Đề cương môn quy hoạch giao thông

12 1.4K 16
Đề cương môn quy hoạch giao thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT Đề cương môn Quy hoạch giao thông Mục lục Giao thông đô thị: khái niệm, vai trò và đặc điểm của giao thông đô thị 2 1. Phương tiện giao thông trong đô thị: kể tên các loại hình phương tiện GT trong ĐT. Phân tích đặc điểm dòng GT đô thị của nước ta liên hệ thực tế( hà nội) 2 2. Trình bày các chỉ tiêu qui hoạch của mạng lưới tuyến giao thông 3 3. Trình bày các chỉ tiêu giao thông của 1 mạng lưới tuyến giao thông. Vận dụng thực tế 3 4. Nêu và phân tích cơ sở lựa chọn loại hình phương tiện giao thông trong đô thị 4 5. Các sơ đồ tuyến giao thông công cộng trong đô thị(nêu và phân tích). Vận dụng thực tế 4 6. Nội dung về dòng hành khách trong đô thị 5 7. Số lần đi lại của dân cư 6 8. Số lượng phương tiện giao thông trong đô thị 6 9. Trình bày các loại hình giao thông trong đô thị 6 10. Đường phố: khái niệm, vai trò, chức năng , phân loại 8 11. Sơ đồ hình học mạng lưới đường giao thông: khái niệm, phân loại, PVAD. So sánh các loại. tiêu chí lựa chọn mạng lưới 9 12. Trình bày nội dung thông xe của đường phố : khái niệm, áp dụng, những yếu tố ảnh hưởng. .9 13. Trình bày nội dung về các hình thức tổ chức mặt cắt ngang trên đường phố. Mục đích, các nguyên tắc, liên hệ thực tế, vẽ hình thực tế 10 14. Nút giao thông: KN, PL, yêu cầu, phân tích đặc điểm dòng giao thông, các hình thức tổ chức giao thông tại nút. Nội dung bài toán qui hoạch GT tại nút 11 15. Trình bày biện pháp giao thông trên đường phố(mục đích, tác dụng, nội dung biện pháp). Liên hệ thực tế với mạng lưới đường Hà nội 12 16. Nghiên cứu vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông trong đô thị. Tình trạng báo động, đưa ra các biện pháp 12 NLL Page 1 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT Giao thông đô thị: khái niệm, vai trò và đặc điểm của giao thông đô thị  Khái niệm: GTDT là thuật ngữ chỉ tất cả các cơ sở hạ tầng, quá trình khai thác và cách tổ chức giao thông trong đô thị  Vai trò ‒ Liên hệ các bộ phận chủ yếu của đô thị với nhau, ‒ Chuyên chở hành khách và hàng hóa với yêu cầu nhanh chóng, thuận tiện và an toàn ‒ Quyết định đến việc bố trí chỗ ở, làm việc, nghỉ ngơi và phục vụ hàng nagyf cho dân cư, ảnh hưởng đến quy mô và việc tổ chức các khu công nghiệp và khu dân dụng, ảnh hưởng đến kích thước và mức độ phức tạp đương phố chính, quảng trường ,các mối giao nhau ‒ Hiện đại hóa giao thông cho phép mở rộng quy mô thành phố ‒ Đánh giá chất lượng quy hoạch của thành phố, khối lượng công tác giao thông  Đặc điểm: ‒ Chỉ cần đến phương tiện giao thông hành khách khi kích thước thành phố vượt quá khoảng cách có thể đi bộ được ‒ Thành phố kích thước càng lớn, dân số càng đông, càng phát triển thì nhu cầu hành khách càng lớn thì giao thông đô thị càng phát triển 1. Phương tiện giao thông trong đô thị: kể tên các loại hình phương tiện GT trong ĐT. Phân tích đặc điểm dòng GT đô thị của nước ta liên hệ thực tế( hà nội)  Các loại hình giao thông trong đô thị ‒ Phân loại theo chức năng sử dụng + PTGT hành khách Công cộng: ôtô bus, xe điện, tàu điện ngầm, tàu hỏa Cá nhân: ôtô con, môtô, xe máy, xe đạp, xích lô + PTGT hàng hóa: ôtô tải, tàu chở hàng, xe thô sơ + PTGT đặc biệt: ôtô vệ sinh, ôtô cứu hỏa, xe quét đường, xe tưới nước ‒ Phân loại theo vị trí của đường xe chạy đối với thành phố + GT đường phố: tài điện, ôtô, môtô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ + GT ngoài đường phố: tàu hỏa, tàu điện ngầm ‒ Phân loại theo đặc điểm xây dựng đường xe chạy + Gt đường ray + Gt không đường ray  Phân tích đặc điểm dòng GTĐT của nước ta ‒ Đô thị nước ta thường có quy mô dân số lớn ảnh hưởng lớn tới đặc điểm dòng GTĐT nước ta ‒ Ở các ĐT lớn, đường phố quá chật hẹp, nhiều