1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011

70 474 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 341,13 KB

Nội dung

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều thuận lợi, khó khăn, cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp. Kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế chung thế giới, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới, học tập những kinh nghiệm quản lý kinh doanh, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích tình hình tài chính. Vì các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến thực trạng của doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư. Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khả năng quản lý, tình hình vay trả nợ của doanh nghiệp…. Ngoài những thuận lợi và cơ hội đạt được, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Trong quá trình cạnh tranh quy luật đào thải luôn diễn ra một cách khắc nghiệt. Nếu các doanh nghiệp không kiểm tra tình hình nội lực để kịp thời chấn chỉnh những mặt yếu kém, phát huy những mặt mạnh sẽ khó tồn tại trên thương trường. Do đó doanh nghiệp cũng nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để xác định được tác động của những yếu tố thuận lợi và khó khăn, xem xét các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá các mục tiêu đạt đến đâu, tồn tại những hạn chế nào tìm hướng khắc phục. Giúp nhà quản trị chỉ đạo những hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai, theo dõi kịp thời các diễn biến bất hợp lý. Với công ty Cổ phần Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam, tình hình tài công ty hiện nay đang gặp nhiều khó khăn như nợ ngắn hạn quá nhiều, thiếu vốn cho kinh doanh, không đủ tiền trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng, gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra các hướng phát triển cho doanh nghiệp. Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011”.

Trang 1

Với tình cảm chân thành, cho phép

tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc đến tất cả các cơ quan và cá

nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu đề tài.

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo

trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt

tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong

suốt bốn năm đại học và tạo mọi

điều kiện thuận lợi để tôi hoàn

thành bài luận vănchuyên đề này.

Để có được kết quả này, tôi vô

cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính

trọng đến PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà,

người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi

từ lúc định hướng chọn đề tài cũng

như trong quá trình hoàn thiện chuyên

đề.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành

cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị

nhân viên của Công ty Cổ Phần Lâm

Đặc Sản xuất khẩu Quảng Nam, đặc

biệt là Phòng Kế hoạch - kinh doanh

đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho

tôi các tài liệu cần thiết và những

kiến thức thực tế trong suốt quá

trình thực tập.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn

đến gia đình và bạn bè đã quan tâm,

Trang 2

ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện

đề tài.

Do còn hạn chế về thời gian, kiến

thức và kinh nghiệm, đề tài không

thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi

rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý

kiến đóng góp chân thành của quý

Thầy, Cô và các bạn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành

cám ơn!

Huế, tháng 05 năm

2013 Sinh viên Mai Thị Tiển

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv

Danh mục các biểu bảng v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái quát về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp 3

1.1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.2.1 Phương pháp so sánh 5

1.2.2 Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính 6

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 7

1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 7

1.3.2 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM 14

2.1 Tình hình cơ bản của công ty 14

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 14

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 16

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 16

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18

Trang 4

2.1.5 Tình hình sử dụng lao động tại công ty 22

2.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam 2009- 2011 23

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 23

ĐVT: triệu đồng 25

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2009 - 2011 38

2.3 Phân tích trực tiếp các tỷ số tài chính 41

2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán 41

2.3.2 Phân tích hệ số nợ 49

2.3.3 Phân tích các chỉ số hiệu quả hoạt động 50

2.3.4 Phân tích các chỉ số khả năng sinh lời 53

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM 56

3.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty 56

3.1.1 Những kết quả đạt được 56

3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam 57

3.2.1 Quản lý tài sản 57

3.2.2 Quản lý nguồn vốn 58

3.2.3 Nâng cao khả năng thanh toán 58

3.2.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 59

3.2.6 Giải pháp quản lý các khoản nợ phải trả 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

I Kết luận 61

II Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

UBNN : Uỷ ban nhân dân

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 23

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 25

Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động tổng tài sản của công ty 30

Bảng 2.4: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty 37

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 40

Bảng 2.6: Các chỉ số khả năng thanh toán của công ty 41

Bảng 2.7: Các khoản phải thu của công ty qua 3 năm 43

Bảng 2.8: Các khoản phải trả của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 46

Bảng 2.9: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 48

Bảng 2.10: Các chỉ số nợ của công ty qua 3 năm 2009- 2011 49

Bảng 2.11: Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 52

Bảng 2.12: Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty qua 3 năm 2009 -2011 55

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi Việt Nam gia nhậpWTO đã tạo ra nhiều thuận lợi, khó khăn, cơ hội cũng như thách thức đối với cácdoanh nghiệp Kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế chung thế giới, đây là cơ hộicho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới, họctập những kinh nghiệm quản lý kinh doanh, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Để đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần tiến hành phântích tình hình tài chính Vì các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến thực trạng của doanhnghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư Các nhàđầu tư cũng quan tâm đến khả năng quản lý, tình hình vay trả nợ của doanh nghiệp….Ngoài những thuận lợi và cơ hội đạt được, doanh nghiệp còn phải đối mặt vớinhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài Trongquá trình cạnh tranh quy luật đào thải luôn diễn ra một cách khắc nghiệt Nếu cácdoanh nghiệp không kiểm tra tình hình nội lực để kịp thời chấn chỉnh những mặt yếukém, phát huy những mặt mạnh sẽ khó tồn tại trên thương trường Do đó doanh nghiệpcũng nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để xác định được tác động của nhữngyếu tố thuận lợi và khó khăn, xem xét các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trongdoanh nghiệp Đồng thời đánh giá các mục tiêu đạt đến đâu, tồn tại những hạn chế nàotìm hướng khắc phục Giúp nhà quản trị chỉ đạo những hoạt động sản xuất kinh doanhtrong tương lai, theo dõi kịp thời các diễn biến bất hợp lý

Với công ty Cổ phần Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam, tình hình tài công tyhiện nay đang gặp nhiều khó khăn như nợ ngắn hạn quá nhiều, thiếu vốn cho kinhdoanh, không đủ tiền trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy việcphân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng, gắn liền với các hoạt động sản xuất kinhdoanh, là cơ sở cho nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra các hướng phát triển cho

doanh nghiệp Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính

của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011”.

