Đối với các hệ thống siêu thị Co.opmart

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả (Trang 70)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CTR TRÊN ĐỊA BÀN TP .HCM

3.5.1Đối với các hệ thống siêu thị Co.opmart

- Nhân viên tại các hệ thống siêu thị Co.op mart nên trao đổi và nói rõ cho Ban Lãnh đạo của siêu thị về chương trình PLCTRTN để từ đó định kỳ tổ chức các đơn tập huấn về chương trình này cũng như tổ chức các chương trình tìm hiểu chương trình cho tồn thể nhân viên tại siêu thị thấy được lợi ích của chương trình này để tất cả mọi người cùng thực hiện.

- Khi toàn thể nhân viên của siêu thị hiểu về chương trình này, chúng ta hướng dẫn đến khách hàng đến siêu thị thải bỏ chất thải đúng quy định thơng qua chương trình tìm hiểu về PLCTRTN để khách hàng vừa tham gia vừa hiểu thêm nữa chương trình mà siêu thị triển khai.

66

- Sẽ là cần thiết nếu có sự hỗ trợ phát túi miễn phí khích lệ người dân sử dụng túi vải thay cho túi ni lông trong thời gian đầu tuyên truyền.

- Ngoài ra, bên Sài Gòn Co.op có thể phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành tổ chức một cuộc hội thảo tuyên truyền mạnh hơn nữa về chương trình PLCTRTN bằng cách phát giấy mời tham gia hội thảo tới các khách hàng mua sắm tại siêu thị. Sự chỉ dẫn nhiệt tình của các cán bộ Nhà nước tới người dân hiểu rõ về lợi ích của chương trình, cuối hội thảo để đáp lại sự tham gia của mọi người thì một món q nho nhỏ để ghi lại dấu ấn nội dung chương trình cho họ, khích lệ tinh thần tự giác hơn.

- Các khách hàng tham gia mua sắm tại siêu thị sẽ được tặng guidelines hướng dẫn PLCTRTN kèm theo hình ảnh minh họa rõ ràng, ghi chú đầy đủ.

- Tăng cường mạnh với hình thức tuyên truyền bằng video quảng cáo tại các ti vi quảng bá sản phẩm ở siêu thị để hút sự quan tâm của khách hàng.

- Các cuốn hóa phẩm ln được phát hành thường xuyên cho các khách hàng thân thiết mua sắm ở Co.opmart, lợi dụng ưu thế này, chúng ta dành một vài trang giới thiệu về chương trình PLCTRTN. Ưu điểm của hóa phẩm là người mua sắm thường hay xem những thơng tin mới về sản phẩm, hàng hóa tại siêu thị, do đó sẽ gây được chú ý của người dân biết nhiều hơn về chương trình này.

- Khuyến khích tổ chức các trị chơi tại các siêu thị liên quan đến PLCTRTN tới trẻ em, khách hàng tham gia mua sắm tại siêu thị để phát động rộng rãi chương trình tới cộng đồng.

3.5.2 Đối với các hộ gia đình và cộng đồng

Để nâng cao khả năng PLCTRTN đến cộng đồng thì trước hết Nhà nước ta cần có sự hỗ trợ và đầu tư thích đáng cho chương trình kết hợp cả chính sách, sẽ là cần thiết nếu thành lập đội cán bộ tình nguyện viên tuyên truyền về chương trình, nói lên lợi ích của PLCTRTN, giám sát quá trình PLCTRTN, và nhất là sự hỗ trợ này phải được kiên trì thực hiện lâu dài, liên tục trong nhiều năm, qua nhiều thế hệ mới trở thành thói quen xã hội. Bên cạnh đó, khuyến khích vận động các tổ chức xã

67

hội trong cộng đồng cùng tham gia quản lý và thực hiện thu gom chất thải; thành lập các HTX, dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải tại các thị trấn, khu dân cư…Các thành viên trong HTX chính là những người thường xuyên nhắc nhở, vận động người dân thực hiện vệ sinh cơng cộng, các hộ gia đình đổ rác đúng chỗ, đúng lịch và nộp lệ phí dịch vụ đầy đủ. Ở nhiều tỉnh, huyện trong nước ta đã thành lập HTX, công ty TNHH chịu trách nhiệm dịch vụ thu gom dọn rác vệ sinh đường phố. Có thể nói đến tỉnh Thái Bình đã triển khai khá thành cơng chương trình này: vừa thu gom, vừa vận động, giáo dục người dân PLCTRTN tốt hơn.