ngã ba, ngã tư ‒ Lưu lượng xe trong ĐT lớn, giờ cao điểm thường xuyên ùn tắc ‒ Mạng lưới GT tuy đã phát triển, mở rộng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng đc khối lượng hành khách, hàng hóa ngày 1 tăng cao ‒ Các ĐT hầu hết kinh tế rất phát triển nên sử dụng tất cả các loại phương tiện GT và lưu lượng lớn ‒ Dòng gt Đt nước ta gồm rất nhiều loại hình phương tiện GT, VD như ở HN có:xe bus, ôtô, xe máy, ‒ Sự gia tang của các phương tiện cơ giới đường bộ (xe máy và xe con) với mức tang trưởng hàng năm 10-15% nên tình trạng ùn tắc GT cục bộ và lan tỏa thường xảy ra ‒ Phân luồng, phân làn chưa hợp lý, các loại xe có tốc độ khác nhau cùng chạy trên 1 làn NLL Page 2 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT 2. Trình bày các chỉ tiêu qui hoạch của mạng lưới tuyến giao thông  Chiều dài của mạng lưới ‒ Được tính bằng km theo trục đường phố ‒ Khi TP có 1 số loại phương tiện GT thì chiều dài của mạng lưới được tính theo trục của tất cả các đường phố có 1 hoặc 1 số tuyến GT đi qua ‒ Mật độ mạng lưới GT: L F δ = L: chiều dài mạng lưới GT (km) F:diện tích khu dân dụng của thành phố (km 2 ) Mật độ mạng lưới hợp lý: δ=2,2÷2,5 km/km 2 ‒ δ lớn: + Mật độ dày, đông, nhiều nên cản trở xe + Giảm thời gian đi bộ đến các trạm đỗ gt + Tăng khoảng thời gian giữa 2 xe ‒ δ nhỏ: + Mật độ giao thông thưa thớt + Tăng thời gian đi bộ đến các trạm đỗ xe + Gây tập trung dòng hành khách, gây quá tải 1 số hướng GT  Hệ số gãy ‒ Phụ thuộc vào đặc điểm quy hoạch của TP λ =chiều dài tuyến chim bay/chiều dài tuyến thực tế dùng để đánh giá mạng lưới giao thông 3. Trình bày các chỉ tiêu giao thông của 1 mạng lưới tuyến giao thông. Vận dụng thực tế Các chỉ tiêu giao thông của 1 mạng lưới tuyến giao thông  Sức chở ‒ Là số lượng hành khách mà các phương tiện GTVT vận chuyển đc trong 1h theo 1 hướng ‒ Phụ thuộc vào số chỗ trong xe, khả năng thông xe của 1 làn xe chạy P=N.Ω (hành khách/h) N=3600/t: số xe đi qua trong 1h t: khoảng cách thời gian giữa 2 xe trong 1h cao điểm Ω: sức chứa của mỗi loại xe  Các loại tốc độ ‒ Tốc độ kết cấu: phụ thuộc vào đặc điểm chế tạo của phương tiện (100km/h trở lên đối với xe con), (phụ thuộc vào động cơ xe, người lái) ‒ Tốc độ tối đa cho phép + Là tốc độ tối đa của phương tiện đạt được ở 1 đoạn đường trong điều kiện chạy bình thường + Nhỏ hơn tốc độ kết cấu vì phải đảm bảo các yêu cầu an toàn, độ dài hãm xe, tình trạng đường xá ‒ Tốc độ giao thông trên tuyến=chiều dài đoạn đường đi đc / thời gian chi phí đi lại trên đoạn đường ấy (thời gian chạy+thời gian dừng đỗ) ‒ Tốc độ khai thác trên tuyến= chiều dài đi được/ (tổng thời gian xe chạy+ thời gian dừng+2 trạm đầu và cuối tuyến) ảnh hưởng đến vấn đề vận doanh trong giao thông hành khách công cộng  Tính đều đặn đi lại NLL Page 3 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT Là mức độ đảm bảo sự đi lại của các phương tiện giao thông đc rõ ràng và chính xác theo thời gian biểu đã ghi tạo nên niềm tin và sự hợp tác của hành khách  Mức độ thuận tiện và an toàn của chuyến Được đánh giá bằng ‒ Sự đúng giờ ‒ Không xảy ra tai nạn ‒ Mức độ tin cậy của công tác GT 4. Nêu và phân tích cơ sở lựa chọn loại hình phương tiện giao thông trong đô thị a) Sức chở: là chỉ tiêu đầu tiên phải xét đến khi chọn phương tiện giao thông trên mỗi tuyến đường cụ thể ‒ Dòng hk: 4000-5000ng/h theo 1 hướng dùng ôtô bus ‒ Dòng hk>7000ng/h: dùng tàu điện ‒ Dòng hk >1000ng/h: tàu điện+xe bus ‒ Dòng hk rất lớn >32000ng/h: sử dụng tàu điện ngầm b) Chi phí thời gian: là chỉ tiêu khá quan trọng ‒ Trung bình 30-45 phút tương đương với 12-15 km: ôtô bus, tàu điện ‒ Khoảng cách xa hơn (TP rất lớn): phương tiện cao tốc: tàu điện cao tốc. ôtô bus cao tốc, taxi c) Diện tích chiếm đường của phương tiện ‒ Được so sánh bằng diện tích chiếm đường đối với