Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: " Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" với mong muốn
Trang 1NGUYỄN THỊ NGUYỆT QUẾ
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Trang 2NGUYỄN THỊ NGUYỆT QUẾ
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS DƯƠNG THỊ DIỆU HOA
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh", đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ
Với lòng biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: TS.
Dương Thị Diệu Hoa - người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
tôi làm luận văn này
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu songchắc chắn trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mongđược sự chỉ dẫn của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Quảng Ninh, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Nguyệt Quế
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
4 Giả thuyết khoa học 11
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Các khái niệm cơ bản 15
1.2.1 Khái niệm "quản lý" 15
1.2.2 Quản lý giáo dục 16
1.2.3 Quản lý nhà trường 19
1.2.4 Bồi dưỡng 23
1.3 Một số vấn đề lí luận về bồi dưỡng giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên 25
1.3.1 Vai trò công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS 25
1.3.2 Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên THCS 21
1.3.3 Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên 31
1.4 Đổi mới giáo dục phổ thông và các yêu cầu đặt ra về công tác quản lý bồi dưỡng cho giáo viên THCS 34
1.4.1 Đổi mới giáo dục phổ thông 34
Trang 61.4.2 Yêu cầu đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở trường
THPT hiện nay 40
1.5 Tiểu kết chương 1 42
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH 43
2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục của thành phố Hạ Long 43
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 43
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục 44
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS thành phố Hạ Long 47
2.2.1 Số lượng trình độ cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long 47
2.2.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 48
2.3 Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THCS thành phố Hạ Long 48
2.3.1 Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên 49
2.3.2 Phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên 49
2.3.3 Hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên 42
2.4 Kết quả điều tra thực trạng về nhận thức đối với các nội dung bồi dưỡng của hiệu trưởng cho giáo viên 43
2.5 Kết quả điều tra về sự đánh giá của cán bộ, giáo viên đối với các phương pháp bồi dưỡng của người hiệu trưởng 49
2.6 Kết quả điều tra về sự đánh giá của cán bộ, giáo viên đối với các hình thức bồi dưỡng của người hiệu trưởng 54
2.7 Thực trạng các điều kiện phục vụ bồi dưỡng 60
2.8 Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng và công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS của các trường thuộc thành phố Hạ Long. 62
2.9 Tiểu kết chương 2 66
GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ
Trang 83.1 Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 76
3.1.1 Định hướng về quản lý công tác bồi dưỡng cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hạ Long 76
3.1.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 77
3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường THCS Thành phố Hạ Long 71
3.2.1 Biện pháp 1: Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên với quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường THCS 72
3.2.2 Biện pháp 2: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên 74
3.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp 75
3.2.4 Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng 78
3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình THPT 81
3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên 82
3.2.7 Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên 84
3.3 Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý đã được đề xuất 86
3.3.1 Các bước trưng cầu ý kiến 86
3.3.2 Kết quả trưng cầu ý kiến 88
3.4 Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Khuyến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 9Bảng 2.9 Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện của các hình thức bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng quản lý 57Bảng 2.10 Kết quả đánh giá về mức độ tác dụng của các hình thức bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên do hiệu trưởng quản lý 59Bảng 2.11 Đánh giá về kinh phí bồi dưỡng giáo viên 60Bảng 2.12 Nguyên nhân của thực trạng quản lý bồi dưỡng cho giáo viên 61Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện
pháp đề xuất 88
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Phát triển Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệmcủa toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lựclượng nòng cốt có vai trò quan trọng
Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục Thầy giáo,
cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình của cấp học nhằm pháttriển toàn diện cho học sinh Chất lượng giáo dục của nhà trường trực tiếp dođội ngũ giáo viên quyết định, do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa làđộng lực phát triển nhà trường
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá,đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nângcao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo.Thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệpgiáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng những đòi hỏi ngày càngcao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên các trường THCS là nhiệm vụ cấp thiếttrong huy động nguồn lực phát triển của nhà trường
1.2 Trong những năm qua, thành phố Hạ Long đã chú ý đến việc bồi
dưỡng về nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng độingũ giáo viên của địa phương
Trang 11Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp cũng còn nhiều bất cập, chưa có
sự đồng nhất và giải pháp cụ thể Nhận thức của một số giáo viên còn hạnchế, số giáo viên cao tuổi ngại đổi mới Đội ngũ giáo viên chưa hợp lý về cơcấu: có bộ môn thừa quá nhiều, có bộ môn quá thiếu Chất lượng dạy học vàgiáo dục của đội ngũ giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng với nhu cầu pháttriển ngày càng cao của xã hội Có thể nói việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ởtrường THCS nói riêng và trường phổ thông nói chung đã trở thành mộtnhiệm vụ cấp thiết trong huy động nguồn lực phát triển của nhà trường
Hiện nay ở Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung chưa có nhữngcông trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Vì vậy, chúng
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: " Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
nói chung
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý bồi dưỡngđội ngũ giáo viên của một số trường THCS ở thành phố Hạ Long tỉnh QuảngNinh, tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viênnhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của người hiệu trưởng
trường THCS
3.2 Khách thể điều tra:
Các vấn đề nghiên cứu được thực hiện tại 4 trường: Trường THCS
Trang 12Lê Văn Tám, Trường THCS Kim Đồng, Trường THCS Cao Xanh, TrườngTHCS Hồng Hải thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với 166 giáo viên vàcán 28 bộ quản lý.
3.3 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
giáo viên của người hiệu trưởng THCS
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục của trường THCS ở thành phố Hạ Long tỉnh QuảngNinh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hộihiện nay Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do việcquản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của người hiệu trưởng chưa phùhợp Nếu có được một hệ thống các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡnggiáo viên của người hiệu trưởng đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ, phù hợpvới điều kiện cụ thể của mỗi trường, có cơ sở khoa học, hợp lý và có tính khảthi thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài làm cơ sở cho
việc nghiên cứu thực tiễn
5.2 Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên ở một số trường THCS và
công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên của người hiệu trưởng ở các trường đó
5.3 Đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý của người hiệu trưởng
trường THCS về công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáodục của nhà trường
6 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lí của người hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng
Trang 13giáo viên về nghiệp vụ chuyên môn một số trường THCS Thành phố HạLong và điều tra ý kiến: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trườngtrong giai đọan từ năm 2007 – 2010.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, khái quát hoá các tài liệu khoa học
có liên quan để xác định hệ thống khái niệm công cụ và khung lý thuyết phục
vụ cho việc triển khai quá trình nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập các thông tin cầnthiết về đối tượng khảo sát (giáo viên, cán bộ quản lý)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm thu thập kinh nghiệm củacác trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long về việc quản lý công tácbồi dưỡng đội ngũ giáo viên
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về cácvấn đề đánh giá thực trạng, tính hợp lý, khả thi của các biện pháp được đềxuất
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng các thuật toán thống kê nhằm xử lý các số liệu đã thu thập đượctrong quá trình nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung với 3 chương, phầnkết luận và khuyến nghị
Trang 14Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước ta hết
sức quan tâm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "… nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…" Người còn chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của nghề
dạy học Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phầnxây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản… Thực hiện tư tưởng của
Hồ Chủ tịch, suốt nửa thể kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng chỉđạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,trong đó có việc nghiên cứu về đội ngũ giáo viên Theo đó, nhiều công trìnhnghiên cứu về đội ngũ giáo viên đã được triển khai dưới sự chỉ đạo của BộGiáo dục & Đào tạo Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là những công trìnhnghiên cứu về mô hình nhân cách của đội ngũ giáo viên các cấp học, bậc học
và mô hình nhân cách của người quản lý nhà trường trong hệ thống giáo dụcquốc dân
Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên còn được thực hiện dưới góc độ quản lýgiáo dục ở cấp độ vĩ mô và vi mô Nhiều hội thảo khoa học về chủ đề đội ngũgiáo viên dưới góc độ quản lý giáo dục theo nghành, bậc học đã được thựchiện Có thể kể đến một số nghiên cứu loại này của các tác giả: Trần Mạnh
Tuất: "Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường trung cấp thuỷ sản I"; Vũ Thị Xuân Liên: "Một số biện pháp bồ
Trang 15dưỡng nghiệp vụ năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường mầm non quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh"; Hoàng Văn Huân: "Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Quảng Xương - Thanh Hoá"; Nguyễn Văn Hiến: "Thực trạng và giải pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Bình Thuận"; Nguyễn Duy Diễm: "Hiệu trưởng THPT chỉ đạo thực hiện chất lượng bộ môn"; Lê Thị Hoan: "Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT tỉnh Thanh Hoá".v.v
Trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản lý giáo dục, vấn đề đội ngũ giáoviên cũng được triển khai nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống Nhiềuluận văn tốt nghiệp đã chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nhân sựtrong giáo dục, trong đó có vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên Các tác giảnghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên theo bậc học và ngành họctrong đó chủ yếu đề cập đến đội ngũ giáo viên của các trường đại học, caođẳng và khối trường trung học Có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Vũ ĐìnhChuẩn với nghiên cứu về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung họcchuyên nghiệp của thành phố Đà Nẵng [4, Tr36], nghiên cứu của tác giảNguyễn Công Chánh về giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trườngCao đẳng sư phạm Bạc Liêu [3, Tr65], nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Cầu vềcác biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tin học ở trường THCS [2, Tr42].Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên còn được thực hiện dưới góc độ là nội dungcủa công tác quy hoạch phát triển giáo dục của vùng, miền và lãnh thổ
Khảo sát các nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều bình diện
Trang 16khác nhau và đặc biệt được quan tâm trên bình diện quản lý giáo dục.
- Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên được tập trung vào haimảng chính: nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên theo cấp bậc và ngànhhọc; nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên cho từng cơ sở giáo dục thuộcbậc, cấp, ngành học bằng con đường tổ chức các hoạt động đào tạo bồidưỡng
- Chưa có những nghiên cứu cụ thể về quản lý của hiệu trưởng THCSđối với công tác bồi dưỡng giáo viên ở các địa bàn vùng, miền trong cả nước.Như vậy, nghiên cứu về quản lý của hiệu trưởng THCS đối với công tácbồi dưỡng giáo viên là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách hệthống
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm "quản lý"
Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội Quản lý giáo dục (QLGD) làmột lĩnh vực quan trọng của quản lý xã hội, cũng chịu sự chi phối của các quyluật xã hội và tác động của quản lý xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý, sau đây là một sốquan điểm chính
Theo sự phân tích của K.Mác thì "Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có quản lý" Trong tác phẩm: "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" tác giả Harold Kontz viết "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc
và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [6, Tr112].
- Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
Trang 17nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất" [8,
Tr127]
- Khái quát hơn các tác giả ở khoa Sư phạm - ĐHQGHN là Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: "Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức" [14 Tr26].
Những quan niệm trên có khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý (một
tổ chức/ hệ thống) là tổ hợp các tác động chuyên biệt, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, các mối quan hệ chức năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội của tổ chức/ hệ thống trên cơ sở đó đảm bảo cho tổ chức, hệ thống vận hành (hoạt động) tốt, đạt được các mục tiêu đã đặt ra với chất lượng và hiệu quả tối ưu trong các điều kiện biến động của môi trường.
1.2.2 Quản lý giáo dục
1.2.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự vận dụng một cách cụ thể các nguyên lý của quản
lý nói chung vào lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, cần làm rõ nội hàm khái niệm,
để từ cơ sở lý thuyết đó giúp xác định nội dung và các biện pháp quản lý giáodục đạo đức trong công tác quản lý nhà trường
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, quản lý giáo dục (QLGD) theo nghĩa tổngquát, là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật củachủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dụcquốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnhcông tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội (Nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài) [1, Tr28]
Trang 18Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp vĩ mô:
"QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha me học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường" [9, Tr37].
Từ đây ta có thể khái quát QLGD là sự tác động chủ đích, có căn cứkhoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thểquản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục, từ
đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được các mụctiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất
Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia ra hai loại QLGD:
+ Quản lý hệ thống giáo dục: QLGD ở tầm vĩ mô, phạm vi toàn quốctrên địa bàn lãnh thổ (tỉnh, thành phố…)
+ Quản lý nhà trường: QLNT ở tầm vĩ mô, trong phạm vi một cơ sở giáodục - đào tạo
1.2.2.2 Chức năng của nhà quản lý giáo dục
Cũng như các hoạt động quản lý KT-XH, QLGD có 2 chức năng tổng quát:Chức năng ổn định, duy trì trong quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hànhcủa nền KT-XH, chức năng đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu.QLGD cũng có đầy đủ các chức năng cơ bản của quản lý nói chung, theo
sự thống nhất của đa số các tác giả thì QLGD có 4 chức năng: Lập kế hoạch
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
+ Lập kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống các
hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Kế hoạch là
Trang 19nền tảng của quản lý lập kế hoạch bao gồm: Xác định chức năng, nhiệm vụ vàcác công việc của đơn vị, dự báo, đánh giá triển vọng đề ra mục tiêu, chươngtrình xác định tiến độ, xác định ngân sách, xây dựng các nguyên tắc tiêuchuẩn xây dựng các thể thức thực hiện.
+ Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và
quyền lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt đượcmục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả Xây dựng các cơ cấu nhóm tạo sựhợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng cho phùhợp, phân công nhóm và cá nhân
+ Chỉ đạo (lãnh đạo, điều khiển): Là quá trình tác động đến các thành
viên của tổ chức làm họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt được các mụctiêu của tổ chức Trong chỉ đạo chú ý sự kích tích động viên, thông tin haichiều đảm bảo sự hợp tác trong thực tế
+ Kiểm tra: Là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá
và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức Xây dựng định mức
và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm
và điều chỉnh
Ngoài 4 chức năng cơ bản trên đây, cần lưu ý rằng, trong mọi hoạt động
của QLGD, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như "mạch máu" của hoạt động QLGD Chính vì vậy trong nhiều nghiên cứu gần đây đã
coi thông tin như một chức năng trung tâm liên quan đến các chức năng quản
lý khác Nếu thiếu hoặc sai lệch thông tin thì công tác quản lý gặp nhiều khókhăn, tạo lên những quyết định sai lầm, khiến công tác quản lý kém hiệu quảhoặc thất bại
Quá trình quản lý nói chung, quá trình QLGD nói riêng là một thể
Trang 20thống nhất trọn vẹn Sự phân chia thành các giai đoạn chỉ có tính chất tươngđối giúp cho người quản lý định hướng thao tác trong hoạt động của mình.Trong thực tế, các giai đoạn diễn ra không tách bạch rõ ràng, thậm chí cóchức năng diễn ra cả ở một số giai đoạn khác nhau trong quá trình đó.
