giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 4: Hạch toán các khoản thanh toán

39 813 12
giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 4: Hạch toán các khoản thanh toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 4 HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN 4.1. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG 4.1.1. Nguyên tắc hạch toán Đối với DNBH, “khách hàng” bao gồm nhiều đối tượng. Đó có thể là bên mua bảo hiểm - những tổ chức và cá nhân có ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là bộ phận khách hàng lớn nhất của DNBH. Ngoài ra, khách hàng của DNBH còn bao gồm các DNBH khác – đó là những doanh nghiệp được cung cấp các dịch vụ liên quan (giám định tổn thất, xử lý hàng bồi thường 100%, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn ); các công ty nhận tái hoặc nhượng tái bảo hiểm; những người được cung cấp hàng hoá, lao vụ, dịch vụ khác Chính vì vậy các khoản nợ phải thu của khách hàng là rất đa dạng, bao gồm các khoản phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, phí giám định, thu về đại lý giám định tổn thất, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% Khi hạch toán các khỏan phải thu của khách hàng, kế toán cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, từng nội dung, theo thời hạn thanh toán (ngắn hạn hay dài hạn); thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi các khoản nợ phải thu. - Đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng, quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế. Cuối niêm độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải thu phải được đánh giá theo giá quy định. - Đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày khó có khả năng thu hồi cần lấy xác nhận bằng văn bản làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi. 4.1.2. Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng, kế toán sử dụng tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng. Nội dung và kết cấu TK 131 như sau: TK 131 - Phải thu của khách hàng - Các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểmcác khoản phải thu khác - Số tiền phải thu về các khoản giảm chi kinh doanh bảo hiểm gốc - Số tiền phải thu về hoạt động đầu tư tài chính - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng - Số tiền khách hàng đã thanh toán - Số tiền đã nhận trước, ứng trước của khách hàng - Số tiền đã giảm giá cho người mua, doanh thu của hàng hoá, lao vụ đã bán bị người mua trả lại - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua Số dư cuối kỳ: Số tiền còn phải thu của khách hàng TK 131 có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. TK 131 có 7 tài khoản cấp 2: + TK 1311 - Phải thu về các khoản thu hoạt động bảo hiểm gốc TK 1311 có 7 tài khoản cấp 3: TK 13111 - Phải thu phí bảo hiểm gốc TK 13112 - Phải thu về đại lý giám định tổn thất TK 13113 - Phải thu về đại lý xét giải quyết bồi thường TK 13114 - Phải thu về đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn TK 13115 - Phải thu về đại lý xử lý hàng bồi thường 100% TK 13116 - Thu phí giám định tổn thất TK 13118 - Phải thu khác về hoạt động bảo hiểm gốc + TK 1312 - Phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc TK 1312 có 02 tài khoản cấp 3: TK 13121 - Phải thu đòi người thứ ba bồi hoàn TK 13122 - Phải thu hàng đã xử lý bồi thường 100% + TK 1313 - Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm TK 1313 có 2 tài khoản cấp 3: TK 13131 - Phải thu phí nhận tái bảo hiểm TK 13138 - Phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm + TK 1314 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm TK 1314 có 4 tài khoản cấp 3: TK 13141 - Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm TK 13142 - Phải thu hoa hồng TK 13143 - Phải thu về hoàn phí nhượng tái bảo hiểm TK 13148 - Phải thu khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm + TK 1315 - Phải thu về hoạt động môi giới bảo hiểm TK 1315 có 4 tài khoản cấp 3: TK 13151 - Phải thu hoa hồng môi giới bảo hiểm TK 13158 - Phải thu khác về hoạt động môi giới bảo hiểm + TK 1316 - Phải thu về hoạt động đầu tư tài chính + TK 1318 - Phải thu khác của khách hàng: Phản ánh các khoản phải thu của khách hàng ngoài nội dung phải thu đã quy định ở các tài khoản trên. 4.1.3. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau: 1. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí giám định, thu hàng đã xử lý bồi thường 100%, thu về nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhận tái bảo hiểm và thu khác, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (chi tiết liên quan) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (chi tiết liên quan) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) 2. Khi thực thu về các khoản nợ phải thu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng 3. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bồi thường phần trách nhệim tái bảo hiểm và thu đòi người thứ ba, kế toán ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (chi tiết liên quan) Có TK 624 (chi tiết liên quan) 4. Người tham gia bảo hiểm trả tiền trước cho nhiều năm (Hợp đồng bảo hiểm cam kết tái tục liên tục nhiều năm, thời hạn của hợp đồng được phân định từng năm), kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 131 (Phí bảo hiểm trả trước) 5. Khi phát sinh hoàn phí bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm thay đổi hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng (chưa thanh toán phí bảo hiểm), kế toán ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 131 - Phải thu của khách hàng 6. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu hồi nợ được phải được xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xoá nợ, ghi: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số chưa lập dự phòng) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Đồng thời ghi Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" 7. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính: - Nếu tỷ giá giao dịch bình quân lớn hơn tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) - Nếu tỷ giá giao dịch bình quân nhỏ hơn tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng 4.2. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 4.2.1. Nguyên tắc hạch toán Trong DNBH, “các khoản phải trả cho người bán” cũng rất đa dạng, bao gồm: - Nợ phải trả của doanh nghiệp cho bên mua bảo hiểm (về bồi thường, trả tiền bảo hiểm, hoàn phí, giảm phí bảo hiểm, lãi của hợp đồng trong bảo hiểm nhân thọ ) - Nợ phải trả cho môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm (hoa hồng phí) - Nợ phải trả cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm ). - Nợ phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm (hoa hồng nhận tái bảo hiểm, bồi thường, trả tiền bảo hiểm thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm ) - Nợ phải trả cho người bán vật tư, cung cấp hàng hoá, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng. - Nợ phải trả cho công ty chứng khoán, cho bên tham gia góp vốn về hoạt động đầu tư tài chính. - Các khoản nợ phải trả khác Khi hạch toán các khoản nợ phải trả cho người bán, phải hạch toán chi tiết theo từng khoản nợ phải trả, từng đối tượng, từng thời hạn. Cần kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thanh toán các khoản nợ phải trả đặc biệt là các khoản nợ phải trả cho người mua bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. 4.2.2. Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ cho người bán, kế toán sử dụng tài khoản 331 - Phải trả cho người bán Nội dung và kết cấu TK 331 - Phải trả người bán Tài khoản 331 - Phải trả người bán - Số tiền đã trả cho đối tượng liên quan - Số tiền phải trả cho các đối tượng liên đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ. - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ. - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng - Số tiền phải trả cho các đối tượng liên quan để giảm thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc - Số tiền phải trả về hoạt động đầu tư tài chính - Số tiền chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho người mua - Số dư cuối kỳ: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây dựng TK 331 - Phải trả người bán có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. TK 331 có 7 tài khoản cấp 2: - TK 3311 - Phải trả các khoản chi phí bảo hiểm gốc TK 3311 có 8 tài khoản cấp 3: TK 33111 - Phải trả về chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm TK 33112 - Phải trả về hoa hồng TK 33113 - Phải trả về phí giám định bồi thường TK 33114 - Phải trả về chi đòi người thứ ba TK 33115 - Phải trả về chi xử lý hàng đã bồi thường 100% TK 33116 - Phải trả về chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm TK 33117 - Phải trả về chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất TK 33118 - Phải trả khác - TK 3312 - Phải trả các khoản giảm thu bảo hiểm gốc TK 3312 có 2 tài khoản cấp 3 TK 33121 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm TK 33128 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm - TK 3313 - Phải trả về hoạt động nhận tái bảo hiểm TK 3313 có 6 tài khoản cấp 3: TK 33131 - Phải trả về chi bồi thường, trả tiền bảo hiểm TK 33132 - Phải trả về chi hoa hồng TK 33133 - Phải trả về đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm TK 33134 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm TK 33135 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm TK 33138 - Phải trả khác - TK 3314 - Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm TK 3314 có 4 tài khoản cấp 3 TK 33141 - Phải trả về nhượng tái bảo hiểm TK 33142 - Phải trả về hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm TK 33143 - Phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm TK 33148 - Phải trả khác - TK 3315 - Phải trả về hoạt động môi giới bảo hiểm TK 3315 có 5 tài khoản cấp 3 TK 33151 - Phải trả về phí môi giới bảo hiểm TK 33152 - Phải trả về chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp TK 33153 - Phải trả về hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm TK 33154 - Phải trả về giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm TK 33158 - Phải trả khác - TK 3316 - Phải trả về hoạt động đầu tư tài chính TK 3316 có 2 TK cấp 2 TK 33161 - Phải trả lãi cho chủ hợp đồng TK 33168 - Phải trả khác - TK 3318 - Phải trả khác người bán 4.2.3. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu như sau: A. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc 1. Căn cứ thông báo giải quyết bồi thường và các chứng từ liên quan, kế toán xác định và phản ánh số phải trả về chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, ghi: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (624111) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 331 - Phải trả người bán (33111) 2. Khi phát sinh chi hoa hồng bảo hiểm gốc, các chi phí trực tiếp liên quan hoạt động bảo hiểm gốc (chi giám định tổn thất, chi đòi người thứ ba ), ghi: Nợ TK 624 (Chi tiết liên quan) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết liên quan) 3. Căn cứ vào quy định của hợp đồng bảo hiểm, xác định số lãi phải trả cho chủ hợp đồng (bảo hiểm nhân thọ), ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 331 - Phải trả người bán (33161) 4. Căn cứ số phí bảo hiểm gốc phải hoàn trả cho người tham gia do thay đổi hợp đồng, ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (5311) Nợ 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 331 - Phải trả người bán (33121) 5. Căn cứ vào số phí bảo hiểm giảm phải trả cho người tham gia bảo hiểm do không xảy ra tai nạn, tổn thất theo hợp đồng cam kết, ghi: Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (5321) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 331 - Phải trả người bán (33128) 6. Khi thực chi các khoản phải trả cho người bán liên quan hoạt động bảo hiểm gốc, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả người bán (3311) Có TK 111, 112, 131 B. Hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm 1. Khi phát sinh các khoản phải trả về chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm cho nhà nhượng tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62431) Có TK 331 - Phải trả người bán (33131) 2. Khi phát sinh phải trả về chi hoa hồng tái bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62432, 62433) Có TK 331 - Phải trả người bán (33132, 33133) 3. Phải trả về hoàn phí nhận tái bảo hiểm cho công ty nhượng tái bảo hiểm trong trường hợp thay đổi hợp đồng cam kết, ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (5313) Có TK 331 - Phải trả người bán (33134) 4. Phải trả chi phí nhận tái bảo hiểm cho công ty nhượng tái bảo hiểm trong trường hợp không xảy ra tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm gốc, ghi: Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (5323) Có TK 331 - Phải trả người bán (33135) 5. Phát sinh các khoản phải trả cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62438) Có TK 331 - Phải trả người bán (33138) 6. Khi thực chi các khoản phải trả cho người bán liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết liên quan) Có TK 111, 112, 131 C. Hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm 1. Căn cứ vào hợp đồng tái bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người nhận tái bảo hiểm, xác định số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho người nhận tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm Có TK 331 - Phải trả cho người bán (33141) 2. Phản ánh số hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn trả cho người nhận tái bảo hiểm do huỷ bỏ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (5314) Có TK 331 - Phải trả người bán (33142) 3. Phản ánh số phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 532 - Hàng bán bị trả lại Có TK 331 - Phải trả cho người bán (33143) 4. Khi phát sinh các khoản chi phí trực tiếp kinh doanh liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6244) Có TK 331 - Phải trả người bán 5. Khi thực chi các khoản phải trả liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Chi tiết liên quan) Có TK 111, 112, 131 4.3. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN NỘI BỘ Bên cạnh các quan hệ thanh toán với đối tượng bên ngoài, trong DNBH còn có thể phát sinh các quan hệ thanh toán trong nội bộ, đó là quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới (trong cùng công ty, tổng công ty), giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, phải nộp, phải cấp 4.3.1. Hạch toán các khoản phải thu nội bộ Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới (trong cùng công ty, tổng công ty), giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về các [...]