D. HẠCH TOÁN KHOẢN NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN TRẢ
B. HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒ
Phải thu khó đòi là những khoản nợ mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ. Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc DNBH tính trước vào chi phí của doanh nghiệp một khoản chi phí để khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng phải tuân thủ quy định của chế độ tài chính hiện hành.
- Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, DNBH được phép xoá những khoản phải thu khó đòi trên sổ kế toán; đồng thời theo dõi chi tiết ở tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau khi xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được thì số nợ thu được hạch toán vào tài khoản 711 - thu nhập khác.
Để phản ánh số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi. - Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.
- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi. - Số dư cuối kỳ: Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
1. Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào các khoản nợ phải thu không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập:
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập ở niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự không đòi được được phép xoá nợ (theo đúng chế độ tài chính hiện hành). Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 138 - Phải thu khác
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý
3. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 - Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý C. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC
Bên cạnh các khoản phải trả cho người bán, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên, phải nộp Nhà nước, phải trả nợ vay, doanh nghiệp còn có thể phát sinh các khoản phải trả, phải nộp khác như:
- Tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý.
- Tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
- Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên theo quyết định của toà án.
- Phí bảo hiểm tạm thu (bảo hiểm nhân thọ).
- Các khoản phải trả cho đơn vị bên ngoài do nhận ký gửi, ký cược ngắn hạn.
- Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông.
- Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời. - Các khoản phải trả, phải nộp khác.
Để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp này, kế toán sử dụng Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
- Các khoản phải trả, phải nộp khác đã được thanh toán.
- Các khoản phải trả, phải nộp khác phát sinh.
- Số dư cuối kỳ: Các khoản còn phải trả, phải nộp.
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác có 08 tài khoản cấp 2: - TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết
- TK 3382 - Kinh phí công đoàn - TK 3383 - Bảo hiểm xã hội - TK 3384 - Bảo hiểm y tế
- TK 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu
- TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn - TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện - TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
1. Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí, kế toán phản ánh: Nợ TK 641 - Chi phí quản lý bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) 2. Xác định khoản BHXH, BHYT trừ vào lương của công nhân viên, kế toán phản ánh:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) 3. Khi nộp kinh phí công đoàn lên cấp trên, nộp BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH, kế toán phản ánh :
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112...
4. Số tiền BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản...: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 - Phải trả, phải nộp khác 5. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112...
6. Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền cấp bù, kế toán phản ánh:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
7. Khi thu phí bảo hiểm tạm thu trong BHNT, kế toán phản ánh: Nợ TK 111 -Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3385)
8. Trường hợp vay mượn tiền vốn, vật tư tạm thời không phải trả lãi, kế toán phản ánh:
Nợ TK 111, 112, 152, 153
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) 9. Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn của các đơn vị khác:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
10. Xác định sổ tạm chia lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông, kế toán phản ánh:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) D. HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM
Các doanh nghiệp trong đó có DNBH phải trích lập quỹ dự phòng trợ cấp việc làm để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp. Dự phòng trợ cấp mất việc làm được lập vào cuối năm tài chính và được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán sử dụng Tài khoản 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Tài khoản 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Trich lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Số dư cuối kỳ: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán phản ánh: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
2. Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại nghề cho người lao động theo chế độ, kế toán phản ánh:
Nợ TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có TK 111, 112
3. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán phản ánh:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112
4. Cuối niên độ kế toán sau, doanh nghiệp tính toán, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập. Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết thì số chênh lệch thiếu, kế toán phản ánh:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp