Thực trạng CTRĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.4. Quản lý chất thải rắn và các phương pháp quản lý chất thải rắn

1.4.5. Thực trạng CTRĐT ở Việt Nam

1.4.5.1. Thực trạng phát sinh CTRĐT ở Việt Nam

Trong 20 năm qua,Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 6%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Năm 2009, dân số Việt Nam là 85.846.977 người, dân số thành thị chiếm 29,6%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.

Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đơ thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đơ thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.

Trung quốc

Pháp Đức Nhật

bản

Singapo Bỉ

Chính phủ giữ vai trị chủ yếu x x x x x

Ưu tiên đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải x x x x x x

Phân loại rác tại nguồn x x x x x

Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải x x x

Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư ( xã hội hóa)

x x x x

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục x x

28

Hồ Chí Minh), 4 đơ thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đơ thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đơ thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đơ thị (hình 1.4 và bảng 1.4).

Bảng 1.4.Lượng CTRSH phát sinh ở các đơ thị Việt Nam

29

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đơ thị vùng Đơng Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sơng Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đơ thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh khu vực tây nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) .Đơ thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đơ thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yờn Bỏi 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình qn lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đơ thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình qn đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày;Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày;Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đơ thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.

Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại

30

các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến cỏc khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư cơng nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do CTRSH gây ra.

1.4.5.2. Thực trạng quản lý CTR tại Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Xây dựng tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng từ 70% năm 2.000 lên 80% năm 2008. Lượng chất thải rắn được chôn lấp tại cỏc bói chụn lấp hợp vệ sinh khoảng 60%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng đạt khoảng 20-25%. Thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn cho hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế của các đô thị loại III trở lờn… Tuy nhiên, trên cả nước, mới có 1 Khu xử lý chất thải nguy hại được xây dựng tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Tại TP.HCM, nhiều các bãi rác cũng đang quá tải, lượng rác thu gom của TP phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa. Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại ở nhiều đô thị đều phải xử lý chung đụng các loại rác thải khác - đây đang là một nguy cơ rất lớn về môi trường sống với các đô thị.

Phương pháp xử lý chất thải rắn thông dụng nhất hiện nay là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng phát sinh metan - một loại khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, đồng thời tốn nhiều quỹ đất, không tận dụng được các chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng và không phù hợp với điều kiện tự nhiên của một số vùng miền ở nước ta. Hiện chỉ có khoảng 5-6% tổng lượng chất thải rắn thu gom được chế biến thành phân bón hữu cơ, song lượng phân hữu cơ này chất lượng khó tiêu thụ. Mặc dù đó cú một số cơng nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được tiêu chí hạn chế chơn lấp nhưng việc hồn thiện cơng nghệ và triển khai nhân rộng cịn gặp nhiều khó khăn.

Việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải nguy hại cũng chưa đảm bảo an toàn, thiếu các cơ sở xử lý nên mặc dù với số lượng không nhiều nhưng loại chất thải này đang tiềm ẩn những hiểm họa rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chất thải xây dựng, bùn bể phốt, chất thải từ các điểm dân cư nơng thơn và các làng nghề

31

đang có chiều hướng tăng mạnh và là những nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nhưng vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức.

1.4.5.3. Một số mơ hình xã hội hố điển hình trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn

Xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã được thực hiện ở cả nông thôn và đô thị. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và thực hiện đề án xã hội hóa cho địa phương mình như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Hà Nội là địa phương đang thực hiện mạnh mẽ việc xã hội hóa trong lĩnh vực vệ sinh mơi trường với sự xuất hiện của hàng loạt các Công ty Cổ phần, Hợp tác xã.

Thành lập Đội thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An:

Đội thu gom rác dân lập thực hiện các hoạt động thu gom rác sinh hoạt tại các gia đình và đưa đến địa điểm tập kết để Công ty Môi trường đô thị chở ra bãi rác. Nguồn kinh phí thu được của Đội một phần do Công ty Môi trường đô thị chi trả, một phần thu phí của các hộ gia đình. Sau một thời gian hoạt động, Đội đã giải quyết được việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về BVMT của cộng đồng. Do tổ chức gọn nhẹ, phương tiện đơn giản, thô sơ nhưng phối hợp với địa bàn dân cư nhỏ và với mức phí thu gom rác thải khơng cao, lại tận dụng được một đội ngũ lao động dư thừa nên hiệu quả tổng hợp khá tốt.

Thành lập Hợp tác xã vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, Bắc Ninh:

Được thành lập từ năm 2001, Hợp tác xã (trước đó là tổ vệ sinh mơi trường) đã tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày của thị trấn và đưa đến địa điểm tập kết, vệ sinh quét dọn nơi công cộng, khơi thơng cống rãnh thốt nước, trồng và chăm sóc cây xanh... Sau khi thực hiện, lượng rác thải được thu gom tăng gấp đơi, mơi trường sạch hơn, qua đó tạo niềm tin trong cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của người dân, số dân tự nguyện đóng góp phí vệ sinh ngày càng tăng từ đó mua sắm thêm được các phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường. Do tổ chức theo phương thức nhỏ gọn, các phương tiện sử dụng đơn giản, nên hoạt động của Hợp tác xã rất hiệu quả và dễ áp dụng tại các thị trấn, thị tứ.

32

Mơ hình xã hội hố thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đơ thị ở Tam Kỳ, Quảng Nam (Mơ hình có sự tham gia của cộng đồng):

Năm 2000, thị xã Tam Kỳ có 127.224 khẩu (40.005 hộ), lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày trên 200 khối, khu vực nội thị là 80 khối. Rác thải sinh hoạt thị xã Tam Kỳ nhất là khu vực nội thị tăng rất nhanh, dự kiến đến năm 2005 rác thải của cả thị xã khoảng 460 khối/ ngày, trong đó nội thị khoảng 146 khối. Để thu gom lượng rác này hàng năm ngân sách địa phương chi khoảng 200 triệu đồng và tiền phí của dân là trên 400 triệu đồng (năm 2001 khoảng 460 triệu đồng). Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ không thể bao quát hết việc thu gom và vận chuyển rác của thị xã. Hơn nữa, ý thức của dân chúng trong việc quản lý chất thải thấp, ỷ lại cho nhà nước. Trước tình hình này, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã, với sự tư vấn của công ty môi trường đô thị Tam Kỳ đã xây dựng mơ hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở những nơi công cộng, đường phố. Đảng uỷ phường ra nghị quyết về nhiệm vụ quản lý chất thải trên địa bàn phường khơng để tình trạng vứt rác ra đường hay không tập trung để thu gom. UBND phường đề ra chương trình quản lý chất thải rắn trong phường, trong đó có thống kê tình hình rác thải, các điểm thu gom, lập tổ vệ sinh môi trường.

UBND phường lập ban vệ sinh do đồng chí chủ tịch phường trực tiếp chỉ huy gồm các thành phần: mặt trận, phụ nữ, thanh niên, y tế, công an, phường đội. Giúp việc cho ban có 2 tổ chun trách gồm lực lượng cơng an và dân phịng phường, mỗi tổ có 4 người.

Cộng đồng dân cư tham gia vào chương trình này được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý rác thải trong phường thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố.

Người dân sống trong địa bàn có tổ chức vệ sinh môi trường hoạt động, được quyền giao rác thải của hộ gia đình mình cho tổ chức vệ sinh mơi trường; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, giám sát việc giải quyết rác thải của các đơn vị đóng trên địa bàn; kiến nghị với các cấp chính quyền về cơng tác quản lý rác thải, quản lý rác tại các khn viên nhà mình.

Song song với các quyền trên người dân địa phương có trách nhiệm khơng thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt và để nởi thuận lợi

33

trong nhà, giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định.

Hội phụ nữ tham gia công tác quản lý bồ rác và thu tiền hàng tháng (được hưởng 4% trên tổng doanh thu) trang bị sọt rác đồng bộ. Kết hợp với xí nghiẹp đơ thị Tam Kỳ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên một cách thường xuyên; phát động và duy trì hàng tuần làm vệ sinh trước, xung quanh nhà, tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường.

Mặt trận tổ quốc phường đưa công tác vệ sinh mơi trường là một trong các nội dung chính của việc xây dựng tổ văn hố mới, có kế hoạch thực hiện và kiểm tra đôn đốc thực hiện.

Đồn thanh niên phường tổ chức Đội tình nguyện xanh, hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác công cộng, tổ chức tuyên truyền công tác rác thải và tuần tra, phát giác các trường hợp đổ rác bừa bãi với UBND phường.

Công an, y tế phường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước.

Tổ chức vệ sinh môi trường địa phương thực hiện việc thu nhận rác từ hộ dân một cách thường xuyên, đúng giờ, khi thu rác phải có kẻng hiệu, hướng dẫn việc tuyển rác hộ nhân dân đảm bảo chất lượng phục vụ, xác định tuyến đường, khu phố cần quét rác hộ dân, để thực hiện theo lịch được duyệt.

Kết quả hoạt động của mơ hình này là lượng rác quản lý được nhiều hơn, rác công cộng được giải quyết, rác công nghiệp, rác y tế bước đầu đưa vào quản lý đúng theo quy định. Công tác thu gom rác tốt sẽ góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đồn thể về mơi trường được nâng lên và về kinh tế tăng thu từ cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách, việc tuyển loại rác ngay tại hộ gia đình để tận dụng, tái sinh rác là góp phần tạo của cải vật chất xã hội, giảm bớt lượng rác cần xử lý.

34

Nguồn: XNMTĐT Tam Kỳ.

Hình 1.5. Mơ hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác tại đô thị Tam Kỳ

HĐND Phường UBND phường Trạm y Công an phường tổ tế đội dân UBMTTQ phường Hội phụ nữ ĐTNCS Chi hội Chi đoàn Hội viên Đoàn viên Đảng uỷ phường Chi bộ khu vực Đảng viên Hộ dân

Phân loại ngay từ hộ gia đình, chứa trong sọt và để trong nhà

Cơ quan, đơn vị

-tập kết tại vị trí thoả thuận và chứa trong sọt

-giao cho người thu nhận Nơi công cộng -đường phố do đơn vị nhận VSMT đảm nhận -các tụ điểm do đoàn thể ĐIỂM TẬP KẾT RÁC (phường quản lý) Giao nhận hợp lý, đảm bảo VSMT BÃI RÁC (XNMTĐT quản lý) -tái chế, tái sinh -chơn lấp

Xí nghiệp mơi trường đơ thị Tam Kỳ

Chú thích:

chỉ đạo phối hợp

VSMT phường thực hiện XNMTĐT Tam Kỳ thực hiện Tương quan giám sát

35

Mô hình cộng đồng tham gia thu gom chất thải rắn ở Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩ nh:

Thạch Kim là một xã ven biển, nghề sản xuất chính là khai thác cá biển, chế biến hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, máy móc cơ khí và bn bán dịch vụ. Bình qn thu nhập đầu người hàng năm đạt 1.600.000 đồng/người. Tuy nhiên, hiện tại số hộ dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phổ hội an, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)