CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng (Trang 31 - 48)

CỦA DOANH NGHIỆP.

Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Nhưng vấn đề này đặt ra một câu hỏi : doanh nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn vay? Do vây, hiệu quả tài chính là mục tiêu của các nhà quản trị cũng như của người chủ và người có vốn đầu tư.

1.Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư rất quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. So với người cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm lớn nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì thế tăng khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu là một trong các mục tiêu trong hoạt động quản lý tài chính và các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu ROE làm thước đo mức doanh lợi đầu tư của chủ sở hữu.

Khả năng sinh lời vốn chủ thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp

ROE = *100 (%).

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính. Ngược lại, tỷ suất này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu , khả năng đầu tư của doanh nghiệp càng khó .

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ :

Để có thể thấy rõ được nguyên nhân tác động trực tiếp đến ROE cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lời vốn chủ, ta sẽ xem xét các nhân tố sau : Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả tài chính phải là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản b/q

= * * * ( 1-T) Doanh thu thuần Tổng tài sản b/q Vốn chủ sở hữu b/q 1 = ROA * *(1-T) Vốn chủ sở hữu b/q Tổng tài sản b/q 1 = ROA * *(1-T)

Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Qua đó ta có thể thấy sức sinh lời vốn chủ tùy thuộc vào sức sinh lời của tài sản và cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tức tùy thuộc vào việc sử dụng Nợ như thế nào?.

Mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải thực hiện nhều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, đồng thời chủ động lựa chọn cơ cấu tài chính hợp lý sao cho vừa tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và các rủi ro về cơ cấu tài chính, vừa tối đa hóa lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Một trong những công cụ mà các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được các mục đích trên là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn được hình thành từ các khoản nợ.

Do đó để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời vốn chủ, ta có thể biểu diễn ROE qua phương trình sau :

ROE =[ RE + (RE –i) * ]] *(1-T). Trong đó i: lãi suất ngân hàng

Nợ : nợ phải trả Tỷ suất Nợ

Nợ VCSH

Chỉ tiêu trên cho thấy, nếu hiệu quả kinh doanh(RE) cao sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính cao và ngược lại. Nhưng nếu một hiệu quả kinh doanh thì chưa đủ vì hiệu quả tài chính còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn hay còn gọi là đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính có tính 2 mặt, trong điều kiện bình thường kinh doanh có hiệu quả, mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt được của doanh nghiệp lớn hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ của doanh nghiệp là cần thiết và rất có lợi cho doanh nghiệp(đây là trường hợp RE>i). Vì sao vậy? Bởi vì doanh nghiệp chỉ phải chi ra một lượng vốn ít nhưng lại được một lượng tài sản lớn; hơn nữa, sau khi trả lãi ở mức cố định, lợi nhuận sau thuế và lãi vay để dành cho chủ sở hữu, vì vậy lợi ích của chủ sở hữu sẽ tăng lên đáng kể. Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng bị sụt giảm nhanh chóng, lúc này doanh nghiệp không nên vay thêm(đây là trường hợp RE<i). Vì việc vay thêm sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn và lúc này doanh nghiệp đang gặp rủi ro trong kinh doanh do phải sử dụng 1 phần lợi nhuận làm ra để bù đắp lãi vay mà doanh nghiệp phải trả.

Vì lãi tiền vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay và lãi vay mà không phụ thuộc vào sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp, do đó trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn và ngược lại. Những doanh nghiệp không vay nợ thì không có đòn bẩy tài chính. Nói một cách khác, một sự biến động nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Còn trong trường hợp RE=i: hoạt động kinh tế chỉ bù đắp được chi phí hoạt động tài chính. Khi đó, ROE= RE*(1-T).

Như vậy, cấu trúc tài chính ( ) đóng vai trò là đòn bẩy tài chính

đối với khả năng sinh lời vốn chủ. Doanh nghiệp nào vận dụng hợp lý, linh hoạt sẽ phát huy được tác dụng của nó .

Nợ VCSH

NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH.

-Bảng cân đối kế toán của 3 năm: 2008, 2009, 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm: 2008,2009, 2010. -Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất năm: 2009, 2010.

-Tình hình tăng giảm tài sản cố định 3 năm: 2008, 2009, 2010. -Các tài liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ.

I.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.

1.Phân tích hiệu quả cá biệt:

Hiệu quả cá biệt thường được đánh giá qua các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản.

BẢNG 1. Bảng phân tích hiệu quả cá biệt của Công ty.

ĐVT: 1000 đồng.

Chỉ tiêu

Năm CL

2009/2008 2010/2009

2008 2009 2010 ∆ % ∆ %

1.Doanh thu thuần SXKD 25.046.069 48.999.602 51.696.442 23.953.533 95,6 2.696.840 5,5

2.Doanh thu thuần và thu nhập của các hoạt động

khác 25.051.413 50.047.300 51.704.920 24.955.887 99,8 1.657.620 3,3

3.Nguyên giá bình quân

TSCĐ 6.742.987 8.564.215 10.248.435 1.821.228 27 1.684.220 19,7

4.Vốn lưu động bình quân 5.322.802 4.543.795 7.717.123 -779.007 14,6- 3.13.328 69,8

5.Tổng tài sản bình quân 10.157.630 10.060.019 14.106.814 2,5 -1,3

6.Hiệu suất sử dụng tài sản(lần) (9) = (2) : (5). 2,47 4,97 3,67 2,01 -0,68 7.Hiệu suất sử dụng TSCĐ(lần) (6)=(1): (3) 3,71 5,72 5,04 6,08 -4,08 8.Số vòng quay vốn lưu động(vòng). (7)=(1) : (4) 4,7 10,78 6,7 -44 +21

9.Số ngày 1 vòng quay vốn lưuđộng(ngày/vòng).

(8)=(360: (7) 77 33 54

Qua các chỉ tiêu vềhiệu quả cá biệt, ta thấy:

• Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty qua 3 năm không ổn định, năm 2008 cứ 1 đồng tài sản đầu tư tại Công ty đem lạI 2,47 đồng doanh thu, năm 2009 tạo ra 4,97 đồng doanh thu và năm 2010 giảm xuống còn 3,67 đồng. Đây là một dấu hiệu không tốt, tuy nhiên để xem xét đến hiệu quả cá biệt đầy đủ nhất cần xem xét đến chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

• Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty qua 3 năm có những biến động lớn và hiện tại có khuynh hướng giảm. Một đồng tài sản cố định năm 2008 tạo ra 3,71 đồng doanh thu thuần, năm 2009 doanh thu thuần tăng hơn 23.9523.533.000 đồng (gần bằng doanh thu thuần năm 2008) trong khi tốc độ tăng của nguyên giá bình quân tài sản cố định thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng của doanh thu thuần nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao hơn năm trước 2,01 lần. Sang năm 2010, nguyên giá tài sản cố định và doanh thu thuần lại tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng của nguyên giá bình quân tài sản cố định cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, do đó đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm, một đồng vốn đầu tư tại Công ty đem lại 5,04 đồng doanh thu thuần.

Sở dĩ hiệu suất tài sản cố định của Công ty năm 2009 tăng, nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng mạnh: nhờ áp dụng chính sách tín dụng, chính sách bán hàng một cách linh hoạt theo yêu cầu của thị trường, việc mở rộng mạng lưới phân phối trong thành phố và các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành trong cả nước đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho Công ty. Bên cạnh đó, vào đầu năm 2010 Công ty có sự đầu tư đáng kể vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý; đặc biệt do yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng nên Công ty đã quyết định đầu tư nhằm đáp ứng kịp yêu cầu với tổng số đầu tư thực tế :988.760.868 đồng. Đến ngày 31/12/2010 toàn bộ các công trình thiết bị như: Kho lạnh 80 tấn số 1, Kho lạnh 80 tấn s ố 2, nâng cấp kho chờ đông thành hầm đông, nâng cấp hầm đông số1…đều đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng có hiệu quả, đồng thời nguồn vốn đầu tư này đều lấy từ nguồn khấu hao tài sản cố định.

Vì vậy, sự đầu tư mới này đã chưa thể góp phần gia tăng doanh thu năm 2010, làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp hơn so với năm 2009. Tuy nhiên sẽ hứa hẹn một tiềm lực lớn trong những năm sắp đến.

• Trong sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ _ sản xuất _ tiêu thụ ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định hiệu suất sử dụng vốn lưu động

người ta thường sư dụng các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, số ngày một vòng quay bình quân vốn lưu động.

Qua Bảng 1 ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng không ổn định qua 3 năm. Một đồng vốn lưu động đầu tư tại Công ty năm 2008 mang lại 4,7 đồng doanh thu thuần, con số này tăng lên 10,78 đồng vào năm 2009 và năm 2010 lại giảm xuống còn 6,7 đồng doanh thu thuần.

- Năm 2009 so với 2008 vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn 6,08 vòng làm cho thời gian một vòng luân chuyển giảm xuống 44 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2010 so với 2009 vốn lưu động luân chuyển chậm hơn 4,08 vòng làm cho thời gian một vòng luân chuyển tăng lên 21 ngày.

* Để thấy được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiện tượng trên, ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động như sau:

- Năm 2009 so với năm 2008 :

+ Doanh thu thuần tăng lên 23.953.333 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng lên:

- = +4,5(vòng)

+ Vốn lưu động bình quân giảm 779.007 nghìn đồng đã làm số vòng quay vốn lưu động tăng lên :

- = +1,58(vòng) Tổng hợp : 4,5 +1,58 =6,08 (vòng)

Qua đó, số vốn lưu động Công ty đã tiết kiệm được: = -5.988.840 (nghìn đồng) - Năm 2010 so với 2009

+ Doanh thu thuần tăng lên 2.696.840 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng lên:

48.999.602 5.322.802 25.046.069 5.322.802 48.999.602 4.543.795 48.999.602 5.322.802 48.999.602(33-77) 360

- =0,59 (vòng)

+ Vốn lưu động bình quân tăng lên 3.173.328 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm:

- = -4,76 (vòng) Tổng hợp : 0,59 - 4,67 = - 4,08 (vòng).

Qua đó, số vốn lưu động Công ty đã lãng phí :

= 3.015.626(nghìn đồng).

Kết quả phân tích cho thấy, vốn lưu động của Công ty năm 2009 quay nhanh 6,08 vòng là nhờ những nỗ lực gia tăng doanh số và việc quản lý vốn có hiệu quả đã phần nào khắc phục được tình trạng không tốt của năm 2008, đã tiết kiệm một lượng vốn lưu động là 5.988.840.000 đồng. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2010 là do khâu quản lý vốn không tốt, vốn lưu động tăng lên 6,98% hay 3.173.328.000 đồng làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 4,67 vong, lãng phí một lượng vốn lưu động 3.015.602.000 đồng. Đây là dấu hiệu không tốt của Công ty trong năm qua.

• Phân tích số vòng quay hàng tồn kho và nợ phả thu:

Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn. Khoản phải thu chiếm 66,8% vốn lưu động trong đó riêng khoản phải thu khách hàng chiếm 60,7%, hàng tồn kho chiếm khoảng 13,5859(do mặt hàng kinh doanh của công ty có tính chất mau ương, chống thối). Như vây, để có thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta có thể đi vào xem xét chi tiết việc phân bổ vốn trong khâu thanh toán và dự trữ thông qua số vòng quay phải thu khách hàng và số vòng quay hàng tồn kho của công ty.

BẢNG 2 51.696.442 4.543.795 48.999.602 4.543.795 51.696.442 7.717.123 51.696.442 4.543.795 51.696.442(54-33) 360

Chỉ tiêu ĐVT 2008 Năm2009 2010 2009/2008CL2010/2009

1.Doanh thu thuần SXKD 1000 25.046.069 48.999.602 51.696.442 23.953.533 2.696.840

2.Thuế GTGT đầu ra 1000 2.504.607 4.899.960 5.169.644 2.395.353 269.684

3.Gía vốn hàng bán 1000 23.866.734 46.745.960 48.569.604 22.879.226 1.824.021

4.Hàng tồn kho bình quân 1000 640.086 1.006.195 1.410.791 366.109 404.596

5.Phải thu KH bình quân 1000 1.359.064 1.345.000 4.093.111 -14.064 2.748.111

6.Số vòng quay HTK

(6) =(3): (4) vòng 37,29 46,46 34,43 9,17 -12,03

7.Số ngày 1 vòng quay HTK

(7)= 360 : (6) ngày 10 8 11 -2 +3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.Số vòng quay phải thu KH

(8)=[(1)+(2)] : (5) vòng 20,27 40,07 13,89 19,8 26,18

9.Kỳ thu tiền bình quân

(9)=360: (8) ngày 18 9 26 -9 +17

Như chúng ta đã biết, dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty, dự trữ nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Công ty được liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. nếu dự trữ ở mức hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm được chi phí dự trữ hàng tồn.

Qua bảng 2 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là thấp nhất trong 3 năm, thời gian một vòng quay hàng tồn kho kéo dài 11 ngày (do đối với sản phẩm thủy sản, do đặc điểm mau hư hỏng, ươn thối nhanh chóng vì vậy số vòng quay hàng tồn kho thấp) . Điều này cho thấy vốn bị ứ đông ngày càng tăng lên đã làm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty. Sở dĩ có điêù này là do năm 2010 giá vốn hàng bán tăng hơn 1.824.021.000 đồng nhưng do tốc đọ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho nên số vòng quay hàng tồn kho giảm 12,03 vòng đã làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 3 ngày.

Cũng qua Bảng phân tích trên, ta thấy số vòng quay nợ phải thu khách hàngnăm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng (Trang 31 - 48)