1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đề cương môn học ĐTM

79 703 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 495 KB

Nội dung

1 Câu 1. Trình bày khái niệm về đánh giá tác động môi trường. Các mục đích và ý nghĩa của công tác đánh giá tác động môi trường. 1) khái niệm Theo luật BVMT 2005: Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. 2) mục đích và ý nghĩa a) mục đích - ĐTM góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hành động phát triển. Trước khi chưa có khái niệm cụ thể về ĐTM, việc ra quyết định hoạt động phát triển thường dựa chủ yếu vào phân tích tính hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế kỹ thuật. Nhân tố tài nguyên và môi trường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức. - ĐTM xem xét nhiều phương án thực hiện khác nhau của các hoạt động phát triển. Đối chiếu, so sánh và phân tích những thuận lợi hoặc khó khăn của hoạt động đó. Từ đó kiến nghị lựa chọn phương án tối ưu. - ĐTM giúp cho công tác xây dựng đường lối, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường. - ĐTM theo dõi các diễn biến môi trường bị tác động theo dự báo ban đầu sau khi dự án đi vào hoạt động. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra bằng các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường định kỳ và đề xuất điều chỉnh kịp thời. b) ý nghĩa ĐTM là một công cụ kết hợp chặt chẽ với kế hoạch bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nó chính là một “dự án trong dự án”, cụ thể như sau: - ĐTM chỉ ra những tác động có thể cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực của một dự án phát triển. Khi đã có thông tin đầu vào về các chỉ tiêu hoạt động của một dự án, ĐTM sẽ chỉ ra được các kết quả tác động về mặt môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Sự tác động này bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. - ĐTM cung cấp cho dự án khả năng giảm nhẹ hoặc bù đắp những tác động tiêu cực của dự án, giảm thiểu sự phá huỷ môi trường tới mức thấp nhất. Lựa chọn hoặc hiệu chỉnh dự 2 án hoặc tăng cường bảo vệ môi trường bằng các biện pháp giảm số lượng và mức độ tác động tiêu cực, tăng cường và nâng cao những tác động tích cực. - ĐTM sẽ đưa ra giải pháp đo mức độ thực thi dự án trên phương diện bảo vệ môi trường. ĐTM sẽ cung cấp một chương trình quan trắc cho việc tác động của dự án đến môi trường. - ĐTM chia ra làm hai nhiệm vụ khảo sát môi trường ban đầu và đánh giá tác động môi trường. Việc khảo sát môi trường cung cấp cho dự án toàn bộ những thông tin về môi trường của vùng dự án tác động tới mà trong ĐTM chi tiết sẽ phải trình bày. Nhiệm vụ ĐTM là phải đánh giá đầy đủ, chi tiết các thành phần môi trường của vùng lập dự án, dự báo các ảnh hưởng có thể có khi dự án bắt đầu thi công hoặc đi vào vận hành. Câu 2. Trình bày các yêu cầu của công tác đánh giá tác động môi trường và những hạn chế trong công tác đánh giá tác động môi trường. 