1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 8: Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm

114 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Khái niệm, mục đích của báo cáo tài chính DNBH Báo cáo tài chính DNBH là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toántheo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống

Trang 1

CHƯƠNG 8 BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

9.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

9.1.1 Khái niệm, mục đích của báo cáo tài chính DNBH

Báo cáo tài chính DNBH là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toántheo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản,nguồn hình thành tài sản; tình hình vf hiệu quả hoạt động kinh doanh; tình hìnhlưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn, , của DNBH trong một thời

kỳ nhất định và một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất

Báo cáo tài chính DNBH gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính đượctổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và nhữngthuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó Báo cáo tài chính DNBH

là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người raquyết định Đó là những thông tin công khai về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho các đối tượng bên trong và bênngoài DNBH Điều này khác biệt với các biện pháp kế toán nội bộ (báo cáo quảntrị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu càu quản lý nội bộ DNBH

Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính DNBH là những người có lợiích trực tiếp hoặc gián tiếp, bên trong và bên ngoài DNBH Mục đích sử dụngthông tin của các đối tượng rất đa dạng Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quảntrị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ

để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệpcòn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chấtlượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường Điều đó chỉ thựchiện được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần

Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, trên cơ sở chức năngnhiệm vụ và quyền hạn của mình, các thông tin bảo hiểm tài chính DNBH cần

Trang 2

cung cấp giúp các cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, kiểm tra tìnhhình thực hiện chế độ quản lý kinh tế tài chính của DNBH.

Đối với ngân hàng, những người cho vay, khách hàng bảo hiểm, mốiquan tâm chủ yếu hướng vào khả năng thanh toán của DNBH Báo cáo tài chínhcủa DNBH thể hiện số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi nhanhthành tiền, số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoảnvay, khoản nợ có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn

Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, sự quan tâm của họ hướng vào cácyếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toánvốn, Báo cáo tài chính DNBH giúp tìm hiểu những thông tin về điều kiện tàichính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tươnglai,

Đối với các nhà cung cấp, thông tin trên bảo hiểm tài chính DNBH giúp họbiến được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới đểquyết định xem có cho phép DNBH sắp tới có được mua hàng chịu hay không,

Mục đích của báo cáo tài chính DNBH là dùng để cung cấp thông tin vềtình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của DNBH, đáp ứngyêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích củanhững người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chínhphải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a/ Tài sản;

b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;

d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

đ/ Thuế và các khoản nộp Nhà nước;

e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;

g/ Các luồng tiền

Ngoài các thông tin này, DNBH còn phải cung cấp các thông tin khác trong

"Bản thuyết minh báo cáo tài chính" nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản

Trang 3

ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng đểghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

9.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính DNBH

Theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC (31/12/2001), hệ thống báo cáo tàichính của DNBH bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNBH)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02a - DNBH)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02b - DNBH)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DNBH)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DNBH)

Hệ thống báo cáo tài chính quy định trong các doanh nghiệp, theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006), bao gồm:

- Báo cáo tài chính năm

Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phảilập và trình bày báo cáo tài chính năm

Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phảilập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập bảo hiểm tàichính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trênbáo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty

Báo cáo tài chính năm gồm:

+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 - DN)

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN)

- Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy

đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược

Trang 4

Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán,ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độdạng đầy đủ.

Các doanh nghiệp khác, nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ,được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược

Đối với Tổng công ty Nhà nước và DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộccòn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niênđộ

Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ vàbáo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): (Mẫu số B01a - DN)+ Báo cáo kinh doanh hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ):(Mẫu số B02a - DN)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): (Mẫu số B03a DN)

-+ Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: (Mẫu số B09a - DN)

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B01b - DN;+ Báo cáo kinh doanh hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược):Mẫu số B02b - DN;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B03b DN;

-+ Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B09b - DN;

- Báo cáo tài chính hợp nhất

Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợpnhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợphải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kếtquả hoạt động kinh doanh trong kỳ bảo hiểm của đơn vị

Trang 5

Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B01 - DN/HN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B02 - DN/HN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B03 - DN/HN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B09 - DN/HN

Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp, vàcông khai báo cáo tài chính hợp nhất thực hiện theo quy định tại Thông tư hướngdẫn Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày Báo cáo tài chính", Chuẩn mực kế toán

số 25 "Báo cáo tài chính hợp nhất về kế toán khoản đầu tư vfo công ty con" vàThông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 11 "Hợp nhất kinh doanh"

- Báo cáo tài chính tổng hợp

Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổngcông ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phảilập Báo cáo tài chính tổng hợp để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàndiện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáotài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơnvị

Hệ thống bảo hiểm tài chính tổng hợ gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01-DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B03-DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B09-DN

Nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai Báo cáo tàichính tổng hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư Hướng dẫn chuẩn mực kếtoán số 21 "Trình bày Báo cáo tài chính" và Chuẩn mực kế toán số 25 "Báo cáo tàichính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con"

Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp,vừa phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợptrước (Tổng hợp theo loại hình hoạt động; sản xuất, kinh doanh; đầu tư XDCB

Trang 6

hoặc sự nghiệp) sau đó mới lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chínhhợp nhất giữa các loại hình hoạt động Trong khi lập báo cáo tài chính tổng hợpgiữa các đơn vị đã có, phải thực hiện các quy định về hợp nhất báo cáo tài chính.Các đơn vị vừa phải lập bảo hiểm tài chính tổng hợp vừa phải lập báo cáo tàichính hợp nhất phải tuân thủ cả các quy định về lập báo cáo tài chính tổng hợp vàcác quy định về lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006) cũng chỉ rõ: Việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy địnhtại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành

Vì vậy, việc lập và trình bày các báo cáo tài chính trong DNBH hiện nay dựa trên

sự kết hợp các mẫu biểu báo cáo theo Quyết định số 120/2001/QĐ-BTC(31/12/2001) và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006) Điều này hoàn toànphù hợp với các quy định tại Mục 3 Chương 2 của Luật Kế tóan Việt Nam về báocáo tài chính

Ngoài các báo cáo tài chính nêu trên, các DNBH còn phải lập các báo cáothống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định tại Tông tư số 156/2007/TT-BTC(20/12/2007)

9.1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính DNBH phải tuân thủ các yêu cầu đãđược quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 "Trình bày báo cáo tàichính", gồm:

- Trung thực và hợp lý

Báo cáo tài chính DNBH phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tìnhhình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của DNBH Đểđảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trìnhbày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định cóliên quan hiện hành

DNBH cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tàichính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

Trang 7

Báo cáo tài chính DNBH được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực vàchế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từngchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toánViệt Nam của Bộ Tài chính.

Trường hợp DNBH sử dụng chính sách kế toán khác với quy định củachuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũngnhư trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, DNBH phải:a) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định;b) Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấpthông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

c) Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toánkhông đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặcnhững sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh củaDNBH

- Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp, đảm bảo cung cấpthông tin thích hợp

DNBH phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập vàtrình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán.Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành,DNBH phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toánhợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng cácyêu cầu sau:

a/ Thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng;

b/ Đáng tin cậy, khi:

+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinhdoanh của DNBH;

Trang 8

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉđơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

+ Trình bày khách quan, không thiên vị;

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khí cạnh trọng yếu

Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp

kế toán cụ thể được DNBH áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tàichính

Trong trường hợp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng, khi xâydựng các phương pháp kế toán cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét:

a) Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đếnnhững vấn đề tương tự và có liên quan;

b) Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với cáctài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung;

c) Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuậnkhi những quy định này phù hợp với các quy định ở trên

9.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Để đảm bảo những yêu cầu đối với báo cáo tài chính, việc lập và trình bày

hệ thống báo cáo tài chính DNBH phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tạiChuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày báo cáo tài chính", gồm: Hoạt động liên tục,

cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh

1 Hoạt động liên tục

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu)doanh nghiệp cần phải đánh gía về khả năng hoạt động liên tục của DNBH.Báocáo tài chính DNBH phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phảithu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặcngười đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan

Trang 9

đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạtđộng liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu

rõ Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiệnnày cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiếncho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của DNBH, Giám đốc (hoặc ngườiđứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán đượctối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán

có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc

b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày

4 Tính trọng yếu và tập hợp.

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tàichính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đượctập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng

Trang 10

Thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếuchính xác thông tin có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởngđến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụthuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tìnhhuống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt Để xác địnhmột khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tínhchất và quy mô của chúng Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy môcủa từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu Ví dụ, các tài sảnriêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cảkhi giá trị của khoản mục là rất lớn Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tínhchất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ.

5 Nguyên tắc bù trừ

a/ Bù trừ tài sản và nợ phải trả:

Khi nhận các giao dịch kinh doanh và các sự kiện để lập và trình bày báocáo tài chính không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất

cả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính

b/ Bù trừ doah thu, thu nhập khác và chi phí:

- Được bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác;

- Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính:

+ Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn

6 Nguyên tắc có thể so sánh

Trang 11

Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong bảo hiểm tàichính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáolưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:

- Đối với Bảng cân đối kế toán:

+ Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêutương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm);

+ Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh chỉ tiêu tươngứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm)

- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánhtheo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Nămtrước)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải trìnhbày số liệu của quý báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến ngày lập bảo hiểm tàichính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước)

- Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theo từngchỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước);

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số luỹ kế từ đầu năm đếnngày lập báo cáo chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của báocáo lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước)

Để đảm bảo nguyên tắc so sự nghiệpáh, số liệu "Năm trước" trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báocáo tài chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp:

- Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước;

- Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;

- Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;

- Kế tóan "Năm báo cáo" dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm thanh trước

