TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập : Phát triển hoạt động bán ô tô của Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 28 - 92)

NĂM GẦN ĐÂY.

Tình hình hoạt động của Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội được thể hiện thông qua Bảng tóm tắt số liệu tài chính của Công ty trong 5 năm gần đây từ năm 2006 đến 2010.

Bảng 1.2: Bảng tóm tắt số liệu tài chính của công ty trong 6 năm gần đây Đơn vị tính (VNĐ) STT Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng tài sản 106.820.215.240 146.629.573.538 190.994.416.378 235.845.213.395 260.935.410.215 2 Tổng nợ phải trả 98.580.106.140 135.469.274.427 167.512.188.943 214.594.181.202 238.113.617.503 3 Vốn lưu động 100.027.660.704 134.473.587.467 167.512.188.943 168.524.623.254 198.354.214.852 4 Doanh thu 299.461.585.650 346.578.469.215 665.804.406.540 465.435.397.353 572.950.728.300 5 Chi phí 298.260.875.642 344.143.704.210 662.117.054.144 462.049.247.216 566.376.589.483 6 Lợi nhuận trước thuế 1.200.710.008 2.434.765.005 3.687.352.396 3.386.150.137 6.574.138.817 7 Lợi nhuận sau thuế 864.511.206 1.345.768.431 2.926.752.823 2.883.942.387 4.977.103.279

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy:

Tổng tài sản của công ty qua các năm có xu hướng tăng dần từ 106.820.215.240 VNĐ năm 2006 đến 146.629.573.538 VNĐ năm 2007 và cho đến năm 2010 tổng tài sản là 260.935.410.215 VNĐ. Nguyên nhân là do trong 5 năm hoạt động kinh doanh công ty đã có hoạt động mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời công ty cũng mở rộng danh mục hàng hóa kinh doanh mua sắm các trang thiết bị hiện đại thay thế các trang thiết bị cũ của công ty nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Doanh thu của công ty khá cao và có chiều hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2007 đến năm 2008. Cụ thể là năm 2007 doanh thu của công ty là 346.578.469.215 VNĐ đến năm 2008 doanh thu tăng vọt lên 665.804.406.540 VNĐ, tăng 92,1% so với doanh thu năm 2007 tương ứng 319.225.937.335 VNĐ. Nguyên nhân chủ quan là do năm 2008 công ty đã thực hiện rất hiệu quả các hoạt động kinh doanh, mở rộng thêm các chi nhánh của hàng, kí kết được một số hợp đồng có giá trị cao với khách hàng. Nguyên nhân khách quan là do tình hình năm 2008 nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động. Mặc dù trên thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tuy nhiên khủng hoảng ở Việt Nam diễn ra chậm hơn do vậy hoạt động kinh doanh của công ty ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, hơn nữa năm 2008 ở nước ta tỉ lệ lạm phát tăng cao dẫn đến giá các loại hàng hóa mà công ty kinh doanh cũng tăng theo giá thị trường làm doanh thu của công ty tăng cao. Nguyên nhân quan trọng là năm 2008 Chính phủ Việt Nam dồn dập triển khai các biện pháp và công trình để đạt các mục tiêu đề ra: mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng các công trình vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ đã giúp công ty kí kết được các hợp đồng mua bán các thiết bị, phụ tùng có giá trị cao.

Đến năm 2009 doanh thu là 465.435.397.353 VNĐ giảm 30% so với doanh thu năm 2008 tức là giảm 200.369.009.187 VNĐ. Nguyên nhân là do

năm 2009 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng trên thế giới từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, các đối tác kinh doanh giảm hoạt động kinh doanh, đồng thời nhà nước có các biện pháp kìm chế lạm phát làm doanh thu công ty năm 2009 giảm. Nhưng đến năm 2010 hoạt động công ty tiếp tục phát triển, ban lãnh đạo công ty đã có các biện pháp khắc phục tình hình kinh tế khó khăn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển giúp doanh thu năm 2010 tăng lên 572.950.728.300 VNĐ, tăng 23.1 % so với năm 2009. Điều này cho thấy có dấu hiệu khả quan trong tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm sắp tới.

Để thấy rõ sự tăng giảm doanh thu qua các năm ta có biểu đồ hình cột thể hiện doanh thu qua 5 năm gần đây như sau:

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty trong 5 năm gần đây

Đơn vị: triệu đồng

Số vốn lưu động của công ty qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2006 số vốn lưu động mà công ty đầu tư kinh doanh là hơn 100 tỷ đồng, năm 2007 tăng khoảng 34% so với năm 2006, đến năm 2008 vốn lưu động của công ty là hơn 167 tỷ đồng tăng 24,6% so với năm 2007. Năm 2009 lượng vốn lưu động của công ty tăng chậm lại, chỉ tăng 0,59% so với năm 2008, lượng tăng này không đáng kể. Nguyên nhân là do năm 2009 tình hình kinh tế trong nước