1) các yêu cầu của công tác đánh giá tác động môi trường ĐTM có ý nghĩa và tầm quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động của dự án phát triển. Vì thế, nội dung đánh giá ĐTM đòi hỏi phải có độ chính xác và tin cậy cao, điều này giúp cấp có thẩm quyền thẩm định chính xác và ra quyết định đúng đắn. Do đó, ĐTM cần đạt những yêu cầu sau: - ĐTM phải là một hoạt động khoa học mang tính liên ngành. Phải huy động được nhiều lĩnh vực cùng tham gia tư vấn, đánh giá và thẩm định. - ĐTM phải thực sự là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định. Vì ĐTM cung cấp thông tin chính xác, khoa học cũng như phân tích và dự đoán dựa trên việc chọn lựa các phương án phát triển. - ĐTM phải đề xuất được các giải pháp phòng tránh, giảm bớt các tác động tiêu cực, phát huy mặt tích cực, đáp ứng đầy đủ mục tiêu và yêu cầu của quá trình phát triển. - ĐTM phải làm rõ mẫu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó khuyến khích các hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường. - Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu bởi vì báo cáo này không dành riêng cho trong lĩnh vực chuyên ngành mà tất cả mọi cơ quan quản lý liên quan và mọi người dân đều có thể tham gia nhận xét, đóng góp và ra quyết định. Do đó báo cáo ĐTM phải trình bày cụ thể, xúc tích, thiết thực, có tính thuyết phục cao, khách quan và trung thực 3 - Báo cáo ĐTM phải chặt chẽ về mặt pháp lý, vì báo cáo không chỉ có cơ sở khoa học mà còn có cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền ra quyết định đúng đắn và người thực hiện ĐTM làm cơ sở tiến hành dự án phát triển. - Việc thực hiện ĐTM là việc làm tốn kém đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do đó cần có các giải pháp giảm chi phí thực hiện nhằm bớt gánh nặng cho dự án phát triển. Tuy nhiên, báo cáo vẫn phải đạt được chất lượng cao theo yêu cầu của cơ quan thẩm định. 2) Các hạn chế trong công tác đánh giá tác động môi trường Câu 3. . Phân tích quá trình lược duyệt các tác động môi trường trong ĐTM Lược duyệt là bước nhằm xác định xem cần tiến hành đánh giá tác động môi trường đầy đủ hay không. Nếu qua bước này mà dự án không phải tiến hành đánh giá tác động môi trường thì có thể tiết kiệm được khoản kinh phí đáng kể. Đây là mục tiêu chính của việc thực hiện bước này trong cả quy trình đánh giá tác động môi trường. Bước lược duyệt thường do các tổ chức của Chính phủ, chủ dự án, cấp có thẩm quyền ra quyết định thực hiện. Để đảm bảo cho bước lược duyệt thu được kết quả như mong muốn, cần hai yếu tố ban đầu sau: - Chủ dự án phải nhận thức rõ quá trình đánh giá tác động môi trường và mức độ thích ứng của nó đối với dự án của mình. - Nhà chức trách có thẩm quyền phải cung cấp được cho dự án các thông tin cần thiết về đánh giá tác động môi trường. Cơ sở để thực hiện bước lược duyệt bao gồm: - Danh mục yêu cầu: Danh mục này liệt kê các dự án phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, những dự án khác không cần bước tiếp theo hoặc chỉ thực hiện thủ tục đơn giản. - Ngưỡng: Các ngưỡng về quy mô, kích thước, sản lượng có thể được lập đối với các loại dự án phát triển. Các dự án vượt ngưỡng này sẽ là đối tượng của đánh giá tác động môi trường. - Mức nhạy cảm của nơi đặt dự án: Mức nhạy cảm ở đây có thể hiểu là nhạy cảm về môi trường. Nếu dự án được triển khai tại vùng được xác định là nhay cảm thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. 