộng đồng dân cư khác nhau Hệ thống quản lý chất thải rắn của Nhật Bản nhận được sự trợ lực của hệ thống tổ chức thu gom hình thành trên cơ sở các tổ chức của khu vực (Hội đồng thành phố, hội thiếu nhi và hội cha mẹ học sinh v.v) Các

tổ chức hội này tiến hành thu gom và bán các chất thải có thể tái sử dụng cho các công

ty tái chế chất thải Tính đến năm 1993, có 82.000 tổ chức loại này tại 92 thành phố Kết quả làm cho đường phố sạch sẽ, các dịch vụ vệ sinh môi trường được cải thiện và chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn giảm đi nhiều lần

Như vậy ở Nhật Bản, thành công của chương trình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường có sự đóng góp to lớn của các tổ chức chính quyền cũng như các tổ chức

xã hội như Hội đồng thành phố, hội cha mẹ học sinh, hội thiếu nhi…

Ki nh nghiệm của Braxin

Braxin, việc đổi mới cơ bản hệ thống cống rãnh ở vùng Đông Bắc nhờ vào sự tham gia tích cực của nhân dân trong việc lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống cống, giảm chi phí xây dựng tới 20 - 30% so với trước đây Các gia đình có thể lựa chọn phương án cải thiện hệ thống vệ sinh hiện có của họ,

Trang 26

hoặc là nối với một hệ thống thoát nước thông thường - một cống lộ thiên ở đường phố, hoặc nối với một hệ thống thoát chung Sự lựa chọn là tự do

Kinh nghiệm: trao quyền cho người dân tự do lựa chọn phương án cải thiện vệ sinh môi trường

Kinh nghiệm của Indonexia

Tại thành phố Surabaya - Inđônêxia, Phòng Vệ sinh phòng dịch Surabaya không đủ nguồn nhân lực và kinh phí để tiến hành các hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị hoàn chỉnh, do vậy các công ty tư nhân và cộng đồng đã tham gia vào việc quản lý chất thải rắn Một nhân tố mang tính chiến lược là những người thu nhặt chất thải và những người làm sạch đường phố đã trở thành một đối tác quan trọng trong số các đối tác liên quan đến việc quản lý chất thải rắn đô thị Đối tác quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố này đã được tăng cường với sự đa dạng hoá mạnh mẽ thành phần, lôi cuốn nhiều thành phần, kể cả các giáo sư đại học và các nhà doanh nghiệp Hàng ngàn túi chất thải được cung cấp cho các hộ gia đình để thu gom rác thải Hiện có hàng ngàn người thu gom chất thải, làm sạch các đường phố, trong đó, chỉ 10% là thuộc biên chế của chính quyền thành phố Vào năm 1992, tiền trả hàng tháng cho việc thu gom chất thải và các dịch vụ làm sạch đường phố chỉ 0,90 USD đối với các hộ gia đình thu nhập cao, 0,45 USD đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp

Kinh nghiệm: nhấn mạnh vai trò của những người thu nhặt chất thải và những người làm sạch đường phố- huy động lĩnh vực không chính thức tham gia vào công tác

vệ sinh môi trường

Kinh nghiệm của các nước Đông Á

Ở một số nước khu vực Đông Á, kinh nghiệm cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị thông qua việc vận động các nguồn lực sẵn có của cộng đồng là cần thiết Những nguồn lực đó thuộc về những người đại diện khác nhau (công cộng,

tư nhân, chính thức, không chính thức v.v ) Các cư dân, những người được sử dụng dịch vụ đô thị và phải trả thuế cho các dịch vụ đó, và chính họ là những thành viên của cộng đồng có mối quan tâm trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn đô thị Nếu không chấp thuận việc quản lý chất thải rắn đô thị, họ có thể đưa ra các sáng kiến

để /hoặc thành lập tổ chức của chính mình nhằm đẩy mạnh hình thức phân loại nguồn

chất thải rắn đô thị, quay vòng, các hoạt động thu gom và xử lý chất thải Các thành

