tiếp theo nói chung cũng như phương hướng, mục tiêu hoạt động của Goodtrans nói riêng, em xin đưa ra quan điểm giải quyết vấn đề của mình. Đó là phải hoàn thiện hơn nữa quy trình giao hàng hóa XNK bằng container vận tải đường biển đồng thời đơn giản hóa và hiện đại hóa việc thực hiện quy trình. Xuất phát từ quan điểm của bản thân dưới đây là một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển để tăng cường hiệu lực quản lý việc thực hiện quy trình đó tại công ty TNHH Dịch Vụ vận Tải Quốc Tế.
4.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu bằngcontainer vận tải đường biển container vận tải đường biển
4.3.1. Các giải pháp về phía công ty
Trước thực trạng quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng container vận tải đường biển của công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Quốc Tế nói riêng và tình hình giao nhận hàng hóa nói chung của vận tải biển Việt Nam. Để có một quy trình giao hàng hóa hoàn thiện hơn, sau khi nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty, tình hình các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nói chung và mục tiêu phương hướng hoạt động của Công ty, em xin đề xuất một số biện pháp như sau:
4.3.1.1. Hoan thiện khâu nhận hang từ người gửi
- Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa theo đúng hợp đồng đã ký kết là việc làm hết sức cần thiết để tránh những sai sót và kiện cáo của các bên liên quan về sau. Hàng hóa cần phải kiểm tra kỹ xem có đúng chất lượng, số lượng, có phù hợp với các chứng
từ, các điều khoản của hợp đồng hay không để đảm bảo cho Công ty bảo vệ quyền lợi nhận giao hàng XK.
- Tiến hành kiểm nghiệm hàng hóa ở đâu, khi nào là việc cần lưu ý, bởi chỉ có một sai sót nhỏ về thời gian và địa điểm diễn ra công tác kiểm nghiệm cũng làm chậm lại quá trình nhận hàng. Công ty cũng phải chủ động mời các cán bộ của cơ quan kiểm nghiệm đến kiểm tra hàng sao cho đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên. Cần cử thêm cán bộ chuyên trách trong Công ty hỗ trợ và giám sát việc kiểm tra hàng để tránh những đổ vỡ, hư hỏng không đáng có ngay tại thời điểm giao nhận và kiểm hàng.
- Số lượng và chất lượng hàng là 2 yếu tố cần được đặc biệt quan tâm. Nhân viên Công ty sẽ phải căn cứ vào hợp đồng và các chứng từ có liên quan để kiểm tra cho chính xác, xem có đúng như đã nêu trong hợp đồng không. Quá trình kiểm hàng cần kiểm tra một số mẫu tiêu biểu để đảm bảo trọng lượng và khối lượng hàng hóa không có sai lệch ngoài phạm vi cho phép. Trước khi hàng được gom vào container thì việc kiểm hàng trước khi lưu kho để bảo quản cần hết sức chú ý, nhất là đối với hàng hóa dễ hỏng, dễ bị tác động của môi trường bên ngoài như tính hút ẩm cao, dễ oxy hóa,… để có những giải pháp bảo vệ kịp thời.
4.3.1.2. Tổ chức công tác thuê container, liên hệ tau
- Linh động trong việc thuê container nhất là vào những mùa cao điểm trong hoạt động XK bằng đường biển. Trước khi đóng hàng vào container thì phải kiểm tra một cách cẩn thận như về các tiêu chuẩn chất lượng, khả năng sử dụng, sau đó tiến hành vệ sinh sạch sẽ container để tránh trường hợp container bẩn làm ảnh hưởng đến hàng hóa, có thể dẫn tới ẩm mốc...
- Lựa chọn những hãng tàu uy tín, đã tạo dựng được mối quan hệ làm ăn lâu năm để công ty có thể có được một mức giá cước ưu đãi thu hút khách hàng. . Bên cạnh đó công ty phải phân định rõ trách nhiệm rõ ràng giữa công ty và chủ tàu chuyên chở để khi xảy ra vấn đề gì thì sẽ có cơ sở để giải quyết và cũng để có kế hoạch thực hiện quản lý giám sát một cách hợp lý tránh xảy ra rủi ro, hư hỏng và mất mát hàng hóa
4.3.1.3. Hoan thiện khâu lam thủ tục hải quan
- Đối với khâu tính thuế hải quan.
+ Khi tiến hành tra và áp danh mục thuế để khai nộp thuế hải quan, nhân viên Công ty cần nâng cao tính cẩn thận, kiểm tra kỹ, tránh áp thuế sai, gây phiền hà khi làm thủ tục.
+ Nhân viên Công ty phải thường xuyên theo dõi cập nhật những văn bản hướng dẫn việc thực hiện áp dụng biểu thuế, danh mục hàng hóa XK của Nhà nước, danh mục, biểu thuế riêng của Hải quan cho các mặt hàng XK. Đặc biệt chú ý đến danh mục hàng hóa cấm XK được ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ, nghiên cứu kỹ luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn tại thông tư số 112/2005/TT-BTC về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
+ Nếu gặp khó khăn từ phía các cán bộ hải quan thiếu sự năng động khi tiếp nhận bộ chứng từ và lô hàng XK, nhất là những lô hàng khó xác định mã thuế. Khi đó Goodtrans cần đến những nhân viên thực sự năng động, giỏi chuyên môn, phản ứng nhanh với các tình huống, có như vậy mới tạo dựng được mối quan hệ tốt, dành được sự tin tưởng của cán bộ hải quan, giúp cho công việc giao nhận được thực hiện trôi chảy.