Trang 12

Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày rõ lý

do của sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính

9.1.5 Kỳ lập báo cáo tài chính DNBH

- Kỳ lập bảo hiểm tài chính năm

Các DNBH phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dươnglịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.Trường hợp đặc biệt, DNBH được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫnđến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toánnăm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá

15 tháng

- Kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (khôngbao gồm quý IV)

- Kỳ lập báo cáo tài chính khác

Các DNBH có thể lập báo cáo tài chính theo kế toán khác (tuần, tháng, 6tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc củ chủ sở hữu

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sởhữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểmchia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứthoạt động, phá sản

9.1.6 Thời hạn nộp báo cáo tài chính DNBH.

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý

+ Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất 20 ngày, kể từngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty quy định

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

+ Đơn vị kế toán là DNBH Nhà nước phải nộp báo cáo tài chính năm chậmnhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty Nhànước chậm nhất 90 ngày Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tàichính năm chậm nhất là 90 ngày

Trang 13

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toáncấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

9.1.7 N i nh n báo cáo t i chính DNBH ơi nhận báo cáo tài chính DNBH ận báo cáo tài chính DNBH ài chính DNBH

Các loại doanh

nghiệp (4)

Kỳ lậpbáo cáo

Nơi nhận báo cáo

CQ tàichính

Cơ quanthuế (2)

CQ thốngkê

DN cấptrên (3)

Cơ quanđăng kýkinhdoanh

1 Doanh nghiệp Nhà

nước

Quý,Năm

x(1)

(2) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếpquản lý thuế tại địa phương Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp báocáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)

(3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị

kế toán cấp trên Đối với DNBH khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáotài chính cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên

(4) Các DNBH phải kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp báo cáo tàichính theo quy định Báo cáo tài chính của các DNBH đã thực hiện kiểm toán phảiđính kèm báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lýNhà nước và doanh nghiệp cấp trên

9.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Trang 14

9.2.1 Kết cấu Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cânđối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tìnhhình tài sản của DNBH theo hai cách phân loại vốn: Kết cấu vốn và nguồn hìnhthành vốn hiện có của DNBH tại một thời điểm nhất định

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để các đối tượng sử dụng thôngtin phân tích, đánh giá tổng quát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tình hình huyđộng và sử dụng các nguồn vốn, tình hình tài chính của DNBH, , từ đó cho phépđánh giá được triển vọng kinh tế tài chính của DNBH trong tương lai

Xuất phát từ bản chất và nội dung của Bảng cân đối kế toán là phản ánhtoàn bộ tài sản của DNBH theo hai cách phân loại (kết cấu vốn và nguồn hìnhthành vốn) nên kết cấu Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần chính: PhầnTài sản và phần Nguồn vốn

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006) kết cấu Bảng cân đối kếtoán được trình bày:

- Bảng cân đối kế toán được trình bày theo kết cấu dọc, phần trên là phần

"Tài sản", phần dưới là phần "Nguồn vốn"

- Căn cứ vào mức độ linh hoạt của tài sản hoặc tính thanh khoản của nguồnvốn để sắp xếp thứ tự các chỉ tiêu trong từng phần theo tính giảm dần: Tài sảnngắn hạn, tài sản dài hạn; nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn; vốn chủ sở hữu, nguồnkinh phí và các quỹ

- Kết cấu phần chính của Bảng cân đối kế toán được chia thành 5 cột: Cộtchỉ tiêu (Tài sản, Nguồn vốn), cột mã số, thuyết minh, cột số cuối năm, cột số đầunăm

- Trong từng phần (Tài sản, Nguồn vốn) được chia thành 2 loại, trong cácloại được chia thành các mục, trong các mục được chia thành các khoản

- Ngoài phần kết cấu chính, Bảng cân đối kế toán còn có phần phụ: Các chỉtiêu chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán

Kết cấu đầy đủ Bảng cân đối kế toán DNBH như sau:

Trang 15

Bảng cân đối kế toán

Tại ngày tháng năm (1)

(Ban hành theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 vàQuyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Đơn vị tính:

số

Thuyếtminh

Số cuốinăm (3)

Số đầunăm (3)

2 Các khoản tương đương tiền 112

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 ( ) ( )

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 ( ) ( )

3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154

B TÀI SẢN DÀI HẠN

(200=210+220+230+240)

200

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212

5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( )

Trang 16

1 Tài sản cố định hữu hình 221

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 ( ) ( )

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314

1 Phải trả dài hạn người bán 331

5 Tuế thu nhập hoãn lại phải trả 335

Trang 17

5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

9 Quỹ dự trữ bắt buộc

10 Quỹ dự trữ tự nguyện

11 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419

12 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420

Số đầunăm (3)

1 Tài sản thuê ngoài

2 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công

3 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

4 Nợ khó đòi đã xử lý

5 HĐBH gốc chưa phát sinh trách nhiệm

6 Hợp đồng nhận tái tài chính chưa phát sinh trách

nhiệm

Trang 18

7 Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh

Giám đốc(Ký, họ tên, đóng dấu)Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưngkhông được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và "Mã số"