hành khách khi xe chạy ‒ Phương tiện chiếm đường nhiều nhất: ôtô con, taxi: 5-7m 2 /1 hành khách ‒ Phương tiện chiếm ít đường nhất: PTGT công cộng: 2-4m 2 /hành khách Vậy phương tiện giao thông hành khách công cộng sẽ tiết kiệm diện tích đường được nhiều nhất d) Tính linh hoạt ‒ Là 1 yếu tố quan trọng khi chọn loại giao thông công cộng ‒ Loại GT đường ray có tính linh hoạt kém, ôtô bus là loại linh hoạt nhất ‒ Các phương tiện tham gia GT phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh và mỹ quan ‒ Luôn luôn tìm biên pháp giảm tiếng ồn giao thông và giảm độ bẩn không khí do khí thải của các phương tiện giao thông gây ra e) Các yếu tố cục bộ ‒ Những yếu tố cục bộ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện đi lại mặt đường phố, các đặc điểm quy hoạch, đặc điểm địa hình, quy mô thành phố, kích thước thành phố, điều kiện khí hậu f) Các chỉ tiêu kinh tế ‒ Các chỉ tiêu kinh tế cho phép xác định hiệu quả kinh tế của phuwog tiện này hay phương tiện khác và phạm vi sử dụng hợp lý của chúng ‒ Để so sánh các phương án khi lựa chọn phương tiện giao thông cần có các số liệu về giá thành phương tiện, chi phí khấu hao và khai thác 5. Các sơ đồ tuyến giao thông công cộng trong đô thị(nêu và phân tích). Vận dụng thực tế Có 4 dạng cơ bản: ‒ Dạng tuyến đơn • Là dạng tuyên đơn, dùng cho những luồng có dòng hành khách lớn và ổn định cho các khu thành phố có dân cư kéo dài • Hai tuyến có thể giao nhau thành dạng chữ thập, ở dạng chữ thập có hiện tượng hành khách phải chuyển tàu gây bất lợi cho họ NLL Page 4 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT ‒ Dạng vòng • Giảm thời gian chờ đợi ở trạm đỗ xe có nhiều chuyến xe chạy và khắc phục hiện tượng chuyển tàu xe, do đó tang điều kiện thuận lợi cho hành khách ‒ Dạng số 9 • Chiếm vị trí trung gian giữa dạng vòng và số 8 • Đặc biệt thuận lợi ở nơi có khu công nghiệp chính ở cách xe khu dân dụng của thành phố 2-3 km ‒ Dạng số 8 • Kết hợp dạng vòng và chữ thập • Là 1 hình chữ nhật có những phần cuối được nối liền từng đôi một • So với dạng vòng thì rõ ràng nó có 1 trung tâm, đó là chỗ giao nhau của tuyến giao thông • Trung tâm này thu hút khách từ 4 phía, so với dạng chữ thập, dạng số 8 bỏ được 4 trạm đỗ cuối 6. Nội dung về dòng hành khách trong đô thị ‒ Khái niệm: là khối lượng hành khách di chuyển từ điểm này đến điểm kia ‒ Đặc điểm + Phân bố không đều trên tuyến GT  Trên từng mặt cắt tuyến GT, phân bố hành khách là khác nhau phụ thuộc vào: khi có đường ngang, dọc tập trung (đầu vào) tuyến đường đang xét; cách hành xử (thái độ) của xe; thành phần xe  Trong thành phố càng rõ rệt: trung tâm có nhiều công trình nên hành khách đông; ngoại ô nhà ít tầng nên có ít hành khách Vậy giải pháp là: tổ chức tuyến hỗ trợ cho tuyến chính tại đoạn có dòng hành khách tối đa; tách tuyến; nắn lại tuyến + Phân bố không đều theo chiều đi lại  Đường ở các khu công nghiệp: giờ đi làm, giờ về  Nguyên nhân: bố trí cơ cấu quy hoạch thành phố chưa hợp lý giữa khu dân dụng và công nghiệp; xây dựng nhiều khu công nghiệp quá lớn NLL Page 5 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT  Giải pháp: giải quyết tốt quan hệ giữa khu dân dụng và công nghiệp; phân bố đều khu công nghiệp trong thành phố; dùng xe chuyên dụng phục vụ hành khách ở các nhà máy, khu công nghiệp + Phân bố hành khách không đều theo thời gian  Theo mùa: phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt  Theo ngày trong tuần: phụ thuộc vào quy hoạch thành phố, mức độ thuận tiện  Các giờ trong ngày: giờ cao điểm và giờ thấp điểm 7. Số lần đi lại của dân cư ‒ Khái niệm: là số lần đi lại trung bình tính cho 1 người dân thành phố thực hiện trong 1 năm Số lần đi lại nói chung = số lần đi lại bằng GT + số lần đi bộ ‒ Mục đích + Để lập tổng bình đồ quy hoạch của thành phố + Thiết