0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Phiên họp trọng tài

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 46 -88 )

Chủ tịch Uỷ ban trọng tài quyết định ngày tiến hành trọng tài. Phiên họp xét xử sẽ đợc tổ chức ở Hà Nội hoặc ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở một địa điểm khác thể theo yêu cầu của các bên (Điều 18). Hiện nay, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng tại Hà Nội có quyền quyết định liệu tranh chấp sẽ đợc giải quyết ở Hà Nội hay ở một địa điểm khác. Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp đợc giải quyết ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các bên tranh chấp sẽ đợc triệu tập đến phiên họp ít nhất là 15 đối vơi tranh chấp trong nớc và 30 ngày đối với tranh chấp quốc tế ngày trớc ngày mở phiên họp giải quyết. Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình trong tài hoặc có thể uỷ quyền cho ngời đại diện để bảo vệ quyền lợi cho ngời đại diện bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngời đại diện có thể có thể là ngời Việt Nam hoặc ngời nớc ngoài. Trờng hợp, một bên hoặc các bên vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban trong tài hoặc Trọng tài viên duy nhất có thể mở phiên họp giải quyết trên cơ sở những tài liệu và chứng cứ đã có. Theo yêu cầu hoặc đợc sự nhất trí của các bên, trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài cũng có thể quyết định vụ việc mà không cần sự có mặt của các bên (Điều 19, Điều 20).

Trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài giải quyết tranh chấp trên cơ sơ các điều khoản của hợp đồng nếu vụ việc phát sinh từ quan hệ hợp đồng vào luật áp dụng trong tranh chấp là luật Việt Nam nếu là tranh chấp trong nớc và luật do các bên thoả thuận nếu là tranh chấp quốc tế vào các điều ớc quốc tế có liên quan và có tính đến tập quán thơng mại và thông lệ quốc tế (Điều 23).

Các bên tranh chấp cũng có thể thoả thuận việc lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế. Nếu tranh chấp xuất phát từ hợp đồng thì theo yêu cầu của quy tắc của Trung tâm trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài phải giải quyết tranh chấp theo luật áp dụng vào hợp đồng đã đợc ký kết và với bất kỳ Hiệp định quốc tế nào có liên quán có tính đến tập quán thơng mại và thông lệ quốc tế.

Trừ khi các bên có thoả thuận khác, còn thì tất cả các tranh chấp sẽ đợc giải quyết kín đáo bảo đảm bí mật cho các bên đơng sự. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức đợc dùng trong quá trình trọng tài. Các bên có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam mời phiên dịch nhng phải trả chi phí phiên dịch (Điều 22).

2.1.2.7. Quyết định trọng tài.

Thủ tục trọng tài kết thúc bằng việc ra một quyết định gọi là quyết định hay phán quyết của trọng tài viên duy nhất hoặc của Uỷ ban trọng tài (sau đây gọi chung là trọng tài viên). Trọng tài viên có thể ra quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định chính cha rõ hoặc cha đợc giải quyết. Quyết định trọng tài hoặc quyết định bổ sung đợc đa ra theo nguyên tắc đa số. Nếu không đạt đợc đa số, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định với t cách là trọng tài viên duy nhất. Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không quy định thời hạn để cho trọng tài viên ra quyết định giải quyết.

Nội dung của quyết định trọng tài bao gồm các vấn đề sau: - TênTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

- Địa điểm và ngày ra quyết định - Họ và tên trọng tài viên

- Tóm tắt nội dung tranh chấp

- Quyết định về việc giải quyết tranh chấp và phí trọng tài cũng nh các chi phí khác có liên quan.

- Chữ ký của tất cả trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp và của th ký phiên họp.

Nếu một trọng tài viên không có điều kiện ký vào biên bản Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ xác nhận việc này bằng cách ký vào quyết định và nêu rõ nguyên nhân (Điều 28).

