1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả

101 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN CHO CÁC SIÊU THỊ CO.OPMART Ở TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hư

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN CHO CÁC SIÊU THỊ CO.OPMART Ở TP.HCM VÀ

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS HOÀNG HƯNG Sinh viên thực hiện :CAO LÊ UYÊN PHƯƠNG

MSSV: 1091081073 Lớp: 10HMT2

Trang 2

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

( Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)

1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài

Cao Lê Uyên Phương MSSV: 1091081073 Lớp: 10HMT2

Ngành : Môi trường

Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường

2 Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng phân loại rác tại nguồn cho các siêu thị Co.opmart ở

TP.HCM và đề xuất biện pháp thích hợp

3 Các dữ liệu ban đầu :

- Tổng quan về CTR và hệ thống thu gom trên địa bàn TP.HCM

- Thông tin về các hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP.HCM

- Tìm hiểu về dự án phân loại rác thí điểm tại các hệ thống siêu thị Co.opmart

4 Các yêu cầu chủ yếu :

- Thu thập tài liệu, số liệu chi tiết về hiện trạng CTR tại các siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP.HCM gồm nguồn phát sinh, khối lượng và hệ thống thu gom

- Khảo sát và đánh giá quá trình thực hiện phân loại rác tại các siêu thị Co.opmart

- Đề xuất các biện pháp khắc phục trong tương lai khi thực hiện PLCTRTN

5 Kết quả tối thiểu phải có:

1) Quá trình thực hiện phân loại rác ở các siêu thị thực hiện khảo sát

2) Kết quả khảo sát khách hàng và siêu thị thể hiện qua các đồ thị

3) Hình ảnh trong quá trình đi khảo sát tại các siêu thị Co.opmart

Ngày giao đề tài: 21/05/2012 Ngày nộp báo cáo: 17/8/2012

Trang 4

Em xin g ửi lời cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP

H ồ Chí Minh Trong quãng thời gian học tập, các thầy cô trong trường đặc biệt là các thầy cô trong Khoa môi trường và công nghệ sinh học tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho

em những kiến thức quý báu

Lòng bi ết ơn chân thành xin gởi tới thầy Hoàng Hưng là giáo viên hướng dẫn chính, đã có những nhận xét góp ý quan trọng trong quá trình em làm luận văn

Lòng biết ơn sâu sắc nhất xin gởi tới ba mẹ những người đã có công nuôi dưỡng

và dạy dỗ em, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt chặng đường học tập

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Việt, cô Huỳnh Anh đã hỗ trợ em

v ề thu thập tài liệu và tạo điều kiện cho em tham gia cuộc họp dự án triển khai PLCTRTN, và các anh ch ị khác làm việc ở Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM Đồng thời cũng cảm ơn tất cả bạn bè của em, những người luôn bên cạnh, động viên

và giúp đỡ em

M ột lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

TP.HCM, tháng 07 năm 2011

Trang 5

nào mà tất cả dựa trên quy trình khảo sát, nghiên cứu từ thực tế và các tài liệu tham

khảo từ mạng Các số liệu và kết quả đạt được trong đồ án là trung thực

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ những năm trở lại đây, với sự phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã góp phần không ít cho nền kinh tế nước nhà Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp, công ty ra đời, các KCN, khu chế xuất mọc lên nhiều hơn, các sản phẩm tạo ra phong phú hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc lượng rác phát sinh do con người hoạt động gia tăng, đó là điều tất yếu Song điều đáng nói là rác thải tại Việt Nam chưa được xử lý triệt để dẫn đến tác động xấu tới môi trường, không chỉ làm mất đi vẻ

mỹ quan đô thị, mà còn gây ô nhiễm môi trường và thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe con người theo thời gian TP.HCM được ước tính mỗi ngày phát thải khoảng hơn 7000 tấn rác thải

Với dân số hơn 9 triệu người (2010) tại TP.HCM thì có thể nói đây là một con

số đang ở mức báo động Chúng ta đã và đang lãng phí quá nhiều nguồn rác thải gồm 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế, 50% rác thải gia đình có thể làm phân compost, 100% thuỷ tinh đã sử dụng có thể tái chế trong khi đem chôn lấp thì hàng trăm năm sau mới phân hủy Thế nhưng với tình trạng rác hỗn hợp hiện tại chưa được phân loại thì làm phân compost sẽ gặp nhiều trở ngại hơn do thiếu nguồn rác hữu cơ “sạch” và làm mất thời gian và tiền bạc của ban quản lý nhà nước và các công ty chức năng thu gom, xử lý Khối lượng rác thải quá nhiều, vượt quá khả năng thu gom, vận chuyển của các công ty môi trường đô thị, thêm vào đó người dân không tham gia vào việc thu gom xử lý rác, không tuân thủ quy định đổ vứt rác Ngoài ra, ở nông thôn, khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng đang gia tăng, đặc biệt là túi ni lông, chai lọ thủy tinh, kim loại, các bãi rác đầu làng ứ đọng không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cảnh quan làng xã…Mặt khác, quỹ đất BCL có hạn mà rác thải thì ngày một gia tăng, chúng ta không thể cứ mãi chọn biện pháp chôn lấp để đối phó với rác thải mà cần có biện pháp giải quyết đúng đắn ngay từ đầu để có thể giảm lượng CTR trước khi đem đi xử lý và tạo quy trình tuần hoàn vật chất cho tương lai Để giải quyết tình trạng ô nhiễm chất thải rắn

Trang 7

thì Nhà nước ta phải có chiến lược cụ thể, mô hình đồng bộ và thống nhất cho tất cả nguồn thải Phân loại rác tại nguồn là phương án tối ưu và hữu hiệu giúp giải quyết một cách cơ bản những vấn đề nóng của môi trường do rác thải gây ra Phân loại rác còn giảm áp lực thu gom, xử lý cho công ty đô thị, phục vụ cho công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm chi phí vận hành, kiểm soát BCL và đem lại lợi ích kinh tế cho nước nhà