Trang 27

viên của cộng đồng có thể tạo được ảnh hưởng lớn hơn khi họ đứng trong một tổ chức nào đó, chứ không phải chỉ với tư cách một cá nhân

Kinh nghiệm: huy động tất cả các nguồn lực công cộng, tư nhân, chính thức, không chính thức Cư dân chính là người chịu trách nhiệm huy động và giám sát hiệu quả của dịch vụ

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc, hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị trên cơ sở cộng đồng tại Thượng Hải bắt buộc các hộ gia đình có trách nhiệm đưa chất thải rắn của họ tới các điểm thu gom chất thải gần nhất, đổ vào các thùng chứa bằng bê tông hoặc thép (thường có khoảng cách trên dưới 100m) Mỗi điểm thu gom này thường phục vụ cho

100 đến 300 hộ gia đình Sau đó, chất thải được thu gom bởi các nhân viên của Phòng

Vệ sinh môi trường quận Hội đồng phường, xã có trách nhiệm duy trì hoạt động quét dọn, làm sạch đường phố Các dịch vụ làm sạch đó được Chính phủ cung cấp tài chính với tỷ lệ nhỏ, tiền phí dịch vụ hộ gia đình là nguồn tài chính chủ yếu Tại các khu vực mới được xây dựng gần đây tại Thượng Hải, các thùng chứa bằng thép lớn hơn đã và đang được sử dụng Khi khoảng cách đến với các hộ gia đình xa hơn, hội đồng làng xã đang tổ chức các điểm thu gom lưu động - các xe đẩy rác nhỏ kéo bằng tay Các điểm thu gom lưu động được đặt tại các vị trí được xác định bởi hội đồng phường, xã…

Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng là một gợi ý trong việc lựa chọn địa điểm thu gom

Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ, những bất đồng giữa các cơ quan của Chính phủ và của chính quyền địa phương đã dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng Việc nâng cao hiệu quả quản lý môi trường đòi hỏi có sự cam kết từ cả hai phía chính quyền

và nhân dân Một trong những biện pháp chủ yếu là trao cho nhân dân quyền kiểm soát những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, dù là thuộc nhà nước hay tư nhân Các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra ô nhiễm có kế hoạch phân phát cho các cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ các bản tóm tắt đánh giá tác động môi trường ( EIA) với ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc, thông báo về các kết quả giám sát môi trường Khi đó, các nhóm cộng đồng có thể kiểm tra lại nồng độ các chất thải so với các tiêu chuẩn được quy định và kiện ra toà nếu thực tế sai khác với EIA

Trang 28

Kinh nghiệm của Nêpan

Nêpan, khoảng 50% cư dân của khu vực gần Khu bảo tồn Annapurna nằm ở phía Tây Bắc, đã đóng góp cả về vật chất và kinh phí cho dự án phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Hơn nữa, những nhân viên của dự án này cũng là những cư dân của khu vực Một chương trình đặc biệt dành ưu tiên đối với phụ nữ và khích lệ sự tham gia tích cực của họ trong quá trình tạo ra các quyết định, thực hiện những nỗ lực bảo tồn Cách tiếp cận của dự án đã tạo nên một mô hình về quản lý tài nguyên hợp lý, trong một khuôn khổ truyền thống địa phương, có tính thuyết phục cao Mô hình này

đã cho phép nhân dân địa phương tiếp tục các hoạt động sống bình thường, không ảnh hưởng đến các giá trị bảo tồn, và do vậy ngăn ngừa các mâu thuẫn vốn rất dễ nảy sinh khi nguồn lợi của cộng đồng bị ảnh hưởng Được thành lập năm 1986, khu Annapurna ngày nay đã trở thành một vùng đa dạng, có giá trị Sự hợp tác của Chính phủ với các nhóm cộng đồng địa phương đã góp phần to lớn vào thành công của dự án

