1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÌNH TƯỢNG NƯỚC NGA TRONG THƠ ÊXÊNHIN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

106 4,1K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 631 KB

Nội dung

Thơ Êxênhin nảy nở một cách tự nhiên trên thềm lục địa văn hoá dângian Nga.Từ đó, thơ ông vươn tới đỉnh cao của thi ca thế giới.Với ba mươituổi đầu và bắt đầu làm thơ từ năm mười hai tuổ

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Nước Nga tuy cách xa về địa lý nhưng gần gũi với dân tộc Việt Nam ởcách cảm ,cách nghĩ về thiên nhiên, con người và cả cách nhìn nhận về nhữngchuyển biến xã hội.Điều đó có thể thấy rõ trong sáng tác của các nhà văn cảhai nước Nền văn học tràn đầy sức sống của Nga đã có ảnh hưởng và tácđộng không nhỏ tới sáng tác của nhà văn Việt Nam đặc biệt là các tác giả vănhọc Việt Nam thế kỷ XX.Đúng như lời tâm sự của nhà văn Ma Văn Kháng vềvăn học Nga: “Nền văn học vĩ đại này đã cho tôi một sự khai mở,cảm hứngtrữ tình của các thi hào như L.Tônxtôi.A.Sêkhốp,Bunin,Pasternak làm phongphú thêm tâm hồn Việt của tôi”

Nếu kể tên các nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc của thế kỷ XX thì không thểthiếu Êxênhin “Êxênhin được xem là ngôi sao hàng đầu.Trong sáng tác củamình, nhà thơ đã thể hiện thành công một cách mãnh liệt và rực rỡ nhữngmâu thuẫn của thời đại cách mạng,chỉ ra tấn bi kịch và sự vĩ đại của nó,khai

mở sâu sắc thế giới phức tạp những trải nghiệm của con người sống trong thờiđại của những cuộc chiến tranh và cách mạng” Được coi là nhà thơ dân tộcbởi “tiếng hát” của ông là tiếng lòng của dân tộc Nga “Tài năng có một khônghai của ông bắt nguồn sâu xa từ cảm quan thế giới của nhân dân, văn hoá vàlịch sử Nga” Đến nay, ông vẫn là “một trong những nhà thơ được mến mộnhất,được đọc nhiều nhất ở Nga và nổi tiếng trên toàn thế giới.Thơ ông đãđược dịch ra hơn 150 thứ tiếng của các dân tộc”(Từ “toàn tập S.A.Esenin đến

“Bách khoa toàn thư Esenin” - TS.N.I.Shubnikova-Guseva)

Xecgây Êxênhin (1895 - 1925)là một trong những nhà thơ thiên tài củavăn học Nga đầu thế kỷ XX.Bằng “tài năng thi ca độc đáo”của mình, Êxênhin

đã viết lên những vần thơ có sức ảnh hưởng và lan toả mạnh mẽ đối với nềnvăn học Nga hiện đại.Vị trí của Êxênhin có thể sánh ngang với

Trang 2

Blốc,Maiacôpxki Thơ trữ tình Êxênhin chiếm vị trí quan trọng trong đờisống văn học Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Cùng với một số nhà thơkhác, Êxênhin đã sáng lập nên trường phái chủ nghĩa hình tượng.Trong thơông, hình ảnh luôn phát huy hết tác dụng của nó khi được đặt vào mối quan

hệ trong chỉnh thể của bài thơ.Sinh thời và cả sau khi ông mất, thơ ông đượcđộc giả nồng nhiệt đón nhiệt, một số bài thơ của ông và chính cuộc đời ông lànguồn cảm hứng chắp cánh cho những bản nhạc được nhiều thế hệ khán,thínhgiả yêu thích

Thơ Êxênhin nảy nở một cách tự nhiên trên thềm lục địa văn hoá dângian Nga.Từ đó, thơ ông vươn tới đỉnh cao của thi ca thế giới.Với ba mươituổi đầu và bắt đầu làm thơ từ năm mười hai tuổi,với gần hai mươi năm cốnghiến cho thơ ca, Êxênhin đã để lại một di sản thơ đồ sộ với những áng thơtuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên Nga, xúc động với những vần thơ chânthật về tình yêu, ám ảnh với những vần thơ tự thú…và hơn hết là những bàithơ viết về nước Nga với những suy nghĩ, trăn trở rất thật về vận mệnh của Tổquốc.Những bài thơ đó sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi người dân Nga.Đúng như lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga nhân kỷ niệm 100 nămngày sinh Êxênhin “Êxênhin chính là nước Nga,là tâm hồn Nga và trái timNga”.Đọc thơ Êxênhin, ta cảm nhận được những vần thơ ấy sinh ra từ trái timthi sĩ vì vậy theo một lẽ tự nhiên nó đến được với trái tim bạn đọc bởi sự chânthành và đồng điệu giữa người tạo ra tác phẩm và tác giả.Thơ Êxênhin chính

là đời ông đúng như ông khẳng định “những gì liên quan đến tiểu sử của tôithì đều nằm trong thơ tôi”(“Tự thuật”10/1925)

Bên cạnh mảng thơ viết về tình yêu nam nữ,về sự tự thú… thì mảngthơ viết về nước Nga chiếm vị trí đặc biệt trong sáng tác của Êxênhin.Thơviết về đề tài Tổ quốc là những vần thơ được viết lên bởi một ý thức tráchnhiệm của một nhà thơ đó là nói lên sự thật dù sự thật đó là thuốc đắng

Trang 3

Êxênhin gắn bó máu thịt với nước Nga Ông không muốn biết thêm bất

cứ một thứ tiếng ngoại ngữ nào bởi ông tin rằng điều đó gây hại cho một nhàthơ dân tộc như ông.Hình tượng nước Nga không chỉ trở đi trở lại trong cácsáng tác của ông ở những bài thơ mang tựa đề “Nước Nga” mà cả ở nhữngbài thơ trữ tình phong cảnh hay những bài thơ viết về những người thân tronggia đình,những đồ vật thân thuộc…người ta vẫn nhận thấy thấp thoáng hìnhảnh một nước Nga mà ông “yêu đến sướng vui đau khổ”.Có thể nói rằng nướcNga là hơi thở, là nhịp sống của Êxênhin.Ông là “Nhà thơ Nga nhất trong cácnhà thơ Nga,là người thể hiện trọn vẹn,đẹp đẽ nhất hương thơm xứ sở bạchdương”[19,42]

Đến với đề tài “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin” Chúng tôimuốn hoàn thiện hơn bức chân dung của một thi sĩ lớn không chỉ của nướcNga.Ở Việt Nam, thơ Êxênhin đã và đang thu hút được sự quan tâm của sinhviên, học viên, và các nhà nghiên cứu.Tuy nhiên,mảng thơ viết về nước Ngachưa có công trình nào tập trung nghiên cứu.Vì vậy khi chọn đề tài này chúngtôi mong góp phần bổ sung vào chỗ trống trong việc nghiên cứu về thơÊxênhin để đem lại cái nhìn trọn vẹn hơn về thơ Êxênhin “kinh thánh của tâmhồn Nga”(như “Lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga” nhân kỷ niệm 100năm ngày sinh X.Êxênhin)

Bên cạnh đó việc nghiên cứu thơ Êxênhin cũng giúp trang bị thêmnhững kiến thức lí luận trong việc nghiên cứu về tác giả văn học.Đây là việclàm có ý nghĩa thiết thực với người làm công tác giảng dạy phổ thông nhưchúng tôi.Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, việc nghiên cứu và học văn họcnước ngoài trong nhà trường còn gặp nhiều lúng túng, nhất là ở phương pháptiếp cận Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin”sẽ gópphần trang bị phương pháp nghiên cứu cho mỗi giáo viên, giúp ích cho việcgiảng dạy thơ nói riêng và văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung

Trang 4

2.Lịch sử vấn đề

Do hạn chế về ngoại ngữ và tài liệu tham khảo, trong phần lịch sử vấn

đề chúng tôi chỉ xin nêu những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài thôngqua nguồn tài liệu tiếng Việt

Những giá trị đích thực sẽ tồn tại mãi mãi, điều đó thật đúng với nhữngvần thơ viết về nước Nga của Êxênhin.Từ những vần thơ bay bổng diệu kỳkhi thâu tóm cái thần thái đặc trưng của thiên nhiên Nga đến những vần thơthể hiện “ một tâm trạng chán chường, thất vọng, đầy mâu thuẫn”khi “thực tếphức tạp của đất nước trong thời kỳ cách mạng và nội chiến không giống như

ảo tưởng ban đầu”[15,83].Khi cách mạng bùng nổ Êxênhin nồng nhiệt chàođón “Tôi hoàn toàn đứng về phía tháng Mười, nhưng tiếp thu mọi cái theohiểu biết của mình, theo khuynh hướng nông dân”(“Tự thuật” 10/1925).Chínhbởi thế nên có thời kỳ người ta né tránh,dè dặt, quy chụp ông nhiều tội thậmchí so sánh Êxênhin với Maiacôpxki theo chiều hướng bất lợi cho ông

Trong cuốn (“Tự thuật”10/1925) Êxênhin đã khẳng định “Những gìliên quan đến tiểu sử đều nằm trong thơ tôi”.Thơ ông là đời ông nên nó cũng

có số phận thăng trầm như chính vậy

Ở nước Nga, khi mới xuất hiện thơ Êxênhin đã được công chúng chàođón nồng nhiệt.Tuy nhiên có thời gian người ta cho rằng thơ Êxênhin mang tưtưởng lạc hậu, nặng tính cá nhân nên né tránh, lạnh nhạt.Nhưng cùng với thờigian, khi những vấn đề chính trị - xã hội đã nhạt dần tính định hướng ảnhhưởng đến sự nhìn nhận đánh giá thơ ca của cả một giai đoạn thì người tanhận thấy di sản thơ Êxênhin là một viên ngọc minh châu phát ra thứ ánhsáng nhân bản lung linh màu sắc của sự thật.Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngàysinh của nhà thơ (1895 – 1995) viện Đuma quốc gia Nga nhận định “Êxênhinnhư chính là nước Nga,là tâm hồn và trái tim Nga”,thơ Êxênhin là “kinh

Trang 5

thánh của tâm hồn Nga, của lòng nhân từ và đức tin vào con người Nó sốngmãi muôn đời”.