Trang 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung: phân tích tình hình tài chính của công ty và đề xuất một số giảipháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty

- Mục tiêu riêng:

Hệ thống hóa lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những lợithế của công ty

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tài chính của công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian : công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam

- Phạm vi thời gian: thu thập số liệu từ năm 2009- 2011 của công ty về tình hìnhtài chính

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp phân tích số liệu:

Trang 9

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Các khái niệm

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến việchình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Tài chính được biểu hiện dưới hìnhthức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đãtìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau của họ

mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau:

+ Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp

+ Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác nhau

+ Khía cạnh thời hạn của các loại vốn

+ Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dướihai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể

+ Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổicấu trúc của nó

1.1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chính sau đây:

- Đầu tư vào đâu như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã chọn, nhằmđạt tới mục tiêu của doanh nghiệp? Từ đó đưa ra tổng tiền cần đầu tư

-Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào để đạt được cơ cấuvốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?

-Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra sao cho đảm bảo mức ngân quỹ lưu thôngqua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng như thế nào?, Phân tích

Trang 10

đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào, để thường xuyên đảm bảo trạngthái cân bằng tài chính? và quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào đểđưa ra quyết định thu, chi phù hợp?

Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất trả lời ba câu hỏi trên

1.1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niêm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việcphân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điềuhành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó Phântích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và cóthể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh,khắc phục và hạn chế các điểm yếu Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cầnphải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sửdụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phươngpháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó

1.1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởngđến tình hình tài chính doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều cótác động thúc đẩy hoặc kìm hãm hình thành

1.1.2.3 Mục tiêu của việc phân tích tài chính

Trong cơ chế thị trường, các thông tin từ hoạt động phân tích tài chính thật sự rấtquan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những người phân tích tàichính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau

Phân tích tài chính đối với nhà quản trị doanh nghiệp

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướngcác quyết định cả ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạchđầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý

Trang 11

Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu lợi tức cổ phần và giá trịtăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năngsinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốnvào doanh nghiệp hay không ?

Phân tích tài chính đối với người cho vay (nhà tài trợ)

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của kháchhàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vaycần xem xét là doanh nghiệp thực sự cần có nhu cầu cho vay hay không? Khả năng trả

nợ của doanh nghiệp như thế nào ?

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trongdoanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư…Dù họ công tác

ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanhnghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ

Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khảnăng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khảnăng thanh toán, khả năng cân đối, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi củadoanh nghiệp Trên cơ sở đố, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ranhững dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh

n ghiệp trong tương lai

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp gồm hệ thống các công

cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệbên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến động tình hình tài chính doanhnghiệp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặcthù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp

1.2.1 Phương pháp so sánh

Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thốngnhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…và theo mụcđích phân tích mà xác định số gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời

Trang 12

gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị sosánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung sosánh bao gồm:

-So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạc để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.-So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của cácdoanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu,được hay chưa được

-So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, sosánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối vàtuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

1.2.2 Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính

Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ

lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản Phương pháp phân tích

tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệtài chính Sự biến đổi các tỷ là sự biến đổi các đại lượng tài chính Về nguyên tắc,phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánhgiá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp vớigiá trị các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành cácnhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt độngcủa doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấuvốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khảnăng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phậncủa hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích,người phân tích lựa chọn các nhpms chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tíchcủa mình

Trang 13

Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện đượctình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một sốdấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứuriêng rẽ.

Nguyên tắc của phương pháp này là:

- So sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp qua các thời kỳ

- So sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh

- So sánh chỉ số tài chính của doanh nghiệp với chỉ số bình quân ngành qua cácthời kỳ

- So sánh giữa kế hoạch và thực hiện

- Phân tích trực tiếp hoàn cảnh tài chính của doanh nghiệp

Các bước thực hiện:

- Tính toán các chỉ tiêu từ kết quả của các báo cáo tài chính

- Chỉ ra các điểm mạnh, yếu từ đó đề xuất giải pháp để khắc phục và phát huy

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính

Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáo tài chính có ýnghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh vàquan hệ quản lý đối với doanh nghiệp Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trìnhbày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản vàmột bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp

Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báocáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Đó là tài sản cố định, tài sảnlưu động Tài sản được phân chia như sau:

A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, bao gồm: tiền và chứng khoán ngắn hạn

dễ bán, các khoản phải thu, dự trữ…

B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Trang 14

Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệpđến thời điểm lập bá cáo Đó là vốn của chủ ( vốn tự có ) và các khoản nợ Nguồn vốnđược chia thành:

A: Nợ phải trả: nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác

B: Nguồn vốn chủ sở hữu

Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bênnguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chínhcủa doanh nghiệp

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hìnhdoanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán

là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năngcân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển củatiền trong quá trình trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tínhkhả năng hoạt đông của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo Kết quả kinh doanhcũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa,dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanhnghiệp Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất - kinhdoanh: Lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thôngtin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật

và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Gồm hai phần:

- Phần một: Lãi, lỗ Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm hoạt đông kinh doanh và các hoạt động khác

- Phần hai: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thựchiện với Nhà nước về: Thuế, bảo hiểm xã hội, bỏa hiểm y tế, kinh phí công đoàn vàcác khoản phải nộp khác

Trang 15

1.3.2 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính

1.3.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính về khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánhmối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanhtoán trong kỳ Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tìnhtrạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúng hạn và có thểphải ngừng hoạt động Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

Tỷ số thanh toán hiện thời:

Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng TSLĐ ngắn hạn

Tổng số nợ ngắn hạnChỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổithành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng trả nợ của doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, tài sảnlưu động cao do tiền mặt nhàn rỗi, hàng tồn kho, nợ phải đòi cao,…

Tỷ số thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạnDựa vào chỉ tiêu này biết được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp,tránh việc hàng tồn kho ứ động quá nhiều sẽ làm hạn chế khả năng trả nợ Chỉ tiêu nàycàng cao thể hiện khả năng thanh toán tăng, nếu tăng quá cao làm doanh nghiệp quản

lý vốn lưu động không kết quả (nợ ứ đọng, tiền mặt chiếm dụng nhiều) Chỉ tiêu nàythấp dấu hiệu khả năng thanh toán chậm, khó khăn về tình hình tài chính

Khả năng thanh toán bằng tiền

Khả năng thanh toán bằng tiền = TSNH – KPT – HTK

Nợ ngắn hạnKhả năng thanh toán bằng tiền cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốnbằng tiền để sẵn sang thanh toán tức thời cho một động nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toánbằng tiền càng lớn thì khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp càng cao; tuynhiên, hệ số này cao quá cũng không tốt, vì tiền không tự sinh lời được

1.3.2.2 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

Trang 16

Tỷ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so vớiphần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trọng phântích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của công ty để thể hiệnmức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ Nếu chủ sở hữu doanhnghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất - kinhdoanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu Mặt khác bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ,các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp Ngoài ra, nếudoanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanhnghiệp sẽ gia tăng đáng kể

Nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn nhằm mục đích chỉ ra doanhnghiệp đã có một cơ cấu vốn hợp lý hay chưa? Một trong nững mục tiêu của doanhnghiệp là đạt được cơ cấu vốn tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu Trong quátrình hoạt động kinh doanh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi,nghiên cứu nhóm chỉ tiêu này chúng ta xem xét một số chỉ chủ yếu: hệ số nợ, khả năngthanh thanh toán lãi vay

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Thực chất tỷ số nợ là số nghịch đảo của khả năng thanh toán Tỷ số này được sửdụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc gópvốn Thông thường, các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số nàycàng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợinhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song, nếu tỷ số nợquá cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

1.3.2.3 Các tỷ số về khả năng hoạt động

Trang 17

Các tỷ số về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tàisản của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sảnkhác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phân tích không chỉquan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệuquả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanhthu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu

Tỷ số này cho thấy cứ một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao,vòng quay thấp chứng tỏ tài sản lưu động chiếm quá nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp

Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn khoĐây là tỷ số phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Nếu chỉ sốnày lớn hơn 9 sẽ là dấu hiệu khả quan về tình hình tiêu thụ và dự trữ của doanh nghiệp

Vòng quay khoản phải thu:

Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thuDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh việc thanh toán các khoản phải thu của khách hàng sau khikết thúc một vòng quay thì công ty thu hồi được nợ Nếu số ngày của vòng quay càngnhỏ thì tốc độ quay càng nhanh, thời gian bị chiếm dụng vốn càng ngắn

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn khoCho biết trung bình bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp xuất hàng một lần Như vậy

ta thấy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luânchuyển hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng lớn và ngược lại

Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu x 360

Doanh thu thuần

Trang 18

Chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng, chothấy khi tiêu thụ bao lâu thì doanh nghiệp thu được tiền, thể hiện được chính sách bánchịu của doanh nghiệp đối với khách hàng Mặt khác qua chỉ tiêu này đánh giá đượctình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân

Tỷ suất này nói lên là một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu, và nó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Hiệu suất càng caothì càng tốt

Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:

Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữuDùng để đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở hữu, xem xétnguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu có hiệu quả hay không

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Tỷ suất này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Dùng để phản ánh hiệu quả tổng quát về quản lý vàkhai thác tài sản nói chung của doanh nghiệp Hệ số này càng cao càng tốt vì khi đó nócho phép tiết kiệm nguồn vốn, giảm được chi phí sử dụng vốn

1.3.2.4 Các chỉ số về khả năng sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: (ROE)

ROE = Lợi nhuận ròng x 100%

Vốn chủ sở hữuChỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào doanhnghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng ( là khoản lợi sau khi

đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ ) Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra

Trang 19

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Tổng tài sảnChỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp,

cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi, chỉ tiêu này càngcao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉtiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả

Trang 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU

QUẢNG NAM

2.1 Tình hình cơ bản của công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Ngày 29/01/1986 UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ ra quyết định3166/QDUB thành lập xí nghiệp lâm đặc sản Quảng Nam – Đà Nẵng Ngày15/12/2005 đại hội cổ đông thành lập đã thống nhất cổ phần công ty từ ngày 1/1/2006với cổ phần nhà nước 65%, cổ phần người lao động chiếm 35% Hiện nay công ty cótên gọi: Công ty cổ phần Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam Tên giao dịch: ForestProducts joint – Stock Company of Quang Nam

Các giai đoạn phát triển của công ty:

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1989: Công ty chủ yếu sản xuất hàng nông-lâmsản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như: hàng thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tiêu, dầutrẩu…Xí nghiệp hoạt động theo kế hoạch của tỉnh giao Hoạt động của xí nghiệp nhìnchung đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, ổn định việc làm cho công nhân và xí nghiệp

đã có ba đơn vị trực thuộc:

+ Xí nghiệp Mộc Việt Đức

+ Công ty liên doanh Trẩu

+ Xí nghiệp chế biến Lâm sản Hòa Cường

Trong quá trình kinh doanh xí nghiệp Liên Hiệp đã không ngừng phát triển vềmọi mặt, nên đã được UBND Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) ra quyết định số 3415/QĐ-UB ngày 09/12/1992 về việc thành lập DNNN Công ty lâm đặc sản Xuất khẩuQuảng Nam – Đà Nẵng và đã giao cho Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thônQuảng Nam – Đà Nẵng trực tiếp quản lý

Từ năm 1990 đến 1993: Trong giai đoạn này công ty phải đối mặt với rất nhiềukhó khăn nhất là sự chuyển biến của đất nước từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyểnsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Chưa đáp ứng được với sự

Trang 21

cạnh tranh của nền kinh tế thị trường nên công ty đã kinh doanh thua lỗ kéo dài, côngnhân thiếu việc làm, đời song công nhân viên khó khăn.

