Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc

Một phần của tài liệu Du lịch Hải Dương - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 49 - 51)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.3. giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc

đặc thù.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy du lịch Hải Dương phát triển, nó đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang đậm bản sắc riêng của Hải Dương.

Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch Hải dương (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách…), những tiềm năng tạo ra sản phẩm còn chưa được khai thác… để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu của những thị trường khách chính của Hải Dương.

Hải Dương cần tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mang sắc thái văn hóa, phong tục tập quán riêng như:

Phát triển khu sân golf Ngôi Sao Chí Linh trở thành sân golf quốc tế có tiếng, thu hút khối lượng lớn khách quốc tế và trong nước.

Huy động các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp hình thành các điểm du lịch chuyên đề và tổng hợp.

Tổ chức tour du lịch sinh thái đường sông trên khu vực sinh thái sông Hương tại huyện Thanh Hà.

Đối với các địa phương, các huyện có truyền thống văn hóa và lễ hội cũng cần có những sản phẩm lưu niệm đặc thù, kỷ niệm chương, những hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc của địa phương đó.

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, cùng với đó lập những tour du lịch nghỉ cuối tuần cho du khách, nhất là nguồn khách từ Hà Nội. Sau một tuần làm việc mệt mỏi, cuối tuần là dịp họ nghỉ ngơi thư dãn tìm về những khu du lịch nghỉ dưỡng để hít thở không khí trong lành của miền quê, vùng đồi núi. Vì vậy cần đầu tư để có được những khu nghỉ dưỡng độc đáo mang sắc thái riêng của Hải Dương.

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc là một lễ hội lớn không chỉ của tỉnh Hải Dương mà còn là lễ hội mang tầm vóc quốc gia chính vì vậy lễ hội cần phải mang tính đặc thù riêng như: tạo nên một nền văn hóa dân gian riêng trong lễ hội, tạo nên một không khí tôn nghiêm nhắc nhở lại truyền thống tốt đẹp của thời Trần Hưng Đạo, của “Hào khí Đông A”, của Nguyễn Trãi, thông qua những vở diễn sân khấu do chính người dân địa phương dàn dựng, những hoạt động văn hóa dân gian kể tích xưa, tận dụng miền sông nước Lục Đầu Giang phối hợp vói xứ Kinh Bắc để cho lễ hội diễn ra trên một diện rộng, cảnh tượng trên bến dưới thuyền ấy sẽ khiến du khách không khỏi hồi tưởng về thời hào hùng của dân tộc Việt Nam, qua đó sẽ thu hút được lượng du khách lớn đến đây.

Khu di tích đền thờ thầy giáo Chu Văn An, là nơi vùng núi thơ mộng gắn liền với các cuộc hướng đạo, nên ở đây cần có những “lễ hội về nguồn” mang tính truyền thống đặc sắc để nâng cao trình độ dân trí và nâng cao tinh thần hiếu học cho tầng lớp thanh thiếu niên và sinh viên…

Hải Dương hiện có rất nhiều làng nghề cổ truyền và làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng gốm Chu Đậu, và làng nghề vàng bạc Châu Khê, đây là hai làng nghề nổi tiếng chính bởi vậy để cho sản phẩm của nó đến được tay khách du lịch và được họ ưu chuộng thì phải tạo thương hiệu cho sản phẩm và phát triển làng những làng nghề này thu hút khách du lịch tạo thành tour du lịch làng nghề.

Một phần của tài liệu Du lịch Hải Dương - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w