Thí nghiệm xác định độ hoạt tính methane lớn nhất của bùn

Một phần của tài liệu công trình xử lý nước thải mủ cao su (Trang 29 - 30)

M O IT R

1. Thí nghiệm xác định độ hoạt tính methane lớn nhất của bùn

i. Mục đích

Thí nghiệm này nhằm xác định sản lượng khí methane lớn nhất sinh ra từ bùn thí nghiệm, từ đó có thể đánh giá được tải trọng hữu cơ lớn nhất của bùn.

ii. Mô hình

Mô hình thí nghiệm có thể ở quy mô thể tích 1 lít hoặc 5 lít.

Mô hình 1 lít có thể dùng chai serum kín khí. Bình phản ứng được lắc đều hoặc khuấy trộn liên tục bằng khuấy từ. Khi khuấy trộn ngắt quãng, tần số chạy nghị nhỏ nhất là 6 giây khuấy trộn nghỉ 3 phút. Khí biogas sinh ra khi qua kim tiêm theo ống dẫn vào chai serum thứ II treo ngược chứa dung dịch NaOH 1,5%. Lượng khí sinh ra sẽ chiếm chỗ trong chai serum II và đẩy lượng dung dịch NaOH tương ứng với thể tích chiếm chỗ xuống cylinder bên dưới. Lượng khí sinh ra chính là thể tích dung dịch thu được trong cylinder (hoặc có thể cân để xác định thể tích).

Mô hình 5 lít đòi hỏi phải lắp đặt cánh khuấy và có ống lấy mẫu. Đầu ống lấy mẫu phải ngập sâu dưới mặt nước. Khí sinh ra đi qua ống chứa viên vôi sau đó vào bình Mariotte (kín khí) chứa dung dịch NaOH 1,5%. Lượn khí sinh ra chiếm chỗ trong bình Mariotte và đẩy lượng dung dịch tương ứng với thể tích chiếm chỗ xuống cylindet đặt ở bên dưới. Có thể thay thế bình Mariotte bằng đồng hồ đo thể tích khí. Bình phản ứng và thiết bị đo khí nên đặt nơi có nhiệt độ ổn định. Thích hợp ở 30

°C. Hàm lượng bùn trong thí nghiệm nên nhỏ, khoảng 0,5 – 0,2 g/l đối với bùn hạt và không nên vượt quá 3 g/l đối với các loại bùn khác. Khi bùn có hoạt tính quá thấp, nồng độ bùn có thể tăng lên 5 g/l.

Trong thí nghiệm, nên cho vào bình phản ứng đầy đủ các chất khoáng, chất dinh dưỡng, men (yeast) cần cho sự phát triển của vi sinh vật. Đồng thời cho thêm 1 mg/l NaHCO3 để cung cấp đủ tính độn.

iii. Nội dung thí nghiệm

Cho dung dịch dinh dưỡng, chất khoáng, men và cơ chất (dung dịch VFA) vào bình phản ứng. Sục khí nitrogen vào dung dịch khoảng 5phút. Sau đó cho bùn vào và tiếp tục sục khí nitrogen vào dung dịch khoảng 3 phút. Tiếp theo cho 1ml/l dung dịch sulfide và nối bình phản ứng với hệ thống đo khí.

Theo dõi khí sinh ra trong 4 ngày. Vào ngày thứ năm, nếu khí chưa sinh ra, tiếp tục chờ thêm 3 ngày nữa. Khí sẽ sinh ra trong thời gian này. Ngược lại nếu không thấy khí sinh ra cần xem lại thiết bị, có thể bị rò rỉ.

Kết thúc thí nghiệm, lấy toàn bộ bùn trong chai hoặc bể phản ứng xác định VSS. Nếu không thể làm cách trên, có thể lấy mẫu xác định lượng bùn. Để đảm bảo độ chính xác, cần lấy mẫu và xác định lượng VSS tối thiểu 3 lần.

MOITR ITR UO NG XA NH .IN FO

Một phần của tài liệu công trình xử lý nước thải mủ cao su (Trang 29 - 30)