Với những luận điểm nêu trên thì chọn áp dụng phương pháp phân loại rác tại nguồn vừa nâng cao khả năng và ý thức cho cộng đồng người dân vừa nâng cao hiệu quả tái sử dụng các nguồn tài nguyên và giảm được lượng rác thải phải chôn lấp Vì vậy đề tài: “ Đánh giá hiện trạng PLCTRTN cho các siêu thị Co.opmart ở TP.HCM và đề xuất giải pháp thích hợp ” không chỉ góp phần đánh giá chương trình phân loại rác tại nguồn tốt hơn mà còn tạo ra bước khởi đầu của công nghệ tái chế

2 Tình hình nghiên cứu

Đầu tháng 12/2011 vừa qua các hệ thống siêu thị Coopmart đã bắt đầu tham gia chương trình PLCTRTN (bao gồm cả các siêu thị ở những tỉnh khác cũng áp dụng chương trình này trong kinh doanh), Sở Tài nguyên và môi trường TPHCM đã đặt ra mục tiêu trong 2 năm nữa phải hoàn thành công tác phân loại rác tại nguồn ở các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại và các cao ốc văn phòng…Để chương trình này đạt được hiệu quả cao thì sự hợp tác của các siêu thị, doanh nghiệp, khu thương mại và kể cả các hộ gia đình là rất cần thiết Đây là các nơi mà đơn vị công ích đảm nhận việc thu gom Trong thời gian này, lực lượng rác dân lập sẽ được tổ chức lại

để có thể bắt đầu công tác thu gom rác đã được phân loại ở các khu dân cư Chương trình này không chỉ giúp quản lý chất thải đồng bộ hơn mà còn nâng cao ý thức cho cộng đồng để bảo vệ môi trường Tại các siêu thị Co.opmart, khách hàng cho rác thải vào 2 thùng rác: thùng màu xanh chứa chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ, quả…), thùng màu xám chứa chất thải vô cơ (chất thải còn lại) Từ việc phân loại này, chất thải hữu cơ sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất phân compost, chất thải còn

Trang 8

lại bao gồm giấy, cacton, thủy tinh, chai nhựa làm nguyên liệu tái chế Đây chính là điểm quan trọng trong việc phân loại rác tại nguồn

- Nâng cao ý thức cho khách hàng đi siêu thị nói riêng và cộng đồng nói chung

- Đề xuất các biện pháp thích hợp để chương trình phân loại được hoàn thiện hơn

4 Nhiệm vụ đề tài

- Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn trên TP.HCM

- Thu thập số liệu, khảo sát về chương trình phân loại rác tại nguồn của khách hàng tại các siêu thị Co.opmart

- Đưa ra những thuận lợi – khó khăn khi thực hiện tại các siêu thị Co.op mart

- Đề xuất các giải pháp hữu ích và hình thức tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện PLCTRTN ở các hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP.HCM cần khảo sát hiện trạng tại một số siêu thị (10/22

hệ thống siêu thị), khảo sát các khách hàng đi siêu thị kèm theo phiếu khảo sát với các câu hỏi cụ thể Qua quá trình điều tra, khảo sát để thu thập thông tin, sự phản hồi cũng như ý kiến đóng góp của khách hàng từ chương trình thí điểm PLCTRTN

ở các siêu thị Co.opmart Từ đó, có thể so sánh quy trình thực hiện PLCTRTN ở từng siêu thị đạt kết quả như thế nào ở từng quận trên địa bàn TP.HCM Phương pháp nghiên cứu có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CTR TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH PLCTRTN

1.1 Tổng quan CTR trên địa bàn TP.HCM

TP.HCM là một đô thị đặc biệt của Việt Nam, là trung tâm lớn nhất về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, là đầu mối giao lưu quốc tế, công nghiệp và dịch vụ đa lĩnh vực Vùng kinh tế chính của phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long và tỉnh Tiền Giang

Với diện tích 2.095 km2 và dân số hơn 9 triệu dân thì TP.HCM đã đạt được thành tựu đáng kể khi sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, TP.HCM cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (49 triệu KWh/ngày), đồng thời thải vào môi trường một khối lượng tương ứng (hơn 2 triệu tấn/ngày) các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn), bao gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, chất thải có thể tái chế và chất thải chưa có khả năng tái chế Chất lượng môi trường

tự nhiên và cuộc sống của con người đang bị đe dọa do sự phát triển thiếu bền vững,

sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng không hiệu quả

1.1.1 Nguồn phát sinh CTR

Nguồn phát sinh CTRSH của TP.HCM bao gồm 7 nguồn:

Khu vực dân cư là khu vực sinh sống của người dân đô thị bao gồm biệt thự,

nhà phố (hộ gia đình) riêng lẻ, nhà phố nhiều hộ, chung cư cao tầng, trung bình và thấp tầng

Khu vực cơ quan là khu vực văn phòng công sở (cơ quan nhà nước), văn

phòng công ty, trường học, cơ sở y tế, nhà tù, …

Khu vực thương mại là khu vực cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán sỉ/lẻ, nhà

Trang 11

hàng/cửa hàng ăn uống, chợ/siêu thị, cửa hàng/cửa hiệu dịch vụ, trạm sửa chữa và bảo trì xe máy

Khu vực khách sạn, nhà nghỉ là khu vực khách sạn với các cấp (sao) khác

nhau, nhà nghỉ, phòng cho thuê, …

Khu vực công cộng là khu vực sinh hoạt chung của cộng đồng (tập trung đông

người) như quảng trường, công viên, sở thú (vườn bách thảo), tượng đài, khu thể thao, rạp chiếu phim, rạp hát, bến xe, bến tàu, sân bay, đường phố và vỉa hè, …

Khu vực sản xuất là các cơ sở công nghiệp riêng lẻ hoặc các KCN tập trung,

KCX, KCN cao và cụm công nghiệp

Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng là các bệnh viện, trung tâm y tế dự

phòng, trung tâm đa khoa …

Mọi hoạt động của người dân thành phố đều phát sinh CTRSH Các cơ sở công nghiệp phát sinh chất thải sinh hoạt từ căn tin, phòng vệ sinh, văn phòng…Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn TP.HCM rất đa dạng với nhiều qui mô khác nhau