Theo M.Gorki “Êxênhin là chiếc đại phong cầm tạo hoá sinh ra hoàntoàn cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng,để thểhiện tình yêu với tất cả những gì có sự sống ở trên đời và khẳng định tìnhthương là điều xứng với con người hơn tất cả mọi điều”[20,5]

N.Chikhanôp nhận định về con người trong thế giới nghệ thuật của Êxênhin

“Thơ anh là sự cảm nhận sâu sắc về thế giới,đó không chỉ là thế giới của niềmvui và nỗi buồn của những cảm xúc lớn lao, và ở đó có sự khát khao mãnh liệt

về tình yêu thực sự, lòng dũng cảm, sự táo bạo và những lo âu trăn trở vềnước Nga”[20,4]

Iu.Procusep một nhà nghiên cứu tâm huyết về Êxênhin trong lời tựa

“Tuyển thơ Êxênhin”cho rằng thiên nhiên trong thơ Êxênhin “nhiều vẻ,đa sắc,

đó không phải là phong cảnh chết cứng mà rất sống động, nó hiện hữu vuibuồn theo số phận đất nước và số phận nhà thơ”[20,6]

Những lời nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà văn Nga đềukhẳng định Êxênhin là nhà thơ của dân tộc Nga.Ông có một tình yêu vô bờbến đối với nước Nga, tình yêu đó làm cho diện mạo thơ Êxênhin không lẫnvới bất kỳ nhà thơ nào.Đây thực sự là nhận định đáng quý và là tiền đề đểchúng tôi tiếp tục triển khai sâu hơn đề tài của mình

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về Êxênhin bắt đầu từ những năm1960.Người Việt Nam biết đến thơ Êxênhin và yêu mến chúng qua bản dịchcủa Thuý Toàn, Đặng Bảy, Tế Hanh, Bằng Việt, Xuân Diệu, Nguyễn ViếtThắng, Đoàn Minh Tuấn…

Trong Từ điển văn học(bộ mới - 2003) tác giả Bằng Việt đã đánh giá baoquát về cuộc đời, sự nghiệp thơ Êxênhin qua các chặng đường: “Từ những bàithơ đầu, tình yêu say đắm thiên nhiên và đời sống nông thôn Nga đã thể hiện

Trang 6

rõ trong thơ Êxênhin.Tuy nhiên trong đó đã thấp thoáng nỗi buồn nhớ về quákhứ,lo lắng cho lối sống nông thôn thuần khiết đang mất dần sau nhiều biếnđộng xã hội.Khi cách mạng tháng Mười đến,Êxênhin nôn nóng đón chờ mộtcuộc đời mới, “một thiên đường mugích” sẽ đến với người nông dân rồi khithất vọng về ảo tưởng đó,ông lại rơi vào sai lầm ở một cực khác khi quanniệm rằng xã hội tương lai sẽ là một vương quốc của kĩ thuật, máy móc, củacông cụ sản xuất, sẽ lấn át đi những gì tinh tế trong tâm hồn con người,từ đódẫn đến tâm trạng buồn chán, thất vọng.Đây là thời kì khủng hoảng lớn,nhàthơ buông thả lối sống phóng túng một thời gian…Đến năm 1924 - 1925 sángtác của Êxênhin đã chuyển hướng về với lý tưởng mới(…) chứa chan tình yêu

tổ quốc.”[45,475].Đánh giá của tác giả Bằng Việt giúp chúng tôi bước đầubao quát một cách toàn diện những biểu hiện của cái tôi trữ tình phức tạp đầymâu thuẫn được Êxênhin thể hiện trong thơ

Là người đầu tiên dịch thơ Êxênhin sang tiếng Việt, dịch giả ThuýToàn đã khẳng định thơ trữ tình của Êxênhin kể về chính cuộc đời đầy bi kịchcủa nhà thơ “Đây là số phận một con người bi kịch,đầy mâu thuẫn của mộtthời đại đầy biến động Đây là trái tim con người đập mạnh trần trụi phô ratrước mọi người.Qua đó ta cũng thấy cả đời sống xã hội Nga vào thời đạidông bão đầu thế kỷ XX…”.Đồng thời ông cũng khẳng định ý nghĩa,tầmquan trọng của bộ phận thơ sáng tác sau cách mạng Tháng Mười của Êxênhin

“Ở đây bạn đọc có thể nhận thấy tâm trạng mâu thuẫn của nhà thơ,bước đichập chững của ông trong cuộc đời mới” tuy nhiên dù ông có lầm lạc nhưng

ta vẫn nhận thấy ông là nhà thơ “chân thành,yêu thương quê hương mình vô

bờ bến,băn khoăn lo lắng, xúc động về số phận của quê hương ấy và cũng tintưởng tuyệt đối vào tương lai của cuộc đời mới” [40,6]

Người đầu tiên đưa thơ Êxênhin vào giảng dạy ở trong nhà trường làG.S.Nguyễn Hải Hà.Cùng với đó, giáo sư có nhiều bài viết mang tính định

Trang 7

hướng cho việc nghiên cứu Êxênhin như “Quê hương trong thơ Êxênhin”,

“Hình ảnh mẹ trong thơ Êxênhin”, “Giá trị bài thơ “Thư gửi mẹ” củaÊxênhin”.Những bài viết của giáo sư góp phần định hướng cho chúng tôi hìnhthành ý tưởng viết luận văn về hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin

Trong giáo trình “Văn học Nga” (ĐHSPHN 2002)và cuốn “Văn họcNga trong nhà trường”tác giả Hà Thị Hoà có một số bài viết về Êxênhin như

“X.A.Êxênhin - thi sĩ của bạch dương Nga”, “Thư gửi mẹ của X.Êxênhin”,đặc biệt là hai bài viết “Êxênhin - thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga” và

“Êxênhin - thi sĩ của nước Nga Xô Viết”.Trong những bài viết đó, tác giả HàThị Hoà đã nhận định “Tình yêu quê hương trong thơ Êxênhin được bộc lộmột cách chân thành, tự nhiên, giản di gắn liền với hình ảnh cụ thể rất đỗithân quen”và “Quê hương là tình yêu, vì thế quê hương đi vào thơ củaÊxênhin trong những rung cảm thật đẹp” Khi cách mạng Tháng Mười bùng

nổ, nước Nga mới được xây dựng đó là nước Nga Xô Viết, nước Nga XHCN

và theo tác giả “Trước những biến động to lớn và phức tạp của thực tế trongnhững năm đầu của CNXH.Êxênhin không khỏi bàng hoàng,ngơngác”ông“bộc lộ những hoài nghi và có phần bế tắc của ông về thực tại xãhội,về số phận và tương lai nước Nga.Cũng chính từ đó thơ Êxênhin nảy sinhmôtip đố lập giữa nước Nga nông thôn và nước Nga thành thị ,nước Nga bằng

gỗ và nước Nga gang thép”.Tuy vậy “Điều làm Êxênhin day dứt hơn cả là ýthức công dân,trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước”.Đối vớiÊxênhin “Nước Nga Xô Viết là niềm băn khoăn trăn trở nhưng đồng thờicũng là niềm hân hoan tin tưởng”.Những bài viết của tác giả Hà Thị Hoà là tưliệu quý mang tính chất đặt nền móng và có ý nghĩa hết sức quan trọng trongviệc hình thành và triển khai đề tài của chúng tôi

Tình yêu đối với tổ quốc của Êxênhin một lần nữa được giáo sư TrầnVĩnh Phúc khẳng định trong cuốn “Nét đẹp thơ văn và ngôn ngữ Nga”“đứng

Trang 8

ở vị trí đặc biệt trong thơ ca, Êxênhin là nhà thơ trữ tình viết về tình yêu xuấtsắc nhất, không ai sánh kịp ông, nơi chủ đề tình yêu hoà quyện làm một vớichủ đề Tổ quốc”ông nhận thấy “chất trữ tình sâu đậm của thơ ca Êxênhintrước hết là tâm hồn chân thành sâu sắc,lòng nhân ái rộng mở, tình yêu cháybỏng đối với Tổ quốc, miền quê, đồng nội, tình yêu đối với mỗi sinh vật” Ýkiến của giáo sư giúp chúng tôi có thêm tư liệu để hoàn thành luận văn.

Liên quan đến đề tài của chúng tôi con có một số bài viết “Êxênhin sợi dây đàn thiên nhiên Nga”của Nguyễn Trọng Tạo, “Những dòng thơ như là

-số phận”của Đoàn Minh Tuấn, “Êxênhin nhìn từ phía Đông - thơ trữ tình triếthọc”của Đỗ Lai Thuý in trên văn nghệ số 5 ngày 16/12/1989

Êxênhin và thơ trữ tình của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu củanhiều khoá luận tốt nghiệp và luận văn.Chúng tôi đã tham khảo các luận văn

“Thơ trữ tình phong cảnh Êxênhin”(Luận văn thạc sĩ - Đào Thị Anh Lê), “Cáitôi tự thú trong thơ Êxênhin từ 1917 - 1925”(Luận văn thạc sĩ - Nguyễn HồngLương) và gần đây là “Tình yêu trong thơ Êxênhin”(Luận văn thạc sĩ - PhạmThị Lịch)

Qua quá trình xem xét và thống kê tư liệu đề cập đến đối tượng nghiêncứu,chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Êxênhin là nhà thơ lớn - tác giả tiêu biểu cho nền văn học Nga - XôViết được các nhà nghiên cứu văn học Nga và thế giới quan tâm

Ở Việt Nam,các bài viết về nước Nga trong thơ Êxênhin chỉ mang tínhchất giới thiệu chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đi tìm hiểuhình tượng nước Nga trong thơ ông Đây chính là khoảng trống để chúng tôimạnh dạn tìm hiểu “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin”với mong muốngóp thêm nguồn tài liệu để có thể đọc, thưởng thức các trước tác của thiên tàithơ không chỉ của nước Nga này

Trang 9

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Xecgây Êxênhin không chỉ là nhà thơ lớn của nước Nga mà của cả thếgiới.Với đề tài của mình,chúng tôi mong rằng độc giả Việt Nam có thể hiểuthêm về thơ Êxênhin nói riêng và thi ca Nga nói chung.Qua đó thấy được néttương đồng trong tâm hồn hai dân tộc Việt Nam - Nga,hiểu thêm về nước Ngatươi đẹp, con người Nga với tâm hồn cao thượng

Mục đích nghiên cứu chính của chúng tôi là thấy được sự vận động của hìnhtượng nước Nga từ “nước Nga gỗ” đến “nước Nga sắt thép”qua đó thấy đượcnhững suy tư trăn trở, những băn khoăn ,chiêm nghiệm của một nhà thơ đồngthời cũng là những suy nghĩ của một bộ phận trí thức Nga trước cuộc cáchmạng vĩ đại của dân tộc - Cách mạng Tháng Mười Nga

Hình tượng nước Nga là một đề tài lớn bao trùm toàn bộ sự nghiệp thơÊxênhin.Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này là cơ sở để chúng tôi tiếp cận và xâydựng phong cách thơ Êxênhin, thấy được vai trò, vị trí, đóng góp của ông cho

sự phát triển của văn học Nga

3.2.Nhiệm vụ cụ thể

Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm sáng tỏ hình tượng nước Nga qua vẻ đẹp thiên nhiên Nga ,những hình ảnh thân thương và con người quê hương

- Làm sáng tỏ hình ảnh nước Nga qua những băn khoăn trăn trở củaÊxênhin khi cách mạng tháng Mười bùng nổ,nước Nga mới được xây dựng

- Làm sáng tỏ hình ảnh nước Nga trong thơ Êxênhin qua cái nhìn tíchcực của Êxênhin về nước Nga Xô Viết

Trang 10

4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Êxênhin để lại một di sản thơ đồ sộ trên nhiều lĩnh vực như thơ,trườngca,truyện ngắn…Hình tượng nước Nga thể hiện xuyên suốt qua các giai đoạnsáng tác của ông Nhưng như tên đề tài đã xác định, phạm vi nghiên cứu củaluận văn là “Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin”.Luận văn tập trung thểhiện ở những bài thơ nói về vẻ đẹp của đất nước,con người,về những suy tưcủa nhà thơ về vận mệnh nước Nga,về người lãnh tụ thiên tài…Trong quátrình nghiên cứu chúng tôi có liên hệ với một số nhà văn, nhà thơ khác đểthấy được phong cách riêng nhưng có tính kế thừa của ông trong văn họcNga

4.2.Đối tượng khảo sát

Chúng tôi chủ yếu khảo sát trên các tác phẩm của Êxênhin đã đượcdịch ra tiếng Việt và xuất bản tập chung ở các cuốn:

- “Thơ Blốc và Êxênhin”của tác giả Thuý Toàn(1983)

- “Thơ Êxênhin”nhiều người dịch - NXB Văn học (1995)

- “Thơ và trường ca Êxênhin”của tác giả Nguyễn Viết Thắng,Nxb

Trung tâm văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây(2000)

Ngoài ra,chúng tôi có tham khảo thêm các bản dịch khác của một vàidịch giả trên các trang web.Đó là những bài thơ thành công nhất của Êxênhin

5.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích của đề tài,chúng tôi xác địnhhướng tiếp cận như sau:

- Tiếp cận hệ thống:Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Êxênhin chủ yếukhám phá tính nội dung của hình thức nghệ thuật trong chỉnh thể và trongsáng tác của nhà thơ

Trang 11

- Tiếp cận đồng bộ: Tìm hiểu tiểu sử của nhà thơ và mối quan hệ thờiđại,những nhân tố ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ…để có cơ sở cắt nghĩachính xác hơn những hình tượng thơ.

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi vận dụng nhiều phươngpháp khác nhau:thống kê, phân loại, so sánh, các thao tác phân tích tổnghợp…

6.Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận,luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:Chương 1 : Nước Nga bằng gỗ

Chương 2 : Nước Nga thời cách mạng

Chương 3 : Nước Nga Xô Viết

Trang 12

“Bằng trí óc không hiểu nổi nước NgaKhông thể đo nước Nga bằng dây thướcNước Nga có một điều đặc biệt

Chỉ có thể đặt niềm tin vào nước Nga”

(Vô đề, Feđor Tiutchev,Thúy Toàn dịch)

Là một nhà thơ Nga, rất Nga, Êxênhin từng khẳng định “Thơ trữ tìnhcủa tôi sống được bởi một tình yêu lớn - tình yêu đối với quê hương,đối với

Tổ quốc”[15,86]:

“Ôi nước Nga cánh đồng màu đỏ thắm

Và màu xanh ngã xuống giữa lòng sôngTôi yêu đến sướng vui và đau khổNỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông”

(Thúy Toàn dịch)

Tình cảm mãnh liệt thể hiện qua sự hoài niệm trong hình tượng thơ vềnước Nga cổ, nước Nga tôn giáo với tất cả vẻ đẹp nguyên sơ tạo nên một

“nước Nga bằng gỗ” đối lập với “nước Nga gang thép”

Khi ra mắt giới văn học ở Petecbua bằng những vần thơ “Ghi nhữngrung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, những tình cảm đối với người thân,bạn bè

và những ước mơ thầm kín”[16,24] mà Blốc nhận xét “đó là những vần thơtươi mát,trong trẻo và âm vang”, Êxênhin được nồng nhiệt chào đón như

Trang 13

“một đặc phái viên của làng quê Nga” và nhanh chóng nổi tiếng với tập thơđầu tay “Lễ cầu hồn”.

Êxênhin thường nhấn mạnh một cách kiêu hãnh cái cội nguồn gốc gácnông dân của mình “Tôi lớn lên hít thở bầu không khí trong lành của đời sốngsinh hoạt nông thôn”[17].Và ông luôn khẳng định một cách tự hào “Tôi thi sĩcuối cùng của đồng quê”.Chính niềm kiêu hãnh và tự hào đó đã hun đúc nêntình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng được gửi gắm vào những vần thơ viết

về thiên nhiên,con người, loài vật, càng đọc ta lại càng thấy tình yêu đất nướcthấm đượm trong mỗi chữ, mỗi câu mà nhà thơ đã dùng biết bao tâm huyếtcủa mình để thổi hồn vào đó.Hình tượng nước Nga trong thơ Êxênhin giaiđoạn đầu đẹp nhưng buồn,đó là nỗi sầu của một nhà thơ nặng lòng với quêhương đất nước

1.1.Bức họa đồng quê

Là một nhà thơ, hơn nữa là một “nhà thơ của làng quê” nên trong thơ Êxênhinkhông thể vắng bóng thiên nhiên.Một thiên nhiên nguyên sơ,chân thực,giản dịnhưng không kém phần huyền ảo được sáng tạo bởi thiên tài thơ có một tìnhyêu sâu nặng với Tổ quốc,quê hương

“Sinh ra cùng với những bài ca trên thảm cỏ” thơ trữ tình Êxênhin bộc

lộ một cái tôi đồng quê mang đậm chất dân gian.“Phái viên của làng quêNga”là danh hiệu cao quý mà giới văn học Petecbua trao tặng cho chàng thi sĩtài hoa có khuôn mặt thiên thần và mái tóc vàng như lúa mạch ấy.Paxternakgọi Êxênhin là “người thể hiện tuyệt vời hương thơm đặc biệt của của mảnhđất Nga” Thiên nhiên trong thơ Êxênhin hoàn toàn không phải một nước Nganông thôn cơ khí hoá,điện khí hoá với máy cày máy kéo liên hoàn mà là một

“nước Nga bằng gỗ”, nước Nga đồng ruộng cổ xưa phảng phất nét u hoài:

“Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơiNhà gỗ thông khoác áo choàng tượng chúa

Trang 14

Một màu xanh mắt ngắm nhìn thuê thoảMột màu xanh tít tắp tận chân mây”

(Thuý Toàn dịch)

Nói đến thiên nhiên Nga là nói đến những thảo nguyên mênh mông vôtận,đến bao la đồng ruộng trải dài ngát xanh,đến những con đường thôn dài xatít tắp, những rặng núi non ,những thung lũng óng vàng và những hồ nướclung linh màu sắc…