Kinh nghiệm của Thụy Điển

Thụy Điển phát huy vai trò của bảo vệ môi trường cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào đánh giá tác động môi trường Chính phủ nước này cho rằng, khi lập các kế hoạch về đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng lớn, việc lắng nghe ý kiến của quần chúng ngay ở giai đoạn đầu của dự án là cách tốt nhất

để tránh những khó khăn sau này Nếu không thực hiện được điều này, sự phản kháng của dân có thể tăng lên và gây chậm trễ hoặc phải ngừng dự án Quá trình đánh giá tác động môi trường (EIA) tại Thụy Điển thành công lớn nhất khi nó hướng đến mục tiêu trở thành một quá trình dân chủ

Trang 29

Bảng 1.3 Kinh nghiệm từ các nước trong thu gom và xử lý rác thải

Nhận xét: Như vậy BVMT là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và thiết thực, một

trong những lĩnh vực được quan tâm nhất hiện nay là các vấn đề liên quan đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn đặc biệt là tại các đô thị và vùng ven đô Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách hạn hẹp của từng quốc gia thì chưa đủ mà nó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các tổ chức,

cá nhân, các doanh nghiệp, của cả cộng đồng mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn Chính vì lẽ đó, mỗi quốc gia, mỗi địa phương tùy từng điều kiện cụ thể có các

cơ chế chính sách nhằm xây dựng các mô hình XHH công tác thu gom phù hợp

1.4.5 Thực trạng CTRĐT ở Việt Nam

1.4.5.1 Thực trạng phát sinh CTRĐT ở Việt Nam

Trong 20 năm qua,Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát

triển kinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên

6%/năm Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong

vòng 9 năm qua Năm 2009, dân số Việt Nam là 85.846.977 người, dân số thành

thị chiếm 29,6% Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người,

chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước

Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ Tính đến tháng 6/2007

có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP

Trung quốc

bản

Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư ( xã

hội hóa)

Trang 30

Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ) Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1.4 và bảng 1.4)

Bảng 1.4 Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam Hình 1.4 tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các đô thị Việt Nam

Trang 31

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến

là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh khu vực tây nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yờn Bỏi 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển

du lịch như TP Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP Hội An 1,08kg/người/ngày; TP Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP Ninh Bình 1,30kg/người/ngày Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày;Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày;Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày

Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới Tổng lượng phát sinh CTRSH tại

Bảng 1.5 Lượng CTRSH theo vùng địa lý ở Việt Nam

Trang 32

các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm) Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến cỏc khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra

1.4.5.2 Thực trạng quản lý CTR tại Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Xây dựng tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng từ 70% năm 2.000 lên 80% năm 2008 Lượng chất thải rắn được chôn lấp tại cỏc bói chụn lấp hợp vệ sinh khoảng 60% Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng đạt khoảng 20-25% Thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn cho hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế của các đô thị loại III trở lờn… Tuy nhiên, trên cả nước, mới có 1 Khu xử lý chất thải nguy hại được xây dựng tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội Tại TP.HCM, nhiều các bãi rác cũng đang quá tải, lượng rác thu gom của TP phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại ở nhiều đô thị đều phải xử lý chung đụng các loại rác thải khác - đây đang là một nguy cơ rất lớn về môi trường sống với các đô thị

Phương pháp xử lý chất thải rắn thông dụng nhất hiện nay là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng phát sinh metan - một loại khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, đồng thời tốn nhiều quỹ đất, không tận dụng được các chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng và không phù hợp với điều kiện tự nhiên của một số vùng miền ở nước ta Hiện chỉ có khoảng 5-6% tổng lượng chất thải rắn thu gom được chế biến thành phân bón hữu cơ, song lượng phân hữu cơ này chất lượng khó tiêu thụ Mặc dù đó cú một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được tiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ

và triển khai nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn

Việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải nguy hại cũng chưa đảm bảo an toàn, thiếu các cơ sở xử lý nên mặc dù với số lượng không nhiều nhưng loại chất thải này đang tiềm ẩn những hiểm họa rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Chất thải xây dựng, bùn bể phốt, chất thải từ các điểm dân cư nông thôn và các làng nghề