chậm phát triển, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới buộc các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội hạn chế các hoạt động kinh doanh của mình nhằm tránh các rủi ro trên thị trường đầy biến động. Đến năm 2010 lượng vốn lưu động đưa vào kinh doanh của công ty tăng 17,8% so với năm 2009. Công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động bình thường do nền kinh tế bắt đầu khôi phục sau cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, công ty vẫn rất thận trọng trong việc đầu tư kinh doanh của mình nhằm tránh các rủi ro tiềm ẩn. Công ty cần có các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm gần đây lần lượt là 2.926.752.823 VNĐ năm 2008, 2.883.942.387 VNĐ năm 2009, 4.977.103.279 VNĐ năm 2010. Điều này cho thấy công ty đã kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua . Lợi nhuận tăng giảm qua các năm tương ứng với sự tăng giảm của doanh thu. Lợi nhuận năm 2009 giảm so với lợi nhuận năm 2008 là 42.810.436 VNĐ tương ứng 1,4%. Lợi nhuận năm 2010 lại cao hơn lợi nhuận năm 2009 là 2.093.154.892 VNĐ tức 72,57%. Điều này có được là do công ty đã có các biện pháp kinh doanh hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Công ty đang nỗ lực từng bước hoàn thiện bộ máy hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN Ô TÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT

HÀ NỘI

2.1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁN Ô TÔ CỦA CÔNG TY

2.1.1. Bộ máy bán hàng

Các bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình bán sản phẩm ô tô của công ty gồm có:

- Phòng tổ chức – kế hoạch – đầu tư. - Phòng kinh doanh.

- Các xí nghiệp sản xuất dịch vụ. - Các chi nhánh cửa hàng.

Ngoài ra còn có sự chỉ đạo hoạt động của Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và các phó giám đốc và sự hỗ trợ liên kết hoạt động của các phòng, ban khác trong công ty. Ta có thể có sơ đồ tổ chức bộ máy bán ô tô của công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bán ô tô của công ty

Trong đó:

- Giám đốc và các phó giám đốc: có nhiệm vụ ra các quyết định về hoạt động tiêu thụ ô tô dựa trên việc bàn bạc, xem xét bản kế hoạch tiêu thụ ô tô của phòng tổ chức- kế hoạch đầu tư. Đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động tiêu thụ ô tô của các phòng ban chức năng.

- Phòng tổ chức – kế hoạch – đầu tư có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ ô tô, tham mưu cho ban lãnh đạo trong các quyết định, phối hợp cùng phòng tài chính kế toán tìm hiểu thông tin tài chính của công ty và phòng kinh doanh tìm hiểu về thị trường để lên kế hoạch cho hoạt động tiêu thụ ô tô của công ty.

Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phòng tổ chức kế hoạch đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Các xí nghiệp dịch vụ Các chi nhánh cửa hàng

- Phòng tài chính, kế toán có nhiệm vụ kiểm tra tài chính của công ty trong

các hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho phòng tổ chức – kế hoạch – đầu tư để lên kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Phòng kinh doanh là phòng có nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động tiêu

thụ ô tô của công ty. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu thị trường, tiêu thụ ô tô, hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát của ban lãnh đạo thông qua phòng tổ chức – kế hoạch – đầu tư, kí kết các hợp đồng mua bán ô tô với các đối tác.

- Các xí nghiệp sản xuất dịch vụ thực hiện các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành, bảo dưỡng ô tô, cung cấp phụ tùng, thiết bi ô tô.

- Chi nhánh cửa hàng là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm ô tô, tư vấn cho

khách hàng.

2.1.2. Đặc điểm sản phẩm ô tô của công ty

Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội là công ty chuyên cung cấp sản phẩm ô tô của các hãng nổi tiếng có uy tín trên thị trường thể giới phải kể đến như Toyota, Daewoo, Mitsubishi, Mercedes…dưới đây là các loại ô tô mà công ty kinh doanh.

Theo mục đích sử dụng ô tô có thể chia ô tô làm các loại sau: - Ô tô chở người:

+ Đặc điểm: Là loại ô tô có kết cấu và trang bị để chở người, hành lý mang theo. Công ty kinh doanh nhiều loại ô tô chở người với nhiều kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ,chủng loại khác nhau gồm: ô tô con( ô tô 4 chỗ, 7 chỗ), ô tô khách( ô tô có trên 10 chỗ ngồi), ngoài ra công ty cũng cung cấp các loại ô tô dùng để cứu thương có trang bị các thiết bị cấp cứu bệnh nhân.

+ Một số hãng xe mà công ty nhập khẩu loại ô tô chở người để kinh doanh gồm có: ô tô Toyota, ô tô cứu thương của Mercedes, ô tô KIA của NICE – KOREA, các loại ô tô của MISHUBISHI, …. Đây đều là

những hãng xe nổi tiếng có uy tín trên thế giới. Điều này giúp công ty thu hút được khách hàng, cung cấp những sản phẩm có chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do vậy công ty phải giữ vững và mở rộng mối quan hệ bạn hàng thân thiết với các đối tác nước ngoài nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cao.