1.2.3 Quản lý nhà trường
1.2.3.1 Khái niệm quản lý nhà trường (quản lý trường học)
Nhà trường (Cơ sở giáo dục - đào tạo) là một cơ cấu tổ chức, cũng làmột bộ phận cấu thành của một hệ thống giáo dục
Quản lý nhà trường chính là hoạt động QLGD của một cơ cấu, tổ chứcgiáo dục, đồng thời cũng là tác động quản lý trực tiếp tới các hoạt động giáodục - học tập trong phạm vi nhà trường Hoạt động của nhà trường rất đadạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo một cách khoa học
sẽ đảm bảo đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng
bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục
Quản lý nhà trường (QLNT) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảngtrong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục để tiến tới đạt mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh
"Quản lý trường học là hoạt động của cơ quan quản lý nhằm tập hợp và
tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường" [16, Tr84]
Trang 21Quản lý nhà trường chính là sự tác động quản lý có chủ đích của hiệutrường tới tất cả các yếu tố, các mối quan hệ chức năng, các nguồn lực nhằmđưa mọi hoạt động của nhà trường đạt đến mức phát triển cao nhất.
Có nhiều cấp quản lý trường học: Cấp cao nhất là Bộ giáo dục và đàotạo, nơi quản lý nhà trường bằng các biện pháp quản lý hành chính vĩ mô Cóhai cấp trung gian quản lý trường học là Sở giáo dục và đào tạo ở tỉnh, thànhphố và các phòng giáo dục đào tạo ở quận, huyện Cấp quản lý trực tiếp chính
là sự tác động của hiệu trưởng quản lý các hoạt động giáo dục, huy động tối
đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
Mục đích của quản lý nhà trường là đưa trường từ trạng thái hiện có tiếnlên một trạng thái phát triển mới bằng các biện pháp quản lý và phát triểnchất lượng giáo dục của nhà trường
1.2.3.2 Các nội dung cơ bản của quản lý nhà trường trung học
* Mục tiêu giáo dục của trường THCS:
Giáo dục THCS có vị trí đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi người học Xét cho cùng, vị trí và chất lượng cấp học nàytập trung ở chính chất lượng giáo dục ở người học
* Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Luật giáo dục, điều 27 ghi rõ mục tiêu: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tha m gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Trang 22Mục tiêu giáo dục và cụ thể hơn là các nhiệm vụ của giáo dục phổ thông
sẽ quy định và định hướng toàn bộ nội dung hoạt động của một nhà trường
Từ đó, các nhiệm vụ của nhà trường cũng chính là cơ sở xây dựng cácnhiệm vụ quản lý nhà trường và nội dung cơ bản trong công tác quản lý củangười hiệu trường
Như vậy, công tác tổ chức giảng dạy, học tập có vị trí quan trọng trongnội dung của các nhiệm vụ của trường THCS Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã được quy định trong điều
lệ trường trung học và các nhiệm vụ công tác cụ thể của trường
* Nội dung cơ bản của quản lý nhà trường:
Nội dung cơ bản của quản lý nhà trường trung học cơ sở đã được xácđịnh trong điều lệ trường phổ thông bao gồm:
+ Đảm bảo kế hoạch giáo dục kế tiếp phổ thông, tuyển dụng học sinhvào đầu cấp đúng số lượng theo kế hoạch giáo dục hằng năm đúng chất lượngtheo quy định của Bộ giáo dục - đào tạo Duy trì số học sinh và hạn chế tối đa
số học sinh lưu ban, bỏ học
+ Đảm bảo chất lượng hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục theo đúngchương trình, đảm bảo đạt yêu cầu của các môn học và hoạt động giáo dục.+ Xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường đồng bộ về cơ bản, có đủloại hình và chất lượng ngày càng cao Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ
có nghiệp vụ tương ứng thích hợp, am hiểu về đặc thù của giáo dục trongcông việc của mình
+ Từng bước hoàn thiện, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ tốtcác hoạt động dạy học và giáo dục
Trang 23+ Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất ởđịa phương.
+ Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học theo tinh thần dânchủ hoá nhà trường, đảm bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, hiệu quả cáchoạt động dạy và giáo dục
1.2.3.3 Vai trò, chức trách của hiệu trưởng trường THCS.
Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đại diện cho cơ quan quản lý nhànước về giáo dục - đào tạo, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhàtrường Theo điều lệ trường THCS và THPT, hiệu trưởng có những nhiệm vụ
và quyền hạn sau:
- Tổ chức bộ máy nhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân côngcông tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên
- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường
- Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độhiện hành…
Như vậy, hiệu trưởng một trường THCS là chủ thể quản lý, chịu tráchnhiệm tổ chức mọi hoạt động của nhà trường theo đúng quan điểm đường lốiphát triển giáo dục của Đảng CSVN và Nhà nước, thực thi công tác quản lýnhà trường nhằm đảm bảo các mục tiêu, nội dung chương trình và chất lượng
Trang 24giáo dục học sinh.
Theo đó, quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học là một trong các nhiệm vụtrọng tâm, đồng thời có liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ, quyền hạ n củahiệu trưởng Tổ chức và quản lý quá trình dạy học toàn trường (thông quatừng lớp học) một cách hiệu quả chính là một nội dung công tác quan trọngnhất của mỗi người hiệu trưởng nói chung và của hiệu trưởng trường THCSnói riêng
Trong thực tế đất nước ta đang có những chuyển biến sâu sắc theo hướng
mở cửa, hội nhập về kinh tế và trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay,công việc quản lý nhà trường và vai trò tổ chức, quản lý của hiệu trưởng càngtrở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục củamỗi cơ sở giáo dục - đào tạo
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độtrong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó
- Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phươngthức thực hiện cụ thể:
Trang 25- Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định,cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoạingữ … để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH - HĐH đất nước.
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn đểngười lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹxảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm
Tóm lại, khái niệm "bồi dưỡng" thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm
bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học Xét
về mặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thìbằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dưỡng có thời gian ngắn và cóthể có giấy chứng nhận đã học xong khoá bồi dưỡng Tuy nhiên khái niệmđào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối
Xét một cách khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biếnđổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập.Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học, giảng dạy, giáo dục và quá trìnhlĩnh hội kinh nghiệm từ sách vở
1.2.4.2 Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
- Biện pháp và biện pháp quản lý
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề
cụ thể Theo đó, biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý tiến hành sửdụng các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong mỗi quá trình quản lý nhằm tạo nên sức mạnh,tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản lý
- Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
Trang 26Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng là cách thức chủ thể quản lý tiếnhành sử dụng các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu củachức năng quản lý trong qúa trình làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩmchất, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầunâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhucầu lao động nghề nghiệp.
1.3 Một số vấn đề lí luận về bồi dƣỡng giáo viên và quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên
1.3.1 Vai trò công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS
Thực ra khi nói đến quá trình bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có rấtnhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải thực sự là người am hiểu tri thức nhất,bởi công việc chính là dạy kiến thức cho người học, vì vậy vào những nămgiữa của thế kỷ XX việc bồi dưỡng giáo viên được thiết kế cụ thể để đáp ứngnhu cầu xác định và tập trung theo các bước sau:
+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng
+ Xác định loại hình bồi dưỡng
+ Sử dụng đội ngũ giáo viên đã qua bồi dưỡng giàu kinh nghiệm để xáclập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng
+ Đánh giá mức độ về công tác bồi dưỡng nhằm đảm bảo đội ngũ
Ngày nay việc bồi dưỡng giáo viên không chỉ do các nhà quản lý hoạchđịnh và chỉ đạo, mà mỗi giáo viên cũng phải tự bồi dưỡng thường xuyên đểnâng cao trình độ theo nhịp độ phát triển của xã hội Chính vì vậy mà luật
giáo dục cũng nêu rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo: "… Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học".
Trang 27Ngoài ra việc bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch mang tính thực tiễn caohơn Điều này thể hiện qua các phương diện:
+ Xác định những nhu cầu cần thiết của việc học tập, kiểm tra và kiếnthức, kỹ năng, phương pháp nào cần được bổ túc, bồi dưỡng
+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng của từng năm học, cấp học, bậc học vàkhối học, môn học Mục tiêu phải cụ thể mang tính hoạch định, và tính khảthi, có thước đo đánh giá được Mục tiêu phải phù hợp với xu hướng pháttriển chung của xã hội và phát triển giáo dục Mục tiêu bồi dưỡng cần chỉ đếnđích cuối cùng là người học sẽ vân dụng được những gì sau quá trình học tập
và tu dưỡng
+ Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung
và phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học Kết hợp bồi dưỡng trong
hè và tự bồi dưỡng, đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng
+ Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thứcnghe giảng, thảo luận và thực hành Dành nhiều thời gian cho việc trao đổitheo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướngđổi mới
+ Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xâydựng băng hình các tiết dạy minh hoạt sử dụng chung đảm bảo thống nhất vềchương trình, nội dung và phương pháp
+ Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồidưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn ; thông qua cách tự học Tựhọc, tự nghiên cứu là cách thức bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hìnhthức bồi dưỡng khác ; Bồi dưỡng từ xa bằng phương tiện thông tin đại chúng,các hình thức hỗ trợ băng hình, băng tiếng
Trang 28+ Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Hiệu quả việc bồi dưỡng đượcđánh giá qua vịêc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập Kết quảcủa công tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá giáoviên thì hiệu quả của công tác bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.