Trang 33

đang có chiều hướng tăng mạnh và là những nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nhưng vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức

1.4.5.3 Một số mô hình xã hội hoá điển hình trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã được thực hiện ở cả nông thôn và đô thị Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và thực hiện đề án xã hội hóa cho địa phương mình như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Hà Nội là địa phương đang thực hiện mạnh mẽ việc xã hội hóa trong lĩnh vực

vệ sinh môi trường với sự xuất hiện của hàng loạt các Công ty Cổ phần, Hợp tác xã

Thành lập Đội thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An:

Đội thu gom rác dân lập thực hiện các hoạt động thu gom rác sinh hoạt tại các gia đình và đưa đến địa điểm tập kết để Công ty Môi trường đô thị chở ra bãi rác Nguồn kinh phí thu được của Đội một phần do Công ty Môi trường đô thị chi trả, một phần thu phí của các hộ gia đình Sau một thời gian hoạt động, Đội đã giải quyết được việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về BVMT của cộng đồng Do tổ chức gọn nhẹ, phương tiện đơn giản, thô sơ nhưng phối hợp với địa bàn dân cư nhỏ và với mức phí thu gom rác thải không cao, lại tận dụng được một đội ngũ lao động dư thừa nên hiệu quả tổng hợp khá tốt

Thành lập Hợp tác xã vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, Bắc Ninh:

Được thành lập từ năm 2001, Hợp tác xã (trước đó là tổ vệ sinh môi trường) đã tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày của thị trấn và đưa đến địa điểm tập kết, vệ sinh quét dọn nơi công cộng, khơi thông cống rãnh thoát nước, trồng và chăm sóc cây xanh Sau khi thực hiện, lượng rác thải được thu gom tăng gấp đôi, môi trường sạch hơn, qua đó tạo niềm tin trong cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của người dân, số dân tự nguyện đóng góp phí vệ sinh ngày càng tăng từ đó mua sắm thêm được các phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường Do tổ chức theo phương thức nhỏ gọn, các phương tiện sử dụng đơn giản, nên hoạt động của Hợp tác xã rất hiệu quả và dễ áp dụng tại các thị trấn, thị tứ

Trang 34

Mô hình xã hội hoá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị ở Tam

Kỳ, Quảng Nam (Mô hình có sự tham gia của cộng đồng):

Năm 2000, thị xã Tam Kỳ có 127.224 khẩu (40.005 hộ), lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày trên 200 khối, khu vực nội thị là 80 khối Rác thải sinh hoạt thị xã Tam

Kỳ nhất là khu vực nội thị tăng rất nhanh, dự kiến đến năm 2005 rác thải của cả thị xã khoảng 460 khối/ ngày, trong đó nội thị khoảng 146 khối Để thu gom lượng rác này hàng năm ngân sách địa phương chi khoảng 200 triệu đồng và tiền phí của dân là trên

400 triệu đồng (năm 2001 khoảng 460 triệu đồng) Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ không thể bao quát hết việc thu gom và vận chuyển rác của thị xã Hơn nữa, ý thức của dân chúng trong việc quản lý chất thải thấp, ỷ lại cho nhà nước Trước tình hình này,

Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã, với sự tư vấn của công ty môi trường đô thị Tam Kỳ

đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở những nơi công cộng, đường phố Đảng uỷ phường ra nghị quyết về nhiệm vụ quản lý chất thải trên địa bàn phường không để tình trạng vứt rác ra đường hay không tập trung để thu gom UBND phường đề ra chương trình quản

lý chất thải rắn trong phường, trong đó có thống kê tình hình rác thải, các điểm thu gom, lập tổ vệ sinh môi trường

UBND phường lập ban vệ sinh do đồng chí chủ tịch phường trực tiếp chỉ huy gồm các thành phần: mặt trận, phụ nữ, thanh niên, y tế, công an, phường đội Giúp việc cho ban có 2 tổ chuyên trách gồm lực lượng công an và dân phòng phường, mỗi

tổ có 4 người

Cộng đồng dân cư tham gia vào chương trình này được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý rác thải trong phường thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố

Người dân sống trong địa bàn có tổ chức vệ sinh môi trường hoạt động, được quyền giao rác thải của hộ gia đình mình cho tổ chức vệ sinh môi trường; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, giám sát việc giải quyết rác thải của các đơn vị đóng trên địa bàn; kiến nghị với các cấp chính quyền về công tác quản lý rác thải, quản

lý rác tại các khuôn viên nhà mình

Song song với các quyền trên người dân địa phương có trách nhiệm không thải

đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt và để nởi thuận lợi

Trang 35

trong nhà, giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định

Hội phụ nữ tham gia công tác quản lý bồ rác và thu tiền hàng tháng (được hưởng 4% trên tổng doanh thu) trang bị sọt rác đồng bộ Kết hợp với xí nghiẹp đô thị Tam Kỳ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên một cách thường xuyên; phát động và duy trì hàng tuần làm vệ sinh trước, xung quanh nhà, tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường

Mặt trận tổ quốc phường đưa công tác vệ sinh môi trường là một trong các nội dung chính của việc xây dựng tổ văn hoá mới, có kế hoạch thực hiện và kiểm tra đôn đốc thực hiện

Đoàn thanh niên phường tổ chức Đội tình nguyện xanh, hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác công cộng, tổ chức tuyên truyền công tác rác thải và tuần tra, phát giác các trường hợp đổ rác bừa bãi với UBND phường

Công an, y tế phường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước

Tổ chức vệ sinh môi trường địa phương thực hiện việc thu nhận rác từ hộ dân một cách thường xuyên, đúng giờ, khi thu rác phải có kẻng hiệu, hướng dẫn việc tuyển rác hộ nhân dân đảm bảo chất lượng phục vụ, xác định tuyến đường, khu phố cần quét rác hộ dân, để thực hiện theo lịch được duyệt

Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng rác quản lý được nhiều hơn, rác công cộng được giải quyết, rác công nghiệp, rác y tế bước đầu đưa vào quản lý đúng theo quy định Công tác thu gom rác tốt sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về môi trường được nâng lên và về kinh tế tăng thu từ cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách, việc tuyển loại rác ngay tại hộ gia đình để tận dụng, tái sinh rác là góp phần tạo của cải vật chất

xã hội, giảm bớt lượng rác cần xử lý

Trang 36

Đảng uỷ phường Chi bộ khu vực

Đảng viên

Hộ dân

Phân loại ngay từ hộ

gia đình, chứa trong

sọt và để trong nhà

Cơ quan, đơn vị

-tập kết tại vị trí thoả thuận và chứa trong sọt

-giao cho người thu nhận

Nơi công cộng

-đường phố do đơn

vị nhận VSMT đảm nhận

-các tụ điểm do đoàn thể

ĐIỂM TẬP KẾT RÁC

(phường quản lý) Giao nhận hợp lý, đảm bảo VSMT

Trang 37

Mô hình cộng đồng tham gia thu gom chất thải rắn ở Thạch Kim, Thạch Hà,

Hà Tĩ nh:

Thạch Kim là một xã ven biển, nghề sản xuất chính là khai thác cá biển, chế biến hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, máy móc cơ khí và buôn bán dịch vụ Bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt 1.600.000 đồng/người Tuy nhiên, hiện tại số hộ dân trong diện đối nghèo của xã vẫn chiếm 17,6% và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm 1,4%