4 - Thông qua kiểm tra môi trường ban đầu: Thủ tục này được sử dụng ở Mỹ, Thái Lai và Philippin. Việc kiểm tra môi trường ban đầu cung cấp thông tin cho bước lược duyệt. Kết luận của kiểm tra môi trường ban đầu sẽ là dự án phải đánh giá tác động môi trường hoặc không cần đánh giá tác động môi trường. * Các chỉ tiêu lược duyệt. Có thể lập một số chỉ tiêu để xác định các loại tác động được coi là đáng kể. Những dự án gây các tác động loại này cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. - Thường thì có thể kết hợp một vài điểm trên làm cơ sở cho bước lược duyệt, chẳng hạn Hội đồng Châu Âu đề nghị kết hợp việc đưa ra danh mục và ngưỡng. Theo tài liệu do Hội đồng châu Âu soạn thảo thì lược duyệt lại có thể chia thành các bước nhỏ (hình 2.2). Có thể giải thích các bước ở hình 2.2 một cách chi tiết hơn, đầy đủ hơn như sau: Hình 2.2. Quá trình lược duyệt tác động môi trường Bước 1: Theo bước này có thể sử dụng các quy định, điều luật, trong đó quy định các kiểu dự án phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Dự án nào rơi vào danh mục này đều phải thực hiện ĐTM. Mỗi quốc gia có quy định riêng, nên dự án cùng loại có thể phải có ĐTM ở nước này nhưng ở nước khác lại không yêu cầu. Bước 0: Chuẩn bị dự án Bước 3: Tham khảo sách hướng dẫn đánh giá tác động môi trường Bước 2: Kiểm tra điểm đặt dự án có vào vùng phải đánh giá tác động môi trường không Bước 1: Kiểm tra danh mục dự án theo Luật, qui định Bước 4: Thu thập thông tin các loại Bước 5: Lập danh mục các câu hỏi lược duyệt Bước 6: Lập văn bản lược duyệt 5 Một loại quy định khác lại có thể liệt kê các loại hình dự án không phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, nghĩa là những dự án thuộc loại này sẽ được miễn trừ. Bước 2: Ở nhiều nước, theo quy hoạch có những vùng đặc biệt, chẳng hạn vùng có môi trường nhạy cảm, vùng dành riêng cho cấp nước,… Có thể nêu một số vùng loại này như: - Vùng có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ và khoa học. - Vùng đất ngập nước. - Vùng núi có độ dốc cao và địa hình đặc biệt. - Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng có ý nghĩa kinh tế, văn hoá sinh thái. - Vùng có động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. - Vùng thường xuyên xảy ra sự cố, rủi ro. - Vùng có chất lượng môi trường thấp. - Khi một dự án muốn thực thi ở khu vực này phải có ĐTM. Tất nhiên, quy định này sẽ do các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành. Đôi khi văn bản chưa ban hành thì cơ quan quản lý có thể yêu cầu tiến hành đánh giá tác động môi trường các dự án thực thi ở các vùng nhạy cảm môi trường. Bước 3: Trong trường hợp dự án không thuộc loại quy định trong luật hoặc vị trí của nó không ở vùng đặc biệt như ở bước 2 thì chủ dự án hoặc cấp có thẩm quyền vẫn phải tiến hành bước lược duyệt, nghĩa là xét xem dự án có cần đánh giá tác động môi trường không. Ngoài danh mục loại dự án quy định theo luật và quy định riêng, các tổ chức, cơ quan còn phát hành các sách hướng dẫn ĐTM. Đó có thể là hướng dẫn của nhà nước, của Bộ liên quan đến môi trường hoặc chính quyền địa phương. Thường thì các sách hướng dẫn này cũng cung cấp những danh mục loại dự án cũng như vị trí đặt dự án cần có đánh giá tác động môi trường, ngoài ra còn đưa thêm các nhân tố địa phương khác cần được xem xét. Bước 4: Thu thập phân tích thông tin đã có. Trong nhiều trường hợp, quyết định của bước lược duyệt phải dựa trên việc phân tích các số liệu thu thập. Thông tin này có thể khai thác từ các sách hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, từ hồ sơ các dự án đang hoạt động. Thường các thông tin này giúp đánh giá mức độ tác động đến môi trường, nếu thực thi dự án. Nếu tác động này thuộc loại đáng kể thì cần phải thực hiện các bước sau của quá trình đánh giá tác động môi trường. Để 6 tiện cho việc cân nhắc, cần lập hồ sơ bao gồm các thông tin về dự án và các thông tin khác có liên quan. Bước 5: Nhiều khi các thông tin thu thập từ bước 4 vẫn chưa thật rõ ràng, chưa đủ để đi đến quyết định. Khi đó, cần có thêm thông tin chi tiết hơn về đặc trưng dự án, loại tác động có thể xảy ra cũng như các nhân tố phục vụ bước lược duyệt. Trong một số hệ thống đánh giá tác động môi trường, người ta đã lập các danh mục dạng câu hỏi phục vụ cho bước lược duyệt. Để đơn giản, các câu hỏi được soạn dưới dạng "đúng", "sai" hoặc "có", "không", nghĩa là người được hỏi chỉ việc đánh dấu vào các ô thích hợp. Câu hỏi dạng này được gửi cho cả người chủ dự án, những người có thẩm quyền cũng như một số nhà khoa học liên quan. Việc thu thập, phân tích các phiếu câu hỏi đã được điền đầy đủ sẽ giúp cho việc quyết định về tình trạng đáng kể các tác động của dự án, tiến tới ra quyết định cuối cùng của bước lược duyệt. Nhiều tổ chức đã thiết kế được danh mục gồm nhiều câu hỏi rất bổ ích. Một số câu hỏi được trích ra dưới đây làm ví dụ: - Dự án liên quan đáng kể đến sử dụng lãnh thổ hoặc biến đổi khu vực? Có , Không . - Dự án có phát thải các chất vào không khí thông qua việc đốt nhiên liệu, chế biến sản phẩm, hoạt động xây dựng và các nguồn thải khác? Có , Không . - Dự án cần có lượng nước cấp lớn hoặc thải lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp lớn hay không? Có , Không . - Dự án có cần nơi đổ rác hoặc chất thải công nghiệp? Có , Không . - Dự án có phát sinh tiếng ồn, ánh sáng chói, nhiệt, bức xạ không? Có , Không . - Dự án có thường xuyên sử dụng hoá chất cho việc trừ sâu, trừ cỏ? Có , Không . - Dự án có sử dụng nhiều lao động không? Có , Không . - Dự án có làm thay đổi tình trạng sức khoẻ cộng đồng không? Có , Không . - Vị trí dự án có thuộc gần vùng bảo vệ, dành riêng không? Có , Không . Bước 6: Văn bản quyết định bước lược duyệt. Đây là bước cuối cùng của phần lược duyệt. Thông qua các bước ở trên có thể đi đến quyết định có phải đánh giá tác động môi trường dự án hay không. Nghĩa là phải đưa ra văn bản nêu kết luận, những nguyên nhân đưa đến kết luận và thông báo cho chủ dự án và các bên hữu quan về kết luận có phải tiếp tục đánh giá tác động môi trường hay 7 không. Sau đó, cần giải quyết các kháng nghị của chủ dự án hoặc bên thứ ba về kết luận của nước lược duyệt. Người ta thấy có một số hoạt động khác rất có ích cho việc đi đến quyết định bước lược duyệt, chẳng hạn: - Đối thoại giữa chủ dự án và nhà chức trách. - Lấy ý kiến tư vấn từ các cơ quan có trách nhiệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Tạo cơ hội cho các cơ quan, cá nhân, cộng đồng góp ý kiến. - Lấy ý kiến các chuyên gia từ các cơ quan khoa học. - Tham khảo đánh giá tác động môi trường các dự án cùng loại hoặc cùng địa điểm. Câu 4. Phân tích mức độ và phạm vi đánh giá tác động trong ĐTM. Phát triển kinh tế - xã hội thường làm thay đổi các thông số môi trường. Các tác động dẫn đến thay đổi như vậy thường có mức độ quan trọng khác nhau. Vì vậy đánh giá tác động môi trường cần tập trung vào những tác động quan trọng nhất, không cần chú trọng đến tác động không đáng kể. Ngoài ra, phải tiến hành kiểm tra các dự án giảm thiểu đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Đây chính là nhiệm vụ của việc xác định mức độ, phạm vi đánh giá. Việc xác định phạm vi đánh giá mang lại các lợi ích sau đây: - Có thể tiết kiệm được chi phí đánh