Bảng 1.1 Nguồn phát sinh CTRSH

Dân số năm 2010 (chưa tính đến khách vãng

lai)

7.396.446

Số hộ chung cư (ước tính) 400.000 hộ

Trang 12

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vị

Trung học cơ sở (bao gồm cấp 1-2) 272

Trung học phổ thông (bao gồm cấp 2-3) 162

Trung cấp chuyên nghiệp 36

Đại học - Cao đẳng 75

Viện, trung tâm nghiên cứu 430

4 Doanh nghiệp nhà nước 452 cơ sở

Chợ do thành phố quản lý 18

Chợ do quận huyện quản lý 200

7 Trung tâm thương mại, siêu thị 128

Trung tâm thương mại 31

Siêu thị (bao gồm Sài Gòn Co.op, Big C, siêu

thị điện máy, siêu thị sách và các mặt hàng

Trang 13

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vị

Thư viện (thành phố + quận huyện) 26

16 Khu vực sản xuất 53.601 cơ sở

Trang 14

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vị

Xuất bản, in ấn 2.657

Sản xuất than, sản phẩm dầu mỏ 53

Sản phẩm từ cao su 4.369

Sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại 1.310

Sản xuất kim loại 488

Sản phẩm từ kim loại 8.877

Sản xuất trang thiết bị, văn phòng 20

Thiết bị điện tử (radio, tivi ) 443

Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các

loại

352

Xe có động cơ, rơ móc 315

Phương tiện vận tải khác 666

Trang trí, nội thất (giường, tủ, bàn ghế ) 3.579

Sản xuất và phân phối điện 3

Khai thác và phân phối nước 167

Công nghiệp khai thác 612

17 Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng 12.502 cơ sở

Trạm y tế phường xã 317

Trang 15

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vị

Cơ sở y tế tư nhân khác (bao gồm phòng

mạch, phòng nha, phòng khám đa khoa,

chuyên khoa, nhà hộ, chốt điểm sơ cứu,

phòng chẩn đoán cận lâm sàng… - ước tính)

12.000

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2010

Việc xác định và phân loại nguồn thải có ý nghĩa quan trọng cho các kế hoạch PLCTRTN, chương trình thu phí, chương trình tuyên truyền…cho hiện tại và tương lai

1.1.2 Thành phần và khối lượng CTR tại TPHCM

Trang 16

Bảng 1.2 Thành phần CTR của hộ gia đình, trường học, nhà hàng và

Trang 17

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý CTR – 2010

(Sở Tài nguyên và Môi trường)

Ghi chú:

KĐK – không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%

ww – trọng lượng ướt (wet weight)

để tái chế Chỉ có một phần nhỏ, chủ yếu là các chất thải hữu cơ xả xuống đồng ruộng ở vùng ngoại thành Ước tính tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm khoảng 7 – 8 %

Trang 18

Bảng 1.3 Khối lượng CTR đô thị thống kê từ 1992 đến 2010

Năm

Khối lượng CTR

đô thị

Tỉ lệ tăng hàng năm (%) Tấn/năm Tấn/ngày

Trang 19

STT

Khối lượng CTR thu gom (tấn/ngày)

Quận 2 17,95 18,75 27,78 27,08 Quận 3 53,88 49,78 49,31 53,92 Quận 5 83,84 86,94 85,95 83,67 Quận 6 285,35 297,58 294,90 269,07 Quận 7 11,10 92,68 118,56 150,67 Quận 8 128,78 122,39 121,24 122,25 Quận 9 96,37 99,61 114,78 102,17 Quận 10 57,80 60,15 177,56 211,69 Quận 12 143,72 165,22 193,52 212,23 Phú Nhuận 275,80 266,12 267,36 261,18

Gò Vấp 126,15 120,28 134,50 164,26 Tân Bình 323,84 340,07 380,80 403,19 Tân Phú 189,25 143,31 113,45 110,37 Thủ Đức 189,89 183,36 201,37 215,31 Hóc Môn 109,46 103,93 116,82 119,92 Bình Thạnh 4,84 29,60 31,87 39,41 Bình Chánh 117,34 118,98 130,29 142,37 Bình Tân 155,52 152,98 152,93 154,23 Nhà Bè 1,90 14,53 20,79 25,78

Củ Chi 68,40 79,22 95,98 119,93

TỔNG (làm

Trang 20

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường - 2010)

Nhận xét: Theo thống kê trên cho thấy khối lượng CTR phát sinh tăng 5,6 lần tính

từ năm 1992 đến năm 2010 Tỉ lệ thu gom và xử lý có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ 75% lên gần 85% Tuy nhiên, khối lượng CTR xử lý thu gom được và vận chuyển lên các BCL (qua trạm cân) năm 2004 giảm so với năm trước đó (-5,8%) là

do BCL Phước Hiệp xảy ra sự cố lún trượt và năm 2005 tỉ lệ tăng khối lượng CTR thấp hơn các năm trước là do trạm cân tại công trường Phước Hiệp không hoạt động khối lượng CTR được tính trung bình theo khối lượng trước khi trạm cân hư

1.1.3 Hệ thống thu gom tại TPHCM

1.1.3.1 Phương tiện quét thu gom

Hiện tại thời gian thu gom CTR được thực hiện vào ban đêm từ 18h-22h mỗi ngày và kết thúc trước 6h sáng hôm sau Đối với các quận thuộc trung tâm thành phố là quận 1, 3, 10, 5… thì công tác quét được bố trí tua để đảm bảo chất lượng vệ sinh đường phố luôn sạch đẹp

Ở huyện Bình Chánh vẫn tồn tại một số công nhân dùng xe ba gác cải tiến để vận chuyển chất thải rắn nhưng số lượng không nhiều Các quận huyện khác như quận 4, 9, Phú Nhuận, Gò Vấp, Củ Chi vẫn còn dùng xe tự chế, thùng 240L…để phục vụ công tác quét dọn Ngoài ra, thành phố còn bố trí 5 phương tiện quét cơ giới quét lau, hút cát ở các tuyến đường trọng điểm của thành phố