kế tổ chức giao thong + Khi thiết kế được số lần đi lại, chiều 1 lần đi →số lần có nhu cầu sử dụng GT→khối lượng công tác GT cần phải có phương tiện GT ‒ Cách tính + Phương pháp phân tích: phân chia thành từng nhóm dân cư→tính tổng→tính trung bình + Phương pháp tương tự: so sánh với TP có quy mô tương tự + Chia nhóm theo: cơ cấu nghề nghiệp; độ tuổi, giới tính → xác định số lần đi lại của từng nhóm: A=N.n.p N: số người thuộc nhóm n: số ngày đi lại trong năm p: số lần đi lại trung bình của 1 người dân trong nhóm trong ngày 8. Số lượng phương tiện giao thông trong đô thị Phụ thuộc vào quy mô dòng hành khách của từng tuyến Cách xác định: . . 365. . . . tb h kt A L v h λ ω α = Ω A: số lượng hành khách vận chuyển trên tuyến trong 1 năm L tb :độ xa TB của 1 chuyến đi (km) λ: hiệu số không đồng đều v kt : tốc độ khai thác h: số giờ xe làm việc trong ngày (14-16h) Ω: sức chứa trung bình của xe α: 0,3÷0,4: hiệu số đầy TB của xe 9. Trình bày các loại hình giao thông trong đô thị ‒ Giao thông đường sắt + Ưu điểm Khối lượng vận chuyển lớn Vận chuyển đi xa Tốc độ tương đối nhanh Giá thành vận chuyển không cao Độ an toàn lớn NLL Page 6 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT + Nhược điểm Tính cơ động không cao Tuyến cố định→ hành khách phải đi xa để tới ga + Mối quan hệ: chỉ quan hệ với đường bộ: đường bộ là trung gian để hành khách di chuyển, tiếp cận loại hình đường sắt; giao cắt với đường bộ + Hiện tại ở VN Loại hình này có phổ biến nhưng chỉ phát triển trong nước mà chưa phát triển ra nước ngoài Hành khách cũng ưa chuộng loại hình phương tiện này Ga: phát triển ga cụt, ga xuyên đi sâu vào thành phố, tiếp cận trung tâm + Tương lại: sẽ phát triển hơn, phát triển số lượng ga, xây dựng đường sắt cao tốc ‒ Giao thông đường bộ + Ưu điểm Tính linh hoạt và cơ động cao Vận chuyển nhanh và phổ biến trong vận chuyển hành khách trong cự ly ngắn + Nhược điểm Vận chuyển hàng hóa bị hạn chế Khối lượng vận tải ko lớn Giá thành vận chuyển cao + Thực trạng Đường bộ đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong giao thông đô thị Liên hệ được giao thông đô thị và các điểm dân cư với nhau Là mạng lưới đường quốc lộ và tỉnh lộ + Tương lai Tiếp tục phát triển và hoàn thiện tuyến đường bộ Cải thiện hệ thống đường bộ để tăng mức độ tiện nghi cho hành khách Vẫn là hệ thống giao thông quan trọng nhất trong đô thị + Mối quan hệ với loại hình khác: là giao thông trung gian cho đường sắt, đường thủy, đường hàng không ‒ Giao thông đường thủy + Ưu điểm Khối lượng vận chuyển lớn Giá thành vận tải rẻ Vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn, hàng rời + Nhược điểm Phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên (mực nước thay đổi và điều kiện thời tiết) Tốc độ chậm + Mối liên hệ: liên hệ với GT đường bộ qua bến cảng + Thực trạng Có nhiều bến cảng lớn nhỏ để phát triển đường thủy Tuy nhiên cũng bị hạn chế vì nước ta rất nhiều thiên tai + Tương lai Nước ta có bờ biển dài, hệ thống kênh mương chằng chịt, nhu cầu vận chuyển cao nên càng phát triển trong tương lai ‒ Giao thông hàng không + Ưu điểm: tốc độ vận chuyển rất cao NLL Page 7 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT + Nhược điểm Giá thành vận chuyển cao Hoạt động bị thời tiết hạn chế + Mối quan hệ Liên hệ trực tiếp với GT đường bộ qua sân bay Hành khách tới sân bay thông qua giao thông đường bộ + Hiện tại Có nhiều loại sân bay, là hình thức GT khá phổ biến tuy nhiên giá thành khá cao và tổng thời gian đi lại bằng hàng không lớn + Tương lai: phát triển vì nhu cầu đi lại tốn ít thời gian của hành khách 10. Đường phố: khái niệm, vai trò, chức năng , phân loại Nội dung qui hoạch bài toán đường phố ‒ Khái niệm: đường phố là đường giao thông nằm trong phạm vi của đô thị ‒ Vai trò Đảm bảo việc đi lại nhanh