1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà

98 2,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá một cách khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời, khả

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

TY CỔ BÁNH KẸO HẢI HÀ TỪ NĂM 2010-2012

Sinh viên: Đồng Thị Thu Hương Giáo viên hướng dẫn :

Nhóm: 04

Niên khóa:2012-2014 Huế, tháng 01 năm 2014

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt hơn Và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết hiện nay

Phân tích báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá một cách khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ, triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rủi ro tài chính của công ty Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo công ty như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối chính sách lợi nhuận… Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư… là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý Dựa vào phân tích báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ

và xu hướng tác động của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn về các hoạt động kinh tế cũng như nguồn lực của doanh nghiệp

Ngoài ra, phân tích báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông, khách hàng, các nhà quản lý cấp trên… đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực

kỳ quan trọng, giúp họ đánh giá hiệu quả của quá sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, tình hình và khả năng thanh toán của công

ty, lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, tiềm năng tăng trưởng của công ty; chọn lựa và đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất; quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho công ty Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nhận thức được ý nghĩa và

Trang 3

tầm quan trọng trong việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay, vì vậy

em đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của Công ty Cố Phần Bánh Kẹo Hải Hà làm chuyên đề nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Chuyên đề nhằm tới các mục tiêu sau:

Thứ nhất là, nêu được bản chất của hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng

Thứ hai là, làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn 2010 – 2012

Thứ ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công

ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

3 Đối tượng nghiên cứu

Là hệ thống thông tin kế toán đã được trình bày trên BCTC của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà qua 3 năm từ 2010 – 2012

4 Phạm vi nghiên cứu

Báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm từ 2010 – 2012 Cụ thể là phân tích 4 bảng: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu được tiến hành bằng các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp thông qua các tài liệu từ sách

vở, các giáo trình liên quan đến phân tích tài chính như giáo trình Phân tích báo cáo tài chính của PGS.TS Nguyễn Năng Phúc

- Phương pháp thu thập số liệu: là thu thập các bảng trong BCTC

Trang 4

- Phương pháp xử lý số liệu: các phương pháp phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu, xử lý số liệu theo chiều ngang, chiều dọc, phương pháp so sánh.

Chương 1: Phân tích tình hình tài chính của công ty

Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công tyPHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

1.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tên doah nghiệp : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch : Hai ha Confeetionery company (HaiHaCo)

Thuộc loại hình : Doanh nghiệp Nhà nước

Trang 6

đổi từ Công ty Bánh Kẹo Hải Hà theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 ngày 20/01/2004 và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101444379 thay đổi lần thứ 4 ngày 07/05/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 4 ngày 07/05/2012, tổng số vốn điều lệ của Công ty là 82.125.000.000 VND, được chia làm 8.212.500 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là 10.000 VND, trong đó, vốn Nhà nước (Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) là 41.883.750.000 VND (tương ứng với 4.188.375 cổ phần), chiếm 51%; vốn của các cổ đông khác là 40.241.250.000VND (tương ứng với 4.024.125 cổ phần), chiếm 49%

Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, đồ uống như bánh, kẹo, đường, sữa, cà phê, đồ uống không cồn, nước khoáng…;

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;

- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo

Công ty có các Chi nhánh, Nhà máy phụ thuộc sau:

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;

Chi nhánh Đà Nẵng;

Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I (tại tỉnh Phú Thọ);

Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II (tại tỉnh Nam Định)

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn sau:

- Thời kỳ năm 1959-1961: Tổng Công ty nông thổ sản Miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt chân châu vào tháng 11/1959 với 9 cán bộ của

Trang 7

Tổng Công ty gửi sang Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu sự hình thành của Công ty.

- Thời kỳ năm 1962-1967:

Bắt đầu từ năm 1962 xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm mới như: Đậu tương, xì dầu, tinh bột ngô

Năm 1966 sưởng miến được đổi tên thành: Nhà máy thực nghiệm phẩm Hải Hà sản xuất viên đam, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bột mỳ, bột dinh dưỡng

- Thời kỳ năm 1968-1975:

Năm 1968 nhà máy trực thộc Bộ Lương thực thực phẩm quản lý, tháng 6/1970 thực hiện chỉ thi của Bộ Lương thực thực phẩm, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của nhà máy bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo mạch nha, bánh tinh bột

Năm 1975 nhà máy lắp đặt một hệ thong nối hòa đường thay thế việc hòa đường thủ công cũ Giá trị của sản lượng qua các năm tăng rõ rệt

- Thời kỳ 1976-1980:

Thời kỳ này nhà máy Hải Hà vẫn trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm với diện tích tổng mặt bằng 3000m2 nhà máy tiến hành khởi công xây dựng nhà sản xuất chính Đến năm 1980 nhà máy bắt đầu được đưa vào sản xuất

- Thời kỳ 1981-1985:

Những năm 1981-1985 là thời gian ghi nhận bước chuyển biến của nhà máy Từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới sang cơ giới hóa Cũng bắt đầu từ năm 1981 nhà máy được chuyển giao sang Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi Nhà máy thực phẩm Hải Hà Để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ mới Năm 1983 nhà máy đổi tên thành: Nhà máy kẹo Xuất khẩu Hải Hà trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Bộ Công nghiệp thực phẩm

Trang 8

- Thời kỳ 1992 đến nay:

Tháng 1/1992 nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp nẹ quản lý Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới nền knh tế thị trường, ngày 10/07/1992 nhà máy đổi tên thành: Công ty bánh kẹo Hải Hà

Tháng 5/1993 Công ty đã ký kết hợp đồng lien doanh với đối tác Nhật Bản thành lập liên doanh sản xuất bánh kẹo Hải Hà- Kotobuki, từ đó sản xuất bánh kẹo của Công

ty ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng được nâng cao rõ rệt, ngày càng thu hút nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị cao Ngoài ra, Công ty còn thành lập Công ty lien doanh HaiHa- Miwon tại Việt Tì, Phú Thọ Năm 1995 kết nạp thêm nhà máy tinh bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định

-Năm 2003 với chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Công ty bánh keoh Hải hà được cổ phần hóa với tên gọi là Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Tháng 1/2004 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn được bán cho Cán bộ Công nhân viên của Công ty

Được sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp nhẹ , Công ty đã chuyển Công ty liên doanh HaiHa – Kotobuki về Tỏng Công ty thuốc lá, Công ty lien doanh HaiHa – Miwon được chuyển phần vốn cho Công ty Miwon

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với bề dày lich sử hình thành và phát triển ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành bánh kẹo Việt Nam

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc ngàng công nghiệp nhẹ được thành lập với chức năng là sản xuất bánh kẹo phục vụ cho mọi từng lớp nhân dân và một phần để xuất khẩu

 Nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà như:

- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường

- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty, nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu phục

vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường

Trang 9

- Ngoài sản xuất bánh kẹo là chính công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác đẻ không ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy phấy triển của công ty ngày càng lớn mạnh.