giá. - Rút ngắn được tài liệu, giúp cho người đánh giá tập trung được vào những điểm chính yếu nhất, rõ ràng nhất. - Tạo được mối liên hệ giữa người ra quyết định với cộng đồng. Mối liên hệ này sẽ làm giảm những cản trở, chậm trễ từ phía cộng đồng. - Khuyến khích được chủ dự án cân nhắc những biện pháp thay thế, biện pháp giảm thiểu các tác động có hại do dự án gây nên đối với môi trường. Cơ quan có trách nhiệm xác định mức độ phạm vi đánh giá có thể là chủ dự án, nhà chức trách hoặc tổ chức độc lập. Trong một số trường hợp, bước này được thực thi bởi nhóm thuộc dự án mà không có sự tham gia từ bên ngoài. Song với đa số trường hợp thì sự tham gia của các cơ quan khác sẽ rất có hiệu quả, tư vấn của họ có thể tránh được tranh cãi không cần thiết sau này về quá trình đánh giá tác động môi trường. 8 Việc xác định mức độ phạm vi cần thông tin về: - Dự án. - Khu vực. - Các tác động và phương pháp đánh giá tác động. - Quản lý đánh giá tác động môi trường. - Các quá trình ra quyết định thích hợp. Điều này chỉ có được nếu thành lập nhóm thực hiện đa ngành và có sự tư vấn rộng rãi. Sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia kỹ thuật công nghệ, chuyên gia môi trường và chuyên gia pháp lý cũng như đóng góp của những người chịu ảnh hưởng dự án sẽ đảm bảo thắng lợi cho việc xác định mức độ, phạm vi tác động. Quá trình thực hiện bước này cũng cần được quản lý sao cho kết quả của nó được ghi nhận và tính đến trong việc lập kế hoạch nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Thường thì yêu cầu đối với bước xác định mức độ, phạm vi đánh giá có khác nhau ở một số quy định thực thi bước này. Ngoài ra, đó có thể là trách nhiệm của nhà chức trách và trong một số trường hợp là cơ quan độc lập chẳng hạn như Viện, Hội đồng, Trung tâm đánh giá tác động môi trường nào đó. Một số hoạt động chính của bước xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng được trình bày ở hình 2.3. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện từng bước. Bước 1: Xác định khả năng tác động Nhiệm vụ của bước này là xác định khả năng tác động có thể này sinh khi thực thi dự án đến môi trường, kể cả tác động gián tiếp, tác động thứ sinh, tác động kết hợp,… Để giúp thực hiện tốt bước này, nhiều nước, tổ chức đã xây dựng các danh mục dự án cũng như các thành phần môi trường cần phải tính đến trong quá trình xác định mức độ và phạm vi tác động. 9 Hình 2.3. Các hoạt động của bước xác định mức độ, phạm vi tác động Bước 2: Xem xét các phương án thay thế. Trong quá trình hình thành và trình dự án luôn có những dự án thay thế được đem ra cân nhắc. Bước này đề cập đến việc xem xét các dự án thay thế có thể gây tác động như thế nào đến môi trường. Từ đó có thể giúp cho việc quy hoạch chọn lựa dự án thích hợp hơn, ít tác động hơn đến môi trường. Ít nhất cũng có một phương án thay thế có thể đem xem xét, đó là phương án số không, phương án không có dự án. Ở nhiều nước, bước này được đề cập trong các quy định pháp lý, một số dạng dự án thay thế cũng được liệt kê giúp cho người đánh giá có thể tham khảo. Larry W. Canter (1996) đã chỉ ra một danh mục nhằm giúp cho việc xác định các kiểu phương án thay thế liên quan tới dự án, chẳng hạn: - Vị trí tuyến đường. - Quá trình công nghệ. - Thiết kế công trường. - Kiểu và nguồn nguyên liệu thô. - Chương trình thực hiện. - Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm. - Kích cỡ. 1. Xem xét dự án và vị trí để xác định các tác động 2. Nhận xét các khả năng thay thế 3. Chọn ra các tác động đáng kể nhất 4. Soạn văn bản nháp 5. Lấy ý kiến về văn bản nháp 6. Hoàn thiện và kết thúc 10 - Khống chế ô nhiễm. - Đổ thải, tái sử dụng. - Hệ thống và phương pháp quản lý. - Kế hoạch thực hiện monitoring và đề phòng bất trắc. Bước 3: Tư vấn, tham khảo ý kiến Việc xác định mức độ, phạm vi tác động liên quan tới việc thảo luận với các cơ quan bên ngoài, kể cả cơ quan nhà nước, nhóm người quan tâm, cộng đồng địa phương, chủ đất… nhằm xác định rõ tác động, vấn đề, mối quan hệ, phương án thay thế cần phải đề cập trong ĐTM. Khi được hỏi ý kiến và góp ý kiến, những người chịu tác động có thể yên tâm và tin rằng quan tâm của họ được xem xét và phản ảnh trong báo cáo ĐTM. Việc hỏi ý kiến bên ngoài ở một số quốc gia đã được quy định trong các văn bản pháp lý. Thế nhưng ở một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, bước này không thu được kết quả cao. Nguyên nhân có thể là các cơ quan, cộng đồng được hỏi ý kiến chưa làm quen, chưa quan tâm tới công việc này hoặc kiến thức còn hạn chế. Một số cơ quan cần tham khảo ý kiến: - Cơ quan có thẩm quyền. - Chính quyền các cấp có trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn tự nhiên, bảo vệ di tích, cảnh quan, cơ quan sử dụng đất, quy hoạch không gian, kiểm soát ô nhiễm. - Các cơ quan quốc tế có liên quan (nếu cần), đặc biệt là cơ quan có trách nhiệm thiết kế, quy hoạch các vùng có tầm quan trọng toàn cầu. - Chính quyền địa phương và một số đại diện (Đại biểu Quốc hội chẳng hạn). - Đại diện cộng đồng địa phương, các nhóm dân cư, nhân vật quan trọng của cộng đồng như người lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, già làng… - Các chủ đất, cư dân địa phương. - Các tổ chức địa phương, Trung ương, phi chính phủ có quan tâm đến môi trường. - Các nhóm đại diện cho những người sử dụng môi trường. [...]... tác động phải được nghiên cứu đề xuất ngay từ những bước đầu của công tác đánh giá tác động môi trường Các tài liệu công bố trong phần lược duyệt và xác định mức độ, phạm vi tác động cũng phải đề cập đến vấn đề này Trong báo cáo ĐTM phải trình bày chi tiết các biện pháp giảm thiểu và các đề nghị sửa đổi hay chấp thuận của chủ dự án Trong thực tế cũng cần có sự mềm dẻo trong đề xuất cũng như áp dụng các... khi người ta còn sử dụng biện pháp đền bù hoặc đền đáp cho cộng đồng hứng chịu hậu quả các tác động không thể giảm thiểu được Mặc dù rất khó xác định số tiền phải trả là bao nhiêu và ai sẽ là người được nhận tiền, song ý tưởng đền bù có thể giúp giải quyết những tai tiếng và thực hiện được mục tiêu mà đánh giá tác động môi trường đặt ra Có nhiều cách thực hiện sự đền bù này, chẳng hạn nếu dự án gây... cho người làm công tác môi trường, người ra quyết định thực thi dự án và cho cả cộng đồng Vì vậy, trong ĐTM phải làm thật tốt bước này Câu 8 Nêu vai trò của công tác tham vấn cộng đồng trong ĐTM Các đối tượng được tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM 1) vai trò của công tác tham vấn cộng đồng trong ĐTM Vai trò cơ bản của việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường là tăng... - Tăng trách nhiệm của chủ dự án, nhóm thực hiện ĐTM; - Có thể được coi là tác nhân kiểm tra, nhận xét, đánh giá quá trình ĐTM khi quá trình này được công khai Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến cộng