MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẢN NÂNG CAO HIỆU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại nhno&ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 81 - 82)

- Chăn nuôi: Nợ xấu ngành này cũng tăng qua 3 năm Năm2007 là

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẢN NÂNG CAO HIỆU

QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN BÌNH THỦY

5.1. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG

Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu về vốn là rất lớn, phần lớn khách hàng đến vay vốn là những hộ nông dân cá thể, vay vốn với mục đích sản xuất kinh tế hộ gia đình, mặc dù doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn tăng qua các năm nhưng phần lớn các khoản vay thường là những khoản vay vừa và nhỏ nên số lượng hộ vay là rất lớn, gây khó khăn trong công tác quản lý hộ vay.

Do trình độ dân trí còn thấp nên việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất thực tiễn chưa phát huy hết tính tích cực. Mặc khác, cũng do

trình độ dân trí thấp nên có không ít hộ vay chưa nắm rõ được cách thức lập hồ

sơ vay vốn mặc dù đã có sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Vì vậy, làm chậm trễ

thời gian cho công tác cấp tín dụng của Ngân hàng.

Đối với các khoản vay lớn, khách hàng phải có tài sản thế chấp, khi thế

chấp bằng quyền sử dụng đất phải qua văn phòng đăng ký thế chấp làm hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản.

Do số lượng hộ đến vay vốn ngày càng nhiều trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng trong Ngân hàng còn thiếu, do đó mỗi một cán bộ tín dụng phải quản lý một số lượng lớn khách hàng. Đây là nguyên nhân gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, cho vay và giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐÓI VỚI HỘ NÔNG DÂN DỤNG NGÂN HÀNG ĐÓI VỚI HỘ NÔNG DÂN

5.2.1. Những giải pháp cụ thể tại chỉ nhánh NHNo & PTNT Quận Bình Thủy Thủy

5.2.1.1. Giải pháp tăng cường vốn huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay vay

Hiện nay, ở nông thôn người dân có nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng một khi thu nhập tăng. Do đó, phải có chính sách khuyến khích người dân tiết kiệm trong tiêu dùng để đầu tư vào sản xuất như nâng cao mức cho vay đối với người dân có tiền gửi tại Ngân hàng.

Khai thác và huy động tông lực các nguồn vốn tín dụng trên thị trường tín dụng nông thôn để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu cao về vốn, đây nhanh quá trình công nghiệp hoá — hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trước hết, cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân

cư (dưới dạng vàng, bạc, đá quý, bất động sản). Để thực hiện được mục tiêu đó

cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại nhno&ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)