1.1.3.2 Thu gom tại nguồn

1.1.3.2.1 Tồn trữ tại nguồn

Với tình trạng hiện tại hầu hết các chủ nguồn thải chưa phân loại rác tại nguồn, các hộ gia đình tự trang bị thùng chứa CTR bằng nhựa, bằng kim loại hoặc bằng các giỏ tre nứa, phổ biến nhất vẫn là dùng các túi ni lông đựng rác và đặt trong các thùng chứa

Trang 21

Hình 1.1 Người thu nhặt ve chai “bươi móc” rác tại thùng rác

Tại các chợ, do diện tích các sạp buôn bán có hạn nên các tiểu thương sẽ tận dụng các khoảng trống là nơi chứa hàng Vì thế, các CTR phát sinh sẽ bị bỏ ngay tại các lối đi trong chợ Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom CTR trong chợ Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, CTR được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị Sau đó, hầu hết CTR đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240 lít

Hình 1.2 Thu gom rác tại chợ và hộ gia đình

Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí thùng CTR công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức năng của thùng CTR công cộng

1.1.3.2.2 Thu gom tại nguồn

Công tác thu gom CTRSH tại thành phố do 3 nhóm đơn vị thực hiện:

- Hệ thống công lập do công ty MTĐT và 22 công ty DVCI quận/huyện (nay là

Trang 22

công ty TNHH MTV)

- Hệ thống dân lập do lực lượng thu gom dân lập

- Hợp tác xã thu gom CTR (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp và Thủ Đức)

Hình 1.3 Thu gom rác tại TPHCM

Số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho thấy:

- 60% khối lượng CTR do hệ thống dân lập thu gom, 40% do HTX và công ty DVCI thực hiện

- Phương tiện thu gom với hơn 200 xe tải nhỏ 550kg, gần 1000 xe ba, bốn bánh

tự chế và hơn 2500 thùng 660L (3, 4 bánh)

- Nhân lực thu gom gồm khoảng 4000 người thu gom CTR dân lập, 1500 người thu gom trong các công ty DVCI và HTX

Hình 1.4 Quá trình thu gom phân loại rác

Hiện tại TP.HCM có 241 điểm hẹn tập trung chủ yếu ở các quận Tân Phú (76 điểm), quận 10 (41 điểm), quận 8 (17 điểm), còn lại rải rác ở các quận huyện khác

Trang 23

Vị trí các điểm hẹn thường xuyên bị di dời do chất lượng vệ sinh môi trường tại các điểm thấp

Đơn vị quản lý điểm hẹn chủ yếu là các công ty TNHH MTV DVCI của các quận huyện, còn lại là do công ty TNHH MTV MTĐT thành phố

Bảng 1.5 Số lượng điểm hẹn tại các quận/huyện

Trang 24

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý CTR – 2010

(Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)

Số lượng điểm hẹn của từng quận/huyện phụ thuộc vào qui trình, nhân lực và phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển hoặc quét dọn vệ sinh của từng địa bàn Theo kết quả khảo sát cho thấy, có đến 71% điểm hẹn bị ô nhiễm do mùi hôi và bụi

Số lượng điểm hẹn có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (265 điểm) đến năm 2010 (241 điểm)

Nhận xét: Việc giảm số lượng vị trí điểm hẹn sẽ tác động đến cự ly thu gom, vận

chuyển, số lượng trạm trung chuyển hoặc định hướng quy hoạch tuyến thu gom dọc tuyến (thay các điểm hẹn)

1.1.3.3 Trung chuyển và vận chuyển

1.1.3.3.1 Trạm trung chuyển

Hiện tại TPHCM có 45 trạm trung chuyển CTR nhiệm vụ tập trung CTR từ các

xe thu gom dân lập, HTX, và các điểm hẹn Từ trạm trung chuyển, CTR được vận

Trang 25

chuyển lên BCL bằng xe tải có tải trọng 10-15 tấn/xe

Trạm trung chuyển được phân thành 4 loại:

Loại 1: (có 2 trạm trung chuyển)

- Công suất tiếp nhận trên 800 tấn/ngày

- Nhà xưởng được thiết kế đạt yêu cầu, khuôn viên lớn

- Công nghệ có phương tiện hooklif , hệ thống thu gom nước rỉ rác

Loại 2: (có 6 trạm trung chuyển)

- Công suất tiếp nhận nhỏ từ 20-100 tấn/ngày

- Công nghệ có phương tiện hooklif

- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, mái che và sàn tráng xi măng, có hệ thống thu gom nước rỉ rác

Loại 3: (có 4 trạm trung chuyển)

- Công suất trên 100 tấn/ngày

- Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben

- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có/không mái che và sàn tráng xi măng, có/không hệ thống thu gom nước rỉ rác

Loại 4: (có 33 trạm trung chuyển)

- Công suất nhỏ hơn 100 tấn/ngày

- Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben

- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, không có cổng bảo vệ, có/không mái che và sàn tráng xi măng, không hệ thống thu gom nước rỉ rác

Hình 1.5 Hoạt động tại trạm ép rác kín Bà Lài (quận 6 TPHCM)

Trang 26

Loại 3 và loại 4 là trạm trung chuyển dạng hở hay còn gọi là bô rác hở (chiếm 73%) thường xuyên có mùi hôi nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đây cũng là vấn đề còn tồn đọng hiện tại của TPHCM

1.1.3.3.2 Mạng lưới trung chuyển và vận chuyển

Mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH từ các điểm hẹn về trạm trung chuyển

và vận chuyển CTR đến các Khu liên hiệp xử lý trên địa bàn thành phố hiện nay do

3 đơn vị cùng thực hiện: công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (53%), công ty TNHH MTV DVCI một số quận huyện (30%) và hợp tác xã Công Nông (17%) Trang thiết bị vận chuyển: toàn bộ hệ thống có hơn 570 xe cơ giới các loại (xe

ép, xe tải, xe xúc) Trong đó, số lượng phương tiện phục vụ công tác thu gom vận chuyển CTR từ các điểm hẹn hoặc các trạm trung chuyển về các công trường xử lý

là 261 xe Hầu hết các xe vận chuyển trên TPHCM phải hoạt động tối đa 2 đến 3 lần quay xe trong ngày Theo thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy năm