“Sau núi non những thung lũng vàng

Là đường thôn trải dài xa títTôi thấy khói chiều lan toả vạt rừng

Và bờ dậu tầm ma chen vấn vít.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Mảnh đất chiếm một phần sáu trái đất với những không gian mênhmông vô tận đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn Nga phóng khoáng,không bị giamgiữ,đóng khung định vị vào một khuôn khổ nào nhất định.Tâm hồn đó “Nótrôi nổi trên bình nguyên bất tận, phiêu du đến những khoảng xa xăm vôtận.Nó không thể sống trong giới hạn và trong hình dạng,trong sự phân địnhcủa văn hoá,tâm hồn đó khát khao đến cái kết thúc và tận cùng.”[2,220]

Đọc thơ Êxênhin người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thanhbình yên ả của làng quê:

“Bầu trời xanh và vòng cung màu sáng

Bờ thảo nguyên lặng lẽ chạy vòng quanhTrên ngôi nhà làn khói đang bay lượnĐám cưới quạ khoang làm bờ dậu nhẹ nhàng”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Bức tranh làng quê yên ả với không gian khoáng đạt.Chiều cao của

“bầu trời” như được mở ra vô tận khi kết hợp với chiều rộng của “thảo

Trang 15

nguyên lặng lẽ chạy vòng quanh”.Trong cảnh thiên nhiên ấy, sinh hoạt củanhững người dân làm hoàn thiện bức tranh về một vùng quê mộc mạc, đơn sơnhưng không kém phần thi vị.

Là một nhà thơ trữ tình,Êxênhin có sự cảm nhận hết sức tinh tế thứhương thơm đồng nội.Có khi là mùi nhựa thông thơm lừng trong không giankhiến người ta ngất ngây:

“Hoa cỏ măng tơ cúi đầu nghiêng ngả

Cả đất trời thơm ngát nhựa rừng thông”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Hay mùi mật ong,mùi táo chín quyện với mùi hoa cỏ:

- “Ngày lễ thánh nhà thờ trên mọi nẻo

Hương mật ong táo chín toả ngất ngây”

- “Lúa kiều mạch mơ màng bên hồ nước

Thơm ngát mùi hoa cỏ với mật ong.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Hương của lúa kiều mạch,của hoa cỏ, mùi thơm táo chín,mật ong,mùingải cứu nồng nồng,mùi rơm mới, mùi đất khô ngai ngái quyện vào nhauthành mùi hương quyến rũ đặc trưng của đồng quê mà bất cứ ai dù đi xa vẫnnhớ về:

“Tôi chỉ muốn về làng quê trìu mến Khi cảm thấy mùi quyến rũ của đồng quê”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Tinh tế trong cách cảm nhận hương vị làng quê bằng khứu giác,nhạy

cảm khi lắng nghe thanh âm nhẹ nhàng hư ảo của đồng quê Nga:tiếng nước chảy,lá rơi,chim hót, tiếng lá cây xào xạc gọi gió, tiếng ếch kêu, chó sủa dưới

trăng mờ, tiếng cú vọ trên thảo nguyên, tiếng dế kêu trong bụi cây, tiếng chó

Trang 16

tru thảm thiết ngoài đồng tuyết trắng, tiếng kẽo kẹt của cỗ xe tam mã lăn trên

Đó là những âm điệu thi ca Nga trong vắt của hồn quê Nga vạn thuở,

khơi gợi cảm hứng cho thi sĩ viết lên những vần thơ trác tuyệt.Phải yêu,phảigắn bó sâu nặng với làng quê lắm Êxênhin mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp đếnngỡ ngàng ở những sự vật rất đỗi thân quen:

“Ở nơi ấy trên những vồng cải bắpÁnh bình rót lên giọt nước hồng Cây phong nhỏ ghé mái đầu lên ngựcCủa mẹ mình và uống một màu xanh.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

“Thấy trận mưa xanh mát rượi khu vườnTháng tám bò trên dây leo chầm chậmCây gia ôm trong vòng tay xanh thẫmNhững đàn chim ríu rít ồn ào”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Cách sử dụng màu xanh tràn ngập: màu xanh của những cây cảibắp,của cây phong mới mọc,của trận mưa, của vòng tay cây gia,của tiếngchim… khiến không gian khu vườn trở nên tươi mát, thoáng đãng, trong sạch

và tinh khôi.Không chỉ có vậy Êxênhin còn thành công khi sử dụng biện phápnghệ thuật nhân hoá: cây phong ghé mái đầu lên ngực, tháng tám bò trên dây

Trang 17

leo, cây gia ôm trong vòng tay xanh thẫm… giúp thiên nhiên sống động vàmang đậm chất “người”.

Có thể thấy rằng “cỏ cây trong thơ Êxênhin lúc nào cũng ánh lên phát sánglung linh.Hầu như ánh sáng của cây cỏ là sự phản chiếu ánh lửa từ đôi mắtthăm thẳm của thi sĩ”[34]:

“Sương giăng trong thung lũng Rêu trải lớp bạc ra”

Hay:

“Anh đào tóc phủ đầy ánh tuyết

Cành xanh đầy hoa và đầy sương”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Một nước Nga mênh mông, mơ màng, nên thơ và giản dị đã được khắctạo từ diện mạo cho đến linh hồn.Trong thơ Êxênhin cứ lan toả một không khíđồng quê mênh mông vời vợi.Cái tôi đồng quê đã mang lại cho thơ Êxênhinmột hơi thở mới mẻ, độc đáo nổi bật trên văn đàn và mau chóng chinh phụcđược trái tim của hàng triệu người dân Nga và nhân dân trên toàn thế giới

Êxênhin không phải tự nhiên trở thành “phái viên của làng thônNga”.Tìm hiểu tiểu sử của ông ta được biết ngay từ nhỏ ông đã được nuôi dạytrong gia đình ông bà ngoại,một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ thuộctỉnh Riadan miền trung nước Nga.Riadan là một vùng quê thanh bình, tuyệtđẹp nằm bên bờ sông Ôka xanh biếc.Đây là mảnh đất phì nhiêu,màu mỡ vớinhững cánh đồng trải dài,dòng sông thơ mộng và khu rừng tuyệt đẹp

Trong văn học,việc các nhà thơ, nhà văn say mê tìm vẻ đẹp thiên nhiênkhông phải là hiếm nhưng “Êxênhin có tài kỳ lạ trong việc vẽ phong cảnhbằng những câu thơ giản dị.Những bức tranh thiên nhiên của anh là nhữngbức tranh thuốc nước,màu sắc thật là hài hoà, nhưng không phải vì thế màthiếu đi những ấn tượng độc đáo”[34].Có thể thấy vẻ đẹp của vùng quê

Trang 18

Riadan hiện lên thật tuyệt diệu.Nơi đây,mỗi sáng mai thức dậy là “bình minhlên xanh ngoài cửa sổ” vào những ngày khí trời ấm áp.Khi mùa đông tới, bìnhminh lại mang tới cái lạnh đến tê người:

“Ánh bình minh bàn tay sương lạnh giáĐem quất vào những quả táo ban mai”

(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)

Đối trọng lại với bình minh là buổi chiều“hoàng hôn đỏ thắm”.Hoànghôn được miêu tả với nhiều sự vật khác nhau dựa trên màu đỏ,màu đen của

“Phía tây chụp xuống dải băng đỏ

Người thợ cày rời cánh đồng về nhà”

(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)

Hoàng hôn đỏ thắm trên nền trời xanh được hình dung như đôi cánhđang bay lên ở phía đường chân trời.Quả là một sự liên tưởng tuyệt diệu: “Đôi cánh đỏ đường chân trời lịm tắt

Hàng dậu thưa mơ màng ngủ trong sương”

(Thúy Toàn dịch)

Hoàng hôn cũng được liên tưởng như chú mèo rửa mặt:

“Vào giờ tĩnh mịch, khi hoàng hôn trên mái

Như chú mèo con đưa tay rửa mặt”

(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)

Hoàng hôn còn khiến Êxênhin liên tưởng đến những cuốn sách kinh đỏrực,những lò lửa.Cũng có khi hoàng hôn gắn liền với nỗi buồn không tên:

“Và nỗi buồn của buổi chiều ảm đạm Xao xuyến hoài không dứt giữa lòng tôi.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Trang 19

Và khi đêm đến vạn vật như tĩnh lại:dòng sông thiu thiu ngủ, rừngthông vắng tiếng rì rào, chim chóc, muông thú cũng im lặng… Tất cả nhưđắm mình trong ánh trăng lung linh huyền ảo:

“Đêm bốn bề tĩnh lặng

Vạn vật ngủ say rồi

Riêng vầng trăng vằng vặcVẫn rải bạc khắp nơi”

(Tạ Phương dịch)

Không chỉ thành công khi miêu tả sự luân chuyển các thời điểm trongngày mà ông còn tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động với các mùatrong năm

Mùa xuân đến cũng là lúc những bông hoa anh đào nở bung ngào ngạt hươngthơm:

“Anh đào dại thơm hương

Nở hoa cùng mùa xuânNhững cành cây vàng óngVấn lại mớ tóc xoăn

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Vẻ đẹp tự nhiên bao giờ cũng đáng yêu và đáng ngắm nhất.Lúc sángtinh mơ khi những giọt sương vẫn còn đọng lại, khẽ lăn trên những thân cỏkhiến không gian như được dát một lớp bạc lóng lánh rạng ngời và đâu đómùi hương đồng nội quyến rũ phảng phất tạo nên một vẻ đẹp khó nắm bắt: “Quanh cây những giọt sương

Bò trườn trên thân cỏDưới gốc,cỏ ngát hươngÁnh bạc ngời rạng rỡ”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Trang 20

Tạo nên không gian phát sáng là sở trường của Êxênhin “Sương giăngtrong thung lũng/Rêu trải lớp bạc ra”; “Quanh khắp sân sáng ngời lên sươngmuối”.Một đồng cỏ sáng ngời,lung linh hòa với tiếng róc rách của con suốitạo nên một bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt diệu “Những bài hát ngọtngào”khiến lòng người say đắm:

“Ôi những cây sồi,ôi đồng cỏTôi ngây ngất say đắm với mùa xuân.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Khi mùa hè tới bầu trời như trong xanh và cao hơn:

“Trên cái đĩa bầu trời màu xanh

Làn khói mật của đám mây vàng úa.”

(Từ Thị Loan dịch)

Là nhà thơ trữ tình với những cảm nhận tinh tế, Êxênhin đã tái hiệnchính xác và sinh động bức tranh thiên nhiên Nga:

“Tôi lại nhìn thấy bờ dốc quen thuộc

Với màu đất sét đỏ,liễu hờ buôngLúa kiều mạch mơ màng bên hồ nướcThơm ngát mùi hoa cỏ với mật ong.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Thiên nhiên đẹp hoang sơ thanh khiết lại càng quyến rũ hơn bởi hươngthơm quen thuộc của đồng nội mùi “hoa cỏ với mật ong”.Quê hươngExênhin, nước Nga yêu dấu, không chỉ đẹp bởi sự khoe sắc của hoa cỏ mà nócòn đẹp bởi sự rộng lớn mênh mông đến rợn ngợp:

“Nước Nga quê hương ơi

Ơi thảo nguyên và gió!

Trên phòng nhỏ vàng úaLót ổ tiếng sấm trời”

Trang 21

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Mùa thu đến cũng là lúc thiên nhiên có sự thay đổi: nước hồ không còn

là màu xanh trong vắt nữa mà chuyển sang màu “hồng thắm”điểm vào bứctranh là những chiếc lá vàng bay lượn trên bầu trời, những cánh đồng vàngtrải dài tít tắp tạo nên bức tranh mùa thu vàng đặc trưng của nước Nga

“Trên nước hồ hồng thắm

Lá vàng bay lộn nhàoNhư từng đàn bướm lượnBay đến tận trời cao”

“Tôi mê chiều nay lắmCánh đồng vàng yêu thươngGió trẻ cuốn vạt áo

Đến vai cây bạch dương”

(Tế Hanh dịch)

Trong thơ Êxênhin, mỗi mùa nước Nga lại thay một bức tranh thiênnhiên mới và bức tranh mùa nào cũng đẹp.Mùa đông nước Nga được phủtuyết trắng ngần và tuyết cũng được miêu tả rất sống động trong thơÊxênhin.Tuyết chính là bông hoa trắng mà ai đã rắc xung quanh nhà:

Trang 22

“Tôi trả lời em yêu:quanh nhà mình

Như có rắc đầy hoa trắng”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Mùa đông tuyết phủ kín cánh đồng như ngàn con thiên nga trắng:

“Có thể không phải mùa đông ngoài nội

Mà thảo nguyên xà trắng cánh thiên nga”

(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)

Cũng có khi tuyết là tấm nệm trắng phau:

“Tuyết rơi quanh lấp loáng

Trải tấm nệm trắng phau”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Tuyết còn là tấm vải liệm trắng khổng lồ bao trùm mảnh đất quê hương: “Tuyết phủ kín bình nguyên,vầng trăng lạnh toát

Mảnh đất quê vải liệm phủ trắng mình”

(Đoàn Minh Tuấn dịch)

Hình ảnh của tuyết rất phong phú,đa dạng bởi liên tưởng độc đáo, sâusắc tạo cảm giác buốt giá tới tận tâm can.Thiên nhiên đẹp nhưng thiên nhiêncũng khắc nghiệt với sự sống của con người.Chính vì vậy mà “xem nhữngbức tranh thiên nhiên Nga của anh,người ta mãi nhớ nó và còn run rẩy lên vìnó”[34]

Trong bức tranh thiên nhiên không thể thiếu hình ảnh con người.Conngười trong thơ Êxênhin sinh hoạt, làm công việc đồng áng trong tâm thếthảnh thơi, vui vẻ, và yêu đời:

“Trong khi dồn cỏ khô trên đồng cỏ Những người đang cắt cỏ hát cho tôi”

“Và tôi tin vào hạnh phúc người thân tôi Trong luống cày bằng tiếng vang lúa mạch”

Trang 23

độ Êxênhin sẵn sàng chối bỏ thiên đường:

“Ôi nếu như thiên thần lên tiếng gọi

Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đườngTôi sẽ nói thiên đường xin để lạiCho tôi xin ở lại cùng Tổ quốc yêu thương”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Tình yêu nông thôn Nga của Êxênhin không chỉ gói gọn trong “nhữngngôi nhà phủ tuyết trắng mùa đông,những cánh đồng vàng ánh trăng mùagặt,những dòng sông, ngọn núi, hàng cây luôn phát ra một thứ ánh rực rỡ sắcmàu”[34]mà đó còn là tình yêu đối với những loài vật quen thuộc gần gũi đàn

bò, con chó, con cừu,bầy gà…

Tình yêu của Êxênin đối với những vật nuôi trong nhà “ngỡ như có thểtrông thấy được, trắng trong và chầm chậm, ngọt ngào rỏ vào lòng người nhưdòng sữa mịêt mài chảy qua năm tháng.Có được sự sống động ấy chính là nhờtấm lòng cảm thông hoà nhập sâu sắc với cuộc đời,và đặc biệt là đối với tất cảmọi sinh vật ở chung quanh nhà thơ”[34]

Trang 24

Êxenhin là người cảm thông thương yêu mọi sinh vật như đọc đượcmọi buồn vui của chúng và coi buồn vui của mọi sinh vật là buồn vui củachính mình:

“Bằng tiếng kêu buồn bã Trong im ắng đầm lầy Con gà hoang đen đúa Gọi bầy suốt đêm nay”

Khiến cây sồi trẻ lại

Buông cành xuống dòng sông”

Thật kỳ lạ,giống như phép màu cây sồi già như trẻ lại khi nghe đàn bò

“gật gù trò truyện”.Phải có tình yêu thương và sự gắn bó mật thiết với nhữngloài vật thân thuộc lắm Êxênhin mới có thể viết được câu thơ đầy thú vị:

“Khi mẹ sắp những mẩu bánh mì trònTao cùng với mày, theo lượt cắn ănKhông xâm phạm của nhau dù một chút”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Và khẳng định khi trở thành thi sĩ nổi tiếng sẽ:

“Con sẽ hát ca ngợi mẹ và khách

Cái bếp lò,gà trống,mái nhà tranh…

Lên những bài ca của con sẽ rót

Dòng sữa con bò của mẹ màu vàng.”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Trang 25

Tự nhận mình là thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga, Êxênhin đã thể hiệnmột cách tuyệt vời hình tượng nước Nga nông thôn “bằng gỗ” bằng nhữngvần thơ trữ tình.Chất đồng quê dân dã đã mang đến đến cho thơ trữ tìnhÊxênhin diện mạo mới đặc sắc trong văn học Nga đầu thế kỷ XX.Chính vẻđẹp của quê hương, bầu không khí gia đình là yếu tố quan trọng trong sự bồiđắp tài năng thi ca thiên bẩm của nhà thơ

1.2.Linh hồn đồng quê

Yếu tố gia đình rất quan trọng cho sự hình thành hồn thơ của các thinhân nói chung và Êxênhin nói riêng Sinh ra trong gia đình nông thôn cótruyền thống văn hoá.Bà ngoại Êxênhin theo kí ức của nhà thơ là một ngườinông dân thuần hậu, yêu thiên nhiên và thuộc rất nhiều bài dân ca Nga.Bàthường kể cho Êxênhin những câu chuyện cổ tích và sự tích các Thánh.Mẹcủa nhà thơ là người phụ nữ hát dân ca hay nhất vùng.Chất nông dân hoàquỵên với dòng văn hóa dân gian đã hội tụ trong hồn thơ Êxênhin

Người mẹ là đối tượng hướng tới của nhà thơ.Đó vừa là một người mẹ

cụ thể với căn nhà gỗ, gắn với khu vườn thân thuộc của chú bé Êxênhin ngàynào,vừa là hình ảnh hữu hình của điểm tựa tinh thần giúp người con vữngbước trên con đường đời nhiều chông gai.Mẹ chính là “niềm vui, ánh sángdiệu kỳ”,mẹ chính là sợi dây tình cảm gắn người con với gia đình, với quêhương “Quê hương mỗi người có một/ Như là chỉ một mẹ thôi.”

