Thí nghiệm xác định lượng bùn trong bể UASB

Một phần của tài liệu công trình xử lý nước thải mủ cao su (Trang 30 - 31)

M O IT R

2.Thí nghiệm xác định lượng bùn trong bể UASB

Nếu biết lượng bùn trong mô hình UASB và độ hoạt tính của bùn có thể dự đoán tải trọng thể tích và thời gian lưu bùn thực tế.

i. Thiết bị

Để xác định nồng độ bùn trong mô hình UASB, dọc theo chiều cao cột cần có một số điểm lấy mẫu. Nếu không có vòi lấy mẫu, có thể sử dụng thiết bị lấy mẫu. Thiết bị này có thể lấy mẫu ở độ sâu khác nhau và lấy lượng mẫu thích hợp.

ii. Cách lấy mẫu

Điểm quan trọng nhất trong việc xác định lượng bùn trong bể không phải là xác định hàm lượng bùn trong mẫu mà là cách lấy mẫu như thế nào là hợp lý.

Khi mở van lấy mẫu, cần bảo đảm rằng lượng bùn lấy ra hoàn toàn giống lượng bùn trong bể. Nếu lượng mẫu lấy quá lớn, lượng nước thoát ra lớn, có thể làm sai lệch kết quả. Lượng mẫu lấy thích hợp nhất là 50 – 150 ml. Nên lấy 2 lần để tính giá trị trung bình, thời gian giữa hai lần lấy cách nhau ít nhất 1 giờ. Thể tích mẫu chính xác rất khó xác định, vì vậy có thể đo thể tích bằng cân khối lượng mẫu vì khối lượng riêng của mẫu bùn và nước khác nhau không đáng kể.

iii. Nội dung thí nghiệm

Xác định SS và VSS của các mẫu lấy ở các chiều cao khác nhau. Khi hàm lượng SS quá cao, có thể ly tâm mẫu, không cần lọc. Sau đó, đánh giá lượng bùn trong mô hình bằng cách xác định mặt cắt bùn (sludge profile).

2. Kiến nghị:

Những công nghệ chọn và tính toán đều dựa trên công thức có sẵn, được lấy từ các công trình đã xây dựng và thành công nhưng sơ đồ công nghệ hoàn toàn khác biệt. Cho nên để có thể áp dụng sơ đồ này vào thực tế cần có nghiên cứu sâu rộng hơn. Vả lại hiện nay công nghệ xử lý nước thải cập nhật không ngừng mà công nghệ này toàn là công nghệ cũ nên có thể đã không còn kinh tế và hiệu quả nữa.

Nước thải cao su ô nhiễm hữu cơ là chủ yếu. Chúng ta có thể phát triển kỹ thuật tận thu triệt để mủ cao su còn lại trong nước thải bằng phương pháp đánh đông. Nghiên cứu áp dụng các giá thể đỡ kị khí có tác dụng tăng cường khả năng phân hủy của vi sinh vật như xơ dừa, bã mía, các loại nấm và gỗ…. Hay sử dụng bùn thải cao su làm phân bón. MO ITR UO NG XA NH .IN FO

Một phần của tài liệu công trình xử lý nước thải mủ cao su (Trang 30 - 31)