Triệu đồng tương ứng 44,7% so với năm 2007, nhưng tới năm 2009 thì

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại nhno&ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 47 - 51)

- Thanh toán chỉ tiên mặt: khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, trong phạm vi số dư hiện có khách hàng có thể yêu cầu Ngân hàng cho trích tà

trên đã hỗ trợ Ngân hàng cũng như khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, làm

10.796 triệu đồng tương ứng 44,7% so với năm 2007, nhưng tới năm 2009 thì

chỉ tăng 217 triệu đồng tương ứng 0,62% do biến động lãi suất nên làm giảm thu nhập của Ngân hàng mặc dù dư nợ năm 2009 tăng 38% so với năm 2008.

Ngoài ra, thu nhập khác tăng mạnh vào năm 2008 (+78, !%) nhưng lại giảm vào năm 2009 (-75,82%), nguyên nhân do trong năm 2008 Ngân hàng có thu

thêm từ khách hàng vay một số loại phí để bù đắp chỉ phí trả lãi tiền gửi (do lãi

suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động) nên làm cho các khoản thu ngoài tín dụng gia tăng. Đến năm 2009, Ngân hàng Nhà nước không cho phép Ngân hàng thương mại thu thêm phí đối với khách hàng vay ngoài lãi.

triệu đồng 50000 41349 41368 40000 El Thu nhập 2233 | MChi phí 30000 20000 10000 2651 0 6 tháng 2010 -10000

Hình 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

từ 2007 — 6 tháng đầu 2010

3.5.2. Về chỉ phí

Năm 2008 hoạt động Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, lạm phát trong nước tăng cao làm cho lãi suất huy động cũng tăng theo. Các tổ chức tín dụng cạnh tranh huy động vốn dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất, có thời điểm lãi suất huy động tăng lên 15-17%/năm làm cho chỉ phí trả lãi tăng mạnh. Cụ thể tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Quận Bình Thủy chi phí trả lãi vay năm 2008 tăng 15.491 triệu đồng, tỷ lệ tăng 82%, trong khi tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ là 7% so với năm 2007. Chỉ phí trả lãi tiền vay bao gồm trả lãi vốn huy động tại chi nhánh và vốn vay Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi phí trả lãi vay tăng mạnh là nguyên nhân chính làm tổng chỉ phí kinh doanh năm 2008 của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy

tăng 82%. Chi phí khác năm 2008 cũng tăng mạnh, số tiền là 3.155 triệu đồng, tỷ

lệ tăng 78,99%. Nguyên nhân do chỉ khuyến mãi công tác huy động vốn tăng, chi trả lương nhân viên hợp đồng tăng, chỉ rủi ro dự phòng tín dụng tăng, chỉ mua

sắm công cụ lao động...

Năm 2009 tổng chi phí so với năm 2008 giảm 8.604 triệu đồng, tỷ lệ giảm

20,8%. Nguyên nhân do chỉ phí trả lãi năm 2009 giảm 7.118 triệu đồng, tỷ lệ

giảm 20,8% do lãi suất huy động năm 2009 giảm so với 2008 (lãi suất huy động

năm 2009 còn khoảng 10-12%%/năm), mặc dù năm 2009 tăng trưởng tín dụng khá cao đạt 38%. Chi phí khác năm 2009 so với 2008 giảm 1.486 triệu đồng. tỷ lệ giảm 20,78%, nguyên nhân do năm 2009 hoạt dộng Ngân hàng gặp nhiều khó GVHD: Th.s Lê Phước Hương -34- SVTH: Nguyễn Thị Thường

khăn do kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng, thực hiện chính

sách tiết kiệm chỉ phí theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT

chi nhánh Quận Bình Thủy tiết giảm tối đa những chỉ phí không cần thiết, các chỉ phí khác như chi dự phòng rủi to tín dụng, mua sắm tài sản, công cụ... cũng giảm so với 2008, góp phần làm cho tổng chỉ phí năm 2009 giảm so với 2008.

3.5.3. Về lợi nhuận

Từ năm 2007 trở về trước, khi tình hình kinh tế ổn định thì hoạt động Ngân

hàng khá hiệu quả, chênh lệch lãi suất huy động, cho vay ổn định, tại NHNo&PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy năm 2007 lợi nhuận đạt 5.024 triệu

đồng.

Đến năm 2008, mặc dù tổng thu nhập của Ngân hàng tăng cao, tuy nhiên phần tăng của tổng thu nhập không đủ để bù đắp phần tăng của tổng chỉ phí, do

đó làm cho lợi nhuận giảm. Cụ thể năm 2008 tổng chi phí của Ngân hàng vượt

tổng thu nhập 19 triệu đồng, dẫn đến Ngân hàng bị lỗ 19 triệu đồng. Nguyên

nhân do chỉ phí trả lãi tiền vay và chi phí khác năm 2008 tăng mạnh trong khi lãi

suất cho vay điều chỉnh không kịp, có thời điểm lãi suất bình quân đầu vào lớn

hơn lãi suất đầu ra, còn nhiều món nợ xấu chưa thu được lãi dẫn đến tỷ lệ thu lãi

đạt thấp, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và các chi phí khác năm 2008 tăng

mạnh so với 2007, làm cho hiệu quả kinh doanh năm 2008 của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy không đạt mức kế hoạch đề ra.

Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khách hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa như cá tra, lúa gạo, trái cây và các mặt hàng nông sản khác... dẫn đến hoạt động của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy

nhiên với quyết tâm cũng như nỗ lực của Ban lãnh đạo, nhân viên nên năm 2009

dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận 3.949 triệu đồng. Trong đó phải kể đến sự hỗ trợ của Nhà

nước với gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho khách hàng vay vốn đã giúp nhiều doanh nghiệp và cá nhân vay vốn vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

năm 2009 đạt hiệu quả.

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH

QUẬN BÌNH THỦY

3.6.1. Thuận lợi

Thuận lợi lớn nhất của Ngân hàng đó là có khu công nghiệp Trà Nóc khá

lớn trên địa bàn quận nhưng vẫn còn một bộ phận lớn hoạt động kinh tế của dân

cư vẫn là nông nghiệp. Ngân hàng có uy tín, thành lập lâu năm và là chỗ dựa tin cậy của bà con nông dân cũng như các thành phần kinh tế khác bao năm qua. Và rất nhiều công ty, doanh nghiệp tại khu công nghiệp đến giao dịch, làm ăn cũng như sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.

Trụ sở Ngân hàng đặt ngay trên mặt tiền đường Lê Hồng Phong, giao thông thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

Ban giám đốc, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, có tính thần trách nhiệm cao trong công việc, thái độ phục vụ nhiệt tình và năng động, sáng tạo,

đoàn kết, không khí làm việc thân thiện.

Thủ tục vay, gởi tiền, giao dịch được thực hiện ngày càng nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng.

Được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ trong việc giải quyết những khó khăn vướng mắc tại chỉ nhánh.

Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước cho nên Ngân hàng được các cấp chính quyền quan tâm, giúp đỡ, được sự ủng hộ của UBND quận Bình Thủy và các ban ngành đoàn thê địa phương.

3.6.2. Khó khăn

Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là phục vụ sản xuất nông nghiệp, thị trường này đa số là những món vay nhỏ lẻ, tiềm ấn nhiều rủi ro. Bên

cạnh đó, nhiều diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Thị

trường tiêu thụ nông sản, thủy sản không ổn định ảnh hưởng đến công tác thu nợ.

Bình Thủy là một quận có kinh tế mới, lao động trong nông nghiệp còn

chiếm tỷ trọng cao, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, tích lũy của người dân còn thấp cho nên công tác huy động vốn của Ngân hàng tại địa bàn đạt hiệu quả chưa cao, nên Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển để đầu tư cho vay, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Địa bàn trong công tác tín dụng của Ngân hàng là khá rộng, phức tạp. Các hộ vay vốn phân tán khắp nơi, đường xá nhiều nơi chưa đạt tiêu chuẩn gây nhiều

khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thâm định và thu hồi nợ.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguồn chí phí trong hoạt động của Ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận giảm đáng kể: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,

biến động liên tục của lãi suất, áp dụng hệ thống máy tính, khoa học kỹ thuật vào

hoạt động của Ngân hàng.

Chưa có điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhiều để thu hút khách

hàng nên thu nhập của Ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên công tác kiểm tra sau khi cho vay chưa được quan tâm thường xuyên.

Hoạt động cạnh tranh của các Ngân hàng trên địa bàn quận ngày càng gay

gắt trên nhiều mặt như thị phần, khách hàng, đặt biệt về lãi suất.

Sự phối hợp của các ban ngành như Uỷ ban nhân dân, tòa án, công an chưa thật sự đồng bộ trong việc hỗ trợ Ngân hàng xử lý, cưỡng chế, thu hồi tài sản thế chấp khi khách hàng không thẻ trả được nợ vay.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại nhno&ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)