Ấn tượng nhất là hình ảnh mẹ cặm cụi dệt vải(Gửi em gái Sura), mẹđánh thức con, châm đèn phòng khách,mẹ một mình luôn lo âu trăn trở chotương lai của đứa con đang phiêu bạt xa nhà(Thư gửi mẹ), lại một mình mẹbên khung cửa gió thét gào(Nhận thư mẹ).Người mẹ trong thơ Êxênhin vừagần gũi,vừa thiêng liêng:

Trang 26

“Ánh sáng diệu kỳ của buổi hoàng hôn

Xin cứ toả trên mái nhà của mẹ”

(Anh Ngọc dịch)

Mẹ quý sánh ngang chúa trời:

“Nếu có chúa,chỉ mẹ thôi là chúa

Ban cho con ánh sáng,niềm tin”

(Dẫn theo Đào Thị Anh Lê)

Bài thơ “Thư gửi mẹ” tái hiện hình ảnh mẹ một cách xúc động:

“Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt

Mẹ mãi hình dung một cảnh hãi hùng

Có kẻ vừa đâm trúng tim con

Giữa quán rượu ồn ào loạn đả”

(Anh Ngọc dịch)

Tình yêu thương, lòng bao dung độ lượng của mẹ chính là liều thuốcthần kỳ làm lành những vết thương lòng của con.Tìm về với mẹ là tìm về tuổithơ,về với sự bình yên trong tâm hồn để được nâng niu,vỗ về, che chở nhưngày thơ bé:

“Con mong chủ nhật nào cũng thế

Cho phép con ngủ thật đã trong nhà”

(Thúy Toàn dịch)

Về với mẹ để được hưởng trọn vẹn tình yêu vô bờ bến, thứ tình cảmthiêng liêng trong đời chỉ có một.Nó khác hẳn với thứ tình yêu nam nữ chóngđến nhanh qua mà nhà thơ đã gặp không ít trong cuộc đời

Những người thân trong gia đình đặc biệt là mẹ là sợi dây tình cảm gắn bóExênhin với quê hương.Với lòng yêu thiên nhiên, tình cảm với những ngườithân yêu trong gia đình đã gắn kết Êxênhin vào với nước Nga bằng gỗ

Trang 27

Ông bà Êxênhin rất mộ đạo.Trong bản “Tự thuật”(tháng 10/1925)Êxenin đã tóm lược điều đó trong tiểu sử của mình “Lên tám tuổi bà ngoại tôimang tôi đi theo đến các nhà tu, vì bà mà ở nhà tôi thường xuyên có nhữngngười hành hương trú ngụ.Những bài thơ tôn giáo đủ loại được hát suốt…Vìmọi người trong nhà muốn tôi trở thành giáo viên trường làng và vì thế đưatôi vào học trường dòng” Chính vì thế ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của tôngiáo trong thơ ca.Không phải ngẫu nhiên mà ông đặt tên cho tập thơ đầu taycủa mình là “Lễ cầu hồn”.Trong thơ ông hình ảnh những mái vòm nhàthờ,những gác chuông cây thánh giá…đã lần lượt xuất hiện thấm đẫm tâmtrạng buồn vui.

Sự trong trẻo, tươi mát trong những vần thơ của chàng thanh niên vừachạm ngõ làng thơ luôn thấp thoáng bóng nhà thờ giữa vẻ đẹp tuyệt diệu củathiên nhiên Nga:

“Ngày lễ thánh nhà thờ trên mọi nẻo

Hương mật ong táo chín toả ngất ngây”

“Nơi đó từ tinh mơ trên chóp các nhà thờ

Trang 28

Cát trời dần trở màu xanh ngắt”

“Tiếng chuông vang trên làn bụi trắng

Để bàn tay làm dấu thánh tình cờ”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Cầu nguyện đối với người dân Nga không phải do bị áp bức bởi mộtthế lực nào mà nó xuất phát từ lòng mộ đạo, từ niềm tin thiêng liêng về “Lễphục sinh thiêng liêng/Lễ giáng sinh thần thánh”

Nhà thờ xuất hiện với mật độ dày đặc trên khắp đất nước Nga:

“Bóng hoàng hôn là là sà xuống thấp

Trang 29

Trên mái tròn tầng tầng lớp nhà thờ”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Sau những quả đồi, trên những triền dốc đều có bóng dáng nhà thờ: “ Sau ngọn đồi,trong nhà thờ màu xanh”

“Tôi đã yêu bằng nỗi đau chim sếu

Tu viện uy nghi trên triền núi cheo leo”

(Tạ Phương dịch)

Nước Nga Cơ đốc giáo không chỉ xét trên bình diện con người mà cả

cỏ cây,hoa lá, một lẽ tự nhiên cũng có “niềm tin tôn giáo”:

“Và không trao cho ai điều trói buộc

Không giã từ với giấc mộng dài lâuKhi vang lên trên thảo nguyên thân thuộcLời nguyện cầu của cây vũ mâu”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Và đến không gian cũng bao trùm một bầu không khí tôn giáo:

“Những đám mây được đem làm dấu ThánhRừng thông thở ra làn khói ngọt ngào”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Tôn giáo mà biểu tượng là nhà thờ chính là linh hồn của nước Ngabằng gỗ.Với Êxênhin tôn giáo không chỉ là sợi dây kết nối con người với conngười mà nó còn tạo ra sự liên hệ vô hình giữa con người với thiênnhiên.Điều đó cho thấy tình yêu không giới hạn của Êxênhin

1.3.Nỗi buồn đồng quê

Êxênhin có biệt tài viết nên những vần thơ tuyệt vời về thiên nhiênnước Nga, thể hiện tình yêu đắm đuối nhưng thơ Êxênhin cũng in đậm mộtnỗi buồn.Bà hoàng của nước Nga Êcatơrin đã từng nói “Thơ anh đẹp lắmnhưng buồn quá”.M.Gorki gọi Êxênhin là “Nhà thơ của nỗi sầu đồng

Trang 30

ruộng”.Thơ phong cảnh của Êxênhin tràn ngập những hình ảnh buồn: đồng

ruộng trơ trụi sau mùa gặt hái, tuyết phủ tấm vải liệm trắng lạnh lên mảnh đất

quê hương,bạch dương khoát áo tang đứng khóc, những ngôi nhà gỗ nông

dân cũ kĩ cũng gợi buồn, hình ảnh đàn sếu bay đi tránh rét cũng gợi nỗi buồn

không nói thành lời…Không chỉ vậy,nỗi buồn còn dấy lên trong những ngày

mưa u ám,trong chiều hoàng hôn tối sẫm, trong những đêm trăng mờ, trong

hình ảnh đoàn người ngước mắt lên cao đăm đắm cầu nguyện mưa xuống để tránh hạn hán.Hình ảnh những người hành khất đứng bên thềm nhà thờ với đôi mắt như cây ngưu bàng phai lá, cô dâu hát trong đêm tiễn biệt như con chim nhỏ cô đơn, người mẹ già mộ đạo ra đường đứng ngóng trông đứa con yêu dấu…tất cả đều gợi một nỗi buồn không thể gọi tên.

Trong thơ Êxênhin bàng bạc những âm thanh buồn:tiếng mõ vô hồn của người gác rừng, tiếng gà gáy thổn thức lúc hoàng hôn, tiếng chó sủa dưới

trăng mờ,tiếng lá cây xào xạc gọi gió, tiếng cầu kinh âm vang, tiếng ca buồn thảm của người xà ích khiến ta không tránh khỏi nỗi buồn vô cớ.

Thơ Êxênhin chất chứa nỗi buồn: “nỗi buồn đàn sếu”, “nỗi buồn chiềuhôm”, “nỗi buồn đồng cỏ”, “nỗi buồn liễu rủ”, “nỗi sầu hồ nước”, “nỗi buồntrăng thu”…

“Đàn sếu buồn vì nỗi phải bay đi”

“Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông”

“Sao đêm nay trăng chiếu mờ buồn thế”

“Và nỗi buồn chiều hôm xao xuyến”

“Những nỗi buồn này tạo thành một hợp âm trong thơ Êxênhin và thế

là nỗi buồn tương đối cụ thể gắn liền với nguyên cớ và sự vật cụ thể lại gợilên một nỗi buồn lớn hơn mênh mông và sâu lắng lạ thường”[20,37] : nỗibuồn mùa thu, nỗi buồn làng quê:

“Ta nghe tiếng xào xạc buồn bã

Trang 31

Của ngươi vào mỗi độ xuân sang”.

(Thúy Toàn dịch)

Trong hình ảnh “đàn sếu theo gió đến miền xa thẳm” có nỗi buồn củatrời đất bâng khuâng lúc giao mùa, có sự trống vắng mênh mông của đồngruộng bát ngát khiến con người cảm thấy cô đơn,buồn bã

Thơ Êxênhin có nỗi buồn nhiều cung bậc:

“Nỗi buồn hoàng hôn xao xuyến

Trong lòng tôi không thể dẹp yên ”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Có nỗi buồn vời vợi mênh mông của hồ nước:

“Tôi yêu đến sướng vui đau khổ

Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông”

“Nhưng ẩn giữa bao la đồng cỏ đó Một nỗi buồn cứ đau quặn diết da”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Và nỗi buồn làm lạnh buốt trái tim người:

“Không thể nào đo nỗi đau buồn lạnh buốt

Người đứng bên dải bờ phủ đầy sương”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Từ đó có thể thấy âm hưởng đặc trưng trong thơ Êxênhin “Nó khôngphải nỗi buồn vô cớ mà nó xuất phát từ tình yêu quê hương,từ tình cảm sâunặng với quê hương”[15,36].Ông luôn day dứt trăn trở về sự nghèo khổ,lầmlụi của quê hương và nỗi buồn được nảy sinh từ đó

Nước Nga trong thơ Êxênhin đẹp nhưng nghèo.Cái nghèo trong cái đẹp làmxuất hiện sự u buồn,một nỗi buồn thoáng chút xót xa.Ta thấy trong thơ