 Ngoài ra công ty còn có các nhiệm vụ sau:

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn dược giao

- Thực hiện các phương pháp lao động,chăm lo đời sông vật chất tinh thành cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn

Như vậy mục tiêu chung của công ty là đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước, đồng thời không ngừng phát triển quy mô doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân của công ty

1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Trang 10

Cơ cấu bộ máy quản lý công ty

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005 Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty

Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công

ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Ban kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty

Ban điều hành

Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, hai Phó Tổng giám đốc, một

Kế toán trưởng Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc

Trang 11

1.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty

1.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng TCKT)

Kế toán

lương và

BHXH

Kế toán vật tư và TSCĐ

Kế toán tổng hợp(phó phòng TCKT)

Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán

Thủ quỷ

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp

Quan hệ kiểm tra, đối chiếu

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo phòng tài chính kế toán và trực tiếp lập báo

cáo tài chính cho niên độ kế toán Kế toán trưởng phân công lao động trong phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán tại công ty Kế toán tổng hợp: Trực tiếp làm kế toán tổng hợp, nhiệm vụ xử lý và tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thay mặt kế toán trưởng điều hành công việc của phòng khi kế toán trưởng vắng mặt và giải quyết các vấn đề theo ủy quyền của kế toán trưởng

Trang 12

Kế toán thanh toán lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính toán, thanh toán các

khoản theo chế độ cho cán bộ công nhân viên Ngoài ra còn theo dõi các khoản công

nợ tạm ứng của công nhân viên

Kế toán vật tư và tài sản cố định: Có nhiệm vụ tính toán và phân bổ chính xác

số khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh Phản ánh tổng hợp số liệu

về thu mua NVL, tình hình nhập - xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ

Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch vay

các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Theo dõi quỷ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, theo dõi tiền chuyển đi, tiền chuyển đến Đến cuối tháng có sự đối chiếu và xác nhận số dư ngân hàng về khoản tiền vay và tiền gửi

Thủ qũy: Mở sổ tiền mặt ghi chép hàng ngày liên tục theo thủ tục phát sinh

của các nghiệp vụ Chịu trách nhiệm quản lý về nhập- xuất quỷ tiền mặt, ngân phiếu tại qũy

1.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán

a Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán

Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của công ty là nhật ký chứng từ

Trang 13

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ

Trang 14

Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu

số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào

b Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo tài chính được lập tại doanh nghiệp bao gồm các báo cáo tài chính năm và các báo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.-Báo cáo tài chính năm được lập cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N, gồm 2 báo cáo bảng cân đối kế toán(B01-DN) và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(B02-DN)

-Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập theo quý, gồm bảng cân đối kế toán(B01a-DN) và báo cáo kết quả kinh doanh(B02-DN)

d.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo tài chính được lập tại doanh nghiệp bao gồm các báo cáo tài chính năm và các báo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.-Báo cáo tài chính năm được lập cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N, gồm 2 báo cáo bảng cân đối kế toán(B01-DN) và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(B02-DN)

-Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập theo quý, gồm bảng cân đối kế toán(B01a-DN) và báo cáo kết quả kinh doanh(B02-DN)

Trang 15

e Các chính sách kế toán chủ yếu

Sau đây là các chính sách kế toán chủ yếu được Công ty áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính

Ước tính kế toán

Việc lập Báo cáo tài chính tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế

độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ

và tài sản tiềm tàng tại ngày lập Báo cáo tài chính cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt kỳ hoạt động Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra

Đánh giá lại sau lần ghi nhận ban đầu

Hiện tại, chưa có quy định về đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu

Trang 16

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo

Các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi

Các khoản phải thu được phản ánh theo giá trị có thể thực hiện được ước tính sau khi đã lập dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập theo các quy định về kế toán hiện hành và theo các quy định của Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Theo đó, Công ty được phép trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần

có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành Theo đó, Công ty được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần

có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán

Trang 17

Tài sản cố định hữu hình và khấu hao

Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử

Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản phù hợp với khung khấu hao quy định tại Thông tư

số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính; riêng một số tài sản cố định thuộc nhóm máy móc, thiết bị được tính theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh Trong 6 tháng đầu năm 2013, Công ty lần đầu tiên áp dụng Thông tư số 45/2013/TT-BTC trong việc trích khấu hao tài sản cố định thay thế cho việc áp dụng Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 trong các kỳ kế toán trước Việc áp dụng Thông tư số 45/2013/TT-BTC không làm thay đổi mức trích khấu hao của các tài sản cố định mà Công ty đang áp dụng Tiêu thức xác định nguyên giá tài sản cố định của Công ty được điều chỉnh lại phù hợp với quy định mới Thời gian khấu hao cụ thể của các loại tài sản cố định như sau:

Năm 05 - 25

Tài sản cố định vô hình và khấu hao

Tài sản cố định vô hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế, thể hiện giá trị các chương trình phần mềm về quản lý và kế toán Các chương trình phần mềm được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 03 năm

Trang 18

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc Chi phí này bao gồm các chi phí liên quan tới đầu tư xây dựng và chi phí lãi vay có liên quan trong thời kỳ đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam Việc tính khấu hao của các tài sản được hình thành từ đầu tư xây dựng này được áp dụng giống như các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Theo Quyết định số 288/QĐ-HĐQT ngày 09/06/2011 của Hội đồng quản trị Công ty đã phê duyệt dự án “Di dời, đầu tư xây dựng Nhà máy bánh kẹo Hải Hà” tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư là 485.043.079.000 VND (đã bao gồm thuế GTGT) được hình thành từ nguồn lợi nhuận thu được từ dự án hợp tác đầu tư khai thác khu đất tại 25 Trương Định, Hà Nội sau khi di dời và nguồn quỹ đầu tư phát triển sản xuất của Công ty Dự

án bắt đầu được thực hiện từ quý IV năm 2010 và dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ công trình vào quý IV năm 2015

Do tình hình tài chính khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng nên tiến độ dựán hợp tác đầu tư khai thác khu đất tại 25 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

sẽ chậm lại so với kế hoạch ban đầu Theo đó, Công ty đã có công văn gửi Ban quản lý khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh cho phép Công ty tạm hoãn thời gian khởi công xây dựng nhà xưởng từ quý 3 năm 2011 đến quý 4 năm 2013

Chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn bao gồm chi phí trả trước tiền thuê đất tại khu công nghiệp Tân Tạo và khu Công nghiệp VSIP – Bắc Ninh và các khoản chi phí trả trước dài hạn khác

Tiền thuê 2.565 m2 đất tại Khu Công nghiệp Tân Tạo với đơn giá thuê 1.425.420 VND/m2, thời gian thuê là 45 năm kể từ năm 2005 theo Hợp đồng thuê đất số 309/HĐ-TLĐ/KD-05 ngày 10/05/2005 được ký kết giữa Công ty và Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Tân Tạo

Trang 19

Tiền thuê 48.705 m2 đất tại Khu Công nghiệp VSIP Bắc Ninh với đơn giá thuê là 62USD/m2, thời gian thuê là 47 năm kể từ ngày 14/12/2010 theo Hợp đồng thuê đất số 054B/055/056/057A ngày 14 tháng 12 năm 2010 được ký giữa Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà và Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh Số dư tiền thuê đất Công ty đã trả trước cho Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đến thời điểm 30/06/2013 là 54.85.464.607 VND Các khoản chi phí dài hạn khác bao gồm công cụ, dụng cụ và các chi phí khác được coi là có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Công ty với thời hạn từ một năm trở lên Các chi phí này được vốn hóa dưới hình thức các khoản trả trước dài hạn và được phân bổ vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng phương pháp đường thẳng trong vòng 02 năm theo các quy định kế toán hiện hành.

Ghi nhận doanh thu

Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán

Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở số dư các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng theo thông báo của ngân hàng

Ngoại tệ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi ra VND theo tỷgiá tại ngày phát sinh nghiệp vụ Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên

độ kế toán không được dùng để chia cho chủ sở hữu

Trang 20

Chi phí đi vay

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất những tài sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh Các khoản thu nhập phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay được ghi giảm nguyên giá tài sản có liên quan

Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh

Thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và

số thuế hoãn lại

Số thuế hiện tại phải trả được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm Thu nhập chịu thuế khác với lợi nhuận thuần được trình bày trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có)

và ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ.Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế

có thẩm quyền Trong việc lập báo cáo tài chính cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/06/2013, Công ty đang nộp thuế TNDN theo thuế suất 25%

Thuế thu nhập hoãn lại được tính trên các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và

cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục tài sản hoặc công nợ trên báo cáo tài chính

và được ghi nhận theo phương pháp bảng cân đối kế toán Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời còn tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để khấu trừ các khoản chênh lệch tạm thời

Trang 21

Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam.

Công ty đang tạm trích tiền thuê đất phải nộp trong 6 tháng đầu năm 2013 vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ với số tiền 900 triệu đồng và đang thực hiện hoàn thiện các hồ sơ pháp lý để xin miễn giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2013 theo quy định tại Thông tư 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 Việc xác định sau cùng về tiền thuê đất năm 2013 sẽ tuỳ thuộc vào kết luận của cơ quan thuế có thẩm quyền

1.2 Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà

1.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản năm 2010- 2012

1.2.1.1 Phân tích biến động tài sản của Công ty

Trang 22

ĐVT: Đồng

Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %

2 Trả trước cho người bán 3,903,490,160 1,064,477,957 910,404,799 -2,839,012,203 (72.73) -154,073,158 (14.47)

3 Phải thu nội bộ 8,242,250 131,630,169 57,693,893 123,387,919 1,497.02

-4 Các khoản phải thu khác 245,573,087 292,678,470 112,525,787 47,105,383 19.18 -180,152,683 (61.55)

5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -587,929,004 -708,236,053 -765,401,075 -120,307,049 20.46 -57,165,022 8.07

1 Thuế GTGT được khấu trừ 1,976,471,765 1,432,611,976 528,251,547 -543,859,789 (27.52) -904,360,429 (63.13)

2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 22,543,223 0 0 -22,543,223 (100.00)

s ố

m i n

Trang 23

I Các khoản phải thu dài hạn - - 10,000,000 - 10,000,000

3 Nợ phải thu dài hạn khác - - 10,000,000 - 10,000,000

168,633,267,178

12,812,228,156 9.12 -15,348,831,474 10.01

-2 Tài sản cố định vô hình 40,636,120 10,999,994 34,444,445 -29,636,126 (72.93) 23,444,451 213.13

Nguyên giá 191,200,000 191,200,000 231,200,000 0 - 40,000,000 20.92

Giá trị hao mòn lũy kế -150,563,880 -180,200,006 -196,755,555 -29,636,126 19.68 -16,555,549 9.19

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 1,793,232,727 2,447,778,182 1,793,232,727 654,545,455 36.50

III Tài sản dài hạn khác 14,557,306,389 60,314,870,783 59,771,454,062 45,757,564,394 314.33 -543,416,721 (0.90)

1 Chi phí trả trước dài hạn 14,111,231,723 59,557,813,450 58,986,588,929 45,446,581,727 322.06 -571,224,521 (0.96)

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 446,074,666 557,610,358 585,418,158 111,535,692 25.00 27,807,800 4.99

3 Tài sản dài hạn khác - 199,446,975 199,446,975 199,446,975

-TỔNG CỘNG TÀI SẢN 224,396,591,346 288,332,676,355 300,326,108,580 63,936,085,009 28.49 11,993,432,225 4.16

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012)

Trang 24

ĐVT: Đông

Biểu đồ 1.1 Tình hình biến động tài sản công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Phân tích biến động tài sản là quá trình xem xét từng khoản mục tài sản cùng với

sự biến động của nó để từ đó tìm ra nguyên nhân Trong quá trình đi vào phân tích ta

sẽ thấy rõ được trình độ sử dụng tài sản và hiệu quả quản lí tài sản của công ty

Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động rõ rệt, cụ thể năm 2010 thì tổng giá trị tài sản đạt 224,396,591,346 đồng, năm 2011 đạt 288,332,676,355 đồng tăng 63,936,085,009 đồng tương ứng tốc độ tăng 28.49 % Nhưng đến năm 2012 thì giá trị tổng tài sản đạt300,326,108,580 đồng chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 là 11,993,432,225 đồng tương ứng tốc độ tăng 4,16%, điều này cho

thấy quy mô hoạt động của công ty tăng lên nhưng tốc độ tăng không ổn định Cụ thể

sự biến động này là do tác động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hại như sau:

