1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 1: Tổ chức hạch toán kế toán

28 1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 453,5 KB

Nội dung

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1.1.1 Vai trò của công tác hạch toán kế toán trong DNBH Là công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế, hạch to

Trang 1

CHƯƠNG 1

TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG DOANH

NGHIỆP BẢO HIỂM

1.1 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1.1.1 Vai trò của công tác hạch toán kế toán trong DNBH

Là công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế, hạch toán kế toán ra đời

và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người Do luôngắn liền với hoạt động quản lý nên hạch toán kế toán cũng đã có sự thay đổi vàphát triển không ngừng về nội dung, phương pháp, để đáp ứng nhu cầu quản lýngày càng cao các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Các quan niệm,nhận thức về hạch toán kế toán theo đó cũng phát triển và ngày càng hoàn thiện.Tuy còn có những quan điểm ở những phạm vi và góc độ khác nhau, nhưng hiệnnay tất cả các quan niệm đều gắn hạch toán kế toán với việc phục vụ cho công tácquản lý Luật Kế toán Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/2004) cũng chỉ rõ "Hạchtoán kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh

tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động"

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các DNBH, với tư cách là khoahọc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin, hạch toán kế toánđược coi là một trong những công cụ rất quan trọng trong công tác quản lý cáchoạt động kinh tế, tài chính Thông tin mà công tác hạch toán kế toán cung cấpkhông những cần thiết cho người ra quyết định quản lý trong doanh nghiệp mà còncần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp

Khi thực hiện công tác hạch toán kế toán, DNBH phải thực hiện kế toántổng hợp và kế toán chi tiết

Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổngquát về hoạt động kinh tế, tài chính của DNBH Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị

Trang 2

tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quảhoạt động kinh tế, tài chính của DNBH

Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiếtbằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đốitượng kế toán cụ thể trong DNBH Kế toán chi tiết minh hoạ cho kế toán tổng hợp

Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ

Những đối tượng có lợi ích trực tiếp đối với thông tin do kế toán tài chínhcung cấp là các chủ đầu tư, các cổ đông, những đối tác liên doanh, các chủ nợ.Dựa vào các thông tin kế toán của DNBH cung cấp, họ có thể đưa ra những quyếtđịnh đầu tư, góp vốn, cho vay,

Những đối tượng có lợi ích gián tiếp đối với thông tin do kế toán tài chính

là các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước như Thuế, Tài chính, Thống kê,

Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính), Hiệp hội bảo hiểm, Các cơ quan này dựa vào cácthông tin do kế toán tài chính cung cấp để kiểm tra, giám sát tình hình tài chínhcũng như tình hình hoạt động kinh doanh của DNBH; kiểm tra việc chấp hành cácchính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính Tài liệu, số liệu kế toán tài chínhchính là cơ sở để xem xét, xử lý vi phạm pháp luật Trên cơ sở thông tin kế toántài chính DNBH, các cơ quan quản lý, cơ quan ban hành chính sách, chế độ tiếnhành tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, chế độ quản lý hiện hành và

Trang 3

đề ra những chính sách, chế độ phù hợp nhằm thực hiện chủ trương, kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội

1.1.2 Nội dung và yêu cầu của hạch toán kế toán DNBH

1.1.2.1 Nội dung công tác hạch toán kế toánDNBH

Đối tượng của hạch toán kế toán trong mọi loại hình doanh nghiệp với cáclĩnh vực hoạt động khác nhau đều là tài sản, sự vận động của tài sản và nhữngquan hệ có tính pháp lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểmhình thành nên các nghiệp vụ kinh tế tài chính rất phong phú, đa dạng với nộidung, mức độ và tính chất phức tạp khác nhau, đòi hỏi công tác hạch toán kế toánphải phản ánh, ghi chép, xử lý, phân loại và tổng hợp một cách kịp thời, đầy đủ,toàn diện và có hệ thống theo các nguyên tắc, chuẩn mực và những phương pháp

kế toán Tuy các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đa dạng, song căn cứ vàođặc điểm hình thành và sự vận động của tài sản cũng như nội dung, tính chất cùngloại của các nghiệp vụ kinh tế tài chính, toàn bộ công tác hạch toán kế toán trongDNBH bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Hạch toán kế toán tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

- Hạch toán kế toán tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn

- Hạch toán kế toán các khoản thanh toán

- Hạch toán kế toán chi phí kinh doanh

- Hạch toán kế toán doanh thu, xác định kết quả và phân phối kết quả

- Hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

- Lập hệ thống báo cáo tài chính

Những nội dung trên của công tác hạch toán kế toán DNBH được Nhà nướcquy định thống nhất từ việc lập chứng từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh,cũng như quy định nội dung, phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán, sổ

kế toán tổng hợp và lập hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điều hành

và quản lý thống nhất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Điều này hoàn toàn phùhợp với các nội dung công tác hạch toán kế toán được quy định tại chương II của

Trang 4

Luật Kế toán Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/04), bao gồm: Chứng từ kế toán; Tàikhoản kế toán và sổ kế toán; Báo cáo tài chính; Kiểm tra kế toán; Kiểm kê tài sản,bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; Công việc hạch toán kế toán trong trường hợpđơn vị hạch toán kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sởhữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản

1.1.2.2 Yêu cầu của công tác hạch toán kế toán trong DNBH

Để cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng nhằm pháthuy vai trò quan trọng trong công tác quản lý, hạch toán kế toán tài chính DNBHphải đảm bảo được những yêu cầu quy định tại điều 6 Luật Kế toán Việt Nam (cóhiệu lực từ 01/01/04), bao gồm:

1 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kếtoán, sổ kế toán và báo cáo tài chính

Các số liệu, thông tin kinh tế, tài chính của DNBH phải được phản ánh từkhi nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho đến lúc nó kết thúc, tức là phải theo dõi trênmột quá trình

2 Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ, giúp cho các đối tượng

sử dụng thông tin có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế

3 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán

Người sử dụng thông tin kế toán là những người có hiểu biết về kinh doanh,

về kinh tế tài chính ở mức trung bình Những vấn đề phức tạp trong báo cáo tàichính phải được giải trình trong phần thuyết minh

4 Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị củanghiệp vụ kinh tế, tài chính

Việc ghi chép phải được thực hiện trên cơ sở những bằng chứng đúng vớithực tế, không được có sự sai lệch, xuyên tạc hay bóp méo, nếu không sẽ dẫn đếnsai lầm trong quyết định của người sử dụng thông tin Chính vì vậy, đây là mộtyêu cầu quan trọng

Trang 5

5 Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinhđến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứthoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo sốliệu kế toán của kỳ trước

6 Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và

có thể so sánh được

Để đảm bảo yêu cầu này, đòi hỏi phải có sự nhất quán giữa chính sách vàphương pháp kế toán mà DNBH áp dụng

Các yêu cầu nêu trên cũng được quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

số 01 "Chuẩn mực chung" (Ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày21/12/2002), đó là: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể sosánh được

1.1.3 Nhiệm vụ hạch toán kế toán trong DNBH

Điều 5 Luật Kế toán Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/04) quy định cácnhiệm vụ của kế toán Kế toán tài chính DNBH là một bộ phận của hệ thống kếtoán doanh nghiệp trong nền kinh tế nên cũng phải thực hiện những yêu cầu vànhiệm vụ chung của kế toán

Trong các DNBH, hạch toán kế toán được sử dụng như một công cụ cóhiệu quả nhất để phản ánh khách quan và giám đốc quá trình kinh doanh bảo hiểm.Điều này được thể hiện qua các nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán DNBHquy định tại Điều 5 Luật Kế toán Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/04):

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục

vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của DNBH

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Trang 6

1.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CƠ BẢN

Để phục vụ cho yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mỗi quốcgia đều có chế độ tài chính DNBH phù hợp Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế

"mở", cùng với sự hội nhập về kinh tế, nhất thiết phải có sự hội nhập về kế toángiữa các quốc gia Chính vì vậy, việc ghi chép, phản ánh, xử lý, cung cấp thông tin

kế toán cần phải tuân thủ những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận do Liênđoàn Kế toán quốc tế (IFAC - International Federation of Accountant) nghiên cứu

và ban hành Những nguyên tắc này cũng được quy định tại Chuẩn mực Kế toánViệt Nam số 01 "Chuẩn mực chung" (Ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002)

1 Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DNBH liên quan đến tài sản, nợ phảitrả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thờiđiểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu được hoặc thực tế chi tiềnhoặc tương đương tiền

Như vậy, kế toán dựa trên cơ sở dồn tích khác với kế toán quỹ trước đây.Khi áp dụng kế toán quỹ, doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã thu được tiền, cònchi phí chỉ được ghi nhận khi đã chi tiền

Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích không thông báo cho người

sử dụng không chỉ thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đó phát sinh, liênquan đến việc thu chi tiền, mà cả thông tin về những nghĩa vụ chi tiền, cũng nhưnhững khoản tiền sẽ được thu được trong tương lai của doanh nghiệp bảo hiểm.Như vậy báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính củadoanh nghiệp bảo hiểm trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai

Một trong những lợi ích quan trọng của báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồntích là đảm bảo tính so sánh giữa các kỳ kế toán

2 Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định DNBH đang hoạt độngliên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa

Trang 7

là DNBH không có ý nghĩa cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phảithu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình

Hoạt động liên tục có liên quan đến việc lập báo cáo tài chính Việc ápdụng nguyên tắc này đòi hỏi tài sản của DNBH phải được ghi nhận ban đầu theogiá gốc, bởi lẽ khi DNBH đang hoạt động liên tục và tiếp tục hoạt động trongtương lai gần thì những tài sản của DNBH sẽ không bị bán đi, do vậy giá thịtrường của tài sản không phù hợp và không cần thiết phải phản ánh khi lập báo cáotài chính

Nguyên tắc này đúng trong hầu hết các trường hợp Tuy nhiên, trongtrường hợp DNBH bị giải thể, phá sản, sáp nhập thì nguyên tắc này không cònđúng nữa Lúc đó, DNBH phải khóa sổ kế toán, đánh giá lại tài sản của của mình,khi ấy, giá thị trường tài sản lại được sử dụng

3 Giá gốc (giá vốn)

Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đãtrả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đóđược ghi nhận

Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, phải được ghi nhận theo giá gốc DNBH không được tự điều chỉnh lại giá trị tàisản đã ghi sổ kế toán trừ khi có quy định khác của pháp luật hoặc chuẩn mực kếtoán cụ thể có quy định

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán tài chính.Nguyên tắc này có mối liên hệ với nguyên tắc hoạt động liên tục, chính vì giả định

là doanh nghiệp dang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trongtương lai gần, nên người ta không quan tâm đến giá thị trường của tài sản mà chỉquan tâm đến giá gốc của chúng khi lập báo cáo tài chính

4 Trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặcthiếu sự chính xác của thông tin đó có thể sai lệch đáng kể báo cáo tài chính Tínhtrọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được

Trang 8

đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xéttrên cả phương diện định lượng và định tính

Nguyên tắc này chú trọng đến những yếu tố mang tính quyết định đến bảnchất của sự kiện kinh tế, đồng thời cho phép bỏ qua những yếu tố không ảnhhưởng trực tiếp đến bản chất của sự kiện kinh tế phát sinh

5 Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp với nhau Khi ghi nhận doanhthu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo radoanh thu đó

Chi chí có liên quan đến việc tạo ra doanh thu bao gồm chi phí trong kỳ, chiphí kỳ trước, chi phí phải trả để tạo ra doanh thu đó

Nguyên tắc này đòi hỏi phải thực hiện những yêu cầu sau:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

- Không được đánh giá cao hơn giá trị các tài sản và thu nhập

- Không được đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ và chi phí

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằngchứng về khả năng phát sinh chi phí

Trang 9

Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho số liệu, thông tin kế toán đượctrung thực, khách quan, đảm bảo tính thống nhất, so sánh được các chỉ tiêu giữacác kỳ kế toán

Nhất quán bổ sung cho các nguyên tắc được thừa nhận trong phạm vi quốc

tế, Điều 7 Luật Kế toán Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/04) quy định các nguyêntắc kế toán nói chung:

1.Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, gồm chi phí mua, bốc xếp, vậnchuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sảnvào trạng thái sẵn sàng sử dụng Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giátrị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

2 Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhấtquán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có thay đổi về các quy định và phươngpháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính

3 Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế

và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

4 Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phảiđược công khai theo quy định về nội dung công khai báo cáo tài chính của Luật

Kế toán Việt Nam

5 Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổcác khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt độngkinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

6 Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 nêu trêncòn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước

1.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠC TOÁN KẾ TOÁN TRONG NGHIỆP BẢO HIỂM

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, để tồn tại và phát triển DNBHcũng như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác phải sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực Muốn vậy, DNBH phải nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi

Trang 10

thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Để đápứng điều đó nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác quản lý,đòi hỏi tổ chức công tác hạch toán kế toán của DNBH phải thực hiện đồng bộ cácyêu cầu sau:

- Đúng những quy định trong Luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán

- Phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh (nhân thọ, phi nhân thọ), hoạtđộng quản lý và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp

- Tuân thủ chế độ, chính sách, văn bản pháp quy về kế toán của Nhà nước

- Phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán

bộ quản lý, cán bộ kế toán trong doanh nghiệp

- Đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả

Những nội dung cơ bản của việc tổ chức công tác kế toán tài chính DNBHbao gồm:

- Tổ chức bộ máy kế toán

- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Tổ chức hình thức kế toán theo quy định

- Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

- Tổ chứuc trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin

Trang 11

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Việc tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động cóhiệu quả; đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và hữu ích chođối tượng sử dụng, đồng thời góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kếtoán Để thực hiện điều đó, tổ chức bộ máy kế toán ở DNBH phải căn cứ vàophạm vi hoạt động, đặc điểm tổ chức và quy mô kinh doanh, tình hình phân cấpquản lý, khối lượng và tính chất phức tạp của các nghiệp vụ triển khai,

Có 3 mô hình tổ chức công tác kế toán tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm

có thể lựa chọn:

- Mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung

- Mô hình tổ chức công tác kế toán phân tán

- Mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Mô hình tổ chứuc công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán được ápdụng phổ biến đối với DNBH hiện nay Sở dĩ lựa chọn mô hình này vì việc tổchức kinh doanh của DNBH được chia thành nhiều bộ phận (công ty thành viên,chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực, ) phủ kín trên địa bàn hoạt động rộng; cónhững bộ phận trực thuộc ở gần, có những bộ phận trực thuộc ở xa văn phòng, trụ

sở của doanh nghiệp Công tác hạch toán kế toán ở các bộ phận trực thuộc xa vănphòng, trụ sở do phòng, tổ kế toán ở các bộ phận đó thực hiện, định kỳ tổng hợp

số liệu gửi về Ban, Phòng kế toán tài chính của doanh nghiệp Hạch toán kế toáncủa các bộ phận ở gần sẽ do Ban, Phòng kế toán tài chính của doanh nghiệp thựchiện cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn doanh nghiệp và lập báo cáo tàichính định kỳ

1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng, diễn ra thường xuyên, liên tục

Để phản ánh kịp thời, đầy đủ và trung thực những thông tin kinh tế về hoạt độngkinh doanh bảo hiểm, DNBH cần phải tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hạchtoán ban đầu và luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý

Trang 12

Hệ thống chứng từ kế toán DNBH bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từhướng dẫn Các DNBH phải thực hiện các quy định về nội dung, phương pháp lập,giá trị pháp lý của các chứng từ thống nhất bắt buộc Đối với các chứng từ hướngdẫn, tuỳ thuộc vào điều kiện, yêu cầu cụ thể, DNBH lựa chọn, vận dụng cho phùhợp

Căn cứ vào hệ thống chứng từ do Nhà nước ban hành, các DNBH cần vậndụng những mẫu chứng từ ban đầu phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Ngoài những chứng từ thống nhấtnhư các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác, các DNBH còn phải lậpcác chứng từ đặc thù sau:

- Phiếu thanh toán tiền bảo hiểm

- Bảng kê thanh toán bù trừ các khoản thu - chi kinh doanh nhận tái bảohiểm

- Bảng kê thanh toán bù trừ các khoản thu - chi kinh doanh nhượng tại bảohiểm

- Phiếu thanh toán tiền hoa hồng bảo hiểm

- Bảng kê thanh toán thu phí bảo hiểm gốc hàng ngày

- Bảng kê thanh toán trả tiền bảo hiểm hàng ngày

Nội dung tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tài chính DNBH bao gồm:

- Lập danh mục chứng từ sử dụng cho từng bộ phận, hướng dẫn ghi chép,kiểm tra và phân loại chứng từ đối với từng nhân viên kế toán

- Phân công và quy định rõ trách nhiệm cho từng người, từng bộ phận trongviệc thu nhận, xử lý thông tin ban đầu

- Quy định quy trình luân chuyển chứng từ khoa học, phục vụ cho việc ghi

sổ kế toán

- Lưu trữ chứng từ

1.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán DNBH là một bộ phận cấu thành quan trọngnhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kinh tế DNBH Lần đầu tiên, hệ thống tài

Trang 13

khoản kế toán mà tất cả các DNBH phải áp dụng thống nhất là hệ thống tài khoản

kế toán DNBH ban hành chính thức theo Quyết định số 1296 TC/QĐCĐKT(31/12/1996) của Bộ trưởng tài chính Hệ thống tài khoản này đã được bổ sung,sửa đổi theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BộTài chính Ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống tàikhoản kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Vì vậy hiệnnay các DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế phải áp dụng thống nhất hệ thống tàikhoản kế toán ban hành theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC (31/12/2001),đồng thời cập nhật hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC (20/3/2001) Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định về việclựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Điều 24 Luật Kế toán Việt Nam:

"Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quyđịnh để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị"

Hệ thống tài khoản kế toán DNBH ban hành theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC (31/12/2001), cập nhạt hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2001), bao gồm các tài khoản được chia làm 9loại trong Bảng cân đối kế toán và 1 loại ngoài Bảng cân đối kế toán Các tàikhoản loại 1, 2, 3, 4 là các tài khoản có số dư (tài khoản thực); các tài khoản loại

5, 6, 7, 8, 9 không có số dư (tài khoản tạm thời) Các tài khoản ngoài Bảng (loại 0)luôn có số dư Nợ

Hệ thống tài khoản kế toán DNBH, sau khi cập nhật, đã phản ánh khá đầy

đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong các DNBH, phù hợp với yêu cầuquản lý, đặc điểm thị trường bảo hiểm và nền kinh tế nước ta hiện nay cũng nhưtrong thời gian tới Bên cạnh đó, việc cập nhật hệ thống tài khoản kế toán DNBH

đã thể hiện được sự vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế và ViệtNam, phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực có tính phổ biến của kếtoán các nước có thị trường bảo hiểm phát triển; đồng thời tạo khả năng ứng dụngcông nghệ thông tin và xử lý thông tin bằng máy tính

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Trang 14

TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

(Ban hành theo QĐ số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001

và QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

1111 Tiền Việt Nam

1112 Ngoại tệ

1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

từng Ngân hàng

1121 Tiền Việt Nam

1122 Ngoại tệ

1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

113 Tiền đang chuyển

1131 Tiền Việt Nam

129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

đối tượng

1311 Phải thu về các khoản thu hoạt động BH gốc

13111 Phải thu phí bảo hiểm gốc

13112 Phải thu về đại lý giám định tổn thất

13113 Phải thu về đại lý xét giải quyết bồi thường

13114 Phải thu về đại lý yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn

13115 Phải thu về đại lý xử lý bồi thường 100%

13116 Thu phí giám định tổn thất

13118 Phải thu khác vê hoạt động bảo hiểm gốc

1312 Phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc

Ngày đăng: 24/04/2014, 20:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w