Đánh giá hệ thống quản lý CTR trên địa bàn TP.Hội An

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam (Trang 57)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.3. Hiện trạng công tác quản lý CTR tại TP Hội An

2.3.3. Đánh giá hệ thống quản lý CTR trên địa bàn TP.Hội An

2.3.3.1. Cơ cấu tổ chức

o Thuận lợi:

- Hệ thống quản lý rác được tổ chức trực tuyến và chỉ có 1 đơn vị chịu trách

nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom vận chuyển đến xử lý, đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố nên tránh được sự chồng chéo công việc giữa các ban ngành.Việc tổ chức bộ máy quản lý từ thành phố xuống đơn vị thi công tương đối gọn nhẹ, giúp cho việc điều hành, phổ biến các đìêu luật được nhanh chóng.

- Cách tổ chức của đơn vị cấp dưới chặt chẽ, phân chia làm những bộ phận chuyên biệt với mỗi lĩnh vực hoạt động phù hợp của mình nên việc điều hành cũng như hoạt động của mỗi bộ phận diễn ra đúng với lịch trình đã được quy định giảm được thời gian và nhân lực.

- Với 1 đơn vị làm 1 công tác nên việc thực hiện các hoạt động rất đúng thời gian, bên cạnh đó do giữa các cơng nhân có sự kiểm sốt lẫn nhau và thường xun có sự kiểm tra của ban thanh tra cơng ty nên tinh thần làm việc của công nhân rất nghiêm chỉnh.

56

- Do chỉ có 1 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác nên không đủ khả năng hoạt động trong phạm vi lớn, các khu vực ngoại thành hầu như bị bỏ ngõ trong khi đó lựơng rác từ các phường xã vùng xâu không phải là nhỏ sẽ được người dân đổ xuống sông, kênh rạch, biển và những nơi công cộng làm ảnh hưởng đến môi trường chung. Cho nên việc quản lý không thể tổ chức cơ cấu thu gom cục bộ mà phải tổ chức một cách linh hoạt, phải có nhiều hình thức thu gom bất kể là khu vực nào cũng phải được thu gom hợp lý.

- Ngoài ra cần phải tổ chức các hệ thống thu gom rác ở các cấp cơ sở tại phường xã, nên để cho phường xã tự quản lý rác ở khu vực mình vì trong tương lai lượng rác phát sinh càng nhiều, do đó cơ cấu tổ chức trực tuyến ở cấp thành phố sẽ gánh quá nhiều việc, dễ dẫn đến hoàn thành không tốt nhiệm vụ.

2.3.3.2. Nguồn Phát Sinh

Qua các đặc điểm và hiện trạng quản lý chất thải rắn tại TP. Hội An cho thấy nguồn phát sinh CTR của thị xã cũng rất đa dạng nhưng chiếm đa số nhất vẫn là rác sinh hoạt trong đó các thức ăn dư thừa, thực phẩm, lá cây, … Nguồn phát sinh chủ yếu là từ các hộ gia đình, sản xuất, y tế.

Riêng chất thải y tế bao gồm rác sinh hoạt và chất thải nguy hại nhưng khối lượng không cao do bệnh viện và các cơ sở y tế có quy mơ vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó vấn đề ý thức của người dân về vệ sinh môi trường chưa tốt nên một số người đã thải rác bừa bải trên đường, thải rác xuống kêng rạch hoặc đổ rác không ổn định làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường đến sức khỏe cộng đồng.

Vì vậy, muốn quản lý lượng rác thải một cách hiệu quả và bền vững lâu dài thì tiến hành phân loại và xử lý sao cho vừa đem lại lợi ích về kinh tế lẫn mơi trường.

2.3.3.3. Q Trình Thu Gom

Cơng tác thu gom chiếm vị trí quan trọng góp phần thực hiện tốt cơng tác vệ sinh môi trường. Qua hiện trạng thu gom CTR của TP thấy được những thuận lợi và khó khăn để từ đó khắc phục những khó khăn và tiếp tục phát huy những thuận lợi sẽ nâng cao năng lực hiệu quả trong cộng tác bảo vệ môi trường sạch đẹp.

o Thuận lợi:

- Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất được hợp đồng thu gom nên tình trạng đổ rác bừa bãi giảm rõ rệt.

57

- Công nhân được trang bị bảo hộ, phương tiện thu gom của công nhân tương

đối đầy đủ và chất lượng tốt. Trong điều kiện lao động bằng thủ công, môi trường độc hại nhưng tập thể công nhân vẫn làm việc tổ chức quét dọn, thu gom làm vệ sinh môi trường không ngại mưa nắng đã góp phần tích cực để thành phố ngày càng “xanh, sạch, đẹp”.

- Việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giúp cho công tác thu gom được thuận lợi hơn, công nhân giảm được nhiều sức lao động.

o Khó khăn:

- Ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh mơi trường của cộng đồng dân cư trên địa bàn TP tuy có được nâng cao lên theo nếp sống văn hóa mới nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp, hiện tượng xả rác bừa bãi, bỏ rác khơng đúng chổ vẫn cịn phổ biến.

- Chưa triển khai các thùng rác công cộng đại trà. Đây là nguyên nhân để tình trạng vứt rác bừa bãi xảy ra.

- Do làm việc theo thời gian được quy định nên đối với những khu vực được thu gom rác gián tiếp ( khi có tiếng kẻng người dân phải tự mang rác ra xe đổ ) , nếu khơng mang rác ra kịp thì rác của họ sẽ bị để lại vì xe rác khơng có nhiều thời gian để chờ.

- Dùng qúa nhiều xe ô tô đi thu gom rác nên chỉ phục vụ trực tiếp cho những hộ sống ở đường nhựa, hẻm lớn, cịn những hẻm nhỏ thì khơng được thu trực tiếp gây khó khăn cho những hộ dân sống ở đây.

- Phương tiện thu gom rác còn lạc hậu, chỉ dùng 1 loại xe cải tiến nên khi đến các điểm hẹn rác phải dổ xuống trước khi được công nhân xếp rác của ô tô, xe ép rác bốc rác lên xe trở lại, nên không thể tránh khỏi sự vương vãi rác gây mất vẻ mỹ quan thành phố, tốn nhân lực và thời gian cho công việc này.

- Với khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng, vào những tháng nắng thì cơng việc tương đối nhẹ nhưng công nhân thu gom và quét đường phải chịu một mùi hôi thối nồng nặc hơn, họ phải hít thở một lượng bụi trong khơng khí như bụi đường phố và các chất độc do các phương tiện giao thơng thải ra…Cịn vào mùa mưa thì cơng nhân rất cực nhọc, lượng rác thấm nước trở nên ấm ướt, khó quét.

58

- Công tác quản lý chưa chặt chẽ, một số hộ không chịu hợp đồng thu gom mà

vứt rác bừa bãi. Có những tuyến đường chưa được nhựa hoá nên khi vào mùa mưa đến nên việc tổ chức thu gom rác gặp nhiều khó khăn.

- Đã từng áp dụng phân loại rác tại nguồn nhưng chưa có sự đầu tư hợp lý nên đã thất bại và hiện tại vẫn chưa thực hiện công tác phân loại tại nguồn.

2.3.3.4. Phân loại chất thải rắn

Việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế. Tại một số hộ gia đình, người dân tách riêng các loại chất thải có khả năng bán phế liệu được như: sắt thép, giấy báo, vỏ lon,... Một số ít các hộ gia đình ở nơng thơn có vườn rộng đã tách riêng lượng rác hữu cơ ra khỏi rác sinh hoạt để chôn lấp. Hầu hết người dân đều đổ chung rác hữu cơ và vô cơ vào một thùng để đưa ra xe rác đi chôn lấp tại bãi. Tuy một số xã phường đã thành lập tổ tự quản và đi vào hoạt động nhưng cơng tác thu gom và thu lệ phí rác thải cịn gặp khơng ít khó khăn.

Trong thành phần rác thải sinh hoạt chất hữu cơ chiếm tỷ trọng chủ yếu với rác chợ, nhà hàng, khách sạn,….Cịn rác tại các cơng sở, trường học, khu thương mại có tỷ lệ các chất có thể tái chế, tái sử dụng cao.

 Hậu quả không phân loại rác tại nguồn:

- Lãng phí một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt.

- Khơng tận dụng các phế liệu có thể tái sinh, tái sử dụng. - Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng bãi chơn lấp….

 Lợi ích khi phân loại rác sinh hoạt tại nguồn:

- Dễ áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo như xử lý sinh học hay hóa học, …đối với thành phần hữ cơ trong rác, có thể ủ để sản xuất phân compost.

- Giảm đáng kể khối lượng chất thải.

- Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ phát triển của cộng đồng….

Kết quả khảo sát 150 hộ gia đình ở các xã, phường: Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm An, Cẩm Phô, Cửa Đại cho thấy: phần lớn các hộ gia đình đều khơng thực hiện phân loại rác, chưa nhận thức được lợi ích và ý nghĩa từ việc phân loại rác tại nhà. Các lý do người dân đưa ra như: “Chưa nghe phổ biến”, “Khơng có thời gian”, “Chưa thấy ai làm”, “Khơng có lợi ích gì”... Tuy nhiên có một số hộ gia đình tiến hành thực hiện phân loại rác tại nhà thành 3 loại cơ bản: rác hữu cơ được chôn xuống một hố nhỏ

59

trong vườn. Rác tái chế được để riêng, bán cho người thu mua ve chai, một số ít những loại rác khó phân hủy như vỏ mì tơm, vỏ kẹo, nilon được người dân cho vào túi nilon bỏ vào thùng rác.

Bảng 2.8.Thực trạng phân loại rác của người dân Địa phương Số hộ được

khảo sát Số hộ phân loại rác Tỉ lệ Cẩm Châu 30 5 16.6 % Cẩm Thanh 30 6 20 % Cẩm An 30 5 16.6 % Cửa Đại 30 4 13.3 % Cẩm Phô 30 3 10 % Tổng 150 23 15.3 %

(Nguồn: Phòng tài nguyên Tp.Hội An)

Số hộ dân thực hiện phân loại rác chỉ chiếm 15.3 %. Những hộ thực hiện phân loại đa số nằm ở Cẩm Thanh, Cẩm An và Cẩm Châu, do ba địa phương này đã từng nghe phổ biến nhiều về vấn đề phân loại rác thông qua các cuộc họp thôn, các buổi tuyên truyền của địa phương. Tuy nhiên, số hộ phân loại cũng chỉ chiếm 16% đến 20%, con số này cũng chưa phải là nhiều so với vấn đề môi trường rác thải hiện nay. Từ những số liệu về thực trạng phân loại rác tại nguồn của người dân ở trên cho thấy vấn đề giải pháp về phân loại rác tại nhà là vấn đề thật sự rất cần thiết.

2.3.3.5. Công Tác Vận Chuyển

o Thuận lợi:

- Phương tiện dùng cho vận chuyển tương đối đầy đủ, do đó khơng có tình trạng rác tồn đọng do thiếu phương tiện.

- Công ty đã chủ động trong quy trình vận chuyển tránh những giờ ùn tắc. - Có đội ngũ cơng nhân sáng tạo đã cải tiến một số phương tiên thành những phương tiên chuyên dùng cho quá trình vận chuyển.

- Chi phí vận chuyển thấp.

o Khó khăn:

- Thiếu hụt kinh phí đầu tư các phương tiện mới do hầu như phương tiện đều đã cũ và lạc hậu.

60

- Xe ủi rác ít, mỗi khi có sự cố gây ùn tắt việc san ủi làm môi trường tại bãi rác xấu đi.

2.3.3.6. Hiện Trạng Thu Hồi Tái Sử Dụng

Những vật liệu có thể tái chế sẽ được những người ve chai tiến hành thu gom. Họ sẽ không được chi trả cho công việc thu gom này, nhưng những người nhặt ve chai có thể kiếm được thu nhập từ cơng việc thu gom rác thải bằng việc bán các vật liệu đã thu gom cho những điểm thu mua phế liệu hoặc các cơng ty tái chế.

Hình 2.6. Sơ đồ so sánh các tác động tới môi trường của việc tái chế

Do qui mô nhỏ nên khả năng tài chính khơng cao. Đa số các vựa thu gom và sơ chế đều bán cho các vựa thu mua lớn hơn lượng phế liệu trong ngày. Ngoài ra, do đa

Vòng đời nguyên liệu tái chế Vòng đời nguyên liệu gốc

Chất thải rắn

Quản lý tổng hợp chất thải rắn

Vận chuyển Tái chế

Nguyên liệu thơ

Khai khống Vận chuyển Chế biến Hàng hóa Hàng hóa tái chế gốc Sử dụng Nguyên liệu thu hồi Tác động tới môi trường

61

số các vựa thu mua và sơ chế phế liệu đa số thuê mặt bằng nên đầu tư nhà xưởng không đầy đủ. Tại các cơ sở thu mua, nguy cơ gây cháy nổ rất cao do các phế liệu được lưu chứa không đúng cách và tận dụng tối đa mặt bằng để lưu chứa.

Vì vậy, mặc dù họat động tái chế đã có từ lâu nhưng cơng nghệ tái chế vẫn khơng được đầu tư mới. Công nghệ cũ và lạc hậu đã làm chi phí sản xuất cao và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Mặc dù chi phí sản xuất cao nhưng do thị trường tái chế có nhu cầu lớn nên đa số các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ.

o Thuận lợi:

- Hoạt động thu hồi phế liệu xảy ra trong hầu hết các công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lý rác; loại không thể tái chế được thu gom và kí hợp đồng với đơn vị VSMT nhận vận chuyển đến khu xử lý rác cịn loại có thể tái chế, tái sử dụng được phân loại và bán cho các cơ sở sản xuất sử dụng cho mục đích khác hoặc tái sinh.

- CTR tại nguồn được thu hồi bởi người dân, một số người nhặt rác hay công

nhân vệ sinh. Song song với q trình thu gom ln là hoạt động thu hồi rác. Trong hầu hết các xe thu gom đẩy tay đều trang bị các bao chứa phế liệu bên thành xe.

- Tại bãi rác từ trước đến nay là mỗi ngày ln có rất nhiều người vào bãi nhặt rác để tìm mưu sinh và bình quân thu nhập khoảng 90.000 đồng/người.ngày.

- Hiện nay công tác xử lý rác chưa triệt để nên hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn TP đã góp phần không nhỏ trong việc xử lý những loại rác khó phân hủy và làm giảm đáng kể thể tích rác. Đồng thời tạo cơng ăn việc làm cho một lực lượng lao động làm trong ngành tái chế.

o Khó khăn:

- Các cơ sở phế liệu đều là tư nhân, cá thể, do đó khơng ít thì nhiều đều gây ơ nhiễm mơi trường qua dạng khí thải hoặc nước thải và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe công nhân trong dây chuyền tái chế.

- Người dân làm việc phân loại tự phát trong bãi sẽ bị nguy hại đến sức khỏe trầm trọng do họ tiếp xúc hằng ngày với rác thải.

62

2.3.3.7. Thuận lợi và khó khăn của người thu mua phế liệu

Bảng 2.9. Ma trận SWOT về những người thu mua phế liệu Mặt mạnh

- Có kinh nghiệm trong nghề. - Có kinh nghiệm trong giao tiếp với cộng đồng.

- Hiểu biết về các loại phế liệu như phân loại và giá cả.

- Có một số bạn hàng đáng tin cậy.

- Quen biết với các đại lý thu mua phế liệu, có thể xin sự hỗ trợ của họ về vốn.

Mặt yếu

- Kinh tế khó khăn.

- Cịn phụ thuộc vào các đại lý phế liệu như giá cả, sự đòi hỏi về chất lượng các loại phế liệu.

- Phương tiện thô sơ, chỉ có xe đạp, khó vận chuyển khi mua được nhiều phế liệu.

- Thiếu kinh nghiệm trong việc xác định chính xác chất liệu của các loại phế liệu. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn như nhầm sắt với đồng, nhầm inox với sắt, nhầm các loại nhựa với nhau

- Nắm bắt khá chậm khi có sự thay đổi về giá cả của các loại phế liệu.

- Không đủ tiền mua khi gặp trường hợp có nhiều phế liệu hoặc những loại phế liệu có giá trị cao, số lượng tương đối nhiều.

- Rác tái chế ít được người dân phân loại và giữ lại để bán.

- Quan hệ của người dân và chính quyền địa phương đối với người thu mua ve chai thiếu thân thiện. Xã hội thiếu quan tâm đến người làm nghề thu mua rác tái chế

Cơ hội

- Giá phế liệu tăng.

- Sự hỗ trợ của địa phương.

Rủi ro

- Bị nhầm lẫn giữa các loại chất liệu khi thu mua.

63

- Có thể thành lập vựa thu mua phế liệu dễ dàng.

- Sự quan tâm của các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án liên quan đến ngành công nghiệp tái chế.

- Thị trường phế liệu xuống giá. - Phương tiện dễ bị hư hỏng khi chuyên chở.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)