Quyết định trọng tài phải đợc gửi cho các bên trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Trong trờng hợp ngoại lệ, thời gian đó có thể kéo dài hơn.

Quyết định trọng tài là cuối cùng và không thể kháng cáo trớc bất kỳ toà án hoặc tổ chức nào. Các bên đơng sự phải tự nguyện thi hành quyết định trọng tài trong phạm vi một thời hạn đợc xác định ở trong quyết định trọng tài. Nếu trong vòng thời hạn đó, quyết định trọng tài không đợc tự nguyện thi hành thì sẽ áp dụng biện pháp cỡng chế theo luật pháp của nớc nơi đợc yêu cầu thi hành quyết định và theo Hiệp định quốc tế áp dụng đối với vụ kiện (Điều 31 quy tắc tố tụng trong quốc tế,và Điều 31 quy tắc tố tụng trong nớc).

Trong qúa trình trọng tài, trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài có thể kết thúc thủ tục trọng tài.

- Khi nguyên đơn rút đơn kịên

- Khi các bên đạt đợc thoả thuận hoà giải thông qua thơng lợng trực tiếp

- Khi thiếu những điều kiện cần thiết để xem xét và giải quyết vụ kiện, kể cả trờng hợp nguyên đơn không làm gì để cho vụ kiện tiến triển trong thời hạn 6 tháng.

Cũng giống nh thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế trong nớc, quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có quy định về hoà giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đã trở thành truyền thống ở Việt Nam. Theo Điều 31, trong qúa trình trọng tài của Trung tâm nếu các bên đạt đợc thoả thuận bằng thơng lợng trực tiếp, thì Uỷ ban trọng tài sẽ ngng việc trọng tài. Thể theo yêu cầu của các bên. Chủ tịch Trung tâm công nhận sự thoả thuận bằng văn bản. Văn bản này có hiệu lực thi hành giống nh quyết định trọng tài.

Lệ phí trọng tài và các chi phí khác phải giải đợc các bên thanh toán ngay sau khi nhận đợc quyết định trọng tài. Các chi phí này gồm phí trọng tài, phí tổn của Trung tâm và chi phí của các bên sẽ đợc tính trên cơ sở biểu phí của Trung tâm.

Phí trọng tài để trang trải chi phí hành chính và nghiệp vụ của Trung tâm. Phí tổn của Trung tâm bao gồm chi phí liên quan đến việc trọng tài nh thù lao cho giám định viên, nhân chứng, chi phí ăn ở, đi lại của trọng tài viên và nhân viên của Trung tâm...

Chi phí của các bên chỉ hạn chế trong các chi phí để các bên bảo vệ quyền lợi của họ trớc Trung tâm nh chi phí đi lại, tiền thuê luật s, phiên dịch...

Các chi phí trên sẽ do bên thua kiện trả nếu các bên không có thoả thuận gì khác.

2.2. Thực trạng tranh chấp thơng mại và giải quyết tranh chấp thơng mại ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

2.2.1. Các yếu tố chi phối đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam.

Tranh chấp là một tất yếu trong nền kinh tế và giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế là hoạt động có ảnh hởng đến sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đến sự ổn định của nền kinh tế. Ngợc lại, chính các cơ chế của nền kinh tế, các chính sách của Nhà nớc cũng sẽ tác động mạnh mẽ nên việc phát sinh tranh chấp, cũng nh cách thức giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, không thể không quan tâm đến những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nớc ảnh hởng đến tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp.

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang là một nền kinh tế mở, hình thành nhiều khu vực kinh tế nhiều trục kinh tế, với lợng giao dịch khổng lồ. Các tổ chức kinh tế và thơng mại gồm nhiều quốc gia thành viên tham gia ICC, APEC, OPEC, WTO... tạo nên một thị trờng toàn cầu trong đó các chủ thể kinh doanh đa dạng hơn bao giờ hết. Toàn cầu hoá hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang là

xu hớng phát triển hiện nay, kéo theo đó là việc thống nhất tạo ra những quy tắc chung, quy định chung điều chỉnh các quan hệ kinh tế.