Từ năm 1994 đến 1997: Vượt qua thời kỳ khó khăn công ty đã xây dựng phương

án đổi mới bộ máy tổ chức sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, vạch rõ định hướng pháttriển của công ty, đổi mới mặt hàng, mạnh dạn đầu tư công nghệ, dây chuyền và máymóc thiết bị mới, làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nướcngoài Hoạt động của công ty ngày càng phát triển tốt hơn, đã tạo công ăn việc làmcho hơn 900 công nhân với 4 đơn vị trực thuộc và là thành viên của Công ty liêndoanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật

Từ năm 1997 đến 2004: Tháng 10 năm 1997 do việc tách tỉnh Quảng Nam – ĐàNẵng thành 2 tỉnh nên công ty được tỉnh Quảng Nam tiếp nhận với Quyết định số 700/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tiếp nhận Công ty Lâm Đặc Sản Xuấtkhẩu Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêuthụ nội địa, trồng và chăm sóc rừng, cung ứng nguyên liệu giấy; tổ chức đào tạo địnhhướng, đưa chuyên gia và người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài Trong thời gian này, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đã giảiquyết công việc ổn định cho hơn 1300 lao động ở 5 đơn vị trực thuộc và văn phòngcông ty:

+ Văn phòng công ty đóng tại thôn Ngọc Vinh, Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam.+ Xí nghiệp Lâm đặc sản Quế Sơn: đóng tại Quế Xuân, Quế Sơn, Quảng Nam

+ Xí nghiệp Mộc Việt Đức: đóng tại Phường Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam.+ Xí nghiệp chế biến Lâm sản Điện Ngọc: đóng tại xã Điện Ngọc, Điện Bàn,Quảng Nam

+ Xí nghiệp chế biến Lâm sản Hòa Nhơn: đóng tại Hòa Vang, TP Đà Nẵng

+ Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ: đóng tại phường Trường Xuân, Thị xã Tam

Kỳ, Quảng Nam

Từ năm 2004 đến nay:

Năm 2004 thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính phủ và củatỉnh, Công ty đã được UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định số 5084/QĐ-UB ngày

Trang 22

30/11/2004 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa DNNN Công ty Cổ phần Lâmđặc sản Xuất khẩu Quảng Nam với vốn điều lệ 30 tỷ đồng.

Để đủ lực cạnh tranh với thị trường hiện tại và hội nhập WTO Công ty đã cơ cấusắp xếp lại tổ chức sản xuất lao động, tinh giảm bộ máy quản lý ở các đơn vị Năm

2005 tổng doanh thu của công ty hơn 164 tỷ đồng, nộp ngân sách 8 tỷ đồng và ổn địnhcông việc cho hơn 1225 lao động

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng

Khai thác và chế biến các mặt hàng nông – lâm - sản tiêu thụ nội địa và xuấtkhẩu như bàn ghế gỗ các loại, gỗ xẽ xây dựng cơ bản, gỗ bạch đàn, keo lá tram, quếtrầm…và trực tiếp nhập khẩu các loại máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình kinhdoanh của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công tytheo pháp luật hiện hành của nhà nước và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Nam; tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả; quản lý và sử dụng vốn của công ty đúngquy định đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo trang trải tài chính, thực hiệnđầy đủ các nghĩa

vụ và trách nhiệm đối với nhà nước, luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần chocán bộ công nhân viên của công ty

Công ty có trách nhiệm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênnông lâm sản, đặc sản rừng, gắn sản xuất với tái tạo rừng, đảm bảo cho sự cân bằngmôi sinh

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Lâm Đặc Sản xuất khẩu Quảng Nam là đơn vị chuyên hoạtđộng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng làm từ gỗ,kinh doanh nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, kinh doanh máy móc thiết bị, phụtùng máy nông nghiệp; thiết kế, trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác trồng rừng vàmột số lĩnh vực khác…Theo đó, hoạt động của công ty phụ thuộc khá nhiều vào tỷ giáhối đoái và biến động của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, cùng với sự biến động

Trang 23

chung của thị trường và khả năng tài chính của mình công ty đã chuyển đổi hướngkinh doanh Theo đó, công ty mở rộng vào các lĩnh vực kinh doanh mới như kinhdoanh vật liệu xây dựng, xây dựng đường giao thông nông thôn, cầu cống nhỏ; đưangười lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài…Về cơ bản công ty vẫnkinh doanh các mặt hàng lâm sản, chế biến từ gỗ là chính Những năm gần đây công ty

đã tiến hành đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, trong đó tập trung vào xuất khẩu hàng

đồ gỗ Tuy nhiên, việc mỏ rộng phạm vi kinh doanh, đặc biệt là xâm nhập vào các thịtrường mới lạ đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty

Trong lĩnh vực chế biến lâm sản, công ty tập trung chủ yếu vào kinh doanh cácmặt hàng đồ gỗ trong và ngoài trời Trong đó công ty tổ chức sản xuất trên các dâychuyền hiện đại được nhập khẩu từ Italia, Thái Lan, Mỹ…làm cho sản phẩm sản xuất

ra đạt được những tiêu chuẩn chất lượng và được các nước Châu Âu ưa chuộng.Nhưng những khó khăn về mặt tài chính cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độngxuất khẩu của công ty

Các khách hàng chủ yếu của công ty là các nước châu Âu, Mỹ và thị trường nộiđịa ở miền trung…Hằng năm công ty xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài nàyvới số lượng sản phẩm lớn đem lại nguồn ngoại tệ cho công ty Nguyên liệu gỗ củacông ty chủ yếu là tự trồng Công ty có diện tích rừng trồng khá lớn ở Quảng Nam và

Đà Nẵng

Ở các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình nông thôn, cầucống nhỏ… cũng đem lại nguồn doanh thu khá lớn cho công ty

Trang 24

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

: Quan hệ tham mưu

: Quan hệ chức năng

Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy quản lý

Các thành viên bộ phận quản lý

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc

Phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, có nhiệm cụ điều hành mọi họatđộng sản xuất kinh doanh nhằm bảo tồn và phát triển vốn góp của các cổ đông, đại

CTHĐQTBan Giám Đốc

Ban Kiểm Soát

Phòng TàiVụ

P KếHoạchKinhDoanh

P Tổ Chức- Hành Chính

P LâmSinh và

XN CBLSHòa Nhơn

XN CBLSĐiện Ngọc

XN LâmNghiệpQuảng Nam

Trang 25

diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật vềmọi hoạt động của Công ty Tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng quy hoạch đội ngũcán bộ công nhân viên và lao động toàn Công ty Phụ trách công tác thi đua khenthưởng tại Công ty.

Trực tiếp theo dõi phòng tổ chức, phòng tài vụ Công ty Trực tiếp theo dõi côngtác Đảng và công tác đoàn thể

Phó giám đốc phụ trách thương mại

Tham mưu cho Giám đốc, chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụđược phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực được phân công:Công tác lâm sinh nguyên liệu giấy, trồng và khai thác rừng; Công tác lao động tiềnlương, công tác bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động; trựctiếp chỉ đạo công tác thu mua và cung ứng nguyên liệu giấy cho liên doanhVIJACHIP; trực tiếp theo dõi phòng lâm sinh nguyên liệu giấy, Xí nghiệp Lâm đặcsản Tam Kì, Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam, Xí nghiệp Chế biến Lâm sản ĐiệnNgọc; thực hiện một số công tác khác do Giám đốc phân công

Phó giám đốc phụ trách sản xuất

Tham mưu cho Giám đốc và chỉ đạo các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộcthực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các lĩnh vực đượcphân công như: Công tác sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; xây dựngchiến lược phát triển thị trường và khách hàng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinhdoanh toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo về công tác Marketing; trực tiếp theo dõi các đơnvị: Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn, Xí nghiệp Mộc Việt Đức, Phòng kế hoạchsản xuất kinh doanh Công ty; theo dõi và thực hiện phụ trách các quy trình ISO,IWAY, COC; thực hiện một số công tác khai thác theo sự phân công của Giám đốc

Phòng tổ chức hành chính

Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự toàn Công ty,

về công tác lao động tiền lương, về khen thưởng và kỉ luật…

Trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ chính sách đối vớilao động toàn Công ty đúng với quy định của Công ty và quy định của pháp luật hiệnhành như: Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương toàn công ty; xây dựng

Trang 26

quy chế trả lương toàn công ty, công tác bảo hiểm xã hội và y tế; xây dựng quy chế thiđua khen thưởng, kỉ luật, nội quy lao động; công tác an toàn lao động, phòng chốngcháy nổ; thực hiện công tác hành chính và một số nhiệm vụ khác theo sự phân côngcủa Giám đốc công ty.

Phòng tài vụ

Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính của Công ty nhằm bảo toàn vàphát triển vốn và thực hiện một số nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính của toànCông ty nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh; tổ chức và theo dõi công táchạch toán ở văn phòng và ở các đơn vị đúng theo pháp lệnh kế toán thống kê và chuẩnmực kế toán hiện hành; thực hiện điều hòa vốn, quản lý kiểm tra nguồn vốn, tài chínhcủa Công ty; quản lý bảo vệ hồ sơ sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật hiệnhành; lập báo cáo quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh hằng tháng, quý, năm củaCông ty; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước; theo dõi và thanhtoán kịp thời các khoản thu chi đối với khách hàng…;thực hiện một số nhiệm vụ kháctheo sự phân công của Giám đốc

Phòng kế hoạch kinh doanh

Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tácMarketing, mở rộng thị trường, công tác xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị,dây chuyền sản xuất và thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau: Lập kế hoạch sản xuấtkinh doanh cho toàn Công ty; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho toànCông ty; trực tiếp theo dõi công tác sản xuất sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàngmộc, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng mẫu mã theo các đơn đặthàng; chịu trách nhiệm về việc tổ chức sản xuất hàng mẫu, thiết kế mẫu sản phẩm;giao dịch với khách hàng về việc cung cấp một số phụ kiện, bao bì nhãn mác theo từngđơn đặt hàng cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo kịp thời và chất lượng; quản lý cáchợp đồng, đơn đặt hàng, và một số hồ sơ liên quan nhằm bảo đảm bí mật trong kinhdoanh; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc

Phòng lâm sinh nguyên liệu giấy

Tham mưu cho Giám đốc trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng,quản lý và thực hiện các dự án trồng rừng, khai thác rừng và cung ứng nguyên liệu

Trang 27

giấy và thực hiện một số công việc cụ thể như sau: Xây dựng kế hoạch trồng rừng,chăm sóc và khai thác rừng; lập kế hoạch và thực hiện cung ứng nguyên liệu giấy choCông ty liên doanh VIJACHIP; quản lý và chỉ đạo việc đầu tư trồng rừng cho Công ty

và các dự án khác; lập các hồ sơ thủ tục trồng và khai thác rừng; tổ chức kiểm trathường xuyên và định kì diện tích trồng rừng, kịp thời phát hiện những vấn đề phátsinh và đề xuất biện pháp xử lý; xây dựng quy trình cho vay vốn trồng rừng và thựchiện cho vay đúng và có trách nhiệm quản lý các hợp đồng và các thủ tục hồ sơ vayvốn trồng rừng; thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc phân công

Phòng xúc tiến thương mại

Tham mưu cho Giám đốc về công tác tìm kiếm khách hàng mới, nguyên liệu mới

và chương trình mới: Thực hiện các chương trình có hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001, 2000, chương trình quản lý chất lượng QWAY, chương trình an sinh xã hội SA8000; một phần chương trình môi trường ISO 4001; chương trình truy nguyên nguồngốc COC; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc

 Các đơn vị trực thuộc

Xí nghiệp Mộc Việt Đức; Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc; Xí nghiệp

Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn; Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kì.

Là những đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng, được mở tài khoản riêngtại các ngân hàng Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty vềhoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn Công tygiao, và có các nhiệm vụ phù hợp với từng đơn vị

Đây là 4 đơn vị chuyên sản xuất hàng mộc xuất khẩu có số lượng lớn nhất công

ty với các nhiệm vụ: Sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; Gia công một sốsản phẩm cho khách hàng; tổ chức sản xuất tại đơn vị nhằm bảo đảm tiến độ, chế độ,chất lượng, mậu mã theo từng đơn đặt hàng của Công ty giao; thực hiện một số nhiệm

vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty

Xí nghiệp lâm nghiệp Quảng Nam

Xí nghiệp này có nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng từnguồn vốn vay của VIJACHIP, các dự án JIBIC, PASA…

Trang 28

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc:

Phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc thể hiện quacác mặt như sau: Các đơn vị trực thuộc là những đơn vị hạch toán phụ thuộc có condấu riêng, được thành lập theo sự quyết định của hội đồng quảng trị (HĐQT), được mởtài khoản tại các ngân hàng; đứng đầu các đơn vị trực thuộc là Giám đốc, chịu tráchnhiệm trước giám đốc công ty về tổ chức sản xuất kinh doanh và nhân sự tại đơn vịmình, đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch của công ty giao vào đầu mỗi kì; cácđơn vị trực thuộc được Công ty giao vốn hoạt động khi có nhu cầu vốn phát sinh theomỗi đơn đặt hàng Mỗi khi có nhu cầu vốn phát sinh, đơn vị trực thuộc sẽ làm đơn yêucầu công ty cấp vốn, nếu xét thấy việc cấp vốn này là hợp lý và phù hợp với từng đơnđặt hàng thì yêu cầu này sẽ được công ty thông qua; đối với những hợp đồng xuất khẩuhàng mộc, Giám đốc Công ty hoặc trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh đứng ra kí kết,sau đó tùy thuộc vào giá trị kinh tế của hợp đồng là lớn hay nhỏ, công ty sẽ giao việcthực hiện các đơn đặt hàng theo khả năng của từng đơn vị trực thuộc; đối với nhữngđơn đặt hàng nội địa, những hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 500 triệu, các đơn vịtrực thuộc có quyền tự quyết định Những hợp đồng có giá trị trên 500 triệu thì phảithông qua Giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt Doanh thu từ bán hàng nội địa các

Xí nghiệp được giữ lại để trang trải chi phí cho hoạt động của mình, nhưng mọi hoạtđộng thu chi phải được tổng hợp và báo cáo lại với Công ty

2.1.5 Tình hình sử dụng lao động tại công ty

Nhìn chung nguồn lao động của công ty đều giảm qua các năm Vì là đơn vị sảnxuất nên đòi hỏi khá nhiều sức lao động, yêu cầu nhiều lao động trực tiếp do đó số laođộng trực tiếp luôn chiếm một tỷ trọng rất cao, chiếm 87,37% trong tổng số lao động,

số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ chiếm 12,63% và chủ yếu làm việc tạicác phòng ban Năm 2011, xét về trình độ, chiếm đa số là lao động phổ thông chiếm84,37% và kế đến là trình độ đại học và trên đại học chiếm 10,02%, sau đó trình độcao đẳng và trung cấp chiếm 5,60% Tóm lại, công ty hàng năm đều giảm số lao động

bộ phận trực tiếp và cả gián tiếp

Trang 29

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Người % Người % Người % +/- % +/- % Tổng số lao động 1310 100.00 1282 100.00 1267 100.00 -28 -2.14 -15 -1.17 Phân theo chức năng

( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính của công ty )

2.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam 2009- 2011

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Trang 31

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 ĐVT: triệu đồng

Năm 2010

Năm

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 85571,70 89396,22 81585,60 A NỢ PHẢI TRẢ 76580,87 80461,46 80153,26

I Tiền và các khoản tương đương tiền 4840,14 11950,80 17933,51 I Nợ ngắn hạn 68342,41 71088,57 73787,83

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn

III Các khoản phải thu ngắn hạn 36094,25 28772,69 25807,53 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 1286,77 1107,59 302,34

1 Phải thu khách hang 28605,10 21799,90 16023,45 5 Phải trả người lao động 2696,13 7977,76 11379,81

2 Trả trước người bán 5846,20 6073,17 8317,51 6 Chi phí phải trả 270,60 4180,45 82,97

3 Các khoản phải thu khác 2067,03 2202,97 2771,65 7 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn

4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -424,08 -1303,35 -1305,08 II Nợ dài hạn 8238,46 9372,89 6365,44

IV Hàng tồn kho 43311,40 45248,85 35153,79 1 Vay và nợ dài hạn 7757,58 9172,45 6365,44

1 Hàng tồn kho 43311,40 45248,85 37143,51 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 480,88 200,44 0

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -1989,72

V Tài sản ngắn hạn khác 1325,91 3423,88 2690,77

1 Thuế GTGT được khấu trù 11,25 1411,30 538,44

2 Thuế và các khoản phải thu Nhà Nước 5,45 21,78

3 Tài sản ngắn hạn khác 1309,20 1990,80 2152,34

B TÀI SẢN DÀI HẠN 31635,27 33345,53 39936,88 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 40626,09 42208,29 41369,21

I Các khoản phải thu dài hạn I Vốn chủ sở hữu 40626,09 42208,29 41369,21

II Tài sản cố định 16943,12 19287,04 24365,57 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30000,00 30000,00 30000,00

Trang 32

Giá trị hao mòn lũy kế -36353,05 -40879,13 -44354,31 4 Quỹ dự phòng tài chính 641,06 829,79 1159,41

2 Tài sản cố định vô hình 1501,00 1501,00 1879,00 5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5463,79 6665,81 5023,45 Nguyên giá 1501,00 1501,00 1879,00 II Nguồn kinh phí và quỹ khác

Giá trị hao mòn lũy kế

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1230,17 444,73 4990,25

III Bất động sản đầu tư

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13826,94 13145,56 14300,41

1 Đầu tư dài hạn khác 13826,94 14447,51 15294,28

2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài

122669,7 5

121522,4 8

( Nguuồn: Phòng Tài vụ của công ty )

25

Trang 33

Phân tích tổng tài sản

Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, yếu tố đầu tiên đượcxem xét đó là tài sản vì nó góp phần tạo nên sự thành bại của doanh nghiệp Tài sảnthể hiện quy mô cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Để phân tích sự biếnđộng của tài sản ta không những phân tích theo chiều ngang mà còn phải đi sâu xemxét từng yếu tố chỉ tiêu và tỷ trọng cũng như sự biến động từng khoản mục để đánh giámột cách chính xác

Qua những số liệu đã phân tích ở bảng 2.2 ta thấy quy mô tài sản của công ty là rấtlớn và biến động qua từng năm Năm 2010 giá trị tổng tài sản của công ty là 122741,75triệu đồng tăng 4,72% tương ứng với tăng 5534,78 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011giá trị tổng tài sản của công ty là 121522,48 triệu đồng giảm 1219,28 triệu đồng tươngứng 0,99% so với năm 2010, tuy nhiên lượng giảm này không đáng kể

Phân tích tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản:

Từ bảng phân tích ta thấy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản là rất lớntrong khi tỷ trọng tài sản dài hạn là rất nhỏ Tài sản ngắn hạn biến động qua các năm,tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên Năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm 73,01% trongtổng tài sản của công ty, tài sản dài hạn chỉ chiếm 26,99% Năm 2010 tỷ trọng tài sảnngắn hạn là 72,83% còn tài sản dài hạn thì tăng lên 27,17% Đến năm 2011 tài sảnngắn hạn chiếm tỷ trọng là 67,14% và tỷ trọng tài sản dài hạn tiếp tục tăng lên vàchiếm 32,86% trong tổng tài sản Do đặc thù của công ty là tập trung kinh doanh cácmặt hàng như: đồ gỗ trong nhà, ngoài trời; đồ gỗ phối kết sắt sơn tĩnh điện, nhôm,inox; ván ghép các loại; mùn cưa, dăm bào; bán thành phẩm gia công cho các doanhnghiệp sản xuất khác và trồng rừng-kinh doanh nguyên liệu giấy… nên công ty cầnnhiều vốn lưu động và tài sản ngắn hạn hơn vốn cố định và tài sản dài hạn Nhưngcông ty cũng đang dần thay đổi cơ cấu các loại tài sản nhằm phục vụ mục tiêu dài hạncủa mình Năm 2010 và năm 2011 tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm là do trong hai nămnày công ty liên tục giảm lượng HTK và các khoản phải thu ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ trọng tăng qua các năm Điều này giúpcông ty có khả năng thanh toán kịp thời các khoản phải trả ngắn hạn

Trang 34

Trong tài sản ngắn hạn các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, năm

2009 là 30,80% và năm 2011 là 21,24%, tỷ trọng này giảm qua các năm nhưng vẫncòn lớn Điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều, trong trườnghợp xấu nhất công ty có thể không đòi được nợ và có khả năng mất vốn cho các hoạtđộng kinh doanh khác Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm là do tỷ trọng phảithu của khách hàng, đây là một dấu hiệu tốt

Hàng tồn kho cũng có tỷ trọng giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn rất lớntrong tổng tài sản Cho thấy tình trạng ứ đọng vốn của công ty qua các năm đang được cảithiện, hàng hóa của công ty xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ và thị trường nội địaqua 2 năm 2010 và năm 2011 tăng lên làm cho hàng hóa trong kho giảm

Tài sản dài hạn có tỷ trọng tăng qua các năm, năm 2009 là 26,99% và đến năm

2011 là 32,86% Tài sản dài hạn tăng vì năm 2010 và 2011 công ty đầu tư xây dựngnhà kho, văn phòng và mua máy mọc thiết bị, dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ cácnước Italia, Đài Loan, Đức về phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, làm cho hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả và nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất Ta có thể thấythông qua sự gia tăng của tài sản cố định về tỷ trọng qua các năm, năm 2009 tỷ trọng

là 14,46% và năm 2011 là 20,05%

Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang có tỷ trọng biến động qua các năm, năm 2009

là 1,05%, năm 2010 giảm còn 0,36% đến năm 2011 lại tăng lên 4,11% Vì trong năm

2011 công ty tập trung đầu tư xây dựng các nhà kho, văn phòng làm việc…nên tỷtrọng này tăng lên

Các chỉ tiêu khác trong tài sản dài hạn có ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ trọngcủa khoản mục này

Tóm lại, cơ cấu tài sản của Công ty đang có xu hướng tăng tài sản dài hạn vàgiảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn Sự chuyển dịch cơ cấu tài sản của Công ty với tốc độ

và tỷ trọng như vây là tốt, chứng tỏ năng lực và trình độ quản lý của công ty ngày càngtốt hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn của công ty

Phân tích biến động của tài sản:

Nhìn vào bảng ta thấy trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn biến động qua cácnăm Năm 2010 tài sản ngắn hạn là 89396,22 triệu đồng tăng 4,47% hay tăng 3824,52

Trang 35

triệu đồng so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 lại giảm 7810,62 triệu đồng tươngứng với giảm 8,74% so với năm 2010 Năm 2010 tài sản ngắn hạn tăng là do tiền vàcác khoản tương đương tiền tăng mạnh, vì trong năm 2010 công ty bán được nhiềuhàng hóa sang nước ngoài và lượng tiêu thụ nội địa cũng tăng mạnh nên lượng tiềnmặt năm này của công ty tăng lên, đáp ứng được các khoản cần phải thanh toán trongngắn hạn và có vốn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác Năm

2010 tiền và các khoản tương đương tiền là 11950,80 triệu đồng tăng 7110,66 triệuđồng tương ứng với tăng 146,91% so với năm 2009, năm 2011 tiếp tục tăng lên5982,70 triệu đồng hay tăng 50,06% so với năm 2011

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm dần qua các năm, năm 2010 các khoản phảithu ngắn hạn là 28772,69 triệu đồng giảm 7321,56 triệu đồng tương ứng với giảm20,28% so với năm 2009 Năm 2011 tiếp tục giảm 2965,16 triệu đồng hay giảm10,31% so với năm 2010 Khoản mục này giảm là do trong hai năm 2010 và 2011công ty áp dụng các biện pháp thanh toán hàng hóa, chiết khấu thương mại hiệu quả đểkhuyến khích khách hàng trả nợ đúng thời hạn Điều này cũng chứng tỏ công ty có cácchính sách thu hồi nợ tốt Bên cạnh đó công ty cũng có quỹ phòng ngừa nợ ngắn hạnkhó đòi tăng qua các năm, dù không đòi được nợ thì tổn thất của công ty cũng cókhoản để bù đắp

Hàng tồn kho cũng biến động qua các năm, tăng lên vào năm 2010 và giảm vàonăm 2011 Năm 2010 HTK là 45248,85 triệu đồng tăng 1937,45 triệu đồng tương ứngvới tăng 4,47% so với năm 2009 và đến năm 2011 HTK giảm 22,31% hay giảm10095,06 triệu đồng Năm này sản phẩm của công ty trên thị trường trong và ngoàinước bán chạy nên HTK giảm mạnh, đây là một dấu hiệu tốt Điều này giúp công tytiết kiệm được các chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản, lưu kho…

Năm 2010 và năm 2011 công ty chú trọng đầu tư xây dựng các văn phòng, nhàkho, mua sắm các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất…phục vụ cho quátrình sản xuất và nhằm đạt được mục tiêu dài hạn làm cho TSDH tăng qua các năm.Năm 2010 TSDH là 33345,53 triệu đồng tăng 5,41% tương ứng với tăng 1710,27 triệuđồng, năm 2011 tiếp tục tăng lên đến 6591,34 triệu đồng tương ứng với 19,77 % so vớinăm 2010 TSDH tăng chủ yếu là do TSCĐ và TSDH khác tăng

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Vũ Long – luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu số 7 qua 3 năm 2005 – 2007”, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu số 7 qua 3 năm 2005 – 2007
4. Hoàng Thị Pha Lê – luận văn tốt nghiệp “ Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế”, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế
5. Nguyễn Thị Như Hoa – luận văn tốt nghiệp “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế”, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế
1. Giáo trình Quản trị tài chính – Th.S Nguyễn Văn Chương, Đại học kinh tế Huế Khác
2. Bài giảng Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Đại học kinh tế Huế Khác
6. Các trang web như: tailieu.vn, luanvan.net, forexco.com.vn… Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty (Trang 22)
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 (Trang 26)
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 (Trang 28)
Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động tổng tài sản của công ty - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.3 Cơ cấu và biến động tổng tài sản của công ty (Trang 35)
Bảng 2.4: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.4 Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty (Trang 43)
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 (Trang 46)
Bảng 2.6: Các chỉ số khả năng thanh toán của công ty - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.6 Các chỉ số khả năng thanh toán của công ty (Trang 47)
Bảng 2.7: Các khoản phải thu của công ty qua 3 năm - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.7 Các khoản phải thu của công ty qua 3 năm (Trang 49)
Bảng 2.8: Các khoản phải trả của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.8 Các khoản phải trả của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 (Trang 52)
Bảng 2.9: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.9 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 (Trang 54)
Bảng 2.10: Các chỉ số nợ của công ty qua 3 năm 2009- 2011 ST - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.10 Các chỉ số nợ của công ty qua 3 năm 2009- 2011 ST (Trang 55)
Bảng 2.11: Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.11 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 (Trang 58)
Bảng 2.12: Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty qua 3 năm 2009 -2011 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 2009 - 2011
Bảng 2.12 Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty qua 3 năm 2009 -2011 (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w