2011 thành phố phải thay thế 166 xe (64% tổng số xe) do các xe vận chuyển đã cũ, kém chất lượng và không đảm bảo tốt các chỉ tiêu về môi trường Nếu đến năm 2015 vẫn chưa thay thế được 50% tổng số xe trên thì tổng số xe cần thay thế là 234 xe (90% tổng số xe) và tới năm 2020 thì toàn bộ số xe đang vận hành hiện tại phải được thay thế

1.2 Giới thiệu về chương trình PLCTRTN

Việc PLCTRTN là chia CTRSH thành 2 loại:

- CTR hữu cơ dễ phân hủy gồm: các thành phần chất thải có nguồn gốc từ thực vật ( rau, củ, quả, đậu, cơm thừa…) và các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật ( cá, thịt, tôm, vỏ trứng, phân gia súc, côn trùng…) nhưng không bao gồm các

Trang 27

loại vỏ nghêu, vỏ sò, rác vườn (lá cây, cành cây, cỏ, hoa…); các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được

- CTR còn lại: gồm các CTR không thuộc nhóm CTR hữu cơ dễ phân hủy, VD: Xương động vật lớn, các chất thải vô cơ như chai lọ, thủy tinh, túi xốp, sành sứ, quần áo cũ, bàn ghế cũ…)

Hình 1.6 Chất thải hữu cơ và chất thải còn lại 1.2.2 Hoạt động phân loại CTRSH tại TP.HCM

Hoạt động phân loại thu hồi và tái chế phế liệu từ rác hiện nay rất phổ biến tại nước

ta, đây là một ngành nghề đã đem lại thu nhập đáng kể cho đội ngũ lao động

- Ngay tại nguồn CTRSH đã được người dân hay do một số người nhặt rác phân loại và thu hồi Ở một số hộ gia đình có thói quen tách các thành phần phế thải có giá trị như: lon sữa, lon bia, lon nước ngọt, chai lo nhựa hoặc thủy tinh, giấy báo cũ

và các vật dụng kim loại khác…đem bán cho những người nhặt rác lưu động hoặc các vựa ve chai lớn nhỏ hoặc các cơ sở tái chế Điều này không chỉ giúp họ dọn dẹp gọn gàng nhà cửa, mà đây còn là một việc làm tự phát, không có kiểm soát nhưng bước đầu họ cũng đã thực hiện PLCTRTN

- Trong quá trình thu gom: những vật chất còn có giá trị khác được tách riêng

ra, hiện tại các xe thu gom đẩy tay đều trang bị thêm bao chứa phế liệu bên hông xe

- Tại bộ trung chuyển rác: thực hiện đồng thời 2 chức năng là trung chuyển và phân loại thu hồi phế liệu Tuy nhiên, công việc này thực hiện bằng tay nên không đạt hiệu quả cao

Trang 28

Các phế liệu đã qua xử lý sơ bộ như làm sạch, ép nhỏ (giảm thể tích) rồi các phế liệu này được chuyển đến khắp các cơ sở tái chế trên TP.HCM

Sơ đồ 1.7 Mô hình hoạt động phân loại rác tại nguồn ở TP.HCM

Hoạt động phân loại – thu hồi - tái sử dụng lại chất thải mang lại những lợi ích như:

- Hoạt động thu mua và tái chế phế liệu làm giảm đáng kể lượng chất thải khó phân hủy đổ về BLC cũng như giảm được chi phí xử lý

- Hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm ngân sách Nhà nước nhờ giảm nhập khẩu các nguyên liệu vốn không có sẵn trong nước

Rác thải

Tồn trữ và phân loại tại nguồn

Rác dễ phân hủy sinh học Rác khó phân hủy sinh học

Chế biến phân compost

Bón cho cây trồng

Rác có thể tái chế, tái sử dụng

Các thành phần còn lại

Sơ chế Người thu mua

Tái sử dụng Cơ sở tái chế

Điểm trung chuyển

BCL hợp vệ sinh

Trang 29

- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập thêm cho đông đảo lực lượng lao động

1.2.3 Giới thiệu về chương trình PLCTRTN

PLCTRTN là một trong những chủ trương lớn của nước ta nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất, tăng tuổi thọ cho các BCL, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý Nhà nước ta dưới sự hỗ trợ của JICA, Công ty môi trường đô thị Hà Nội đã thực hiện mô hình thí điểm tại khu dân cư năm 2007 bắt đầu bằng việc thực hiện phân loại rác tại nguồn ở cấp hộ gia đình, rác thải được phân loại phục vụ cho tái chế Trước đó, năm 2006 Sở Tài Nguyên và môi trường Tp.HCM cũng đã xây dựng phương án thí điểm cho quận 6 thực hiện PLCTRTN nhưng dự án gần như đi vào

bế tắc do chính sách thực hiện không đồng bộ, thời gian đầu người dân hưởng ứng tích cực tham gia tới 80% nhưng quận 6 gặp khó khăn do lực lượng thu gom dân lập tại đây chiếm đa số, và họ chưa được tiếp sức hỗ trợ để thực hiện chương trình cũng như người dân bức xúc khi phân loại xong bị lại trộn chung trong quá trình vận chuyển Cũng phải kể đến dự án triển khai PLCTRTN cho huyện Châu Thành, tỉnh Long An của Trung tâm CENTEMA phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Long An tuyên truyền đến người dân ý nghĩa thực hiện PLCTRTN và sau cuộc hội thảo người dân được phát sổ tay hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

Hình 1.8 Chương trình triển khai thực hiện PLCTRTN tại

huyện Châu Thành Long An

Trang 30

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG CTR PHÁT SINH TẠI CÁC SIÊU THỊ CO.OPMART

TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

2.1 Hệ thống siêu thị Co.opmart trên TPHCM

PLCTRTN đã được triển khai thực hiện thí điểm tại 22 hệ thống Co.opMart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Hệ thống siêu thị Co.opMart trên địa bàn quận/huyện, tp.HCM

STT Quận/

huyện Siêu thị Địa chỉ kinh doanh

01 1 Co.opMart Cống Quỳnh 189C Cống Quỳnh, quận 1

02 3 Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu 168 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3

03 3 Co.opMart Nhiêu Lộc Cao ốc SCREC, Trường Sa, phường 12,

quận 3

04 5 Co.opMart Hùng Vương 96 Hùng Vương, phường 9, quận 5

05 6 Co.opMart Hậu Giang 188 Hậu Giang, phường 6, quận 6

06 6 Co.opMart Phú Lâm 6 Bà Hom, phường 13, quận 6

07 7 Co.opMart Phú Mỹ Hưng H6 Khu phố Mỹ Phước, đại lộ Nguyễn

Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7

08 8 Co.opMart Tuy Lý Vương 40-54 Tuy Lý Vương, phường 13, quận

8

09 9 Co.opMart Xa Lộ Hà Nội 191 Quang Trung, phường Hiệp Phú,

quận 9

Trang 31

10 9 Co.opMart Suối Tiên 120 Xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú,

quận 9

11 10 Co.opMart Lý Thường Kiệt 497 Hòa Hảo, phường 7, quận 10

12 11 Co.opMart Phú Thọ Tầng trệt, tầng 1, tầng 2, khu A chung

cư Phú Thọ, phường 15, quận 11

13 12 Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ 167/2 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung

Mỹ Tây, quận 12

14 Bình

Thạnh Co.opMart Đinh Tiên Hoàng

127 Đinh Tiên Hoàng phường 3, quận Bình Thạnh

18 Phú

Nhuận Co.opMart Nguyễn Kiệm

571-573 Nguyễn Kiệm, phường 9, Quận Phú Nhuận

19 Phú

Nhuận Co.opMart Rạch Miễu

48 Hoa Sử phường 7, quận Phú Nhuận

20 Gò

Vấp Co.op mart Phan Văn Trị

543/1 Phan Văn Trị phường 7, quận Gò Vấp

21 Hóc

Môn Co.opMart Hóc Môn

Đặng Thúc Vịnh, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn

Trang 32

22 Củ Chi Co.opMart Củ Chi (vừa mới

Chất thải phát sinh tại 22 hệ thống Co.opMart, TP.HCM, cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Nguồn phát sinh chất thải tại 22 hệ thống Co.opMart trên TP.HCM

Khu vực phát sinh Các loại chất thải phát sinh

Khu sơ chế thực phẩm Các loại rau củ quả dạt, thùng carton, bao nylon, ly

nhựa, giấy,…

Khu chế biến thức ăn Các loại rau củ quả dạt, thức ăn dư thừa, bao nylon,

giấy vệ sinh, dầu mỡ chiên đã qua sử dụng

Khu kinh doanh thức ăn Thức ăn dư thừa, rau củ quả thừa, bao nylon, giấy vệ

sinh, ống hút, muỗng nhựa, ly nhựa

của nhân viên siêu thị và

người dân đi siêu thị,

Trang 33

Mô tả khu vực phát sinh chất thải tại Coopmart:

Khu sơ chế thực phẩm: Quá trình sơ chế thực phẩm nhân viên đã thực hiện luôn

thao tác phân loại chất thải như sau:

- CTR hữu cơ: Gồm thức ăn dư thừa, rau củ quả dạt,…được chứa trong các thùng nhựa 40-80 lít; sau khi các thùng nhựa đầy sẽ thải bỏ ra các thùng dung tích

240 lít đặt tại khu lưu giữ CTRSH

- CTR còn lại (thuộc nhóm CTR khó phân hủy) gồm bao nylon, dây nylon, bao nhựa… được chứa trong bịch nylon (tận dụng bịch chứa thực phẩm hoặc bịch chứa rác chuyên dụng) CTR có khả năng tái chế sẽ được để riêng, còn lại sẽ thải bỏ ra thùng chứa chung với rác hữu cơ dung tích 240 lít

Bên cạnh những siêu thị Co.op đã thực hiện phân loại CTR thì vẫn còn một số siêu thị trong hệ thống Co.opMart vẫn để chung CTR vô cơ và hữu cơ lẫn với nhau hoặc chưa phân loại triệt để hoặc một vài siêu thị tại TPHCM có tình trạng tuy đã được phân loại trong siêu thị nhưng phía sau siêu thị và bãi giữ xe rác vẫn được để chung chứ không phân loại

Khu chế biến thức ăn: Trong quá trình chế biến thức ăn, lượng lớn chất thải phát

sinh tại khu vực này, gồm:

- CTR hữu cơ: Gồm thức ăn dư thừa, rau củ quả dạt…được chứa trong các thùng nhựa 40-80 lít Sau khi các thùng nhựa đầy sẽ thải bỏ ra các thùng dung tích

240 lít đặt tại khu lưu giữ CTRSH

- CTR còn lại: Gồm bao nylon, ly nhựa, giấy vệ sinh được chứa trong bịch nylon (tận dụng bịch chứa thực phẩm hoặc bịch chứa rác chuyên dụng) hoặc trong các thùng nhựa dung tích 40-80 lít CTR có khả năng tái chế sẽ được để riêng, còn lại sẽ thải bỏ ra thùng chứa chung với rác hữu cơ dung tích 240 lít

- Dầu mỡ chiên đã qua sử dụng: Siêu thị đã lắp đặt hệ thống lọc dầu tại khu chế biến thức ăn, dầu mỡ sau khi lọc được đựng trong can 5 lít và định kỳ sẽ giao cho

Trang 34

đơn vị tái chế (chưa biết tên) để tái chế thành nhiên liệu sinh học hoặc thải bỏ vào trong rác sinh hoạt

Tại khu vực chế biến thức ăn của mỗi siêu thị Co.opMart, việc phân loại CTR chỉ ở mức sơ bộ (chỉ tận thu nguồn CTR có thể bán được cho các đơn vị thu mua) mà chưa phân loại một cách triệt để Đối với dầu mỡ chiên đã qua sử dụng, một số siêu thị Co.opMart sẽ cho các hộ dân hoặc sau khi lượng dầu mỡ được chứa trong can đầy sẽ được thu gom chung với CTRSH