- Đối với khâu kiểm hóa.
Đây là khâu quyết định hàng hóa có được cấp giấy phép XK hay không, do đó nhân viên công ty cần phải thực hiện tốt khâu này.
+ Chủ động liên lạc và phối hợp với các cán bộ kiểm hóa thực hiện tốt các bước kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được giao cho người nhận đúng đúng về thời gian hoặc giải phóng hàng kịp thời ra khỏi bãi cảng.
+ Phân công cán bộ phụ trách có kinh nghiệm, nắm vững được các mặt hàng XK và có sự chuẩn bị tốt cho các phương án giải trình trong trường hợp bị hải quan chất vấn.
4.3.1.4. Hoan thiện khâu giao hang cho tau
- Nhân viên Công ty cần theo dõi giờ tàu đến cảng, theo dõi diễn biến, hành trình của tàu để có thông tin sớm nhất kịp thời có những ứng phó khi cần thiết.
- Nên cử người phụ trách hợp đồng giao hàng XK để người này chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, móc nối các khâu trong quy trình giao hàng XK bằng container đường biển được thuận lợi, kịp tiến độ.
- Tạo dựng mối quan hệ tốt với cảng vụ để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc bố trí phương tiện và nhân lực giao hàng với tàu, trong trường hợp gấp rút, có thể áp dụng mức thưởng phạt bốc dỡ cao để đẩy nhanh tiến độ giao hàng với tàu tại cảng.
4.3.1.5. Hoan thiện khâu quyêt toán
Trong khâu này, nhân viên Công ty đã thực hiện tương đối tốt. Do đó, cần phát huy tích cực khâu này. Nhân viên Công ty phải giữ các chứng từ cần thiết và các hóa đơn về bốc hàng, chi phí lưu kho, thuê container,… để thanh toán cho các bên có liên quan. Việc làm mất một giấy tờ nào đó có thể gây khó khăn tới việc thanh toán, không chỉ về thanh toán cho nhân viên bốc hàng tại cảng mà còn với cả việc khách hàng thanh toán cho Công ty. Vì vậy đòi hỏi tính cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng của nhân viên khi tiến hành giao nhận để đảm bảo lợi ích của Công ty.
4.3.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình giao hang xuất khẩu
Khâu giám sát và điều hành quy trình giao hàng cần phải được thực hiện tốt để đảm bảo cho quy trình được thực hiện đúng ngay từ những khâu, những công việc đầu tiên. Công ty nên có một người đứng ra chuyên làm công tác giám sát và điều hành mọi hoạt động trong quy trình, đảm bảo cho sự hoạt động thông suốt của quy trình. Nếu làm tốt công tác này, quy trình giao hàng xuất khẩu đảm bảo được hạn chế tốt nhất những sai phạm có thể gặp phải. Do vậy Ban lãnh đạo toàn công ty, các bộ phận trực thuộc cần phải hết sức chú ý trong quá trình kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong DN đặc biệt là giám sát quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển để công ty có thể tạo uy tín với các đối tác nước ngoài.
4.3.1.7. Nâng cao tính chủ động va ổn định trong quá trình giao hang hóa xuấtkhẩu bằng container vận tải đường biển của công ty khẩu bằng container vận tải đường biển của công ty
Nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn cho khách hàng tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương và lĩnh vực mua bảo hiểm hàng hóa. Tư vấn cho khách hàng về các hãng tàu nước ngoài có uy tín mà công ty đã từng ký
kết, tư vấn trong việc hoàn thành những thủ tục cần thiết trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển.
Trong phạm vi có thể nên đưa ra một số lợi ích cho khách hàng như miễn phí lưu kho một số ngày quá hạn ...
Ngoài ra công ty cũng phải tìm mọi khả năng để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành bằng việc phát huy sở trường, kinh nghiệm và lợi thế của công ty, phối hợp sử dụng hợp lý các loại phương tiện và lựa chọn một hệ thống giá cước thích hợp để thu hút khách hàng. Công ty cần phải mở rộng quan hệ đa phương trên thi trường để xử lý khó khăn về vốn, trang thiết bị đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các hãng khác, đại lý giao nhận để ký kết những hợp đồng mới cũng như hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, cùng nhau xây dựng tuyến kinh doanh hiệu quả.
4.3.2. Các đề với ngành giao thông vận tải, các hiệp hội liên quan
4.3.2.1. Đề xuất với bộ giao thông vận tải
Trước tình hình về giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay, Bộ giao
thông vận tải cần có một chiến lược thích hợp để phát triển ngành giao thông vận tải phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo đánh giá tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nước ta nói
chung còn yếu và thiếu cho nên những nhược điểm trong hệ thống cơ sở hạ tầng có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Cho đến nay, mặc dù nước ta đã chủ trọng trong việc nâng cấp xây dựng
mới với một khối lượng vốn không nhỏ nhưng chúng ta đang sử dụng một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong tình trạng còn nhiều yếu kém, quy mô nhỏ bé, năng lực hạn chế, thiếu sự kết nối liên hoàn. Nước ta vẫn thiếu hệ thống cảng nước sâu hiện đại trong khi nước ta có gần 200 cảng biển lớn nhỏ được đưa vào danh mục cảng biển Việt Nam. Vào mùa cao điểm các cảng biển Việt Nam thường xuyên bị tắc nghẽn. Hầu hết các cảng biển Việt Nam chỉ đủ khả năng tiếp nhận những con tàu nhỏ, trọng tải ít. Điều này có nghĩa là hầu hết hàng container phải được trung chuyển qua Singapore hoặc Hồng Kong để chuyển tải sang những con tàu lớn. Do đó chi phí vận tải vẫn còn cao và mất nhiều thời gian cho vận chuyển hàng hóa.
Do vậy, Bộ giao thông vận tải nên đề xuất với Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để phát triển ngành giao thông vận tải phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa xuất
khẩu như: Không nên đầu tư dàn trải nhiều công trình cảng biển nhỏ bé mà Nhà nước nên đầu tư vào công trình cảng biển lớn, cảng nước sâu, những cảng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì nếu đầu tư dàn trải vào nhiều công trình cảng biến nhỏ thì các con tàu có trọng tải lớn không thể vào sâu nước ta được. Khi đó nước ta vẫn phải vận chuyển hàng hóa quốc tế qua các cảng biển của nước khác. Điều này làm tăng chi phí vận tải hàng hóa, mất nhiều thời gian trong việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Còn nếu nước ta tập trung vào xây dựng để có cảng biển lớn , cảng nước sâu, cảng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ thu hút được nhiều tàu vận chuyển hàng hóa, chi phí cho giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống, tiết kiệm được thời gian. Khi đó sẽ có nhiều nhà kinh doanh sang đầu tư sản xuất ở nước ta.
4.3.2.2. Đề xuất với các hiệp hội liên quan
Các hiệp hôi nên chủ động đóng góp ý kiến của mình với Chính phủ mỗi
khi Nhà nước đưa ra các dự luật ban hàng như luật Hải quan, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế GTGT,... để đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành, nếu không chúng ta khó lòng đật được mục đích chung của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Không những vậy, các hiệp hội cần năng động hơn trong việc quản lý
bảo vệ quyền lợi cho hội viên, đặc biệt là trong đào tạo, gắn kết, trao đổi thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập thị trường nước ngoài.
Ở các nước trên thế giới đều có Hiệp hội chủ hàng (Shipper Council) để
làm đối tác với các hãng chủ tàu biển nhằm cùng nhau xây dựng hình thành một biểu giá cước và phụ phí hợp lý cùng có lợi và có thể chấp nhận được. Chúng ta chưa có Hiệp hội này, vì vâỵ Bộ thương mại nên chủ động nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sớm hình thành Hiệp hội này để làm đối tượng đàm phán thương lượng với các hãng tàu biển trong và ngoài nước nhằm kiềm chế giá cước và phụ phí đường biển hợp lý cùng có lợi cho chủ hàng và chủ tàu.
4.3.2.3. Đề xuất với Nha nước
-Hoàn thiện các văn bản pháp lý
Như chúng ta đã biết, một trong những giải pháp vĩ mô để thúc đẩy việc phát triển đội tàu biển là bổ sung và hoàn thiện Bộ luật hàng hải của Việt Nam, ngoài ta cần phải xem xét sự phù hợp của Bộ luật với các Bộ luật dân sự , Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ
luật lao động để tránh các mâu thuẫn, chồng chéo. Chính vì vậy việc hoàn thiện, việc phối hợp đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết, nó góp phần phục vụ đáng kể cho sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Mặt khác để bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật là chúng ta cần tham khảo hệ thống Luật hàng hải quốc tế: Các công ước quốc tế về hàng hải, các Hiệp định về hàng hải.... bởi vì dù muốn hay không, ngành vận tải đường biển của Việt Nam mà đặc biệt là đội tàu biển do phải vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nên phải giao lưu quốc tế, phải hiểu Luật quốc tế để thực hiện quá trình kinh doanh vận tải biển.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hệ thống hóa quy trình vận chuyển hàng hóa các hệ thống Luật về hàng hải bao gồm Luật của Việt Nam và Luật nước ngoài, các tập quán quốc tế, tập quán riêng của từng cảng, thông lệ quốc tế, luật riêng của các quốc gia mà tàu chuyên chở hàng hóa để các doanh nghiệp vận tải, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt Nam hiểu và nắm vững để vận dụng.
- Xây dựng các công ty vận tải biển theo hướng công ty Cổ phần Cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải biển là hướng chúng ta cần vươn tới vì đây là phương thức huy động vốn có hiệu quả đặc biệt trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán của ta đã ra đời và đi vào hoạt động. Mặt khác cổ phần hóa doanh nghiệp là chủ trương được Chính