chóng, an toàn và thuận tiện Có tầm quan trọng rất lớn đối với công tác hoàn thiện chung của đô thị ‒ Chức năng + Chức năng giao thông: • Đảm bảo liên hệ giao thông thuận lợi, nhanh chóng để đường ngắn nhất và an toàn cao • Đảm bảo tổ chức tuyến giao thông công cộng 1 cách hợp lí • Liên hệ tốt các khu vực của DT: dân dụng, công nghiệp, nhà ở… • Phân bố lại các luồng giao thông • Liên hệ mật thiết với các khu vực bên ngoài thỏa mãn điều kiện phát triển đii thị trong tương lai + Chức năng kĩ thuật • Công trình ngầm: đường ống, đường dây đặt dưới vỉa hè, thảm cỏ và lòng đường xe chạy • Công trình nổi: áo đường, cầu vượt, cây, chiếu sang, biển báo… phải bố trí hợp lí • Hành lang thông gió và lấy ánh sáng cho ĐT + Chức năng mỹ quan • Là 1 biện pháp của tổng thể kiến trúc toàn đô thị • Là 1 trong những yếu tố để tổ chức không gian ĐT ‒ Phân loại + Mục đích • Ấn định chức năng của từng loại đường phố • Xác định vai trò của từng đường phố trong toàn bộ hệ thống đường phố • Xác định các đặc trưng tiêu biểu của đường phố + Các loại • Cao tốc • GT chính toàn thành phố • Đại lộ • GT chính khu vực • Cục bộ • Đường xe đạp • Khu công nghiệp và kho tang NLL Page 8 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT • Ôtô địa phương • Đường đi bộ Nội dung bài toán qui hoạch: thiết kế và tổ chức các đường phố và các biện pháp của nó theo nguyên tắc và phương pháp nhất định để đảm bảo 1 cách toàn diện vai trò của đường phố trong đô thị và qui hoạch trong tương lai 11. Sơ đồ hình học mạng lưới đường giao thông: khái niệm, phân loại, PVAD. So sánh các loại. tiêu chí lựa chọn mạng lưới - Hình vòng xuyên tâm: ( matxcova,paris,…), đường hướng tâm nối trung tâm thành phố với các vùng bên ngoài, còn các đg vòng là đg các khu vực của đô thị với nhau. Ưu điểm : sự liên hệ giữa các khu với nhau và trung tâm đô thị đc thuận tiện Nhược : Các luồng giao thông tập trung vào trung tâm thành phố,gay căng thẳng và làm khó khăn cho việc tổ chức giao thông. - Sơ đồ hình quạt: ( tp hà nội),thương thấy tại cá đô thị ven hồ, ven sông lớn, khi trung tâm đô thị gắn liền với bờ dông. Sơ đồ này là một nửa sơ đồ vòng xuyên tâm,gồm có các đg hướng tâm và các đường vành đai bao quanh khu trung tâm và khu đất của đô thị - Sơ đồ bàn cờ : các đg phố đều vuông góc với nhau, thường gặp ở vùng đất có địa hình bằng phẳng Ưu : đơn giản, thuận tiện cho xây dựng nhà cửa, công trình và tổ chức giao thông, không gây căng thẳng giao thông ở trung tâm Nhược : đương đi thức tế trung bình quá dài so với đg chim bay,dễ đồng điệu trong sơ đồ quy hoạch. - Sơ đồ bàn cờ chéo : khắc phục sở đồ bàn cờ - Sơ đồ tự do : sử dụng tốt nhất cho địa hình và đảm bảo kiên hệ thuận tiện nhất giữa các khu vực chính của đô thị nới nhau,khu dân dụng, trung tâm thành phố…thường thấy ở nơi có địa hình phức tạo, thành phố nhỏ. 12. Trình bày nội dung thông xe của đường phố : khái niệm, áp dụng, những yếu tố ảnh hưởng - Khả năng thông xe của đường phố là số lượng xe tối đa có thể qua được tại một mặt cắt đường trong một đơn vị thời gian ( 1 giờ) theo một hướng. - Khả năng thông xe được xác định vào giai đoạn mật độ giao thông cực đại trong điều kiện sử dụng bình thường đường phố và đảm bảo an toàn đi lại của tất cả các phương tiện giao thông và người đi bộ. - Khả năng thông xe tại 1 mặt cắt phụ thuộc vào chiều rộng lòng đường, thời gian đi lại thực tế trong 1 giờ qua mặt cắt đó. - Để xác định khả năng thông xe của đường phố , phải xác định khả năng thông xe của 1 làn xe : 3600.V N L = Trong đó N : số xe cực đại có thể qua đc trên 1 làn xe tại mặt cắt ở giữa 2 mối giao nhau trong thời gian 1 giờ theo một hướng V : Tốc độ đi lại quy định (m/s) L : Khoảng cách an toàn tối thiểu cho phép giữa 2 xe kế tiếp nhau tại 1 làm xe( phu thuộc vào đk đi lại ,tình hình mặt đường. tốc độ giao thông ) NLL Page 9 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT 2 L l tV CV a = + + + (mét ) ( L chiều dài trung bình ô tô; t thời gian phản ứng của ng lái xe t=1,5s; 2 CV đoạn đường hảm phanh; C hệ số hãm=0,125; a khoảng an toàn giữa hai xe khi đã dừng = 3-5 m….) - Khả năng thông xe trong đk giao thông hỗn hợp đc thể hiện bằng số xe con quy đổi. - Khi tăng chiều rộng long đường sẽ giảm hiệu quỷ sử dụng của riêng từng làn xe do sự di chhuyeenr cỉa ô rô từ làn xe này sang làn xe khác, do số lượng ô tô không đều tại các làn ở trước mối giao thông và do các trở ngại giao thông khác. 13. Trình bày nội dung về các hình thức tổ chức mặt cắt ngang trên đường phố. Mục đích, các nguyên tắc, liên hệ thực tế, vẽ hình thực tế - Nguyên tắc bố trí mặt cắt ngang : + Nếu lượng xe rất lớn ( vượt quá 4-5 làn xe) hoặc các loại xe rất phức tạp thì có thể chia phần xe chạy thành phần xe chạy chậm và phần xe chạy nhanh + Giao thông đường dài ( đi suốt) tách riêng với giao thông có tính chất địa phương. + Đối với xe đường tầu điện,tốt nhất là đưa ra khỏi long đường ô tô và đặt tên trên nền đường riêng + Khi tốc độ xe chạy đến 60 km/h thì ở giữa phần long đường nên làm giải phân cách rộng 2- 3m để đảm bảo an toàn, đồng thời để người đi bộ vượt qua đường có chỗ tránh xe. + Tùy theo địa hình và vị trí của nhà cửa, ánh nắng cũng như yêu cầu về mặt nghệ thuật kiến trúc , mặt cắt ngang của đường phố có thể không đối xứng + Các giải cây phải tạo đk che nắng cho ng đi bộ và ng đi xe đạp trên đường phố.tốt nhất là bó trí phía vỉa hè , đường xe đạp ở giữa hai dải cây. Bố trí trắc ngang phải phù hợp với giai đoạn phát triển trc mắt cũng như lâu dài của đường phố - Mặt cắt ngang của các loại đường phố : + Đối với đường phố ô tô cao tốc đường phố : Chiều rộng phần long đường của đường cao tốc chỉ chiếm 4-6 làn xe, mỗi làn xe rộng 3,75m, nhưng cần khoảng cách li lớn đối với nó. Khoảng cách ly lấy rộng từ 20-25m. nên trồng dày để cách li tốt cho khu vực kế cận với đường cao tốc, tránh bụi và giảm tiếng ồn với công trình xung quanh.Khi có các nhà ở xây dựng ở hai bên thì chiều rộng chung của đường có thể từ 100-120 m. Khi có nhà ở tại 1 bên thì chiều rộng chung của đường có thể đến 70-90m. Khi ở ngoài phạm vi xây dựng của thành phố, đường cao tốc chỉ cân rộng khoảng 30m ( vẽ hình trang 87). + Đường giao thông chính toàn thành : Trong các thành phố lớn, loại đường này rộng từ 50-80m thường gồm 6 làn xe hai hướng. phần long đường của đường giao thông chính toàn thành có thể kết hợp lại làm một hay tách riêng thành phần cho luồng giao thông đi suốt và địa phương. Các thành phố cực lớn, trên tuyến đường này cần tách riêng các luồng xe đạp khỏi đường ô tô bằng cách làm đường xe đạp ở hai bên. Nếu đường phố có cả phần đường giao thông đi suốt và phần đường địa phương thì cho xe đạp đi chung với ô tô tại đường địa phương.trong một số trường hợp trên đường giao thông chính toàn thành người ta dành những khoảng rộng để trồng cây lớn kết hợp thảm cỏ .hoa,cây bụi, các kiến trúc nhỏ để làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi. ( vẽ hình tr 89). + Đại lộ : mặt cắt ngang đại lộ thường thoáng.phần long đường rộng, có thể không có giải phân cách giữa ,có thể có giải phân cách giữa để trồng hoa hoặc trang trí tán thưa. + Đường giao thông chính khu vực: lưu lượng giao thông không lớn lắm,do đó cho phép xe đạp đi chung với ô tô trên cùng một long đường.phần long đường gồm có 2-3 làn xe cho 1 hướng,chiều rộng khoảng 30-40m NLL Page 10 [...]...ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT + Đường phố cục bộ: dung để liên lạc giao thông trong phạm vi khu nhà ở, có lưu lượng giao thông nhỏ.tốc độ nhỏ, vì vậy,cho phép xe đạp đi cùng long đương ô tô.lòng đường của đường phố cục bộ chỉ cần 2 làn xe cho cả 2 hướng 14 Nút giao thông: KN, PL, yêu cầu, phân tích đặc điểm dòng giao thông, các hình thức tổ chức giao thông tại nút Nội dung bài toán qui hoạch GT tại... bằng đèn tín hiệu.khó khăn nhất là giải quy t các luồng xe rẽ trái NLL Page 11 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT + Mối giao nhau có điều khiển giao thông :sử dụng công cụ điều khiển để đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông và ng đi bộ Khác mức :xây dựng ở nơi giao nhau của đường phố chính với đường cao tốc và với các đường phố chính giao thông liên tục,tại nơi giao nhau của đường phố chính với đường... tạp biểu thị bằng số lượng các điểm giao nhau, điểm nhập và điểm tách luồng xe( hệ số K ) + Mối giao nhau tự điều khiển giao thông ; các điểm giao nhau đc triệt tiêu.loại này thường là chố giao nhau của các đường giao thông chính khu vực trong các thành phố lớn và cực lớn, của đường giao thông chính toàn thành trong các thành phố nhỏ và trung bình Dùng cảnh sát giao thông để điều khiển, or điều khiển... sự phân bố giao thông theo các hướng.,đảm bảo khả năng thông xe tối đa,thuận tiện,an toàn cho các phương tiện giao thông và người đi bộ - Yêu cầu: phải đảm bảo yêu cầu về tâm nhìn ,bán kính vòng, tổ chức hợp lí các luồng giao thông để đảm bảo khả năng thông xe tối đa, thuận tiện và an toàn + yêu cầu về tầm nhìn : phải đảm bảo tầm nhìn cho ng lái xe từ 1 đường phố nhìn thấy xe ở đường phố giao nhau với... toàn đi qua mối giao nhau trc khi xe kia đi đến hoặc có thể hãm phanh và dừng lại trc khi đến điểm xung đột ( vẽ hình trang 95) Mối giao nhau không có điều khiển bằng tín hiệu đèn, phải đảm bảo khoảng nhìn thấy nhỏ nhất ứng với tốc độ tối đa cho phép của các đường phố giao nhau., cụ thể đường giao thông chính L >= 60m, các đường phố cục bộ L>=30m, tại các mối giao nhau có điều khiển giao thông ,L không... làn.Nó đem lại những hiệu quả như : tăng khă năng thông xe,loại trừ hiện tương ứ đọng xe, tăng tốc độ giao thông, giảm chi phí khai thác,nhưng nó rất tốn kém mà đạt hiệu quả kinh tế cao 15 Trình bày biện pháp giao thông trên đường phố(mục đích, tác dụng, nội dung biện pháp) Liên hệ thực tế với mạng lưới đường Hà nội 16 Nghiên cứu vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông trong đô thị Tình trạng báo động, đưa ra... 0,16) Khi tốc độ giao thông từ 10-15 km/h thì bán lính vòng bằng bán kính cấu tạo ( nhỏ nhất ) của xe Khi xe vòng nó sẽ vẽ một đoạn cong (vẽ hình) Bán kính vòng tăng lên thì phần mở rộng thuộc phần xe chạy giảm đi + Phân bố các luồng xe : Trường hợp rẽ phải gây ít cản trở nhất đến giao thông, trường hợp rẽ trái sẽ cắt nhau với các luồng khác, tăng mức độ phức ttapj giao thông ở các mối giao nhau, giảm... lượng xe chuyển tiếp,vao loại xe, tình hình mặt đường Nhiệm vụ chủ yếu khi th kế mối giao nhau là đảm bảo thông xe với số lượng xe tối đa trong th gian trước mắt cũng như lâu dài,đảm bảo ít ứ đọng xe cộ và an toàn cao Phân loại Các mối giao nhau cùng mức : chia làm 3 nhóm : + Mối giao nhau đơn giản : lưu lượng giao thông các hướng rất nhỏ Khoảng thời gian giữa các xe lớn, đảm bảo cho các xe và người . ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT Đề cương môn Quy hoạch giao thông Mục lục Giao thông đô thị: khái niệm, vai trò và đặc điểm của giao thông đô thị 2 1. Phương tiện giao thông trong đô thị:. vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông trong đô thị. Tình trạng báo động, đưa ra các biện pháp 12 NLL Page 1 ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH GT Giao thông đô thị: khái niệm, vai trò và đặc điểm của giao thông. để đánh giá mạng lưới giao thông 3. Trình bày các chỉ tiêu giao thông của 1 mạng lưới tuyến giao thông. Vận dụng thực tế Các chỉ tiêu giao thông của 1 mạng lưới tuyến giao thông  Sức chở ‒ Là