(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thứcghi trong ngoặc đơn ( )

(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "Sốcuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X"

9.2.2 Ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa pháp lý của Bảng cân đối kế toán

- Phần Tài sản

+ Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong phàn Tài sản thể hiện giá trịcủa các loại vốn của DNBH hiện có đến thời điểm lập báo cáo như tiền, các khoảnđầu tư tài chính, vật tư hàng hoá, TSCĐ, Căn cứ vào nguồn số liệu này cho phépđánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn củaDNBH, từ đó giúp DNBH xây dựng được kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm kinhdoanh, nhất là trong điều kiện tổng vốn không thay đổi

+ Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần Tài sản thể hiện các loạivốn cụ thể mà DNBH đang có quyền quản lý, quyền sử dụng (kể cả quyền phảithu) trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệmtrong việc quản lý, sử dụng tài sản đó trong hoạt động kinh doanh nhằm đem lạihiệu quả kinh tế cao nhất

- Phần nguồn vốn

+ Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị

và quy mô các nguồn vốn mà DNBH đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cho

Trang 19

lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm lậpbảo hiểm kế toán Thông qua các chỉ tiêu này cho phép đánh giá được thực trạngtài chính của doanh nghiệp, kết cấu của từng nguồn vốn được sử dụng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

+ Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiệnquyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của DNBH trong việc đầu tư hìnhthành kết cấu tài sản Mặt khác, DNBH phải có trách nhiệm trong việc quản lý và

sử dụng các nguồn vốn như: Nguồn vốn cấp phát của Nhà nước, nguồn vốn gópcủa các nhà đầu tư, cổ đông, nguồn vốn vay của các ngân hàng, các tổ chức tíndụng, nguồn vốn trong thanh toán (với các chủ nợ, cán bộ công nhân viên )

9.2.3 Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán

Nguồn số liệu để lập Bảng cân đối kế toán bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước

- Số dư các tài khoản loại I, II, III, IV và loại 0 trên các sổ kế toán chi tiết

và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo

- Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản

9.2.4 Công tác chuẩn bị trước khi lập Bảng cân đối kế toán

Trước khi lập Bảng cân đối kế toán cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan (sổ kế toántổng hợp với nhau, sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết), kiểm tra đối chiếu

số liệu giữa các sổ kế toán của doanh nghiệp với các đơn vị có quan hệkt (ngânhàng, người bán, người mua ) Kết quả kiểm tra đối chiếu có chênh lệch cần phảiđiều chỉnh theo phương pháp thích hợp trước khi lập báo cáo

- Kiểm tra tài sản trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệugiữa biên bản kiểm kê với thẻ tài sản, sổ kho, sổ kế toán Nếu có chênh lệch, phảiđiều chỉnh kịp thời, đúng với kết quả kiểm kê trước khi lập báo cáo

- Khoá sổ kế toán tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán

- Chuẩn bị mẫu biểu và ghi trước các chỉ tiêu có thể (cột số đầu năm)

9.2.5 Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán

Trang 20

Khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắcchung về lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định tại chuẩn mực số 21

"Trình bày báo cáo tài chính"

Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trảphải dược trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu

kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12tháng, tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 thángtới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn

Thông thường chu kỳ kinh doanh của các DNBH là 01 năm (trong vong 12tháng)

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điềukiện sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu

kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dàihơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn

- Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu

kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trảđược trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

9.2.6 Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán

Phần: Tài sản

A Tài sản ngắn hạn (mã số 100)

Trang 21

Tài sản ngắn hạn là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác cóthể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặcmột chu kỳ kinh doanh bình thường của DNBH.

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng gía trị tiền, các khoảng tương đương tiền vàcác tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tươngđương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho

và tài sản ngắn hạn khác

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số150

I Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của DNBH tại thờiđiểm báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoảntương đương tiền

Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112

1 Tiền (Mã số 111)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, giền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Tiền" là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111

"Tiền mặt", 112 "Tiền gửi ngân hàng" và 113 "Tiền đang chuyển" trên Sổ Cái

2 Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặcđáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiềnxác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày muakhoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ cuối kỳ kế toán của Tàikhoản 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" trên sổ Cái, gồm: chi tiết kỳ phiếungân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3tháng kể từ ngày mua

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)

Trang 22

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chínhngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), baogồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác.Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư cóthời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không baogồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉtiêu "Các khoản tương đương".

Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129

1 Đầu tư ngân hàng (Mã số 121)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121

"Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" và 128 "Đầu tư ngắn hạn khác" trên Sổ Cái saukhi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chi tiêu "Các khoản tươngđương tiền"

III Các khoản phải thu (Mã số 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ gía trị của các khoản phải thu kháchhàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu kháctại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm học trongmột chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi)

Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 135 + Mã số139

Trang 23

1 Phải thu khách hàng (Mã số 131)

Căn cứ vào tổng dư Nợ chi tiết TK 131 về các khoản có thời hạn thanh toándưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo

2 Trả trước cho người bán (Mã số 132)

Căn cứ tổng dư Nợ chi tiết của TK 331 (ngắn hạn) về số tiền đã trả trướccho người bán hàng hoá, dịch vụ, tổng hợp lại để lập

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)

Căn cứ vào số dư Nợ các chỉ tiết của TK 1368 (ngắn hạn)

5 Các khoản phải thu khác (Mã số 135)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quantại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu "Các khoản phải thu khác" là tổng số dư Nợcủa các Tài khoản 1385, 1388,, 334, 338 theo chi tiết ngắn hạn từng đối tượngphải thu trên sổ kế toán chi tiết

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139)

Căn cứ số dư Có chi tiết ngắn hạn trên sổ chi tiết tài khoản 139, ghi số âm

IV Hàng tồn kho (Mã số 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho

dự trữ cho quá trình kinh doanh của DNBH (sau khi trừ đi dự phòng giảm giáhàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo

Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149

1 Hàng tồn kho (Mã số 141)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Hàng tồn kho" là tổng số dư Nợ của các Tàikhoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường", 152 "Nguyên liệu, vật liệu", 153

"Công cụ, dụng cụ", 154 "chi phí kinh doanh dở dang", 156 "Hàng hoá" và 157

"Hàng gửi đi bán" trên Sổ cái

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149)

Căn cứ vào số dư Có trên sổ cái TK 159 (ghi âm)

V Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

Trang 24

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn,các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.

Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158

1 Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)

Là các khoản chi phí đã chi nhưng đến cuối kỳ chưa tính vào chi phí kinhdoanh của năm báo cáo Số liệu căn cứ vào số dư Nợ TK 142 trên sổ cái

2 Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ tại thờiđiểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ vào số dư Nợ TK 133 "Thuế GTGT đượckhấu trừ" trên sổ cái

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 154)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểmbáo cáo

Số liệu để ghi các chỉ tiêu căn cứ vào chi tiết số dư Nợ TK 333 "Thuế vàcác khoản nộp Nhà nước" trên sổ cái

4 Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạnkhác tại thời điểm báo cáo bao gồm tạm ứng, cầm cố, ngắn hạn

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Tài sản ngắn hạn khác" căn cứ vào số dư Nợ

TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý" cộng TK 141, 144 trên sổ cái

Trang 25

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số260

I Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạncủa khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, và các khoản phải thu dài hạn khác tạithời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dựphòng phải thu khó đòi)

1 Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211):

Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dàihạn tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Phải thu dài hạn của khách hàng" căn cứ vào citiết số dư Nợ của tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng", mở chi tiết theo từngkhách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sảndài hạn

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212):

Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng cân đối kế toán của cấp trên về số vốn kinhdoanh đã giao cho đơn vị trực thuộc Ki lập được bù trừ với chỉ tiêu "Vốn đầu tưcủa chủ sở hữu" (Mã số 411 của Bảng cân đối kế toán các đơn vị trực thuộc vềphần vốn nhận của các đơn vị cấp trên)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ của Tài khoản 1361 "Vốn kinhdoanh ở các đơn vị trực thuộc" trên sổ chi tiết TK 1361

3 Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213):

Phản ánh các khoản phải thu nội bộ ngoài quan hệ giao vốn dài hạn (trênmột năm)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ của các chi tiết dài hạn thuộc Tàikhoản 1361 "Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc" trên sổ cái

4 Phải thu dài hạn khác (Mã số 218):

Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếpvào loại tài sản dài hạn, và các khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có)

Trang 26

Số liệu để gi vào chỉ tiêu "Các khoản phải thu dài hạn khác" là chi tiết số dư

Nợ của tác Tài khoản 1388, 338, 331 (chi tiết dài hạn) trên sổ cái

5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

Căn cứ vào số dư Có chi tiết dài hạn của TK 139 (ghi âm)

II Tài sản cố định (Mã số 220)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giátrị hao mòn luỹ kế) của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư tị thời điểmbáo cáo

Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230

1 TSCĐ hữu hình (Mã số 221)

Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223

- Nguyên giá: Căn cứ số dư Nợ TK 211

- Giá trị hao mòn luỹ kế: Căn cứ số dư Có TK 2141 (ghi âm)

2 TSCĐ thuê tài chính (Mã số 224)

Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226

- Nguyên giá: Căn cứ số dư Nợ TK 212

- Giá trị hao mòn luỹ kế: Căn cứ số dư Có TK 2142 (ghi âm)

3 TSCĐ vô hình (Mã số 227)

Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229

- Nguyên giá: Căn cứ số dư Nợ TK 213

- Giá trị hao mòn luỹ kế: Căn cứ số dư Có TK 2143 (ghi âm)

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xâydựng, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàngiao hoặc đưa vào sử dụng

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí xây dựng cơ bản dở dang" là số dư Nợcủa Tài khoản 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" trên sổ cái

III Bất động sản đầu tư (Mã số 240)

Trang 27

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất độngsản đầu tư tại thời điểm báo cáo.

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242)

Phản ánh toàn bộ gí trị đã hao mòn luỹ kế của các loại bất động sản đầu tưtại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dướihình thức ghi trong ngoặc đơn: ( )

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Giá trị hao mòn luỹ kế" là số dư Có tủa Tàikhoản 2147 "Hao mòn bất động sản đầu tư" trên sổ cái

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dàihạn tại thời điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết,liên doanh, đầu tư dài hạn khác

Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259

1 Đầu tư vào công ty con (Mã số 251)

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Đầu tư vào công ty con" là số dư Nợ của Tàikhoản 221 "Đầu tư vào công ty con" trên sổ cái

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết vàgóp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập c sở kinh doanh đồng kiểm soát tạithời điểm báo cáo

Trang 28

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" là tổng

số dư Nợ của các Tài khoản 223 "Đầu tư vào công ty liên kết", và 222 "Vốn gópliên doanh", trên sổ cái

3 Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị khoản đầu tư dài hạn khác, bao gồm:Đầu tư vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết,đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tư dài hạn khác thời hạn trên mộtnăm Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ Tài khoản 228 trên sổ cái

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259)

Căn cứ vào số dư Có tài khoản 229, số liệu ghi âm

V Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân

bổ vào chi phí kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo, tài sản thuế thu nhập hoãn lại vàtài sản dài hạn khác tại thời điểm báo cáo

Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268

1 Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

Căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 242

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262):

Phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại thời điểm lập báo cáo tàichính Số liệu căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 243

Trang 29

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thờihạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, và giá trị cáckhoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dàihạn tại thời điểm báo cáo.

Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 +Mã số 314 + Mã số 315+ Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319

1 Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311)

Căn cứ vào số dư Có tài khoản 311 và 315 trên sổ cái

2 Phải trả cho người bán (Mã số 312)

Căn cứ vào các sổ chi tiết tài khoản 331 phân loại và nợ ngắn hạn đã tậphợp lại đã lập

3 Người mua trả tiền trước (Mã số 313)

Căn cứ vào các sổ chi tiết tài khoản 131 có số dư Có và chi tiết số dư CóTài khoản 3387 tổng hợp lại đã lập

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314)

Căn cứ chi tiết số dư Có tài khoản 333 trên sổ cái

5 Phải trả người lao động (Mã số 315)

Căn cứ chi tiết các khoản còn phải trả người lao động, số dư Có chi tiết tàikhoản 334

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)

Trang 30

Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợphải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu trước đó như giá trị tài sản thừa chưa

rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội,

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có chi tiết của các Tài khoản 338

"Phải trả, phải nộp khác", Tài khoản 138 "Phải thu khác" (không bao gồm cáckhoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ dài hạn)

Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số

335 + Mã số 336 + Mã số 337

1 Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331)

Phản ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dai fhạn tạithời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Phải trả dài hạn người bán" căn cứ vào chi tiết

số dư Có của Tài khoản 331 "Phải trả cho người bán", mở theo từng người bán đốivới các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn

2 Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)

Phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ, bao gồm các khoản vốn đãnhận, đã vay của đơn vị cấp trên và các khoản vay nợ lẫn nhau giữa các đơn vịtrực thuộc trong doanh nghiệp

Trang 31

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Phải trả nội bộ dài hạn) căn cứ vào chi tiết số dư

Có của Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ dài hạn đối với các khoản phải trả nội bộđược xếp vào loại Nợ dài hạn

3 Phải trả dài hạn khác (Mã số 333)

Gồm các khoản nợ phải trả dài hạn khác như doanh thu bán hàng trả chậm,tiền nhận ký quỹ ký cược dài hạn

Căn cứ chi tiết số dư Có tài khoản 338, tài khoản 344 trên sổ cái tài khoản

344 và sổ chi tiết tài khoản 338 (chi tiết dài hạn)

4 Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)

Căn cứ số dư Có tài khoản 341, tài khoản 342 và tài khoản 343

5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335)

Căn cứ số dư Có tài khoản 347

Phản ánh các khoản dự phòng phí chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có tài khoản 33511

2 Dự phòng toán học

Phản ánh các khoản dự phòng toán học cưa sử dụng tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có tài khoản 33512

Trang 32

Phản ánh các khoản dự phòng dao động lớn chưa sử dụng tại thời điểm báocáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có tài khoản 33514

5 Dự phòng chia lãi

Phản ánh các khoản dự phòng chia lãi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có tài khoản 33515

6 Dự phòng đảm bảo cân đối

Phản ánh các khoản dự phòng đảm bảo cân đối chưa sử dụng tại thời điểmbáo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có tài khoản 33516

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411)

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vàodoanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước); vốn gópcủa các cổ động (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốngóp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữuhạn,

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Vốn đầu tư của chủ sở hữu" là số dư Có của Tàikhoản 4111 "Vốn đầu tư của chủ sở hữu"

2 Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng gía trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá

cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Thặng dư vốn cổ phần" là số dư Có của Tàikhoản 4112 "Thặng dư vốn cổ phần" Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghibằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( )

Trang 33

Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Cổ phiếu quỹ" là số dư Nợ của Tài khoản 419

"Cổ phiếu quỹ" trên sổ cái

5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415)

Căn cứ số dư Có tài khoản 412 Nếu tài khoản 412 dư Nợ thì ghi âm

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416)

Căn cứ số dư Có tài khoản 413 Nếu tài khoản 413 dư Nợ thì ghi âm

7 Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417)

Căn cứ số dư Có tài khoản 414

Căn cứ số dư Có chi tiết tài khoản 418 (theo dõi quỹ dự phòng tự nguyện)

11 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419)

Phản ánh các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu chưa được phản ánh trong cácchỉ tiêu tại thời điểm lập báo cáo

Căn cứ số dư Có chi tiết tài khoản 418

12 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)

Căn cứ số dư Có tài khoản 421 Nếu tài khoản 421 dư Nợ thì ghi âm

13 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421)

Căn cứ số dư Có tài khoản 441

II Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)

Trang 34

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng

số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinhdoanh sau khi trừ đi các khoản chi bằng nguồn kinh phí được cấp; nguồn kinh phí

đã hình thành TSCĐ, tại thời điểm báo cáo

Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 +Mã số 433

1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431)

Căn cứ số dư Có tài khoản 431

"Chi sự nghiệp" trên sổ cái

Trường hợp "Chi sự nghiệp" lớn hơn "Nguồn kinh phí sự nghiệp" thì chỉtiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn ( )

Báo cáo kinh doanh hiệu quả kinh doanh trong DNBH có các tác dụng sau:Thông qua các chỉ tiêu trong báo cáo, các đối tượng sử dụng thông tin kiểmtra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện khh, dự toán chi phí, doanh thu vàthu nhập của các hoạt động cũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động

Trang 35

Dựa vào số liệu Báo cáo kinh doanh hoạt động kinh doanh, DNBH đánh giáđược xu hướng phát triển của mình, từ đó có biện pháp khai thác tiềm năng củadoanh nghiệp và hạn chế, khắc phục những tồn tại trong tương lai.

9.3.2 Kết cấu Báo cáo kinh doanh hoạt động kinh doanh của DNBH

Báo cáo kinh doanh hoạt động kinh doanh của DNBH phản ánh tình hình

và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kinh doanh kinhdoanh và kết quả khác

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Nămtrước

1 Thu phí bảo hiểm gốc

2 Thu phí nhận tái bảo hiểm

3 Các khoản giảm trừ

- Phí nhượng tái bảo hiểm

- Giảm phí bảo hiểm

- Hoàn phí bảo hiểm

- Các khoản giảm trừ khác

4.Tăng (giảm) DPP, DP toán học

5 Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

6 Thu khác hoạt động KDBH

Trang 36

- Thu nhận tái bảo hiểm

- Thu nhượng tái bảo hiểm

- Thu khác (Đại lý giám định, )

7 Doanh thu thuần hoạt động KDBH

(14 = 01 + 02 - 03+/- 08 + 09 + 10)

8 Bồi thường, TTBH gốc

9 Chi bồi thường, TTBH nhận tái

10 Các khoản giảm trừ

- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

- Thu đòi người thứ ba

- Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%

11 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại(21 = 15 + 16 - 17)

+ Chi đòi người thứ ba

+ Chi xử lý bồi thường 100%

+ Chi đánh giá rủi ro

+ Chi đề phòng hạn chế tổn thất

+ Chi khác

- Chi khách hoạt động kinh doanh nhận TBH

16 Tổng chi phí trực tiếp hoạt động KDBH (40 = 21 - 22 +/- 23 + 24 + 25)

17 Lợi nhuận gộp hoạt động KDBH

21 Chi phí quản lý doanh nghiệp

22 Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh (49 = 41 + 42 - 43 - 47 - 48)

23 Thu nhập khác

24 Chi phí khác

Trang 37

25 Lợi nhuận khác (52 = 50 - 51)

26 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(53 = 49 - 52)

27 Dự phòng đảm bảo cân đối

28 Chi phí thuế TNDN hiện hành

29 Chi phí thuế TNDN hoãn lị

30 Lợi nhuận sau thuế

9.3.3 Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo

- Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước

- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 3 đến loại 9

có liên quan

9.3.4 Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DNBH

1 Thu pí bảo hiểm gốc (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí bảo hiểm gốc trong năm báo cáo củaDNBH

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản

51111 "thu phí bảo hiểm gốc" trong kỳ báo cáo

2 Thu phí nhận tái bảo hiểm (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí nhận tái bảo hiểm trong năm báo cáo củaDNBH

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản51131"Thu phí nhận tái bảo hiểm" trong kỳ báo cáo

3 Các khoản giảm trừ (Mã số 03)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổngdoanh thu trong kỳ, bao gồm: phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí, giảm phí vfa cáckhoản giảm trừ khác trong kỳ bảo hiểm

Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07

Phí nhượng tái bảo hiểm (Mã số 04)

Trang 38

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí chuyển nhượng tái bảo hiểm cho các nhànhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào luỹ kế số phát sinh bên Cócủa tài khoản 533 "Phí nhượng tái bảo hiểm", đối ứng Nợ với tài khoản 511 trong

kỳ báo cáo

Giảm phí bảo hiểm (Mã số 05)

Chỉ tiêu này phản ánh số giảm phí bảo hiểm theo điều khoản cam kết củahợp đồng bảo hiểm trong kỳ bảo hiểm

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản

5321, 5323, 5324 đối ứng Nợ các tài khoản 5111, 5113, 5114 trong kỳ báo cáo

Hoàn phí bảo hiểm (Hàng bán bị trả lại) (Mã số 06)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm vàhoa hồng nhượng tái bảo hiểm trả lại khách hàng trong kỳ bảo hiểm

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản

5311, 5313, 5314 đối ứng Nợ các tài khoản 5111, 5113, 5114 trong kỳ báo cáo

Các khoản giảm trừ khác (Mã số 07)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các khoản giảm trừ khác phát sinh trong kỳbáo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 5318

"Hoàn khác", 532 "Giảm khác" đối ứng Nợ tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng"trong kỳ báo cáo

4 Tăng (giảm) dự phòng phí, dự phòng toán học (Mã số 08)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí đối vớinghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và dự phòng toán học tính vào phí đối với nghiệp

vụ bảo hiểm nhân thọ Đó chính là số chênh lệch giữa số dự phòng phải trích trongnăm tài chính so với dự phòng phí, dự phòng toán học năm trước chuyển sang

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đối với trường hợp tăng là số ghi giảm chiphí, căn cứ vào số phát sinh Nợ tài khoản 33511 hoặc tài khoản 33512 đối ứng với

Có tài khoản 624

Trang 39

Đối với trườn hợp giảm là số trích bổ sung, căn cứ vào số phát sinh Có tàikhoản 33511 hoặc tài khoản 33512 đối ứng với Nợ tài khoản 624, chỉ tiêu này ghi

số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (*)

5 Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm (Mã số 09)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trong năm báocáo của DNBH

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có củ Tài khoản

51141 "Thu hoa hồng" trong kỳ báo cáo

6 Thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 10)

Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13

Thu nhận tái bảo hiểm (Mã số 11)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu khác của hoạt động nhận tái bảo hiểmtrong kỳ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Có tài khoản 51138

Thu nhượng tái bảo hiểm (Mã số 12)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu khác của hoạt động nhượng tái bảo hiểmtrong kỳ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có tài khoản 51148.Thu khác (Mã số 13)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu của hoạt động khác như giám định, đạilý, sau khi trừ đi các khoản giảm trừ trong kỳ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Có tài khoản 51112 đến

51118 vf 5118

7 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Mã số 14)

Mã số 14 = Mã số 01 + Mã số 02 - Mã số 03 +/- Mã số 08 Mã số 09 + Mã

số 10

8 Chi bồi thường, trả tiền bảo hiểm gốc (Mã số 15)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảohiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo

Trang 40

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ tài khoản 62411 đối ứng

Có tài khoản 111, 112, 331, trong kỳ

9 Chi bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhận tái (Mã số 16)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi bồi thường nhận tái, trả tiền bảo hiểmnhận tái phát sinh trong kỳ báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ tài khoản 62431 đối ứng

Có tài khoản 111,112, 331, trong kỳ

10 Các khoản giảm trừ (Mã số 17)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu giảm chi trong kỳ

Mã số 17 = Mã số 18 + Mã số 19 + Mã số 20

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (Mã số 18)

Chỉ tiêu này phản ánh số thu lại từ nhà nhận tái bảo hiểm để giảm chi bồithường bảo hiểm gốc (phần trả cho khách hàng nhưng không thuộc trách nhiệmgiữ lại của DNBH)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số phát sinh Nợ tài khoản 13141 đối ứng Cótài khoản 6244

Thu đòi người thứ ba (Mã số 19)

Chỉ tiêu này phản ánh số thu đòi người thứ ba phát sinh trong kỳ báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ tài khoản 13121 đối ứng

Có tài khoản 6241

Thu hàng đã xử lý bồi thường 100% (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh số thu hàng đã xử lý bồi thường 100% phát sinhtrong kỳ báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ tài khoản 13122 đối ứngvới Có tài khoản 51118, hoặc số phát sinh Nợ tài khoản 51118 đối ứng với Có tàikhoản 62411

11 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại (Mã số 21)

Mã số 21 = Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17

12 Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn (Mã số 22)

Ngày đăng: 24/04/2014, 20:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

9.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 8: Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm
9.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 13)
Bảng cân đối kế toán - giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 8: Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm
Bảng c ân đối kế toán (Trang 15)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ - giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 8: Báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w