Những đối tác mà công ty hợp tác để nhập khẩu loại ô tô này phải kể đến là: TOYOTA – JAPAN, NICE – KOREA, MISHUBISHI – JAPAN, MINSK AUTOMOBILE PLANT... đây là đều là những nhà cung cấp ô tô đáng tin cậy trên thế giới. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, các nhà cung cấp đảm bảo cung cấp các loại ô tô đạt chất lượng cao, đảm bảo cung cấp ô tô đầy đủ kịp thời cho Công ty CP vật tư và dịch vụ kĩ thuật Hà Nội để thực hiện đúng theo kế hoạch kinh doanh ô tô trong kì.

- Ô tô chở hàng:

+ Đặc điểm: Là loại ô tô có kết cấu và trang bị để chở hàng, có thể kéo theo một rơ mooc, có thể bố trí tối đa 2 hàng ghế trong cabin.

Có thể chia loại ô tô chở hàng này thành các loại nhỏ sau:

+ Ô tô tải thông dụng: Là loại ô tô có thùng đựng hàng dạng kín hoặc hở, thành phía sau hoặc thành bên của thùng hàng có thể mở được. Các loại ô tô tải thông dụng mà công ty kinh doanh là các loại xe của hãng Hyundai, Daewoo… với các trọng tải khác nhau.

+ Ô tô tải tự đổ: Là ô tô chở hàng được liên kết với khung xe thông qua các khớp quay, các khóa hãm và cơ cấu nâng hạ thùng, có khả năng tự đổ hàng. Loại này công ty nhập khẩu từ các hãng xe của Nhật bản và Hàn quốc. Các loại xe tải tự đổ là loại xe thông dụng mà công ty cung cấp cho các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động xây dựng, thi công các công trình.

+ Ô tô tải có cần cẩu: Có kết cấu thùng hàng hở, có lắp cần cẩu để tự xếp, dỡ hàng.

- Ô tô chuyên dùng: Là loại ô tô có chức năng, công dụng đặc biệt. Bao gồm các loại sau:

+ Ô tô cần cẩu: Có lắp cần cẩu và các thiết bị chỉ để thực hiện công việc nâng, hạ.

+ Ô tô trộn bê tông. + Ô tô xúc đào. + Ô tô tưới đường.

Trên đây là các loại ô tô mà công ty kinh doanh nhập khẩu từ nước ngoài để cung cấp cho thị trường trong nước. Nhìn chung các sản phẩm ô tô mà công ty kinh doanh đều có các đặc điểm chung sau:

- Sản phẩm ô tô nhập khẩu của những hãng sản xuất ô tô và các nhà cung cấp ô tô nổi tiếng trên thị trường như: TOYOTA – JAPAN, NICE – KOREA, MISHUBISHI – JAPAN, MINSK AUTOMOBILE PLANT, HYUNDAI – KOREA, MERCEDES BENZ, SEOUL – KOREA…Đây là những hãng cung cấp ô tô có uy tín, chất lượng đảm bảo cho quá trình nhập khẩu ô tô của công ty diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng, xuất xứ các loại ô tô mà công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội đang kinh doanh. Đây là thế mạnh mà công ty cần giữ vững và phát huy.

- Sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã, giá cả. Tuy nhiên chủ yếu là sản phẩm ô tô phục vụ cho hoạt động xây dựng, sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Ngoài việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, công ty còn nhập khẩu các trang thiết bi, phụ tùng ô tô để phục vụ cho hoạt động sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN Ô TÔ TẠI CÔNG TY CPVẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀ NỘIVẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀ NỘIVẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀ NỘI VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀ NỘI

2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện nhằm đề ra chiến lược kinh doanh từ đó doanh nghiệp lập và thực hiện các kế hoạch, chính sách sản phẩm kinh doanh. Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Nhận biết được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường, trong hoạt động tiêu thụ ô tô, Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội đã chú trọng quan tâm thực hiện nghiên cứu thị trường trong thời gian qua.

Công tác nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh của công ty phụ trách. Phòng kinh doanh phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ: vừa nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, vừa thu mua, quản lý và tiêu thụ ô tô nên hiệu quả nghiên cứu chưa thực sự như mong muốn.

Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm nắm bắt chiến lược kinh doanh ô tô của công ty để từ đó vạch ra từng công việc cụ thể và phân công công việc cho từng nhóm,từng bộ phận. Trưởng kinh doanh phân công trách nhiệm nghiên cứu thị trường cho một bộ phận chuyên nghiên cứu. Bộ phận nghiên cứu bao gồm các nhân viên kinh doanh có trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu. Bộ phận nghiên cứu được chia thành các nhóm làm các công việc cụ thể như:

+ Nhóm thu thập thông tin trong công ty về hoạt động kinh doanh ô tô bao gồm các thông tin liên quan đến điều kiện tài chính, lượng hàng hóa xuất bán, tồn kho trong kì, tình hình bán hàng tại các thị trường… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhóm thu thập thông tin bên ngoài công ty thông qua các chi nhánh, cửa hàng để tìm hiểu nhu cầu khách hàng về ô tô, những ý kiến phản hồi về dịch vụ bán hàng của công ty, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, đối tác làm ăn của

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập : Phát triển hoạt động bán ô tô của Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 28 - 92)