Do đặc thù sản xuất nơi đây mà người dân đang phải đối mặt với một thực trạng môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm hết sức nặng nề Tính trung bình mỗi người dân mỗi ngày thải ra 0,4 kg, mỗi tháng ó tới 120 kg rác, đó là chưa kể đến một khối lượng lớn chất thải của nghề chế biến hải sản, dầu mỡ và phế thải trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh Số chất thảỉ này không được công ty môi trường địa phương thu gom

và vận chuyển tới nơi chôn lấp

Để giải quyết vấn đề bức xúc trên sáng kiến lập ra một đội vệ sinh môi trường đã được Đảng bộ, HĐND, UBND xã chấp nhận và nhân dân nhiệt tình ủng hộ Đội vệ sinh môi trường có 9 người hàng ngày làm việc mỗi ca từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối, vừa thu gom, phân loại để xử lý, vận chuyển tới bãi thải

Xã đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chương trình này bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong công tác vê sinh môi trường Trên cơ sở nhận thức được quyền lợi, nghĩa

vụ và trách nhiệm của mình đối với bảo vệ môi trường ở xã 1865 hộ dân đã kí cam kết

về những việc cụ thể để bảo vệ môi trường, trong đó có việc đóng góp tài chính của môi hộ, với mức 3.000đồng/tháng vào quỹ vệ sinh môi trường của xã Bình quân mỗi tháng thu được trên 4 triệu đồng Ngoài ra xã còn huy động được 14 triệu của các thành viên trong đội VSMT và đầu tư thêm 25 triệu cho hoạt động của đội Với cách làm này, môi trường của xã được cải thiện đáng kể, tạo việc làm cho 9 người trong đội VSMT và ý thức tự giác của người dân được nâng lên rõ rệt

Trang 38

Bảng 1.6 Ma trận đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình XHH công tác thu

gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thực hiện tại Việt Nam

Tự quản

Nhà nước

Môi trường

Thu gom, vận chuyển, xử lý chất

thải rắn đô thị phường Tam Kỳ,

4

Cộng đồng cùng tham gia thu

gom chất thải rắn ở Thạch Kim,

Hiệu quả: T: Tốt

TB: Trung bình

X: Xấu

Nhận xét: Từ những mô hình cụ thể về xã hội hoá công tác thu gom, vận

chuyển và xử lý chất thải rắn đã triển khai tại Việt Nam nêu trên mà ta có được ma trận đánh giá chung về hiệu quả về các góc độ như kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường Mặc dù các mô hình trên được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, nguồn kinh phí có thể là do nhà nước bao cấp hay được huy động từ trong cộng đồng dân cư thì chúng đều có hiệu quả rất cao và cần được triển khai áp dụng rộng rãi theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng

Qua ma trận trên nhìn chung các mô hình này đều mang lại hiệu quả tốt về môi trường, lượng chất thải được thu gom, vận chuyển và xử lý nhiều hơn… đem lại môi trường sống trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng Về mặt kinh tế thì có

mô hình có hiệu quả rất tốt tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước hay nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường được tăng cường đóng góp vào ngân sách nhà nước nhưng có

mô hình chỉ đạt được mức độ trung bình Về mặt xã hội hầu hết tất cả các mô hình này

Trang 39

đều mang lại hiệu quả rất tốt, ý thức người dân về bảo vệ môi trường được nâng cao, trách nhiệm của mỗi người ngày càng cao hơn Qua đó, việc triển khai mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn là cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường tại Việt Nam

1.4.5.4 Những khó khăn và hạn chế trong quản lý chất thải rắn tại Việt Nam Khó khăn đầu tiên: đó là thiếu sự nối kết, phối hợp các khâu, các hoạt động, các

chủ thể có liên quan với nhau Đây là điểm yếu nhất và cũng là khó khăn nhất đối với việc áp dụng phương thức quản lý này ở nước ta hiện nay (và có lẽ cũng ở nhiều nước đang phát triển khác) Sự tùy tiện, chia cắt trong hoạt động quản lý nói chung và quản

lý chất thải rắn nói riêng là những biểu hiện cụ thể của sự thiếu phối hợp trong quản lý

Khó khăn thứ hai: Công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải

rắn nói riêng ở nước ta hiện đang có những hạn chế, khó khăn lớn về nguồn lực nhưng hạn chế, khó khăn về nhận thức còn lớn hơn, thậm chí có thể làm cản trở, triệt tiêu nguồn lực huy động được Sự ít thành công, thậm chí cả thất bại trong thực hiện chiến lược 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) chất thải sinh hoạt ở một số đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ) thời gian qua đã cho thấy đây thực sự là một vấn

đề quan trọng đặt ra cần được chú ý, ưu tiên giải quyết như là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng thành công phương thức quản lý tổng hợp chất thải rắn ở nước ta trong thời gian tới

Khó khăn thứ ba: Liên quan tới hệ thống và mạng lưới quản lý chất thải, trong

đó đáng chú ý là năng lực còn yếu của các cơ quan quản lý chất thải với vai trò là người nhạc trưởng điều phối, kết nối các hoạt động có liên quan Đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao năng lực này và cũng đó cú những tiến bộ nhất định Tuy vậy, điều đáng lưu ý ở đây là để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp chất thải rắn cần có những “kịch bản” quản lý phối hợp cụ thể

Khó khăn thứ tư: Liên quan tới các nguồn lực, đặc biệt là nguồn thông tin, mạng

lưới thông tin cho hoạt động quản lý chất thải theo phương thức tổng hợp Sự thiếu hụt

về nguồn lực trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng đó

rừ, nhưng đáng chú ý là sự thiếu hụt này ngày càng có khoảng cách xa không chỉ so với yêu cầu mà quan trọng hơn là cả so với tốc độ gia tăng của chất thải rắn trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự cải thiện đáng kể về thu nhập của dân cư đô thị

Trang 40

Ngoài ra, có những nguồn lực cho việc cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn

có thể nhanh chóng được tăng cường và ít lệ thuộc hơn vào khả năng tài chính là nguồn thông tin cho quản lý chất thải rắn theo phương thức tổng hợp Trong quản lý chất thải hiện nay ở nước ta còn đang thiếu điều kiện quan trọng này Sự thiếu hụt này thể hiện ở chỗ chưa có cơ sở dữ liệu thống kê đầy đủ về nguồn thải, lượng thải, thành phần chất thải cũng như các thông tin về công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu

và nhu cầu cho quản lý chất thải rắn theo phương thức tổng hợp

Kinh nghiệm của các thành phố khác trong và ngoài nước đã chú trọng các biện pháp quản lý như cơ chế kiểm tra giám sát, đặc biệt nâng cao vai trò của các tổ dân phố trong việc kiểm tra giám sát dịch vụ vệ sinh trên địa bàn và tăng cường các biện pháp tuyên truyền và xử lý vi phạm để nâng cao ý thức người dân trong vấn đề giữ gìn

vệ sinh môi trường Một số mô hình xã hội hóa thu gom-vận chuyển rác hoạt động hiệu quả có thể áp dụng cho TP, đặc biệt là mô hình Hợp tác xã thu gom rác quản lý tập trung, có khả năng điều hành hoạt động hiệu quả và phối hợp được các khâu thu gom-vận chuyển rác trong một qui trình thống nhất, tạo tiền đề để phát triển bền vững bắt đầu từ cộng đồng