Sau 20 năm đất nước đổi mới, hệ thống giáo dục đem lại nhiều lợi ích vềkinh tế cho đất nước, xong các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý vàđội ngũ giáo viên vẫn còn tiếp tục xây dựng và chưa hoàn chỉnh Nhiều vấn
đề của khoa học quản lý được vận dụng vào cơ quan giáo dục, các nhà trườngđang dần được sáng tỏ Nhiều vấn đề thực tiễn được tổng kết và bổ sung,hoàn chỉnh Các vấn đề có tính lý luận như: Kế hoạch hoá giáo dục, kinh tếhọc giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý trường học,thông tư, chỉ thị, công tác xã hội hoá giáo dục … Nhiều vấn đề đã được cán
bộ quản lý đi trước và nghiên cứu, đúc kết trở thành nội dung chương trìnhphong phú và đa dạng
Trên cơ sở đó đội ngũ cán bộ giáo viên trung học cơ sở phải được bồidưỡng theo nội dung sau:
+ Về quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục trong nền kinh tế hội nhập toàncầu WTO, dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơbản về kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và vai trò của Nhà nước, vai trò củagiáo dục trong nền kinh tế hội nhập
+ Về quản lý giáo dục đào tạo, nghiệp vụ, khoa học quản lý, kỹ năng đểxây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên giỏi có nănglực xây dựng, hoạch định, tổ chức, đánh giá để đáp ứng mục tiêu phát triểncủa giáo dục
Trang 29+ Tham gia thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm pháttriển tối ưu các phẩm chất và năng lực của học sinh, phát triển xã hội để nângcao chất lượng phát triển giáo dục, phải làm cho chương trình, nội dung,phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với các đối tượnghọc sinh, các điều kiện học tập cụ thể.
+ Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý giáo dục và độingũ cán bộ giáo viên, nhằm mục đích khai thác tốt những tài liệu chưa dịchsang tiếng Việt trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời để tăng cường khả nănggiao tiếp
+ Mở lớp dạy tin học để bổ sung kiến thức cơ bản về tin học, sử dụngrộng khắp mô hình giáo án điện tử, khai thác thông tin trên mạng để có kiếnthức cập nhật về chuyên môn và xã hội trong quá trình giáo dục
+ Bồi dưỡng nội dung chương trình gắn với địa phương, những hoạtđộng tham gia vào công tác thực tiễn và đời sống, chỉ đạo và biên soạn theocác chủ đề
Có thể nói bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói riêng hay cán bộ côngchức nói chung là công việc quan trọng trong việc cải cách công tác hànhchính Do đó quản lý phải thể hiện dân chủ ; tôn trọng nhân cách của giáoviên, phân biệt trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong nhàtrường, tôn trọng tính sáng tạo của giáo viên đồng thời coi trọng tinh thần hợptác trong nhà trường
Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nângcao phẩm chất và năng lực của họ, bởi họ là nhân tố quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của việc đổi mới chương trình THCS và đáp ứng được yêucầu phát triển của xã hội
Trang 301.3.2 Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên THCS
1.3.2.1 Nội dung bồi dưỡng
Ngoài những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho giáo viên nói chung, giáoviên THCS cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độchuyên môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá họcsinh, đạo đức chính trị, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồidưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ … để từ đó đáp ứng được cáccông việc chủ yếu sau đây:
+ Truyền đạt những chân lý khoa học của môn học
+ Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kỹnăng thực hành các môn được học
+ Phát huy tính chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học.+ Góp phần vận hành và quản lý tốt một bộ môn
+ Nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục để đápứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
+ Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinhthần NQ 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ và Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
+ Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trongchương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầuđổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tíchcực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
Trang 31+ Củng cố các kết quả bồi dưỡng của các năm, các chu kỳ, trên tinh thần
tự học tự bồi dưỡng của giáo viên
1.3.2.2 Phương pháp bồi dưỡng
Cần đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướngtích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả Coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kếthợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tàiliệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học, sử dụngthiết bị dạy học
Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầunghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cầnphát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, thamquan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kếkiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới
Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả Chútrọng hơn tới hình thưc học tập theo tổ, nhóm chuyên môn
Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theođơn vị nhà trường
1.3.2.3 Hình thức bồi dưỡng
Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trungchủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:
Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên
Trang 32Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợpvới các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫnviên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, vô tuyếntruyền hình, đài phát thanh, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng
1.3.3 Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là dạy học Do vậy,quản lý bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình dạy học diễn ra trong chutrình, khoá bồi dưỡng cụ thể Những nội dung cơ bản của quản lý bồi dưỡnglà:
1.3.3.1 Quản lý mục tiêu bồi dưỡng: Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là
kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng Quản lý mục tiêu bồidưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến cácthành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mốiquan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xácđịnh
1.3.3.2 Quản lý nội dung bồi dưỡng: Nội dung bồi dưỡng chính là hệ
thống các kiến thức về chính trị xã hội, về khoa học kĩ thuật, về tay nghề (kĩnăng, kĩ xảo), về thể lực và quốc phòng mà người học cần phải được lĩnh hội
để đạt được mục tiêu bồi dưỡng Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng,quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thựctiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng Các nội dung này đượcxác định theo 2 nhóm chính như sau:
a Nhóm nội dung chính trị xã hội: Gồm triết học, chính trị học, giáo dục
công dân, dân số, môi trường … góp phần chủ yếu vào việc giáo dục phẩm
Trang 34b Nhóm nội dung khoa học, kĩ thuật, công nghệ: Thường được chia
thành các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết kĩ thuật cơ sở, lý thuyết kĩ thuậtchuyên môn, các nội dung thực hành, chủ yếu nhằm hình thành năng lực, đó
là hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (chân tay, trí óc) chung và riêng
Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hànhtrong suốt quá trình dạy học, thông qua việc quản lý hoạt động dạy và hoạtđộng học sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triểnkhai một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt đượccác yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng
1.3.3.3 Quản lý hoạt động dạy trong quá trình bồi dưỡng
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên thực chất là quản lý việc thực hiệncác nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên
+ Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động của giáo viên:
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện cácnhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáoviên
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việchọc tập Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũgiáo viên và của từng giáo viên
- Nắm được các ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá được sự tiến bộ về cácmặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giáo viên
+ Các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động dạycủa giáo viên:
Trang 35- Có kế hoạch vàbằng văn bản cụ thể phân công, giao nhiệm vụ giảngdạy - giáo dục ngay từ đầu năm học, dùng biện pháp hành chính - tổ chức đểquản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
- Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính - tổ chức với việc đẩy mạnhphong trào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các giáo viên lập kế hoạch thi đua phấnđấu trở thành giáo viên dạy giỏi và cuối học kì, năm học có đánh giá bình bầuthi đua
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh, đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hìnhgiảng dạy - giáo dục của giáo viên bằng hình thức bỏ phiếu thăm dò
- Định kì tổ chức dự lớp, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời
- Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong đổi mới phương phápgiáo dục và nghiên cứu khoa học
1.3.3.4 Quản lý hoạt động học của giáo viên tham gia bồi dưỡng
Quản lý hoạt động học của học viên là quản lý việc tổ chức các nhiệm vụhọc tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong quá trình bồi dưỡng
+ Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động học của học viên
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cựctrong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng
- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học viên phát huy các yếu tố tích cực,khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập rènluyện ngày càng cao
- Tổ chức đìêu tra cơ bản học viên khi mới vào khoá bồi dưỡng để nắmđược trình độ, năng lực và các đặc điểm tâm lí cá nhân của từng học viên, trên
cơ sở đó phân loại học viên và có các quyết định quản lý phù hợp
Trang 36- Hướng dẫn và tổ chức cho học viên xây dựng kế hoạch phấn đấu theo
tiêu chuẩn "học tốt, rèn tốt".
- Tổ chức hoạt động khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác, tích cựccủa họ, chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách lànhmạnh, phong phú, hấp dẫn
1.3.3.5 Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng
Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng là khai thác, sử dụng tốt điềukiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụcho công tác bồi dưỡng
Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên cóthể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả
1.4 Đổi mới giáo dục phổ thông và các yêu cầu đặt ra về công tác quản lý bồi dƣỡng cho giáo viên THCS
1.4.1 Đổi mới giáo dục phổ thông
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 8 đã ra Nghịquyết số 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Thủtướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 vềviệc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết 40 củaQuốc hội và Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg ngày 01/9/1998 chủ trương bộ giáodục phải triển khai thực hiện
- Mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
+ Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáokhoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứngyêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
Trang 37đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam ; tiếp cậntrình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.+ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và nănglực tự học của học sinh.
+ Tiếp cận trình độ phát triển của giáo dục ở các nước trong khu vực vàthế giới
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau THCS vàTHPT, chuẩn bị tốt để học sinh tiếp tục học tập ở bậc sau trung học hoặc thamgia lao động ngoài xã hội
Mục tiêu của đổi mới chương trình là phát triển hài hoà, toàn diện củahọc sinh, chú trọng các phẩm chất và năng lực Trên một nền học vấn phổthông cơ bản toàn diện, chương trình trung học cơ sở mới tập trung vào việccủng cố và phát triển 4 năng lực chính sau đây của học sinh
+ Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã đượchình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp Cụ thể là dám nghĩ,dám làm, năng động có khả năng ứng dụng vào thực tiễn
+ Năng lực sáng tạo trong việc thích ứng với những thay đổi của cuộcsống, thể hiện tính chủ động, linh hoạt, biết đặt và giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác, phối hợp hành động, thể hiện ở lòng nhân ái, tínhtrách nhiệm và tôn trọng con người
+ Năng lực tự khẳng định bản thân thể hiện ở tính tự lực, tự chịu tráchnhiệm có ý thức và phương pháp tự học
- Những yêu cầu của đối mới chương trình, SGK phổ thông
+ Quán triệt các mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dụccủa bậc học, cấp học theo quy định của Luật giáo dục
Trang 38+ Đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và phát triển của chương trìnhgiáo dục, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp thu các thànhtựu giáo dục tiên tiến trên thế giới.
+ Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá Bảo đảm thống nhất
về chuẩn kiến thức và kỹ năng, tăng cường tính liên thông với giáo dục nghềnghiệp và giáo dục sau trung học ; chọn lọc và đưa vào chương trình nhữngthành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của họcsinh ; coi trọng tính thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với laođộng sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội
+ Thực hiện đồng bộ việc đổi mới chương trình SGK, phương pháp dạyhọc với việc đổi mới cơ bản cách đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồidưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sởvật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo trang thiết bị và đồdùng dạy học
+ Những nội dung cơ bản trong đổi mới chương trình giáo dục THCSđược thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Chương trình hướng tới việc đổi mới đồng bộ các thành tố: mục tiê u,nội dung chương trình, cấu trúc và phương pháp trình bày sách giáo khoa,
Trang 39phương tiện dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tăng cường thiết bị, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Chương trình quan tâm đến việc đáp ứng sự phân hoá về năng lực, sởtrường, nguyện vọng học tập của học sinh, theo hình thức phân ban kết hợpcác chủ đề tự chọn Các nội dung tự chọn gồm các loại chủ đề bám sát, nângcao, đáp ứng
+ Chương trình được thiết kế tăng thời lượng dành cho các hoạt độngthực hành, hoạt động học tập tích cực của học sinh Các nội dung lý thuyếtđược cân nhắc lựa chọn và để ra các yêu thực hiện phù hợp với mức độ nhậnthức của học sinh Sắp xếp lại các nội dung sao cho tăng cường sự hỗ trợ giữacác môn, đảm bảo tính thực tiễn, tăng khả năng tích hợp về nội dung giữa cácmôn học
b) Về hình thức tổ chức dạy học:
Định hướng dạy học kiến thức cơ bản kết hợp với các chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và khả năng học tập của học sinh Học sinh vào trường THCS từ lớp 6 được học kiến thức cơ bản và kiến thức tự chọnnhưng nội dung tự chọn tập trung vào ba môn :Ngữ văn , toán , ngoại ngữ Môn ngoại ngữ ở đây là môn tiếng anh Chủ đề tự chọn bám sát kiến thức cơbản có mở rộng và nâng cao tuỳ theo trình độ học sinh.nguyện vọng và hứng thú của học sinh
c) Về sách giáo khoa.
+ Về hình thức, các sách giáo khoa được biên soạn theo một mô hình cấutrúc sách chung, hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiệncho học sinh làm việc tích cực, chủ động, hạn chế việc cung cấp kiến thức
Trang 40+ Về nội dung, đảm bảo việc lựa chọn kiến thức, xác định mức độ kiếnthức hướng vào mục tiêu giáo dục của từng bài, từng chương Đưa vào một sốnhững yếu tố mới của thành tựu khoa học công nghệ, sự phát triển kinh tế, xãhội Một số cuốn sách đó đưa vào cuối sách bảng thuật ngữ của môn học giúphọc sinh tập dượt với công việc tra cứu, tìm tòi, tạo điều kiện ban đầu cho họcsinh được lựa chọn và sắp xếp có chủ đích, có hệ thống, thể hiện rõ hơn cácyêu cầu thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
d) Về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới chương trình sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào đổi mớiphương pháp dạy học Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy học mà cốt lõi
là hướng tới hoạt động học tập chủ động của học sinh, chống lại thói quen họctập thụ động chúng ta mới có thể tạo ra sự đổi mới thực sự trong giáo dục,mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với một nền kinh
tế tri thức Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tựgiác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập hoc học sinh
Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi việc tổ chức dạy và họcthực hiện theo các hướng như sau:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với việc học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với việc đánh giá của trò
e) Về cơ sở vật chất và thiết bị trường học.