Châu á - Thái Bình Dơng trong đó có các nớc Đông Nam á đợc coi là khu vực kinh tế năng động nhất, có sức tăng trởng cao. Các quan hệ kinh tế với các quốc gia trong khu vực này, và giữa khu vực này với các khu vực khác sẽ phát triển rất mạnh.

Việt Nam đã và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng, thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh; thực hiện chính sách mở cửa, sẽ là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong cơ chế thị trờng có một lợng lớn doanh nghiệp giao dịch thơng mại dựa trên lợi ích kinh tế, lợi nhuận là thớc đo là sự sống của doanh nghiệp thì bất đồng và tranh chấp cũng có bản chất khác so với trong cơ chế cũ đặc biệt là số lợng tranh chấp sẽ tăng một cách đáng kể. Các chủ thể tranh chấp thuộc tất cả các thành phần kinh tế không chỉ ở trong nớc mà còn ở nớc ngoài, các tranh chấp không đơn lẻ mà liên quan đến nhiều bên, nhiều mối quan hệ khác...

Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Xuất phát từ lợi ích của chính doanh nghiệp, toà án không còn là nơi thu hút các bên giải quyết tranh chấp, mà các doanh nghiệp thờng sử dụng các hình thức nh hoà giải hay trọng tài. Cơ chế thị trờng đã làm nảy sinh các tranh chấp, nhng chính nó cũng đặt ra yêu cầu về những hình thức giải quyết tranh chấp mềm dẻo linh động, đảm bảo lợi ích của các bên.

Việt Nam là một nớc xã hội chủ nghĩa, và có một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nó khác nhiều so với hệ thống pháp luật án lệ (common law) hay dân sự truyền thống (civil law); và nó cũng khác so với các nớc xã hội chủ nghĩa trớc đây. Quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi hệ thống pháp luật này không những phải phù hợp với đặc điểm chính trị trong nớc mà việc hoàn thiện phải tính đến sự tơng thích ở một mức độ nào đó với các hệ thống luật pháp khác; trong đó có các chế định về tranh chấp. Hệ thống pháp luật ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và bổ sung còn nhiều bất cập chồng chéo ảnh h-

ởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp nói riêng. Chẳng hạn, trên thế giới hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã rất phát triển, đặc biệt là ở các nớc Phơng Tây, chính vì thế trong xu hớn hội nhập Việt Nam cần điều chỉnh trọng tài theo xu hớn chung của trọng tài quốc tế quá trình thành lập, quy tắc tố tụng, luật điều chỉnh cần đợc dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của các nớc đi trớc.

Là một nớc Châu á Việt Nam chịu ảnh hởng sâu sắc bởi t tởng của khổng giáo đề cao quyền lực tuyệt đối của nhà vua đối với toàn xã hội, sự thống trị của quyền lợi cộng đồng đối với quyền lợi cá nhân... tạo nên sự lãnh đạm đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đờng tranh tụng. Biện pháp thông thờng hơn cả mà các thơng gia chấp nhận là tích cực thơng lợng hoặc hoà giải qua trung gian. Mặt khác trình độ dân trí ở nớc ta cha cao, sự hiểu biết pháp luật còn cha thấu đáo, thói quan liêu cửa quyền của thời kỳ bao cấp cũng nh trong một số ít cán bộ hiện nay... phần nào khiến cho các doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi tham gia vào thủ thục kiện cáo nói chung và kiện trớc trọng tài nói riêng.

