Phía đông nam 2 dặm, đổ vào sông Vệ.

Một phần của tài liệu đại nam nhất thống chí tập 2 part4 (Trang 40 - 42)

, Núi Trì Bình: ở cách huyện Bình Sơn 20 dặm

phía đông nam 2 dặm, đổ vào sông Vệ.

Khe Tung: ở trại Truyên Tung huyện Bình Sơn,

nguồn từ trong núi chảy ra, vượt qua tầng đá to mà

chảy xuống thành suối bay, đưới đá có vực sâu.

Tương truyền vực có con cá lớn như bánh xe, nếu

nắng lâu mà thấy cá quẫy đuôi như tiếng sấm thì

liên có mưa, nếu mưa lâu mà cá quẫy đuôi, thì liền

tạnh, người địa phương thường lấy đấy mà nghiệm nắng mưa. Gặp năm đại hạn, người ta thường lấy cỏ độc vất xuống vực để bả cá, cũng thường được mưa. Nước khe đổ vào sông Châu Tử.

Khe Cống Đá: ở phía tây huyện Bình Sơn,

nguồn ra từ sơn phận trại An Hoà, nước ở trong

núi chảy ra, có những viên đá như hình quả bưởi,

nước rất trong. Dưới cầu đá thì nước sâu thẳm, hai

bên núi dựng ở giữa có một phiến đá lớn, bị nước

xói khoét thành ba lỗ, có thể trèo qua mà sang,

nhưng vì dòng nước chảy xiết, tục truyễn người và

thú trèo qua hay chết. Trên mặt phiến đá có vết

lõm in sâu vào đá đến một thước, to bằng cái thúng,

đầu tròn và nhọn như vết ngón chân. Tương truyền

đấy là vết chân của đạo sĩ Không Lộ, hoang đường không tin được.

Kênh La Hà: ở phía tây huyện Chương Nghĩa,

nguồn ra từ sông Cù Uân, chảy về phía đông 35 đặm đổ vào sông Vệ. Hàng năm về mùa xuân mùa hạ dân địa phương hay đắp đập để dẫn nước vào ruộng.

Phía nam từ đá núi Cổ Sơn chảy ra một dòng, đá

dựng la liệt, qua xã La Hà thì kênh sâu mà chảy

thẳng về phía bắc đến Hổ Sơn đường, đá bày ngang

dọc như bàn cờ. Tập Mười cảnh ở Quảng Ngãi, có

một để là “La Hà thạch trận” (Trận đá ở kênh La

Hà) tức là kênh này.

Kênh An Hà: ở huyện Chương Nghĩa, nguôn ra

từ sông Cu Uân, nước trong và ngọt; hàng năm về

mùa xuân mùa hạ, dân sở tại đắp đập để dẫn nước

vào ruộng.

Mỹ Thịnh, một ở trại Hội An, huyện Mộ Đức có một

xứ ở xã Hương Thủy. Năm xứ này nước đều nóng như

đun sôi, đem gà vịt bỏ xuống có thể làm lông được,

chỗ nào nước tràn ra cây cỏ đều khô héo. Dân sở tại

đắp bờ để ngăn dòng nước vì ghét nước có mùi tanh.

Vũng Thanh Thủy: ở thôn Thanh Thủy, huyện Bình Sơn.

Vñng Tàu: ở xã Châu My, huyện Bình Sơn.

Vãng Quýt: ở thôn Lôi Diêm, huyện Bình Sơn. Vũng An Vĩnh: ở ấp An Vĩnh, huyện Bình Sơn.

Bốn vũng này trên bờ đều có giếng nước ngọt và rừng, tàu thuyền đi lại thường đậu ở đấy để lấy

củi nước.

CỔ TÍCH

Thành cổ Châu Sa: ở xã Châu Sa huyện Bình Sơn. Chu vi hơn 5 mẫu 5 sào. Tương truyền có hai thuyết: một thuyết nói là thành Đại La của nước

Chiêm Thành; có thuyết nói là Vệ Thành của Tam

ty đời Lê. Chưa rõ thuyết nào đúng.

Thành cổ Xuân Quang: ở thôn Xuân Quang huyện Chương Nghĩa, thành đắp bằng đất, cao chừng 5 thước, đông tây 53 trượng, nam bắc 92 trượng, nền

Một phần của tài liệu đại nam nhất thống chí tập 2 part4 (Trang 40 - 42)