Ghếnh, cửa lạch hẹp, nước cạn tàu thuyển không

Một phần của tài liệu đại nam nhất thống chí tập 2 part4 (Trang 45 - 47)

. Lấy dài Tĩnh Man: ở cách tỉnh thành 23 dặm,

ghếnh, cửa lạch hẹp, nước cạn tàu thuyển không

thể qua lại. Phía nam có vụng gọi là vụng Quýt. Xét

Lê Sử chép vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm 503

Thành, châu sư từ cửa biển Tân Áp tiến vào cửa

biển Thái Cần, tung quân đánh tan quân giặc, tức là cửa biển Thái Cần này.

Tấn Sa Kỳ: ở cách huyện Bình Sơn 37 đặm về phía đông nam, cửa biển rộng 145 trượng, thủy triểu

lên sâu 6 thước, thủy triểu xuống sâu 3 thước, có

đặt thủ sở. Cửa biển nước sâu ở giữa có ghểnh đá

nhô lên mặt nước, đứng xa trông như hình người đứng

câu. Người sau tục vịnh bài “Thạch ki điếu tẩu” (ông câu trên ghểnh đá) là cảnh thứ 12 ở Quảng Ngãi. Phía nam ghênh cửa biển rộng, tàu thuyễn có thể đi lại, phía bắc ghểnh cửa biển hẹp, tàu thuyển lớn

không thể vào được. Phía nam có vụng An Vĩnh,

bên ngoài có trấn sơn. Lại ấp An Hải giáp bãi biển,

cát đá bôi lấp thành hình tròn như cái mâm. Tập

Mười cảnh ở Quảng Ngãi có một để là “An Hải sa

bàn” (mâm cát ở An Hải), tức là chỗ này.

Tấn Đại Cổ Lãy: ở cách huyện Chương Nghĩa 17 dặm về phía đông bắc, cửa biển rộng 230 trượng, thủy triểu lên sâu 14 thước, thủy triều xuống sâu 10

thước, phía nam là cửa biển lớn, nước sâu, cạn, tầu

thuyền ra vào đều do đấy; phía bắc là cửa biển nhỏ,

tàu thuyển không thông. Có đặt thủ ngự và hiệp thủ, lại lấy dân phụ lũy sung việc trú phòng. Lại thôn

Cổ Lñy, phía đông bắc dựa ven bờ biển, phía tây

nam giáp là chỗ giao lưu của sông Vệ và sông Trà,

cách xa làng xóm, trông như ở trong khói nước lờ mờ, là một trong Mười cảnh ở Quảng Ngãi đề là

“Cỗ lũy cô thôn”. Dân địa phương làm nghề đệt

chiếu và đánh cá.

Một phần của tài liệu đại nam nhất thống chí tập 2 part4 (Trang 45 - 47)