Năm 2011 so với năm 2010

Ta thấy Tổng tài sản tăng là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng so trong đó tài sản dài hạn tăng nhiều hơn sovới tài sản ngắn hạn với Cụ thể tài sản dài hạn đạt 115,232,156,018 đồng tăng 47,729,267,789 đồng tương ứng với tốc độ tăng 70.71 % so với năm 2010, còn tài sản ngắn hạn chỉ đạt 173,100,520,337 tăng 16,206,817,220 đồng tương ứng với tốc độ tăng 10.33 % Qua đó ta thấy được có khả năng Công ty đang mở rộng đầu tư trong hoạt động kinh doanh sản xuất dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất Tuy nhiên cần đi vào phân tích sâu để hiểu rõ hơn

Trang 25

 Tài sản ngắn hạn

Cũng như sự biến động của tổng tài sản, giá trị tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 16,206,817,220 đồng, tương ứng tốc độ tăng 10.33% Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty có sự biến động và chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, điều này cho thấy sự thay đổi về chính sách đầu tư của công ty Ngoài ra ta thấy sự biến động của tài sản ngắn hạn không phải là nguyên nhân chính làm tăng tổng tài sản của năm 2011; tuy nhiên sự tăng lên củatài sản ngắn hạn cũng góp phần làm tăng giá trị tổng tài sản của công ty Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tốc độ tăng Tiền và các khoản tương đương tiền và Tài sản ngắn hạn khác nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản mục còn lại trong tài sản ngắn hạn, cụ thể như sau

+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 đạt 28,400,360,329 đồng, sang năm 2011 đạt 45,088,159,010 đồng tăng 16,687,798,681 đồng, tương ứng tốc độ tăng 58.76 % so với năm 2010 trong đó khoản mục Tiền gửi ngân hàng tăng mạnh đến 16.397.939.955 đồng.Nguyên nhân của lượng tiền tăng là nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt Sự tăng lên này là tốt bởi vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên, làm tăng tính hiệu quả vốn, đồng cho thấy khả năng thanh toan tức thời của doanh nghiệp đã tăng lên điều này giúp cho doanh nghiệp linh hoạt và thực hiện các công việc một cách nhanh chóng hơn

+ Tài sản ngắn hạn khác năm 2010 đạt 3,568,013,901 đồng, sang năm 2011 là

3,929,481,527 khoản mục này tăng 361,467,626 đồng, tương ứng tốc độ tăng tới 10.13

% , khoản mục này tăng chủ yếu là do Tài sản ngắn hạn khác tăng 927,870,638 đồng tương ứng tốc độ tăng tới 59.14% trong khi đó Thuế GTGT được khấu trừ và Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước đều giảm với tốc độ làn lượt là 27,52% và 100%

+ Các khoản phải thu ngắn hạn thể hiện số vốn công ty bị khách hàng chiếm

dụng, các khoản phải thu ngắn hạn cao cho ta thấy Công ty đang bị chiếm dụng vốn, nhưng do đặc thù ngành nghề kinh doanh việc cho các khách hàng nợ là việc tất yếu Việc cho nợ nhiều trong dài hạn có thề là áp lực cho Công ty về việc sử dụng vốn Nhưng trong ngắn hạn có thể thấy Công ty đang kinh doanh rất tốt, khách hàng tin tưởng vào chính sách bán hàng và hậu mãi của Công ty Cụ thể năm 2010 đạt

Trang 26

23,955,791,167 đồng, sang năm 2011 đạt 23,131,585,159 khoản mục này giảm 824,206,008 đồng, tương ứng tốc độ giảm 3.44%so với năm 2010, đây là một tín hiệu tốt Năm 2011 số vốn bị chiếm dụng giảm đi chủ yếu là do khoản mục trả trước người bán giảm mạnh đến 2,839,012,203 đồng, tương ứng tốc độ giảm lên tới 72.73 %, nhưng lưu ý khoản Phải thu khách hàng năm 2011 đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 587,929,004 đồng từ đó ta thấy Công ty vẫn có nợ xấu.

+ Hàng tồn kho, tuy chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mụcTài sản ngắn hạnnhưng tốc độ giảm của Hàng tồn kho là rất nhỏ nên không ảnh đến tốc độ tăng của Tài sản ngắn hạn , khoản mục này năm 2011 là 100,969,537,720 đồng, sang năm 2011 là 100,951,294,641 đồng giảm 18,243,079 đồng hay tốc độ giảm 0.02 %

+ Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên sư biến động giảm của nó

không ảnh hửng nhiều đến tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn

 Tài sản dài hạn:

Qua bảng trên ta thấy tài sản dài hạn có xu hướng tăng Cụ thể là năm 2010 là 67,502,888,229 đồng, sang năm 2011 là 115,232,156,018 đồng, Tài sản dài hạn tăng đến 47,729,267,789 đồng tương ứng với tốc độ tăng 70.71 % so với năm 2010

+ Tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do khoản Tài sản dài hạn khác tăng mạnh đến

45,757,564,394 đồng tương ứng với tốc độ tăng 314.33 %, khoản mục biến động tăng bất thường do Công ty kí hợp đồng thuê đất tại Khu CN VSIP- Bắc Ninh với công ty TNHH VSIP – Bắc Ninh làm cho Chi phí trả trước dài hạn tăng 45,446,581,727 đồng tương ứng tốc độ tăng đến 322.06 %

+ Bên cạnh đó các khoản mục Tài sản cố định chiếm tỷ lệ tương đối, cũng tăng

so với năm trước nhưng chỉ tăng nhẹ cụ thể tăng 1,971,703,395 đồng tương ứng với tốc độ tăng 3.72 % Điều này cho thấy công ty không chú trọng vào việc đầu tư mua mới trang thiết bị sản xuất

Năm 2012 so với năm 2011

Ngược lại với năm 2011 ta thấy Tổng tài sản tăng là do tài sản ngắn hạn tăng trong khi đóTài sản dài hạn lại giảm so với năm 2011 Cụ thể tài sản ngắn hạn tăng 24,018,041,476 tương ứng với tốc độ tăng 13.88 %, còn Tài sản dài hạn giảm 12,024,609,251 đồng tương ứng với tốc độ giảm 10.44% Xét về khách quan điều này cho ta thấy công ty đang gặp khó khăn trong trong hoạt động sản xuất, tuy nhiên ta cần

đi vào phân tích để hiểu rõ hơn:

 Giá trị tài sản ngắn hạn

Trang 27

Năm 2012 so với năm 2011 tăng 24,018,041,476 đồng, tương ứng tốc độ tăng 13.88 % Nguyên nhân có biến động tăng này là do :

+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tiếp tục tăng nhanh đến

35,565,757,698 đồng, tương ứng tốc độ tăng 78.88 % so với năm 2011 Điều này cho thấy năm 2012 công ty đã tích cực trong việc kinh doanh, có những chính sách về khoản phải thu tốt hơn và khách hàng đã nhanh chóng trả bằng tiền cho công ty Bên canh đó sự gia tăng này làm cho một lượng dư thừa tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng, vì thế công ty cần xem xét lại nhu cầu về tiền mặt cho hợp lý, đưa lượng tiền

dư thừa vào kinh doanh nhằm tăng khả năng quay vòng vốn

+ Các khoản phải thu ngắn hạn khoản mục này năm 2012 so với năm 2011

tăng 5,196,771,226 đồng, tương ứng tốc độ tăng 22.47 % Các khoản phải thu tăng chứng tỏ mức độ chiếm lĩnh thị trường tăng lên tuy nhiên nó cũng khiến công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vay hay công ty bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn nhưng do đặc thù ngành nghề kinh doanh việc cho các khách hàng nợ là việc tất yếu Việc cho nợ nhiều trong dài hạn có thề là áp lực cho Công ty về việc sử dụng vốn Nhưng trong ngắn hạn có thể thấy Công ty đang kinh doanh rất tốt, khách hàng tin tưởng vào chính sách bán hàng và hậu mãi của Công ty Năm 2012 so với năm 2011

số vốn bị chiếm dụng của công ty tăng đáng kể, chủ yếu là do khoản mục phải thu khách hàng tăng 5,662,098,365 đồng, tương ứng tốc độ tăng 25.33 %

+ Hàng tồn kho năm 2012 là giảm 14,639,467,696 đồng hay tốc độ giảm 14.50

%so với năm 2011 Trong đó, đặc biệt hàng mua đang đi đường giảm mạnh cụ thể là giảm 1,134,550,953 đồng, nguyên vật liệu cung giảm cụ thể là 5,862,075,202 đồng…… Hàng tồn kho giảm mạnh cho thấy công ty đã tích cực trong việc kinh doanh, hàng tồn kho đưa vào sử dụng nhiều tránh ứ đọng, tiết kiệm được chi phí bảo quản, kho bãi… Vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tái sản ngắn hạn nên khi hàng tồn kho giảm đã tác động mạnh đến tốc độ tăng của TSNH

+ Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 so với năm 2011 giảm 2,105,019,752 đồng

hay tốc độ giảm 53.57% Tuy nhiên Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tài sản ngắn hạn nên khồn ảnh hứng nhiều đến tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn

 Giá trị Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn của Công ty năm 2012 đạt 103,207,546,767 đồng, giảm

Trang 28

12,024,609,251 đồng tương ứng với 10.44% so với năm 2011 Trong đó

+ Tài sản cố định hữu hình đạt 43,426,092,705 đồng, giảm 11,491,192,530 đồng

tương ứng với 20.92% so với năm 2011

+ Tài sản dài hạn khác đạt 59,771,454,062 đồng, giảm 543,416,721 đồng tương

ứng với 0.90 % so với năm 2011

1.2.1.2.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

Qua phân tích biến động tài sản ở phần trên cho thấy tài sản của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà đều có sự biến động qua các năm và điều này chắc chắn kéo theo sự biến động tương tự về tỷ trọng của từng khoản mục

Trang 29

Bảng 1.2: Tình hình cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Đồng

2 Trả trước cho người bán 3,903,490,160 1.74 1,064,477,957 0.37 910,404,799 0.30 (1.37) (0.07)

3 Phải thu nội bộ 8,242,250 0.00 131,630,169 0.05 57,693,893 0.02 0.04 (0.03)

4 Các khoản phải thu khác 245,573,087 0.11 292,678,470 0.10 112,525,787 0.04 (0.01) (0.06)

5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -587,929,004 (0.26) -708,236,053 (0.25) -756,401,075 (0.25) 0.02 (0.01) III Hàng tồn kho 100,969,537,720 45.00 100,951,294,641 35.01 86,311,826,945 28.74 (9.98) (6.27)

1 Hàng tồn kho 100,969,537,720 45.00 100,951,294,641 35.01 86,311,826,945 28.74 (9.98) (6.27)

IV Tài sản ngắn hạn khác 3,568,013,901 1.59 3,929,481,527 1.36 1,824,461,775 0.61 (0.23) (0.76)

1 Thuế GTGT được khấu trừ 1,976,471,765 0.88 1,432,611,976 0.50 528,251,547 0.18 (0.38) (0.32)

2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 22,543,223 0.01 0 - 0 - (0.01)

s ố

m i n

Trang 30

B TÀI SẢN DÀI HẠN 67,502,888,229 30.08 115,232,156,018 39.97 103,207,546,767 34.37 9.88 (5.60)

3 Nợ phải thu dài hạn khác - - - - 10,000,000 0.00 - 0.00

Giá trị hao mòn lũy kế -150,563,880 (0.07) -180,200,006 (0.06) -196,755,555 (0.07) 0.00 (0.00)

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - 1,793,232,727 0.62 2,447,778,182 0.82 0.62 0.19 III Tài sản dài hạn khác 14,557,306,389 6.49 60,314,870,783 20.92 59,771,454,062 19.90 14.43 (1.02)

1 Chi phí trả trước dài hạn 14,111,231,723 6.29 59,557,813,450 20.66 58,986,588,929 19.64 14.37 (1.02)

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 446,074,666 0.20 557,610,358 0.19 585,418,158 0.19 (0.01) 0.00

3 Tài sản dài hạn khác - - 199,446,975 0.07 199,446,975 0.07 0.07 (0.00) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 224,396,591,346 100.00 288,332,676,355 100.00 300,326,108,580 100.00 - -

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012)

Trang 31

ĐVT: %

Biểu đồ 1.2: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010-2012

Nhìn chung, trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn, nếu xét về loại hình doanh nghiệp đang xét thì

cơ cấu tài sản đang xem xét là hợp lý Mặt khác, tỷ trọng TSNH và TSDH của Công ty

có sự biến động không đồng đều

Năm 2011 so với năm 2010, cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng giảm

tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn năm 2010 chiếm 69.92% so với tổng tài sản, sang năm 2011 tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 60.03%

so với tổng tài sản, về mặt tỷ trọng giảm 9.88% Tài sản dài hạn năm 2010 chiếm 30.08% so với tổng tài sản Năm 2011 tài sản dài hạn chiếm 39.97% so với tổng tài sản, về mặt tỷ trọng cũng tăng 9.88% Điều này cho thấy tầm quan của tài sản ngắn hạn đối với tình hình tài chính đang giảm sút, công ty đang dần quan tâm đến tài sản dài hạn hơn trong tổng tài sản

Nhưngnăm 2012 so với năm 2011, cơ cấu tài sản của Công ty lại thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Nhưng chưa có

cơ sở đầy đủ để kết luận rằng tài sản ngắn hạn đã trở lại vai trò như trước kia Năm

2012 tài sản ngắn hạn chiếm 65.63% so với tổng tài sản, giá trị tài sản ngắn hạn lại tăng lên đồng, về mặt tỷ trọng cũng tăng 5.6%so với năm 2011 Trong khi đó giá trị

Trang 32

tài sản dài hạn lại giảm xuống còn 34.37% so với tổng tài sản, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống 5.6% so với năm 2011.

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân tác động đến sự tăng, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản ta đi sâu phân tích trong từng khoản mục cụ thể

 Đối với tài sản ngắn hạn:

Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi công ty phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý Do đặc trưng của ngành nên công ty cũng phải dự trử háng tồn kho thành phẩm để bán Hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng giảm dần qua các năm Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 45.00% so với tổng tài sản vào năm 2010 và giảm còn 35.01% vào năm 2011 tương ứng với tốc độ giảm 9.98%, sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 28.74% so với tổng tài sản ,tương ứng với tốc độ giảm 6.27% % Sự giảm dần của hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp đã có những hướng đi đúng đắ hàng tồn kho quá cao tốn các chi phí quản lý, chi phí lưu kho bãi, mặc khác lại ứ động vốn hàng không bán được phải đi vay ngân hàng lại tốn thêm chi phí tài chính

+ Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 12.66% vào năm 2010,

và 15.64% năm 2011, sang năm 2012 tiếp tục tăng đến 26.86% so với tổng tài sản tương ứng với tốc độ tăng 2.98% và 11.22% Nguyên nhân tăng là khách hàng thanh toán cho công ty bằng tiền mặt lẫn chuyển khoản bên cạnh đó công ty đang mở rộng sản xuất nên đòi hỏ cần có một lượng tiền kịp thời để thanh toán Từ đó cho thấy lượng tiền và khoản tương tiền dự trữ trong công ty khá lớn, công ty thực sự có dòng tiền đi vào cũng như có khả năng thanh toán các khoản nợ Điều này sẽ tạo ra tác động tích cực đến uy tín của công ty Tỷ trọng tiền tăng phải chăng là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh giao dịch, đồng thời tăng khả năng thanh toán Tuy nhiên biến động tăng này trong tương lai có thể không tốt đối với Công ty vì nên kinh tế Thế giới đang bước vào giai đoạn khó khăn lạm phát xảy ra ở mọi quốc gia Việc tăng mạnh tiền mặt sẽ gây ứ đọng vốn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty

Trang 33

+ Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhưng có sự tăng

giảm không đồng đều Năm 2010 khoản mục này chiếm 10.68% so với tổng tài sản, đến năm 2011 tỷ trọng này giảm còn 8.02% tương ứng với tốc độ giảm là 2.65 % nguyên nhân của việc giảm này là do các khoản mục như trả trước người bán giảm còn 0.37% tương ứng với tốc độ giảm 1.37 % và khoản phải thu của khách hàng cũng giảm còn 7.75% tương ứng với tốc độ giảm 1.33% so với năm 2010 Nhưng đến năm

2012 thì tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn là 9.43% tương ứng với tốc độ tăng 1.41 %

so với năm 2012 nguyên nhân là do các khoản phải thu khách hàng tăng lên 9.33% tương ứng với tốc độ tăng là 1.58% so với năm 2011, chứng tỏ công ty đã thu hồi được

số tiền bị chiếm dụng trong các khoản phải thu khác Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là bình thường, xong việc công ty cho các đối tác bao nhiêu( hay bị chiếm dụng bao nhiêu ) là hợp lý, công ty đã tăng khoản trả trước người bán, điều này có thể tạo sự hấp dẫn với người bán, sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn

+ Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng quá nhỏ nên sự biến động của khoản

mục này ít tác động đến tổng tài sản

 Đối với tài sản dài hạn

+ Tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng giảm dần qua các

năm Tài sản cố định chiếm tỷ trọng 23.59% so với tổng tài sản vào năm 2010 và giảm còn 19.05% vào năm 2011 tương ứng với tốc độ giảm 4.55%, sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 14.46 % so với tổng tài sản tương ứng với tốc độ giảm 4.59% Nguyên nhân chủ yếu gây ra tác động giảm là do tài sản cố định hữu hình giảm liên tục từ 23.58% so với tổng tài sản năm 2010 xuống còn 18.42% vào năm 2011 tương ứng với tốc độ giảm là 5.16%, sang năm 2012 Tài sản cố định tiếp tục giảm còn 13.63% so với tổng tài sản tương ứng với tốc độ giảm là 4.79% Bên cạnh đó khoản mục tài sản cố định vô hình và khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng có sự biến động lớn tuy nhiên tỷ trọng của nó quá nhỏ hầu như không có sự tác động nào đến sự biến động của tổng tài sản

+ Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng tương đối nhưng có sự tăng giảm không đồng đều Năm 2010 khoản mục này là đồng chiếm 6.49 % so với tổng tài sản, đến năm 2011 là đồng tỷ trọng này tăng mạnh đạt 20.92 % tương ứng với tốc độ tăng là

Trang 34

14.43 % và giảm còn 19.90 % giảm 1.02 %, nguyên nhân của việc tăng đột biến của khoản mục Chi phí trả trước dài hạn như chi phí thuê đất tại Khu CN VSIP - Bắc Ninh tăng 6.29% đến 20.66% năm 2011, và giảm nhẹ 19.90% vào năm 2012

Kết luận: Qua phân tích cơ cấu và biến động tài sản ta thấy tổng tài sản tăng qua

ba năm Nhìn chung có một số khoản mục biến động theo chiều hướng có lợi cho công

ty nhưng cũng có những khoản mục biến động không tốt cho lắm Phần lớn cơ cấu tài sản được hình thành từ tài sản ngắn hạn, cơ cấu này là hợp lí, vì vậy, ta có thể nói rằng công ty đang hoạt động trong tình trạng tốt, sản xuất luôn ổn định, luôn có đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn Tuy nhiên qua ba năm ta thấy công ty không nâng cấp, mua mới, đầu tư các tài sản dài hạn để phục vụ sản xuất, từ

đó ta có thể nói trong ba năm công ty sử dụng không hiệu quả tài sản cố định Công ty cần xem xét và sớm có biện pháp khắc phục

1.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty:

Tương tự với phân tích biến động tài sản, ta sẽ dùng phương pháp phân tích theo chiều ngang để phân tích biến động nguồn vốn, qua đó thấy được quy mô về nguồn hình thành tài sản của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, xu hướng tăng, giảm của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu từ đó đánh giá tính hợp lý của biến động Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 1.3

Trang 35

Bảng 1.3: Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010/2011 Năm2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %

A NỢ PHẢI TRẢ 96,633,327,094 109,506,751,33 115,481,021,89 12,873,424,29 13.32 5,974,270,446 5.46

I Nợ ngắn hạn 93,506,403,216 105,616,139,97 115,188,461,89 12,109,736,61 12.95 9,572,321,902 9.06

1 Vay và nợ ngắn hạn 302,700,000 252,500,000 252,500,000 -50,200,000 (16.58) 0

-2 Phải trả người bán 49,066,398,239 53,702,972,318 63,182,590,358 4,636,574,079 9.45 9,479,618,040 17.65

3 Người mua trả tiền trước 8,220,868,303 9,463,483,416 1,075,694,285 1,242,615,113 15.12 -8,387,789,131 (88.63)

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà

-4 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - -1,814,869 - -1,814,869 1,814,869 (100.00)

5 Quỹ đầu tư phát triển 53,943,297,771 59,647,734,786 66,890,902,130 5,704,437,015 10.57 7,243,167,344 12.14

s ố

m i n

Trang 36

ĐVT: %

Biểu đồ 1.3: Tình hình biến động nguồn vốn công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động rõ rệt, cụ thể năm 2010 thì tổng giá trị nguồn vốn đạt 224,396,591,346 đồng, năm 2011 đạt 288,332,676,355 đồng tăng 63,936,085,009 đồng tương ứng tốc độ tăng 28.49 % Nhưng đến năm 2012 thì giá trị nguồn vốn chỉ đạt 300,326,108,580 đồng chỉ tăng nhẹ

so với năm 2011 là 11,993,432,225 đồng tương ứng tốc độ tăng 4.16 %, điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty tăng lên nhưng tốc độ tăng không ổn định Cụ thể

sự biến động này là do tác động của Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Năm 2011 so với năm 2010

Tổng nguồn vốn của công ty biến động theo xu hướng tăng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (39.97%) lớn hơn tốc độ tăng của Nợ phải trả (13.32%) Đây là một điều đáng mừng khẳng định mức độ độc lập, tự chủ về tài chính của công ty tăng, cho thấy tài chính của công ty ít bị phụ thuộc vào bên ngoài

 Nợ phải trả

Năm 2010 nợ phải trả của công ty là96,633,327,094 đồng, sang năm 2011 giá trị này

là 109,506,751,363 đồng, tức là tăng 12,873,424,269 đồng tương ứng tốc độ tăng 13.32 %

Ta cũng thấy được sự tăng của nợ phải là do tác động tăng chủ yếu của nợ ngắn hạn

Trang 37

+ Nợ ngắn hạn năm 2011 đạt 105,616,139,907 đồng tăng 12,109,736,691 đồng

tương ứng tốc độ 12.95 %so với năm 2010 đồng là 93,506,403,216 đồng nguyên nhân

là do tốc độ tăng của các khoản mục tăng lớn hơn tốc độ giảm của các khoản mục giảm đã làm cho nợ ngắn hạn tăng lên.Cụ thể như sau:

Các khoản mục tăng như: Phải trả người bán đạt 53,702,972,318 đồng tăng 4,636,574,079 đồng tương ứng tốc độ 9.45 %, Người mua trả tiền trước đạt 9,463,483,416 đồng tăng 1,242,615,113 đồng tương ứng tốc độ 15.12%, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước đạt 5,742,001,438 đồng cũng tăng 2,322,608,485 đồng với tốc độ tăng 67.92 %, các khoản phải trả người công nhân viên đạt 18,706,324,995 đồng tăng 52.03 % tương ứng 6,401,557,795 đồng Trong các khoản mục nợ ngắn hạn thì thì khoản mục người mua trả tiền trước Đây là một dấu hiệu tốt cho công ty cho thấy sự tin tưởng của khách hàng vào những sản phẩm của công ty ngày càng cao song song với nó là uy tín và vị thế của công ty càng được khẳng định theo thời gian

Các khoản mục giảm như: Chi phí phải trả đạt 1,161,266,592 đồng giảm 3,184,833,555 đồng với tốc độ giảm 73.28% các khoản phải trả, Phải nộp ngắn hạn khác đạt 6,670,754,682 đồng giảm 2,498,975 đồng với tốc độ giảm 0.04 %, Vay và nợ ngắn hạn đạt 252,500,000 đồng giảm 50,200,000 đồng tương ứng tốc độ giảm 16.58%

+ Nợ dài hạn năm 2011 là 3,890,611,456 đồng tăng 763,687,578 đồng, tương ứng tốc độ tăng 24.42 % so với năm 2010 là 3,126,923,878 đồng

Biến động này là do tác động chủ yếu của các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm Cụ thể khoản mục khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2010 đạt 3,598,051,456 đồng tăng 763,687,578 đồng tương ứng với tốc độ tăng 26.94 %, đây là tín hiệu không tốt cho công ty Còn khoản mục Phải trả dài hạn không có sự biến động qua các năm

Qua đây cho thấy tốc độ tăng của khoản nợ dài hạn là cao hơn tốc độ tăng của

nợ ngắn hạn, tuy nhiên tỷ trọng của của nợ dài hạn là quả nhỏ so vơi nợ ngắn hạn nên

nợ dài hạn không phải là nguyên nhân chính gây ra sự biến động của nguồn vốn

Trang 38

 Vốn chủ sở hữu

Năm 2010 giá trị này là 127,763,264,252 đồng, năm 2011 là 178,825,924,992 đồng, tức tăng 51,062,660,740 đồng hay tốc độ tăng 39.97 % Có sự tăng này là do biến động tăng của các khoàn mục có tỷ trong lớn Trong đó, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu đều không thay đổi qua 2 năm, mà chủ yếu là do sự tác động tăng của các quỹ và vốn chủ sở hữu điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng cao khả năng tích lũy

Cụ thể Vốn đầu tư của chủ sở hữu là 82,125,000,000 đồng tăng 27,375,000,000 đồng, tương ứng tốc độ tăng 50.00 % so với năm 2010 nguyên nhân các chủ đầu tư khác góp thêm Qũy đầu tư phát triển là 59,647,734,786 đồng tăng 5,704,437,015 đồng, tương ứng tốc độ tăng 10.57 % so với năm 2010 Quỹ dự phòng tài chính là 6,369,788,543 đồng tăng 1,012,538,596 đồng, tương ứng tốc độ tăng 18.90 % so với năm 2010

Các khoản mục còn lại giảm như Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm đồng 1,814,869 , Lợi nhuận chưa phân phối là 4,307,764,232 đồng giảm 5,748,750,002 đồng, tương ứng tốc độ giảm 57.16% so với năm 2010, nhưng tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến biến động tăng của Vốn chủ sở hữu

Năm 2012 so với năm 2011

Tổng nguồn vốn của công ty biến động theo xu hướng tăng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (3.37%) nhỏ hơn tốc độ tăng của

Nợ phải trả (5.46 %) Đây là không tốt cho công ty sự độc lập về khả năng tài chính của công ty thấp, tăng vốn chủ sỡ hữu tăng ít

 Nợ phải trả

Năm 2011 nợ phải trả của công ty là 109,506,751,363 đồng, sang năm 2012 giá trị này là 115,481,021,809 đồng, tức là tăng 5,974,270,446 đồng tương ứng tốc độ tăng 5.46 % Ta cũng thấy được sự tăng của nợ phải là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, mặc dù nợ dài hạn giảm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều

Trang 39

+ Nợ ngắn hạn năm 2012 đạt 115,188,461,809 đồng tăng 9,572,321,902 đồng

tương ứng tốc độ 9.06 % so với năm 2011 đồng.Do tốc độ tăng của các khoản tăng lớn hơn tốc độ giảm của các khoản giảm đã làm cho nợ ngắn hạn tăng lên cụ thể như sauCác khoản mục tăng: Vay và nợ ngắn hạn đạt 252,500,000 đồng không đổi qua 2 năm Phải trả người bán đạt 63,182,590,358 đồng tăng 9,479,618,040 đồng tương ứng tốc độ 17.65 % , Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng 2,322,947,247 đồng với tốc độ tăng 40.46 %, các khoản Phải trả người công nhân viên tăng 8.71 % tương ứng 1,629,892,644 đồng Chi phí phải trả tăng 2,854,310,269 đồng với tốc độ tăng 245.79 % Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng 1,146,444,788 đồng với tốc

độ tăng 17.19 % Các khoản mục giảm như: Người mua trả tiền trước đạt 1,075,694,285 đồng giảm 8,387,789,131 đồng tương ứng tốc độ giảm 88.63%

+ Nợ dài hạn Năm 2012 là 292,560,000 đồng giảm mạnh đến 3,598,051,456

đồng, tương ứng tốc độ giảm 92.48 % so với năm 2011 là đồng Biến động này là do tác động chủ yếu của các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm Cụ thể khoản mục khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2012 là 0 đồng giảm 3,598,051,456 đồng tương ứng với tốc độ giảm 100.00%, đây là một tín hiệu tốt Còn khoản mục Phải trả dài hạn không có sự biến động qua các năm

 Vốn chủ sở hữu

Năm 2011 giá trị này là 178,825,924,992 đồng, năm 2012 là 184,845,086,771 đồng, tức tăng 6,019,161,779 đồng hay tốc độ tăng 3.37%.Có sự tăng này là do biến động tăng của các khoàn mục có tỷ trong lớn Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu đều không thay đổi qua 3 năm, mà chủ yếu là do sự tác động của các quỹ điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng cao khả năng tích lũy

Qũy đầu tư phát triển là 66,890,902,130 đồng tăng7,243,167,344 đồng, tương ứng tốc độ tăng 12.14 % so với năm 2010

Quỹ dự phòng tài chính là 7,456,561,543 đồng tăng 1,086,773,000 đồng, tương ứng tốc độ tăng 17.06 % so với năm 2010

Trang 40

Lợi nhuận chưa phân phối là 1,995,170,798 đồng giảm 11,993,432,225 đồng, tương ứng tốc độ giảm 4.16 % so với năm 2010 Khoảm mục này liên tục giảm cho thấy công ty không sự dụng hiệu quả chi phí để làm tăng lợi nhuận.

1.2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối năm hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của chính bản than doanh nghiệp- vốn chủ sở hữu, vốn người đi vay, nguồn vốn chiếm dụng,…) Tỉ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề đáng để các chủ doanh nghiệp quan tâm bởi vì thông qua đó sẽ thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các nguồn vốn

và thấy được tình trạng tài chính của công ty

Ngày đăng: 23/04/2014, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức sở hữu vốn - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Hình th ức sở hữu vốn (Trang 5)
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty (Trang 9)
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 11)
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Trang 13)
Bảng 1.2: Tình hình cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.2 Tình hình cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 (Trang 29)
Bảng 1.3: Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.3 Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 (Trang 35)
Bảng 1.4: Tình hình cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.4 Tình hình cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 (Trang 41)
Bảng 1.5: Tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 -2012 - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.5 Tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 -2012 (Trang 45)
Bảng 1.6: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2010 - 2012 - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.6 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2010 - 2012 (Trang 51)
Bảng 1.7: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.7 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn (Trang 56)
Bảng 1.8: Phân tích số vòng quay của tài sản thông qua 3 năm 2010 - 2012 - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.8 Phân tích số vòng quay của tài sản thông qua 3 năm 2010 - 2012 (Trang 60)
Bảng 1.10: Phân tích Số vòng quay của hàng tồn kho và Kỳ dự trữ hàng tồn kho - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.10 Phân tích Số vòng quay của hàng tồn kho và Kỳ dự trữ hàng tồn kho (Trang 64)
Bảng 1.11: Phân tích số vòng quay các khoản phải thu qua - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.11 Phân tích số vòng quay các khoản phải thu qua (Trang 65)
Bảng 1.12: Phân tích số vòng quay các khoản phải trả - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.12 Phân tích số vòng quay các khoản phải trả (Trang 68)
Bảng 1.13:  Sức sản xuất của tài sản dài hạn - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.13 Sức sản xuất của tài sản dài hạn (Trang 70)
Bảng 1.14.  Sức sản xuất của tài sản cố định - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.14. Sức sản xuất của tài sản cố định (Trang 71)
Bảng 1.15: Khả năng thanh toán nợ dài hạn - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.15 Khả năng thanh toán nợ dài hạn (Trang 72)
Bảng 1.16: Chỉ số về khả năng sinh lời - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.16 Chỉ số về khả năng sinh lời (Trang 77)
Bảng 1.17:  Phân tích chỉ số giá thị trường - phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần bánh kẹo hải hà
Bảng 1.17 Phân tích chỉ số giá thị trường (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w