Đảng và Nhà nước ta vừa quy định sẽ đưa chương trình giáo dục bảo vệ mơi trường vào các trường phổ thông và đại học trong nước, đặc biệt là chương trình thu gom phân loại rác thải. Đây được coi là một điểm sáng và thuận lợi cho to lớn cho chiến lược bảo vệ môi trường. Chương trình giáo dục từng bước xây dựng “viên gạch” giúp hình thành ý thức tốt cho trẻ em, sinh viên nói chung và cộng đồng nói riêng về tầm quan trọng của mơi trường đối với con người. Hiện nay, các vấn đề về môi trường đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cùng chung tay bảo vệ môi trường và tham gia PLCTRTN để sản xuất phân hữu cơ. Để có thể sản xuất phân hữu cơ với khối lượng lớn, chất lượng tốt, giảm chi phí sản xuất, vấn đề quan trọng là giáo dục và vận động cộng đồng cùng thu gom và PLCTRTN là cực kỳ quan trọng và chính là điều kiện quyết định sự thành công của chương trình. Chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ có trình độ, có nhiệt tâm, nhiệt huyết với mơi trường, có thể tình nguyện, tận tâm chỉ dẫn cho cộng đồng thu gom và phân loại chất thải, nội dung và hình thức tuyên truyền phải phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống kết hợp lối sống văn minh hiện đại ngày nay. Điển hình ở CHLB Đức, tất cả các bang, đô thị đều có cơ quan, cơng ty khuyến cáo tuyên truyền chương trình bảo vệ mơi trường trong đó khơng thể thiếu thu gom, PLCTRTN.

Ở Trung Quốc, việc PLCTRTN được chính thức hỗ trợ từ những năm 1950 bởi các hệ thống trạm thu gom tại từng khu phố, quận huyện. Mọi người được khuyến khích đem tất cả các vật liệu có thể tái chế được đến trạm, nơi mà họ được

68

mua với giá cả cố định. Sự vận động tích cực này giúp người dân Trung Quốc không chỉ nâng cao khả năng PLCTRTN mà còn kiếm được thu nhập chút đỉnh cho gia đình, mặt khác tăng cường việc tái chế hơn nữa phục vụ lại cho người dân nước họ. Đa phần tại các quốc gia trên thế giới đều có yếu tố “truyền thống” mạnh mẽ, chẳng hạn ở Việt Nam người dân cũng có thói quen giữ những vật liệu, đồ dùng có thể cịn sử dụng được, tái chế được để riêng ra, có thể họ sẽ bán, đổi chác, hoặc là đem tặng hoặc cho (ví dụ cho người giúp việc, trại trẻ mồ cơi…), các hộ gia đình có thể tiếp tục thực hiện điều đó ngay cả khi điều này không đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân sách Nhà nước nhưng ít nhiều bản thân họ cũng đã thực hiện việc PLCTRTN.

Đã có cuộc nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tối thiểu của PLCTRTN, nhưng nghiên cứu thí điểm và cuộc thảo luận giữa các chuyên gia cho thấy các yếu tố sau đây ảnh hưởng tới xu hướng PLCTRTN:

- Thói quen: một số bằng chứng cho rằng các hộ gia đình trong các hệ thống theo tục lệ và bán vật liệu họ luôn luôn làm mà khơng có nghĩ sâu hơn trong khi thực hiện.

- Tính căn cơ hay tiết kiệm: điều này giúp tăng cường khuyến khích kinh tế vì phân loại chất thải.

- Yếu tố văn hóa – tơn giáo: chẳng hạn lệnh của đạo Hồi khơng nên lãng phí bánh mì.

- Động lực từ thiện: những hộ gia đình thu nhập trung bình và cao cấp trong thành phố có một số lượng lớn hộ dân nghèo thường đóng góp về quần áo và các vật dụng tới tổ chức từ thiện.

- Tình trạng kinh tế - xã hội: một số bằng chứng cho thấy ở Karachi và Bangalore những hộ có thu nhập thấp sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng tương đối nhiều hơn là các hộ khá giả.

- Tình trạng – tiền lương của các hộ có người giúp việc: đây là những người thể hiện sự quan tâm tới PLCTRTN.

69

- Không gian trong hộ gia đình: những hộ gia đình đơng người chỉ có khơng gian hạn chế về phân loại nếu lưu trữ là cần thiết nhưng nếu bán vật liệu cho ve chai lưu động thì sẽ tiện lợi, họ thiếu khơng gian tạo động lực để thực hiện PLCTRTN.

- Sự tiện lợi của phát thải các vật liệu được phân loại: một cuộc khảo sát tại Hà Nội cho thấy hàng ngày thu gom chất thải hữu cơ đã được phân loại được coi là quan trọng hơn so với các ưu đãi về thùng miễn phí hay thậm chí là thanh tốn.

- Sự giáo dục về môi trường: nếu giáo dục khơng giải quyết được rõ rệt CTR thì sẽ khơng có bất kỳ tác dụng nào tới hành vi lãng phí; sự giáo dục cụ thể tại trường học có thể tác động tới thói quen của các hộ gia đình.

- Giới tính: một cuộc khảo sát tại Pakistan, Bangladesh và TP.HCM cho thấy các phụ nữ thường quan tâm về PLCTRTN hơn đàn ơng từ hộ gia đình.

Vậy giải pháp nào dẫn đến thành công trong việc PLCTRTN?

- Sự cần thiết cho một pháp chế mới để có thể giới thiệu biện pháp tham gia: nhận thức về mơi trường và chính trị non nớt của cơng dân và các hoạt động cộng đồng cịn thấp và thiếu khả năng làm chính sách trong quản lý MSW ở chính phủ địa phương. Liên quan tới luật là trường hợp của Thái Lan, một luật mời ra đời tích hợp quản lý của lĩnh vực rộng lớn và là chìa khóa chính mang trách nhiệm thiết lập chính sách và phối hợp với các cơ quan có liên quan về quản lý chất thải ở cả quốc gia và cấp địa phương. Thêm vào đó, luật chứng nhận sự thay đổi về hệ thống thu gom cơng cộng hiện tại để nói đến phương cách tiếp theo là PLCTRTN là khơng thể thiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thay đổi hệ thống thu gom công cộng: Hệ thống thu gom công cộng nên được thay đổi mạnh. Trước tiên, hệ thống làm việc hiện tại cho người thu gom được tiền đề trên thu nhập họ tạo ra từ việc lấy rác. Tập trung đội ngũ thu gom công cộng vào công việc thu gom sẽ làm tăng hiệu quả thu gom, điều này sẽ làm giảm số lượng xe thu gom, không chỉ là vì tiền lương cho chính họ mà cịn giúp tình hình tài chính của họ được cải thiện bằng việc để họ đóng vai trị mới của người cung cấp dịch vụ thu gom. Thứ hai, khi mà phương pháp thu gom hiện tại sử dụng thùng rác dễ dàng hơn cho người xả thải nhưng lại không vệ sinh và làm mất mỹ quan cảnh đẹp đường

70

phố. Khi giới thiệu hệ thống PLCTRTN, thời gian cố định và hệ thống thu gom cố định cần được đề cập. Hệ thống thu gom này sẽ hỗ trợ trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng và hoạt động cơng cộng cũng như vì nó địi hỏi sự cộng tác chung giữa các thành viên.

- Chính thức hóa người nhặt rác và nâng cao tái chế: Một vài thử nghiệm chính thức hóa những người nhặt rác, và đặc biệt là người quét đường bao gồm: huấn luyện nghề nghiệp, chiến dịch để nâng cao nhận thức môi trường, giới thiệu giấy phép hành nghề, sự trợ cấp, mở lớp học ban đêm…Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm ấy dường như không thành công. Như trong trường hợp của Nhật, sử dụng giải pháp khuyến khích thị trường và kinh tế tốt hơn là biện pháp ra lệnh – và - kiểm soát dường như hiệu quả hơn cho những người nhặt rác. Chính phủ nên có chính sách tái chế rõ ràng. Mặc dù nâng cao hoạt động tái chế là có lợi cho chính phủ địa phương từ ngân sách và giảm rác thải, nhưng thơng thường chính phủ khơng có sự cộng tác với bên tái chế.

Việc đưa PLCTRTN vào thực hiện ISWM ở các nước đang phát triển không dễ dàng bởi vì nó địi hỏi sự thay đổi trong tồn xã hội bao gồm cả điều chỉnh quyền lợi.

71

Sơ đồ 3.6 Quy trình thu gom, phân loại rác và tái chế rác thải hữu cơ sinh hoạt

Vai trò cộng đồng: giáo dục tuyên truyền

Vai trò nhà nước: Quản lý + công nghệ

Thu gom, PLCTRTN

Tái chế/ủ rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ bằng công nghệ sinh học

- Luật môi trường.

- Quy chế vệ sinh môi trường.

- Dụng cụ vật liệu để thu gom.

- Nhân công thu gom rác vận chuyển.

- Hệ thống truyền thông truyền thông.

- Tài liệu tuyên truyền, tập huấn.

- Tham gia các lớp tập huấn.

- Phát động cộng đồng thu gom, PLCTRTN.

- Thực hiện tuyên truyền, giám sát việc thu gom, phân loại rác.

- Đóng góp kinh phí, dịch vụ thu gom chuyên chở rác.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tái chế/ủ: nhà máy, nhà xưởng.

- Đầu tư thiết bị, máy móc, cơng nghệ xử lý, ủ phân.

- Đầu tư đề tài nghiên cứu, xây dựng công nghệ tái chế/ủ.

- Thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Tham gia xây dựng nhà xưởng ủ phân tại cộng đồng.

- Tiếp thu quy trình xử lý/ủ phân và thực hiện sản xuất phân từ chuyên gia/tập huấn.

- Đầu tư các thiết bị, dụng cụ và công nghệ tại xưởng chế biến/ủ phân của cộng đồng.

- Kiểm tra/giám sát việc ủ phân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức dịch vụ cung cấp phân cho người sử dụng.

72

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP - KHẮC PHỤC TRONG TƯƠNG LAI KHI THỰC HIỆN PLCTRTN

4.1 Giải pháp tuyên truyền giáo dục đối với cộng đồng

Để có được thói quen thu gom và PLCTRTN cho siêu thị Co.opmart nói riêng và cộng đồng nói chung thì ở nước ta cần phải xây dựng một chương trình giáo dục, tuyên truyền lâu dài cho các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi khác nhau:

- Đối với các đối tượng trẻ em, học sinh: Nhà nước cần đưa chương trình giáo dục các em về ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, phân loại rác thải sinh hoạt được đưa vào nhà trường từ cấp 1-3. Chương trình giáo dục được xây dựng theo tuổi học: ở bậc mẫu giáo, cấp 1 thì chương trình nên đưa vào có nhiều hình vẽ, màu sắc sinh động, câu chuyện đơn giản, vở kịch vui để trẻ em dễ nhớ và dễ thực hành nơi cơng cộng và gia đình. Ở độ tuổi này khả năng hình thành thói quen và nhận thức cơ bản của các em là theo phản xạ tự nhiên từ những kiến thức được truyền đạt và thực hành từ trường lớp. Ở cấp 2 và 3 nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa về mơi trường, hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mơi trường có thưởng khích lệ tinh thần tích cực tham gia của các em.

Ở bậc trung học, đại học thì chương trình giáo dục cần mang tính nhân văn, đạo đức, pháp lý để các sinh viên có thể trở thành những cơng dân tốt, có ý thức, và nghĩa vụ phân loại rác, đồng thời tham gia các hoạt động, công tác tuyên truyền, cổ động người dân xung quanh mình. Ngồi nền tảng kiến thức từ nhà trường thì học sinh sẽ nâng cao được ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chương trình PLCTRTN khơng chỉ khi đi siêu thị công cộng, trên đường phố mà cịn góp phần giữ gìn vệ sinh mơi trường ln sạch đẹp.

73

Hình 4.1 Học sinh tại trường THCS Bình Tây tham gia cuộc thi PLCTRTN

- Đối với đối tượng là tuổi trung niên, người lớn tuổi: Sài Gòn Co.op phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thiết kế kiểu dáng sổ tay guidelines giới thiệu tổng quan về chương trình PLCTRTN và cách thực hiện, đưa ra lợi ích khi thực hiện chương trình. Ngồi việc tăng cường treo bandroll, banner, poster hướng dẫn PLCTRTN tại các siêu thị thì tuyên truyền chạy xe đạp trên đường phố cũng là một hình thức khá tốt khuyến khích mọi người tham gia góp phần đem chương trình PLCTRTN tới cộng đồng rộng rãi hơn.

Như vậy, có thể nói rằng cơng tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả (Trang 70)