Êxênhin có những cỗ xe ngựa rão mòn kẽo kẹt qua thảo nguyên, có những

ngôi nhà gỗ xiêu vẹo long lở cả vỉ kèo, có hình ảnh con ngựa kéo lê chiếc cày

Trang 32

gỗ trên cánh đồng,hình ảnh đồng cỏ hoang tàn chưa ai cắt, quê hương u ám

nhiều mưa, con nghẽo già uống nước trước sân, con chó già nua nhầm lẫn cả

chỗ nằm…những hình ảnh ấy khắc hoạ một nước Nga lam lũ, nghèo nàn

Chính tác giả cũng phải thốt lên:

“Ôi nước Nga đồng ruộng đủ rồi

Đủ lắm rồi mải mê theo cày gỗ

Nhìn cái nghèo, cái khổ của ngươi

Đến bạch dương,dương liễu cũng đau lòng”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Nhưng chính cái nghèo của quê hương mới làm cho diện mạo của quêhương trong thơ của Êxênhin trở nên toàn vẹn, mới lý giải được tình cảm sâunặng của tác giả với quê hương.Mối tình sâu nặng của Êxênhin với quê hương

sẽ không đủ sức nặng nếu chỉ có một nước Nga đẹp đẽ, nên thơ.“Nỗi buồntrong thơ Êxenin không chỉ có tâm trạng cá nhân đơn lẻ, phức tạp mà còn có

ý nghĩa xã hội”[13,10]

Có thể nói tình yêu tổ quốc trong thơ Êxênhin là tình yêu đam mê,mãnhliệt,vượt lên hẳn những tình cảm khác.Tác giả không dừng ở tình yêu tha thiết

mà yêu đến da diết, đau đớn, yêu đến tột cùng niềm vui và nỗi đau (Tôi yêu

đến sướng vui đau khổ).Tình yêu gắn liền với nỗi đau? Quê hương là tin

tưởng hết lòng nhưng niềm tin vẫn có vết gợn của sự hoài nghi vì dường nhưđiều mà tác giả tin tưởng có một cái gì không chắc chắn:

“Nhưng chẳng ai khuyên dạy tôi cho được

Đừng yêu người, đừng tin tưởng hết lòng”

(Thuý Toàn dịch)

Trong lời nguyện cầu có cái gì đó thấp thỏm,lo âu:

“Tôi thầm lén nguyện cầu

Cho số kiếp quê hương”

Trang 33

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Êxênhin yêu quê hương tha thiết nhưng một mặt lại thấy buồn vì sựnghèo khổ của quê mình:

“Trên các nẻo đường của hàng liễu héo khô

Và bài ca nặng nề của những bánh xe kẽo kẹt

Bây giờ dù ai có cho vàng

Tôi cũng không muốn nghe lại điệu nhạc kia não ruột Tôi đã hoá thờ ơ với những ngôi nhà gỗ vẹo xiêu

Và ngọn lửa trong lò tôi cũng không thấy đáng yêu”

(Xuân Diệu dịch)

Thời đại của Êxênhin là thời đại của những cơn bão cách mạng,của

“những cơn đau trở dạ”.Trước guồng quay tàn khốc của lịch sử, các nhà vănNga dù khác nhau về vị trí xã hội, về xu hướng học thuật nhưng gặp nhau ởtình yêu vô bờ bến với nước Nga và hình ảnh nước Nga đi qua mỗi nhàvăn,nhà thơ lại mang một vẻ đẹp khác nhau “Các nhà văn,nhà thơ Nga ở mọithời đại đều gắn bó chặt chẽ số phận cá nhân mình với vận mệnh của nướcNga.Đề tài về nước Nga hầu như không bao giờ vắng mặt trong thơNga[39,2].Nhà văn Bunhin từng viết:

“Nguồn nước trong giữa núi rừng rỉ rách

Túp nhà mồ cổ kính soi nước nguồn

Với tượng Thánh tranh dân gian thẫm sắc,

Còn nơi cội nguồn - chiếc gầu vỏ bạch dương”

(Thúy Toàn dịch)

Ở đây ta thấy nước Nga cổ kính hiện lên đẹp như một bức tranh dângian rực rỡ sắc màu và có chiều sâu văn hóa lịch sử.Cũng nói về nước Nganhưng Ivan Baukốp lại đưa ta về với thiên nhiên rộng lớn nơi có những thửaruộng,cánh rừng,con sông mang đậm dấu ấn Nga:

Trang 34

“Hãy nói về những thửa ruộng đất đen

Về cánh rừng sồi sừng sững um tùm

Hãy nói về những con sông đùa rỡn

Trên bao la miền đất quê hương”

(Thúy Toàn dịch)

Êxênhin yêu vô cùng nước Nga đồng ruộng,nước Nga đẹp nhưng

nghèo khổ,u buồn.Khi ông tìm về với “nước Nga bằng gỗ”cổ xưa như hằng

có tự bao đời nay cũng chính là tìm về cội nguồn văn hoá dân gian đậm đàbản sắc dân tộc

Sau nội chiến, công cuộc xây dựng đất nước bắt đầu bằng công nghiệphoá - hiện đại hoá.Êxênhin cũng như rất nhiều nhà thơ,nhà văn khác tỏ ra rấtngỡ ngàng trước sự xuất hiện của máy móc công nghiệp.Ông cho rằng đó là

“con tàu tàn nhẫn”với những cẳng chân sắt thép đang chiến thắng “con ngựabờm đỏ nông thôn”.Êxênhin yêu tha thiết một nước Nga cổ xưa thấm đượm

vẻ đẹp văn hoá dân gian,vẻ đẹp thiên nhiên mang nhiều màu sắc tôn giáonhưng theo tất yếu của lịch sử, nước Nga ấy phải trở thành “nước Nga gangthép” và theo đó cái vẻ đẹp mà tác giả ngưỡng mộ và say mê sẽ dần mấtđi.Chính vì vậy, thẫm đẫm trong những vần thơ viết về nước Nga nông thôncủa Êxênhin là u buồn có thêm phần hoài niệm, tiếc nuối lại càng trở nên dadiết và đau đớn.Tuy tha thiết với nước Nga đồng quê và luôn nguyện rằng: “Dù điều gì xảy ra nữa cũng mặc

Tôi vẫn là nhà thơ của nhà gỗ óng vàng”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Ông vẫn ý thức được sự chuyển mình không gì cưỡng nổi của nước

Nga nghèo khổ thành nước Nga gang thép,ông tự biết mình là thi sĩ cuối cùng

của đồng quê và luôn tâm niệm:

Trang 35

“Ôi nước Nga bằng gỗ của tôi

Người ca duy nhất của tôi thôi”

(Thúy Toàn dịch)

“Ai hoài,luyến tiếc một nước Nga cổ kính xưa cũ trong tâm hồn và cảmthấy lạc lõng trong cuộc đời,lý trí và tình cảm mâu thuẫn giàng xé nhau tạonên một nỗi buồn, một nỗi sầu và những mâu thuẫn trong thế giới quan củaÊxênhin”[16,83].Đây là điều dễ hiểu bởi làm sao không buồn cho được khicái mình yêu đến ngẩn ngơ, say đắm, đến ngỡ ngàng, “đến sướng vui đaukhổ” đang từng ngày bị xâm lấn,bị thay thế bằng cái khác?Làm sao khôngbuồn cho được khi cái mình coi như máu thịt đang dần tuột khỏi tầm tay màkhông có cách nào níu giữ?Đó không phải chỉ là tâm sự của riêng Êxênhin mà

là tâm sự của một thế hệ yêu nước Nga bằng gỗ say đắm:

“Nỗi đau xót lạnh lùng thì không thể

Đem ra đo nơi bờ bến sương mờNhưng không tin,không yêu Người như thếThì tôi không thể học được bao giờ”

Màu sắc được sử dụng trong thơ Êxênhin rất phong phú.Có thể nói thơphong cảnh trữ tình của Êxênhin là một bài ca màu sắc.Màu sắc xuất hiện quánhiều trong những trang thơ là một điều hiếm gặp trong thơ ca.Hầu hết trong

Trang 36

thơ Êxênhin là những màu nguyên sơ,thanh khiết:xanh,đỏ,vàng,hồng, đen,bạc, trắng, xám tro, tím nhạt, vàng chanh, xanh thẫm, xanh da trời, xanhbiếc…K.Delinxki đã nói “Êxênhin đã đưa vào đối tượng khám phá quang phổchói sáng của những sắc màu mạnh mẽ, thuần khiết nhất”

Trong thơ Exênhin có tới 36 màu (theo thống kê của Lê Hồng Vũ).Điều

đó cho thấy sự đặc biệt phong phú trong bảng màu của Êxênhin.Ở đây chúngtôi chỉ điểm qua một số màu cơ bản mà Êxênhin hay sử dụng

Màu sắc Êxênhin sử dụng tuy là những màu nguyên nhưng sự so sánhcủa Êxênin rất đặc biệt :

“Những giọt sương bạc long lanh cháy sáng

Tựa những bông hoa tai màu xanh”

(Đoàn Minh Tuấn dịch)

Hay nhìn nhận sự vật đẹp đến bất ngờ:

“Những giọt châu,những giọt tuyệt vời

Cứ lấp lánh trong chùm vàng tia nắng”

(Đoàn Minh Tuấn dịch)

Êxênhin đã biến những giọt sương trong vắt của tạo hoá lúc là màuxanh giống đôi hoa tai của các cô gái, lúc lại phản chiếu những tia nắng vàngrực rỡ khiến thiên nhiên biến ảo tuyệt vời

Không chỉ tô màu cho những vật thể nhỏ bé mà màu sắc còn được nhàthơ phủ lên những con đường mùa xuân:

“Mùa xuân đến nắng bạt ngàn đồng cỏ

Con đường vàng vòng cườm lớn uốn quanh”

(Đoàn Minh Tuấn dịch)

Đến túp lều dãi dầu mưa nắng như ngủ quên bên suối:

“Những túp lều như khung cửi xám

Lau sậy thầm thì ru”

Trang 37

(Đoàn Minh Tuấn dịch)

Và đến cả mặt hồ xanh biếc,ngôi nhà gỗ óng ánh, khu vườn trắng xoá,đụn rơm vàng ươm cũng là những hình ảnh thường gặp trong thơ Êxênhin: “Con sẽ về mỗi độ xuân sang

Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc”

(Anh Ngọc dịch)

Trong những màu sắc Êxênhin thường dùng, màu vàng được coi là gammàu chủ đạo trong thơ ông,vàng choáng ngợp không gian với nhiều biếnhoá,có lúc là màu của sự tàn úa:

“Rừng phong thu lặng lẽ nhuộm sắc vàng

Hoa táo trắng đã úa vàng phai nhạt”

Đó còn là màu của mái tóc cô gái mà thi sĩ đắm say:

“Màu vàng rộm của biết bao mái tóc”

“Với mái tóc em màu vàng rộm”

Có lúc lại là màu của ánh hoàng hôn:

“Trong tâm hồn ánh hoàng hôn vàng chói”

Màu của những chuyến phiêu lưu:

“Tôi muốn làm một cánh buồm màu vàng

Về sứ sở mà ta muốn đến”

Kỳ diệu hơn là màu của ngọn gió:

“Treo trên khung cửa sổ màu trắng

Và ngọn gió mùa thu màu vàng”

Trang 38

Màu vàng bao phủ cả nước Nga mênh mông rộng lớn:

“Nước Nga vàng xin người hãy ngân vangHãy xúc động thổi không ngừng ngọn gió!

Hạnh phúc kể bằng niềm vui ghi nhớNỗi buồn nước Nga của trẻ mục đồng

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Màu vàng gợi nhớ một nước Nga tôn giáo,một nước Nga cổ xưa luônthường trực trong tim nhà thơ “Màu vàng là màu của vĩnh hằng cũng nhưvàng là kim loại của vĩnh hằng.Cả hai đều được dùng làm nền tảng cho nghi

lễ Kitô giáo.Màu vàng kim của cây thánh giá trên áo choàng lễ của linhmục,màu vàng kim của bình bánh thánh,màu vàng của cuộc sống vĩnhcửu,của đức tin”[43,979].Khác với màu vàng, màu xanh vốn thường dùng đểchỉ sự trong trẻo, tươi mát, là màu của sự sống vĩnh hằng được dùng tô màucho thảo nguyên, đồng cỏ,dòng sông, bầu trời, khu vườn:

“Một màu xanh vời vợi của trời xanh”

Dòng sông:

“Và mặt trời như lưỡi cày xanh

Cắt vào dòng sông thu trong vắt”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Khu vườn:

“Thấy trận mưa xanh như mát rượi khu vườn”

Đêm yên tĩnh:

“Đêm xanh lam,đêm ngời trăng sáng”

Với tài nghệ của mình Êxênhin đã tô màu vào nhiều sự vật khác nhauvới những biến đổi tài tình,linh hoạt khiến cho nó có những biến đổi cực kỳphong phú

Màu xanh của nước:

Trang 39

“Nước cũng dần lắng xanh”

Xanh của lá:

“Trong vườn xanh hoạ mi đâu có hót”

Lạ lùng hơn là màu xanh dùng để chỉ bóng đêm:

“Đêm xanh lam,đêm ngời trăng sáng”

Chỉ màn sương,ánh sáng:

“Màu sương xanh,tuyết trắng trải mênh mông” “Ánh sáng xanh,ánh sáng sao xanh thế”

Màu xanh còn được dùng để tô màu cho tà áo các cô gái:

“Tà áo màu xanh đang bay lượn

Trên cánh đồng đêm gió lạnh mênh mông”

Màu xanh hoà quyện với màu hồng làm khí trời ấm áp hơn:

“Tháng năm xanh.Trời ấm áp màu hồng

Chuông bờ dậu không kêu lên xủng xoảng”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Màu của thời gian và màu của ánh trăng:

Trang 40

“Thời gian xanh và buổi chiều êm”

“Trăng chiếu sáng.Màu xanh mơ màng”

“Màu vàng nơi nghỉ lại Thả xuống ánh trăng thanh”

“Cô gái dịu dàng trong màu trắng

Hát bài gì giai điệu thiết tha”

Màu trắng còn chỉ sự lạnh lẽo của tuyết,của nỗi cô đơn:

“Ôi bão tuyết đồ quỷ tha ma bắt

Đóng lớp đinh màu trắng xuống mái nhà”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Có lúc chỉ sự sum họp,hạnh phúc:

“Tôi trả lời em yêu:Quanh phòng mình

Như có ai đang rắc đầy hoa trắng”

“Anh đào ngủ trong áo choàng màu trắng”

Màu đỏ được sử dụng phổ biến trong thơ Êxênhin.Có lúc là màu đỏphối hợp với màu xanh nhưng không gây cảm giác chói gắt mà mang lại chocánh đồng một sự khác lạ:

“Ôi nước Nga cánh đồng màu đỏ thắm

Và màu xanh ngã xuống dưới lòng sông”

(Nguyễn Viết Thắng dịch)

Ngày đăng: 25/04/2014, 02:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Đình Ân (1983), “Tâm hồn, một thực thể của thơ trữ tình”,Tạp chí văn học,số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm hồn, một thực thể của thơ trữ tình”,"Tạp chívăn học
Tác giả: Phạm Đình Ân
Năm: 1983
2.Berdiaev.N.A (2003),“Tâm hồn Nga”,Tạp chí văn học nước ngoài, Hà Nội,số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm hồn Nga”,"Tạp chí văn học nước ngoài
Tác giả: Berdiaev.N.A
Năm: 2003
3.Đào Tuấn Ảnh (2001), “Văn học Nga từ điểm nhìn cuối thế kỷ XX, truyền thống và kinh nghiệm”,Tạp chí văn học,số1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga từ điểm nhìn cuối thế kỷ XX, truyềnthống và kinh nghiệm”,"Tạp chí văn học
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2001
4.Đỗ Hồng Chung,Hoàng Ngọc Hiến,Nguyễn Hải Hà (1998),Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn họcNga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung,Hoàng Ngọc Hiến,Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
5.Phạm Vĩnh Cư (2009), Chúng ta đã thực sự hiểu nước Nga, http://doandaodapneo.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta đã thực sự hiểu nước Nga
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư
Năm: 2009
6.Hà Minh Đức (1996),Lý luận văn học,Nxb Giáo dục,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7.Nguyễn Đăng Điệp (1999),Giọng điệu trong thơ trữ tình,Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
8.M Gorki (1982),Các nhà văn Xô Viết,tập 2,Nxb Tác phẩm mới,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà văn Xô Viết,tập 2
Tác giả: M Gorki
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1982
9.Nguyễn Hải Hà (dịch)(1995) “Lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga nhân kỉ niệm 100 ngày sinh của Êxênhin”.Tạp chí văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nganhân kỉ niệm 100 ngày sinh của Êxênhin”."Tạp chí văn học
10.Nguyễn Hải Hà (1995),“Nhìn lại văn học Nga thế kỷ XX”, Tạp chí văn học,số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại văn học Nga thế kỷ XX”,"Tạp chí vănhọc
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Năm: 1995
11.Nguyễn Hải Hà (2001),“Văn học Xô Viết trong nhà trường phổ thông”,Tạp chí văn học,số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Xô Viết trong nhà trường phổthông”,"Tạp chí văn học
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Năm: 2001
12.Nguyễn Hải Hà (2002),Văn học Nga - Sự thật và cái đẹp,Nxb Giáo dục,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga - Sự thật và cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
13.Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hoà,Đỗ Hải Phong (2002),Giáo trình văn học Nga, Nxb ĐHSP,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn họcNga
Tác giả: Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hoà,Đỗ Hải Phong
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2002
14.Tế Hanh (1983),“Chủ đề yêu nước trong văn học Nga,”Tạp chí văn học,số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ đề yêu nước trong văn học Nga,”"Tạp chí văn học
Tác giả: Tế Hanh
Năm: 1983
15.Hà Thị Hòa (2009),Văn học Nga trong nhà trường,Nxb Giáo Dục,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga trong nhà trường
Tác giả: Hà Thị Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2009
16.Hà Thị Hòa (2004),“X.Êxênhin” trong Chân dung các nhà văn thế giới,Nxb Giáo Dục,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: X.Êxênhin” trong "Chân dung các nhà văn thếgiới
Tác giả: Hà Thị Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
17.Hà Thị Hòa (2010),X.Êxênhin,Bài giảng sau đại học,ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng sau đại học
Tác giả: Hà Thị Hòa
Năm: 2010
18.Khrapchenko.M.P,Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học,NXB Tác phẩm mới,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của vănhọc
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
19.Phạm Gia Lâm (1999), “Xecgây Êxênhin”,Tác gia,tác phẩm văn học nước ngoài,NxbGiáo dục,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xecgây Êxênhin”,"Tác gia,tác phẩm văn học nướcngoài
Tác giả: Phạm Gia Lâm
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1999
20.Đào Thị Anh Lê (2003),Thơ trữ tình phong cảnh Êxênhin,Luận văn thạc sĩ ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ trữ tình phong cảnh Êxênhin
Tác giả: Đào Thị Anh Lê
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w