Tóm lại, cơ chế thị trờng mở đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận. Song cũng chính sự phức tạp trong quan hệ kinh tế, cũng nh mặt trái của việc chạy theo lợi nhuận đã làm tranh chấp phát sinh ngày càng phức tạp, giá trị tranh chấp ... làm thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh không những của doanh nghiệp mà còn của các doanh nghiệp khác, của công chúng, của quốc gia. Điều đó đặt ra vấn dề phải làm sao để hạn chế tranh chấp xảy ra, cũng nh làm sao để giải quyết tranh chấp thật hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tập quán kinh doanh trong nớc và quốc tế. Để làm đợc điều đó các biện pháp đề ra phải dựa trên thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong thời gian qua. Phần tiếp theo ngời viết xin đề cầp đến những tranh chấp và hoạt động giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam một địa điểm tập trung để giải quyết tranh chấp đặc biệt là tranh chấp thơng mại quốc tế ở Việt Nam.

2.2.2. Các tranh chấp thơng mại kiện tới trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

2.2.2.1. TTTT quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài đợc biết đến nhiều nhất ở nớc ta.

Tại Việt Nam, trọng tài phi chính phủ đã có lịch sử gần 40 năm (1963- 2001), song do nhiều nguyên nhân, trọng tài phi chính phủi vẫn cha phát triển rộng rãi. Cả nớc hiện có 6 trung tâm trọng tìa, nhng số vụ tập trung chủ yếu ở TTTT quốc tế Việt Nam, và có đến 90% số vụ là những tranh chấp quốc tế. Điều này chứng tỏ, trọng tài vẫn còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài đợc tín nhiệm hơn cả.

Bảng 1: Số vụ tranh chấp kiện ra các TTTT của Việt Nam (Tính đến hết năm 2000)

Tên trung tâm Năm

thành lập Số vụ Số vụ giải quyết thành công Tỷ lệ thành công (%) 1.TTTT quốc tế Việt Nam

2.TTTT kinh tế Hà Nội 3.TTTT kinh tế Bắc Giang 4.TTTT kinh tế Sài Gòn 5.TTTT kinh tế Cần Thơ 1993 1997 1997 1997 1999 134 11 2 4 15 117 9 0 2 13 87.3 81.8 0 50 86.7

(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động của các TTTT- Bộ T pháp)

Rõ ràng, đối với số vụ tranh chấp kiện ra trọng tài nh trên, thật khó có thể thu đợc một cái nhìn tổng thể về tranh chấp thơng mại ở Việt Nam.Số vụ tranh chấp kiện ra TTTT quốc tế Việt Nam vợt trội hơn hẳn so với các trung tâm trọng taìa quốc tế khác vì nhiều lí do. Trớc hết đó là vì vị trí đoọc quyền của TTTT quốc tế Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nớc ngoài tại Việt Nam. Thứ hai, hiện nay trong các văn bản pháp luật ở nớc ta , chỉ có qui tắc tố tụng của TTTT quốc tế Việt Nam là ghi rõ “quyết định của trọng tài là chung thẩm”. Cuối cùng phải kể đến u thế của TTTT quốc tế về đội ngũ trọng tài viên giỏi, qui tắc tố tụng linh hoạt, và sự hỗ trợ về tài chinh của phòng TM & CN Việt Nam.

Qua 8 năm hoạt động, số vụ kiện và tổng giá trị của từng năm đợc thống kê nh sau:

Bảng 2: Tranh chấp kiện đến TTTT quốc tế Việt Nam

Năm Tổng số vụ Tổng trị giá (USD) Trị giá trung bình (USD) Số vụ tranh chấp quốc tế Tổng trị giá (USD) Trị giá trung bình (USD) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 6 14 17 25 24 18 20 21 479000 1250000 3250000 3894000 7530000 2099000 3870000 2639000 79800 89300 191200 155800 313800 116600 193500 85200 6 14 17 25 23 16 17 19 479000 1250000 3250000 3894000 7465000 2040000 3329000 2538000 79800 89300 191200 155800 324600 127500 195800 133600 Tổng 145 25011000 153150 137 24245000 162200

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 46 -88 )

×