Khu kinh doanh thức ăn: Tại đây, siêu thị sẽ bố trí tại mỗi bàn là một thùng nhựa

đựng rác cho khách hàng tự bỏ chất thải vào thùng, đồng thời nhân viên của siêu thị đều đặn thu gom và dọn dẹp chất thải trên bàn của khách hàng sau khi đến khu vực này Quá trình phân loại CTR tại khu kinh doanh thức ăn thực hiện như sau:

- CTR vô cơ: Gồm ly nhựa, ống hút, muỗng nhựa, bao nylon, giấy vệ sinh, được chứa trong thừng nhựa có dung tích 10-20 lít tại mỗi bàn của khu vực

- CTR hữu cơ: Chủ yếu là thức ăn dư thừa, rau củ quả dạt được bỏ vào thùng nhựa 40-80 lít chung với CTR vô cơ

Tại khu vực này, nhân viên dọn dẹp vệ sinh sẽ đẩy chiếc xe nhỏ để thu gom chất thải tại mỗi bàn ăn Trên phương tiện thu gom chất thải, nhân viên bố trí 01 bao nylon có kích thước lớn để tận thu các CTR vô cơ có thể bán được để làm kế hoạch nhỏ, còn CTR vô cơ không tận thu được và CTR hữu cơ sẽ được bỏ chung vào thùng nhựa có dung tích lớn Sau khi thùng chứa chất thải đầy sẽ đem đổ vào thùng

240 lít tại khu vực lưu giữ CTRSH

Khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Gồm có bùn thải và váng dầu mỡ từ

hệ thống xử lý nước thải Hiện nay, các hệ thống siêu thị Co.opMart đang tiến hành xây dựng cũng như cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải Bùn thải từ các trạm xử lý đang được lưu giữ trong bể chứa bùn và các siêu thị cũng đang tìm kiếm các đơn vị

có chức năng xử lý để chuyển giao

Trang 35

Các nguồn còn lại (Khu vực văn phòng và khu vực trưng bày hàng hoá): Chất

thải không chỉ phát sinh tại các khu vực được nêu trên mà còn phát sinh tại khu vực văn phòng của siêu thị, hành khách đến siêu thị và khách vãng lai Lượng chất thải này chủ yếu là CTR vô cơ (bao nylon, giấy vệ sinh, ly nhựa,…) và CTR hữu cơ (thức ăn dư thừa)

- Tại văn phòng siêu thị: CTR hữu cơ và CTR vô cơ được chứa trong thùng nhựa, sau khi đầy sẽ đem đổ vào thùng 240 lít tại khu vực lưu giữ CTRSH

- Khách hàng đến siêu thị và khách vãng lai: Siêu thị bố trí các thùng chứa chất thải hình con gấu hoặc thùng nhựa có dung tích 40- 80 lít để cho khách hàng đến siêu thị và khách vãng lai tự bỏ CTR hữu cơ và CTR vô cơ vào thùng Sau khi thùng đầy sẽ đem đổ vào thùng có dung tích 240 lít tại khu vực lưu giữ CTRSH

Chất thải nguy hại: phát sinh CTNH chủ yếu là bóng đèn hư, hỏng và một ít pin,

ắc quy nhưng lượng CTNH phát sinh ít Các đơn vị đã đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường Mỗi siêu thị đều có khu vực lưu giữ CTNH và đã ký hợp đồng chuyển giao cho Công ty TNHH Dịch vụ - Môi trường Việt Anh định kỳ 1 năm/ 1 lần

2.2.2 Khối lượng CTR phát sinh

Bảng 2.3 Khối lượng CTR phát sinh tại các hệ thống siêu thị Coopmart

STT Siêu thị

Khối lượng chất thải phát sinh

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải nguy hại

20kg/

6tháng

Tính chung với CTRSH

200 lít/tháng Chưa thống kê

Tính chung với Thùng carton:

Trang 36

240 lít/6tháng

Tính chung với CTRSH

không có khu ẩm thực nên

ko sử dụng mỡ

Tính chung với CTRSH

Thùng carton:

6000 (kg/tháng)

15 bình (loại 5 lít)/ tháng

Thùng Carton: Tháng 1:

21630 kg Tháng 2 đến tháng 6: 68969kg Bao nylon loại tốt: 263 kg

Trang 37

Xa Lộ

Hà Nội

kg/6 tháng

33kg/

6 tháng

Khoán hợp đồng theo tháng

Tính chung với CTRSH

Từ tháng 3 đến tháng 6: Bao bì

32707 kg, nylon 583 kg

Tính chung với CTRSH

56 kg/

6 tháng

300 kg/tháng

120 lít/tháng

198.000 kg/ 6 tháng

khoảng 5 thùng 50 lít

có dự án thu gom miễn phí

350kg/ ngày

6 tháng

10-15 kg 2-3 lít

ngày

100-200 kg/ngày

18 Co.opMart

Nguyễn

72.000kg/

6 tháng 16kg/ 90kg/ 60 lít/ 134.209kg/

Trang 38

4-5 tháng

Tính chung với CTRSH

Chưa thống kê Chưa thống kê

Tính chung với CTRSH

170 kg/ ngày

22 Co.opMart

Củ Chi

Vừa mới khai trương

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM năm 2011 Nhận xét: Do dân cư phân bố tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM không đồng

đều nên khối lượng CTR phát sinh tại các siêu thị chênh lệch khá lớn Hầu hết, khối lượng CTNH phát sinh ít nên không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường

2.3 Hệ thống thu gom và lưu trữ ở các siêu thị Coopmart

CTR hữu cơ và CTR vô cơ: Sau khi CTR hữu cơ và CTR vô cơ được chứa

đầy trong các thùng nhựa, thùng inox, bao nylon tại các khu vực phát sinh sẽ bỏ vào thùng chứa 240 lít đặt tại khu vực lưu giữ CTRSH Lượng CTRSH phát sinh do Đơn vị có chức năng thu gom trung bình 2 lần/ 1 ngày

Dầu mỡ đã qua sử dụng: Lượng dầu mỡ này sẽ được đựng trong can 5 lít và định kỳ chuyển giao cho Đơn vị khác để tái chế thành nhiên liệu sinh học Tuy nhiên, tại một số hệ thống siêu thị Co.opMart trên địa bàn TP.HCM lượng dầu mỡ sau khi sử dụng sẽ cho các hộ dân hoặc để chung với CTRSH

Trang 39

Bùn thải và váng dầu từ hệ thống xử lý nước thải: Liên hiệp HTX thương mại Sài Gòn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm Đơn vị phù hợp có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải, váng dầu mỡ từ hệ thống xử lý nước thải cho 22 siêu thị

Bảng 2.4 Thiết bị lưu giữ chất thải trong hệ thống siêu thị Co.opmart

STT Siêu thị Tên thiết bị Quy cách Số lượng

03 Co.opMart Nhiêu Lộc Thùng 660 lít 660 lít

5 (3 thùng của siêu thị,

2 thùng cho khu dân cư)

Trang 40

15 Co.opMart Thắng Lợi

Thùng 660 lít 660 lít 2 Thùng rác 40- 60 lít 11

19

Co.opMart

Rạch Miễu

Thùng rác 200 kg 7 Thùng nhựa 40-

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Lê Hoàng Việt (2011), Quản lý tổng hợp CTR – cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường – Tạp chí khoa học:20a 39-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tổng hợp CTR – cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường
Tác giả: Lê Hoàng Việt
Năm: 2011
[3] Nguyễn Văn Phước (2004), Giáo Trình Xử Lý Chất Thải Rắn, Viện Tài Nguyên Và Môi Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Xử Lý Chất Thải Rắn
Tác giả: Nguyễn Văn Phước
Năm: 2004
[6] GS.TS Trần Hiếu Nhuệ – TS Ứng Quốc Dũng - TS Nguyễn Thị Kim Thái, 2001 Giáo Trình Quản Lý Chất Thải Rắn. Nhà xuất bản xây dựng.TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Quản Lý Chất Thải Rắn
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
[3] Warmer Bulletin (8/1991), Source Separation in developing countries , vol. 30. TÀI LIỆU TRÍCH DẨN TỪ INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Source Separation in developing countries
[1] Dương Thị Tơ – Phân loại rác tại nguồn sự khởi đầu của công nghệ tái chế, Trung tâm tư vấn đào tạo và chuyển giao công nghệ mới Khác
[4] Sở Tài Nguyên và Môi trường (12/2011), Báo cáo đánh giá chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại hệ thống siêu thị Co.op mart TP.HCM Khác
[5] Sở Tài Nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2030 hướng đến hệ thống quản lý xanh Khác
[1] Christine Fured (2001), Source Separation of household waste materials Khác
[2] Christine Fured (1994), One world of waste: Should countries like India deal with solid waste problems through source separation Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Thành phần CTR của hộ gia đình, trường học, nhà hàng và   khách sạn - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 1.2. Thành phần CTR của hộ gia đình, trường học, nhà hàng và khách sạn (Trang 16)
Bảng 1.4  Khối lượng CTR được thu gom tại từng quận huyện  STT - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 1.4 Khối lượng CTR được thu gom tại từng quận huyện STT (Trang 18)
Hình 1.1 Người thu nhặt ve chai “bươi móc” rác tại thùng rác - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 1.1 Người thu nhặt ve chai “bươi móc” rác tại thùng rác (Trang 21)
Hình 1.2 Thu gom rác tại chợ và hộ gia đình - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 1.2 Thu gom rác tại chợ và hộ gia đình (Trang 21)
Hình 1.4 Quá trình thu gom phân loại rác - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 1.4 Quá trình thu gom phân loại rác (Trang 22)
Hình 1.3 Thu gom rác tại TPHCM - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 1.3 Thu gom rác tại TPHCM (Trang 22)
Bảng 1.5 Số lượng điểm hẹn tại các quận/huyện - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 1.5 Số lượng điểm hẹn tại các quận/huyện (Trang 23)
Hình 1.5 Hoạt động tại trạm ép rác kín Bà Lài (quận 6 TPHCM) - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 1.5 Hoạt động tại trạm ép rác kín Bà Lài (quận 6 TPHCM) (Trang 25)
Sơ đồ 1.7 Mô hình hoạt động phân loại rác tại nguồn ở TP.HCM - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Sơ đồ 1.7 Mô hình hoạt động phân loại rác tại nguồn ở TP.HCM (Trang 28)
Hình 1.8 Chương trình triển khai thực hiện PLCTRTN tại   huyện Châu Thành  Long An - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 1.8 Chương trình triển khai thực hiện PLCTRTN tại huyện Châu Thành Long An (Trang 29)
Bảng 2.2 Nguồn phát sinh chất thải tại 22 hệ thống Co.opMart trên TP.HCM  Khu vực phát sinh  Các loại chất thải phát sinh - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 2.2 Nguồn phát sinh chất thải tại 22 hệ thống Co.opMart trên TP.HCM Khu vực phát sinh Các loại chất thải phát sinh (Trang 32)
Bảng 2.3 Khối lượng CTR phát sinh tại các hệ thống siêu thị Coopmart - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 2.3 Khối lượng CTR phát sinh tại các hệ thống siêu thị Coopmart (Trang 35)
Bảng 2.4 Thiết bị lưu giữ chất thải trong hệ thống siêu thị Co.opmart - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 2.4 Thiết bị lưu giữ chất thải trong hệ thống siêu thị Co.opmart (Trang 39)
Bảng 2.5 Đơn vị thu gom CTR tại các hệ thống Co.opmart  STT  Siêu thị  Đơn vị thu gom chất thải - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Bảng 2.5 Đơn vị thu gom CTR tại các hệ thống Co.opmart STT Siêu thị Đơn vị thu gom chất thải (Trang 41)
Hình 3.1 Thùng rác đã được phân loại tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Kiệm - đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả
Hình 3.1 Thùng rác đã được phân loại tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Kiệm (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w