... DNBH phải thanh toán các khoản như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động Để phản ánh tình tình thanh toán các khoản này, kế toán sử dụng Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Nội dung, kết cấu Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Tài khoản 334 - Phải trả người lao động - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản. .. quyết - TK 3382 - Kinh phí công đoàn - TK 3383 - Bảo hiểm xã hội - TK 3384 - Bảo hiểm y tế - TK 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu - TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn - TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện - TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1 Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí, kế toán phản ánh: Nợ TK 641 - Chi phí quản lý bán hàng Nợ TK 642 -. .. chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác Để phản ánh và theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ dài hạn, kế toán sử dụng Tài khoản 342 - Nợ dài hạn Tài khoản 342 - Nợ dài hạn - Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn - Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong - Kết chuyển các khoản nợ dài hạn đến kỳ hạn trả sang TK 315 - Chênh lệch tăng do đánh giá lại tỷ giá - Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận - Chênh... ánh các khoản phải trả, phải nộp này, kế toán sử dụng Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau: Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác - Các khoản phải trả, phải nộp khác đã - Các khoản phải trả, phải nộp khác phát được thanh toán sinh - Số dư cuối kỳ: Các khoản còn phải trả, phải nộp TK 338 - Phải trả, phải nộp khác có 08 tài khoản cấp 2: - TK 3381 - Tài... phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm người sử dụng điện và các bảo hiểm khác liên quan đến con người - Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác - Tái bảo hiểm Để phản ánh thuế GTGT phải nộp, kế toán sử dụng TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết là TK3331-Thuế GTGT phải nộp) Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau: TK 3331 - Thuế giá trị... 711 - Thu nhập khác (Số tiền bị phạt) 4.5.3 Hạch toán các khoản vay, nợ A HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN Vay ngắn hạn là các khoản DNBH vay của ngân hàng, của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp mà thời hạn trả là trong vòng một năm tài chính Để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình thanh toán các khoản nợ vay, kế toán sử dụng Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn Nội dung và kết cấu... tài khoản 138 Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau: Tài khoản 138 - Phải thu khác - Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý - Giá trị tài sản thiếu đã được xử lý - Số tiền phải thu về khoản phát sinh khi - Kết chuyển các khoản phải thu về cổ cổ phần hoá công ty nhà nước phần hoá công ty nhà nước - Các khoản phải thu khác - Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác - Số dư cuối kỳ: Các khoản. .. và kinh phí công đoàn - Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên theo quyết định của toà án - Phí bảo hiểm tạm thu (bảo hiểm nhân thọ) - Các khoản phải trả cho đơn vị bên ngoài do nhận ký gửi, ký cược ngắn hạn - Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông - Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời - Các khoản phải trả, phải... thanh toán các khoản nợ phải thu nội bộ, kế toán sử dụng TK 136 - Phải thu nội bộ Nội dung và kết cấu của TK 136: Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ - Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị - Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên cấp dưới - Quyết toán với đơn vị thành viên về - Các khoản đã chi hộ, trả hộ kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng - Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các - Số tiền đã thu về các khoản. .. vực kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước quy định các đối tượng sau không thuộc diện chịu thuế GTGT đầu ra: - Bảo hiểm nhân thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh và các dịch vụ bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, tai nạn con người, tai nạn hành khách, tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người . TK 41 4, 41 5, 43 1 4. Số lỗ của hoạt động kinh doanh được cấp trên chấp nhận cấp bù, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có TK 42 1 - Lợi nhuận chưa phân phối 5. Khi nhận được các khoản thanh. hiểm + TK 13 14 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm TK 13 14 có 4 tài khoản cấp 3: TK 13 141 - Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm TK 13 142 - Phải thu hoa hồng TK 13 143 - Phải thu. phúc lợi hoặc về lãi kinh doanh phải nộp, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361) Có TK 41 4, 41 5, 41 8, 43 1, 42 1 8. Khi phát sinh các khoản chi hộ cho đơn vị cấp dưới, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội

Ngày đăng: 24/04/2014, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan