CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CTR TRÊN ĐỊA BÀN TP .HCM
4.2 Giải pháp về đầu tư
Từ những bất cập thí điểm trong nước về PLCTRTN tại quận 6 và mới đây là thí điểm cho 22 siêu thị Co.opmart trên TP.HCM và một số kinh nghiệm học tập từ các nước bạn, chúng ta có thể thiết kế lộ trình phát triển cuộc vận động tái sử dụng, tái chế và thực hiện PLCTRTN ở các hệ thống siêu thị Co.opmart theo các hướng sau:
- Đối với khu dân cư phát triển về nhận thức xã hội và mức sống tương đối cao như TP.HCM thì cần song song đầu tư các cơ sở tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận, tái chế toàn bộ lượng rác thải được phân loại từ các hệ thống siêu thị Co.opmart và thanh tốn chi phí xử lý hợp lý. Đồng thời, ban hành các chính sách khuyến khích, bắt buộc người dân thực hiện PLCTRTN và khuyến khích khách hàng đi siêu thị nên mua các túi vải thân thiện môi trường khi đi mua sắm có thể dùng được lâu dài thay thế cho túi ni lông.
- Nhà nước với vai trò quyết định quan trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước cần chủ động giảm đầu tư các khu chơn lấp rác, thay vào đó là đầu tư các nhà máy xử lý rác thải có dây chuyền tách lọc và tái chế rác thải chưa được phân loại tại nguồn tạo thành các sản phẩm mới (dù chất lượng còn hạn chế do nguyên liệu đầu vào chưa tốt). Loại công nghệ cho nhà máy này đã xuất hiện trong nước, khi các nhà máy đi vào hoạt động, số lượng rác chôn lấp sẽ giảm mạnh, giảm tác động tới
75
môi trường và tạo cơ hội việc làm thêm cho xã hội. Đồng thời với việc đầu tư các nhà máy tái chế, cần tăng cường vận động khách hàng tham gia tích cực hơn chương trình PLCTRTN. Khi đó, rác tập kết tới nhà máy sẽ được phân loại và chất lượng cho sản phẩm tái chế sẽ tốt hơn. Từ đó, các nhà máy này có cơ hội phát triển và hồn thiện cơng nghệ thiết bị hơn.