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải (Trang 8)
Bảng 1.1. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 1.1. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác (Trang 11)
Hình 1.2.  Sơ đồ tổng quát hệ  th ống quản lý chất thải rắn - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát hệ th ống quản lý chất thải rắn (Trang 21)
Hình 1.3.  Thang bậc quản lý chất thải - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 1.3. Thang bậc quản lý chất thải (Trang 24)
Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam (Trang 30)
Bảng 1.5. Lượng CTRSH theo vùng địa lý ở Việt Nam - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 1.5. Lượng CTRSH theo vùng địa lý ở Việt Nam (Trang 31)
Hình 1.5.  Mô hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác tại đô thị Tam Kỳ            HĐND Phường - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 1.5. Mô hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác tại đô thị Tam Kỳ HĐND Phường (Trang 36)
Bảng 1.6. Ma trận đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình XHH công tác thu - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 1.6. Ma trận đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình XHH công tác thu (Trang 38)
Hình thức  Hiệu quả - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình th ức Hiệu quả (Trang 38)
Hình 2.1.  Bản đồ hành chính TP.Hội An 2.1.1.2.  Điều kiện khí hậu và thủy văn - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP.Hội An 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn (Trang 41)
Bảng 2.1. Một số nguồn hoạt động phát sinh ra chất thải. - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 2.1. Một số nguồn hoạt động phát sinh ra chất thải (Trang 44)
Bảng 2.3. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 2.3. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị (Trang 47)
Hình 2.2.  Rác thải được phân loại do những người thu nhặt tại bãi rác - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 2.2. Rác thải được phân loại do những người thu nhặt tại bãi rác (Trang 51)
Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác tại Tp.Hội An - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Sơ đồ h ệ thống thu gom và vận chuyển rác tại Tp.Hội An (Trang 52)
Bảng 2.6.  Danh sá ch các đại lý phế liệu ở Hội An - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 2.6. Danh sá ch các đại lý phế liệu ở Hội An (Trang 53)
Hình 2.4.   Phế liệu được phân loại - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 2.4. Phế liệu được phân loại (Trang 54)
Bảng 2.8. Thực trạng phân loại rác của người dân  Địa phương  Số hộ được - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 2.8. Thực trạng phân loại rác của người dân Địa phương Số hộ được (Trang 61)
Hình 2.6.  Sơ đồ so sánh các tác động tới môi trường của việc tái chế - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 2.6. Sơ đồ so sánh các tác động tới môi trường của việc tái chế (Trang 62)
Hình 2.7.  Cây vấn đề thể hiện những mặt yếu của những người thu mua rác tái chế. - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 2.7. Cây vấn đề thể hiện những mặt yếu của những người thu mua rác tái chế (Trang 65)
Bảng 2.10. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTR tại TP Hội - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 2.10. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTR tại TP Hội (Trang 67)
Hình 2.8.  Sơ đồ mô hình thu gom CTRSH có sự tham gia của tu nhân và nhà nước tại - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 2.8. Sơ đồ mô hình thu gom CTRSH có sự tham gia của tu nhân và nhà nước tại (Trang 68)
Bảng 3.1.  Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại TP.Hội An đến năm  2025 - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 3.1. Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại TP.Hội An đến năm 2025 (Trang 72)
Hình 4.1.  Mô hình XHH tư nhân trong hoạt động thu gom rác thải - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 4.1. Mô hình XHH tư nhân trong hoạt động thu gom rác thải (Trang 76)
4.2. Sơ đồ tổ chức - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
4.2. Sơ đồ tổ chức (Trang 77)
Hình 4.3.  Tổ chức nhân sự tham gia trong mô hình XHH tư nhân Đội thu gom khu - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Hình 4.3. Tổ chức nhân sự tham gia trong mô hình XHH tư nhân Đội thu gom khu (Trang 79)
Bảng 4.2. Hệ thống thu gom rác vô cơ đến năm 2025 - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 4.2. Hệ thống thu gom rác vô cơ đến năm 2025 (Trang 85)
Bảng 4.3. Nhân sự và chi phí đầu tư thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 4.3. Nhân sự và chi phí đầu tư thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia (Trang 86)
Bảng 4.5. Chi phí bảo hộ lao động cho công nhân nhặt rác, quét gom rác - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 4.5. Chi phí bảo hộ lao động cho công nhân nhặt rác, quét gom rác (Trang 87)
Bảng 4.4. Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 4.4. Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân (Trang 87)
Bảng 4.6. Kinh phí công tác thu gom rác của XHH tư nhân - nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam
Bảng 4.6. Kinh phí công tác thu gom rác của XHH tư nhân (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w