đồng cũng gây một số bất lợi như: 35 - Khả năng làm xáo trộn vấn đề; - Khả năng sai số đối với thông tin từ phía cộng đồng; - Làm chậm tiến trình thực hiện ĐTM và dự án; - Làm chi phí tăng lên; Việc lấy ý... vững bản chất, quy mô của tác động và các vấn đề liên quan Trước hết phải biết thực chất của vấn đề, xem xét mối liên quan tới sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, suy giảm tài nguyên và môi trường Nếu là ô nhiễm phải quan tâm tới nguồn gây ô nhiễm, đó là nguồn điểm, đường hay nguồn mặt, ngoài ra phải biết khả năng gây hại của chất thải Tiếp đến phải xét xem vấn đề có cấp bách không, nghĩa là tác động thể... thải, xử lý nước thải, rác thải,… được xem xét kỹ trong luận chứng kỹ thuật nên nhóm đánh giá chỉ cần liệt kê chúng trong báo cáo ĐTM Tuy nhiên ở một số nước, trong đó có nước ta thì việc xem xét các phương án xử lý chất thải được quy định phải được đề cập trong báo cáo ĐTM Một điểm cần chú ý là chính việc giảm thiểu tác động, xử lý chất thải lại có thể gây ra những tác động khác Chẳng hạn để xử lý... cãi và cũng là một trong những lý do cần có sự tham gia góp ý tư vấn của cộng đồng trong suốt quả trình thực hiện ĐTM Rất nhiều biện pháp giảm thiểu được đưa vào trong báo cáo ĐTM nhưng qua quá trình tư vấn, tham khảo ý kiến đã phải thay đổi Một điểm nữa cần lưu ý là trong nhiều báo cáo ĐTM, các biện pháp giảm thiểu được đưa ra nhưng lại thiếu phương tiện thực thi Điều này cần phải được chấn chỉnh Ngay... việc cho phép dự án hoạt động Điều này rất cần thiết vì sẽ tiết kiệm được nguồn lực dành cho ĐTM vốn đã rất hạn chế Như vậy, mục tiêu chính của bước này là nghiên cứu chi tiết hơn những tác động có tầm quan trọng nhất đối với việc ra quyết định và những tác động đáng kể nhất Một tình trạng chung là các báo cáo ĐTM đề cập đến quá nhiều tác động không thích đáng và thiếu thông tin nên gây khó khăn cho việc... phạm vi đánh giá của các bước sau, giảm chi phí không cần thiết đồng thời giảm được những phần không nên có trong báo cáo ĐTM Câu 5 Phân tích quá trình nhận dạng các tác động môi trường trong thực hiện ĐTM Cho ví dụ minh họa Thông số môi trường Các dự án phát triển kinh tế xã hội đều gây những tác động môi trường ở các mức độ khác nhau, chúng bao gồm những nghiên cứu có lợi và có hại Theo Vatheen, một... trong quá trình thực hiện ĐTM Cơ sở dự báo qui mô và cường độ tác động trong ĐTM 1) Phân tích các biến đổi môi trường trong quá trình thực hiện ĐTM Các nguồn gây tác động nêu trên sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi môi trường cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại địa bàn hoạt động của dự án Hiện tại các nhà khoa học đang cố gắng chỉ ra một số biến đổi mang tính toàn cầu như gia tăng lượng . và đề xuất điều chỉnh kịp thời. b) ý nghĩa ĐTM là một công cụ kết hợp chặt chẽ với kế hoạch bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nó chính là một “dự án trong dự án”, cụ thể như sau: - ĐTM. tích cực. - ĐTM sẽ đưa ra giải pháp đo mức độ thực thi dự án trên phương diện bảo vệ môi trường. ĐTM sẽ cung cấp một chương trình quan trắc cho việc tác động của dự án đến môi trường. - ĐTM chia. đắn. Do đó, ĐTM cần đạt những yêu cầu sau: - ĐTM phải là một hoạt động khoa học mang tính liên ngành. Phải huy động được nhiều lĩnh vực cùng tham gia tư vấn, đánh giá và thẩm định. - ĐTM phải thực

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w