Ngày đăng: 23/04/2014, 17:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giao thông đô thị: khái niệm, vai trò và đặc điểm của giao thông đô thị

  • 1. Phương tiện giao thông trong đô thị: kể tên các loại hình phương tiện GT trong ĐT. Phân tích đặc điểm dòng GT đô thị của nước ta liên hệ thực tế( hà nội)

  • 2. Trình bày các chỉ tiêu qui hoạch của mạng lưới tuyến giao thông

  • 3. Trình bày các chỉ tiêu giao thông của 1 mạng lưới tuyến giao thông. Vận dụng thực tế

  • 4. Nêu và phân tích cơ sở lựa chọn loại hình phương tiện giao thông trong đô thị

  • 5. Các sơ đồ tuyến giao thông công cộng trong đô thị(nêu và phân tích). Vận dụng thực tế

  • 6. Nội dung về dòng hành khách trong đô thị

  • 7. Số lần đi lại của dân cư

  • 8. Số lượng phương tiện giao thông trong đô thị

  • 9. Trình bày các loại hình giao thông trong đô thị

  • 10. Đường phố: khái niệm, vai trò, chức năng , phân loại

  • 11. Sơ đồ hình học mạng lưới đường giao thông: khái niệm, phân loại, PVAD. So sánh các loại. tiêu chí lựa chọn mạng lưới

  • 12. Trình bày nội dung thông xe của đường phố : khái niệm, áp dụng, những yếu tố ảnh hưởng

  • 13. Trình bày nội dung về các hình thức tổ chức mặt cắt ngang trên đường phố. Mục đích, các nguyên tắc, liên hệ thực tế, vẽ hình thực tế

  • 14. Nút giao thông: KN, PL, yêu cầu, phân tích đặc điểm dòng giao thông, các hình thức tổ chức giao thông tại nút. Nội dung bài toán qui hoạch GT tại nút

  • 15. Trình bày biện pháp giao thông trên đường phố(mục đích, tác dụng, nội dung biện pháp). Liên hệ thực tế với mạng lưới đường Hà nội

  • 16. Nghiên cứu vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông trong đô thị. Tình trạng báo động, đưa ra các biện pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan