SKKN biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học SKKN biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học SKKN biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học SKKN biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học SKKN biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học
Trang 1Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đấtnước bước vào hội nhập WTO thì giáo dục và đào tạo được coi là yếu tốhàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế đấtnước
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ
Sự phát triển người - nhân tố hàng đầu của sự phát triển KT- XH đang đượcnhà nước ta quan tâm đặc biệt Trong bối cảnh đó, vai trò của nhà trườngcàng trở nên quan trọng Nhưng nhân tố làm nên bộ mặt nhà trường chính làgiáo viên, những người được xã hội giao phó trọng trách đào tạo thế hệ trẻ,người chủ tương lai của xã hội
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, môi trường giáo dục trên thế giớibiến đổi nhanh chóng, kỳ vọng của xã hội đối với nhà trường lớn hơn, do đótrách nhiệm của giáo viên cũng ngày càng lớn hơn Điều đó đòi hỏi giáo viênngày càng hoàn thiện bản thân Như vậy việc phát triển giáo viên là yêu cầutất yếu khách quan đối với nhà trường nói chung, giáo viên nói riêng Nghị
quyết Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người…”
Đảng ta cũng đã khẳng định: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo là phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” Vì vậy giáo viên là
nhân tố có vai trò quan trọng và quyết định chất lượng giáo dục trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Giáo dục tiểu học là cấp học nền móng và hết sức quan trọng trong hệthống giáo dục quốc dân Giáo viên tiểu học có nhiệm vụ giảng dạy và giáo
Trang 2dục trẻ có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Để có những lớp trẻ có đạo đức, phẩmchất, lối sống tốt, có kiến thức chắc chắn đáp ứng được yêu cầu ngày càngcao của xã hội hiện nay thì cần phải có một đội ngũ giáo viên vững vàng vềtay nghề, am hiểu kiến thức xã hội, có nhận thức đúng đắn, nhạy bén, năngđộng, để đào tạo ra những lớp người mới trong xã hội
Trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng, đội ngũ giáoviên dạy giỏi giữ một vai trò quan trọng Để có học sinh giỏi thì vấn đề làphải có các giáo viên dạy giỏi Vậy muốn có nhiều học sinh giỏi thì các nhàtrường cần phải có nhiều giáo viên dạy giỏi Đội ngũ giáo viên dạy giỏi trongcác nhà trường là yếu tố quyết định đến uy tín, chất lượng của một nhàtrường Một nhà trường muốn tạo được thương hiệu, muốn nhiều người biếtđến thì phải có nhiều giáo viên dạy giỏi: vững vàng về chuyên môn nghiệp
vụ, có nhiệt tình say mê với công việc và ham học hỏi
Trong những thời gian vừa qua vấn đề bồi dưỡng giáo viên dạy giỏitiểu học đã được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm, tuy nhiên mỗi trường,mỗi địa phương có một cách thức, phương pháp bồi dưỡng khác nhau, nênchất lượng quản lý bồi dưỡng cũng khác nhau
Trong thực tế các nhà quản lý giáo dục mới chỉ quan tâm đến việc bồidưỡng giáo viên đại trà mà chưa chú ý nhiều đến bồi dưỡng đội ngũ giáoviên dạy giỏi Trong nhiều năm trở lại đây có thể khẳng định rằng: chưa cónhiều lớp bồi dưỡng dành cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi, các nhà quản lý thìcòn nhiều lúng túng trong khâu tổ chức thực hiện và chưa có nhiều biện pháp
để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi Vì vậy độingũ giáo viên dạy giỏi chưa phát huy được hết khả năng của mình, các nhàgiáo dục cũng chưa khai thác hết tiềm năng của giáo viên dạy giỏi, số lượng
và chất lượng giáo viên dạy giỏi chưa được nâng cao, chưa có các hội thảo
để đúc rút kinh nghiệm cũng như nhân rộng điển hình cho đội ngũ này
Trang 3Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Thành phố Việt Trì - Tỉnh PhúThọ, trong những năm qua đã có nhiều quan tâm, chú trọng đến công tácbồi dưỡng giáo viên dạy giỏi tuy nhiên chưa có nhiều biện pháp để nângcao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi Việc bồi dưỡng chưa được tổchức thường xuyên, liên tục Chưa có nhiều hình thức tổ chức, nội dung bồidưỡng đôi khi còn chưa phù hợp, chưa có sự kiểm tra thường xuyên Vì vậydẫn tới hiệu quả bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chất lượnggiáo viên dạy giỏi chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càngcao của xã hội.
Trước tình hình đó, công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồidưỡng giáo viên dạy giỏi tiểu học hướng đến yêu cầu nâng cao số lượng vàchất lượng giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đặt ranhững đòi hỏi cấp thiết về nội dung, cách thức tổ chức, cơ chế chính sách, chế
độ ưu đãi, cũng như hình thức, phương pháp bồi dưỡng Việc quản lý nângcao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi không chỉ nhằm nâng cao nhậnthức, nâng cao kiến thức mà còn chú ý quan tâm đến phát triển các kỹ năng s-
ư phạm của giáo viên, thúc đẩy các giáo viên dạy giỏi tích cực, tự giác vàhăng say tham gia bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ taynghề, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi một cách toàndiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
Với những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ” làm SKKN với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng quản lý trong công tác BD giáo viên dạy giỏi của nhà trường
Trang 4PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi tiểu học.
1.1 Những kinh nghiệm quốc tế về bồi dưỡng giáo viên.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi BDGV là vấn đề cơ bảnphát triển trong phát triển GD Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người
có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên để kịp thời bổ sung kiếnthức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát triển của KT-
XH là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục
Tại Pakistan, có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước quyđịnh trong thời gian 3 tháng, gồm các nội dung giáo dục nghiệp vụ dạy học,
cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá nhận xét học sinh,đối với ĐNGV mới vào nghề chưa quá 3 năm
Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng đào tạo GV và cán bộ quản lý giáo dục lànhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tuỳ theo thực tế củatừng đơn vị, cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồidưỡng khác nhau trong một phạm vi yêu cầu nhất định Cụ thể là mỗi trường
cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tậptrung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học
Tại Thái Lan, từ những năm 1998 việc BDGV được tiến hành ở nhữngtrung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹnăng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội
Triều Tiên là một trong những nước có những chính sách thiết thực vềbồi dưỡng và đào tạo lại ĐNGV Tất cả giáo viên đều phải tham gia học tậpđầy đủ các nội dung chương trình và nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyênmôn theo quy định Nhà nước đã đưa ra hai chương trình lớn được thực thi
hiệu quả trong thập kỷ vừa qua Đó là: “Chương trình bồi dưỡng giáo viên
Trang 5mới để bồi dưỡng giáo viên thực hiện trong 10 năm và “Chương trình trao đổi ” để đưa giáo viên đi tập huấn ở nước ngoài.
1.2 Vấn đề bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi tiểu học ở Việt Nam.
Từ năm 1986, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để thựchiện mục tiêu CNH – HĐH, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng pháttriển GD nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội Bắt đầu từ đây, việcđào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đã có những chuyển biến tích cực nhằm dần dầnchuẩn hoá đội ngũ này, mặc dù nguồn ngân sách giáo dục còn hạn hẹp
Có thể khẳng định: Vấn đề bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trong nhiềunăm qua nhìn chung chưa được các nhà QLGD quan tâm nhiều Đối vớitrường tiểu học Đinh Tiên Hoàng thì công tác này đã được quan tâm, tuynhiên chưa được quan tâm một cách thoả đáng và chưa có đề tài nào nghiên
cứu về vấn đề quản lý bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi Do đó, vấn đề quản lý
hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên dạygiỏi của nhà trường cần phải nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu
và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu về nâng cao số lượng, chất lượng GVDG,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục trong giai đoạn mới
1.3 Quản lí và quản lí giáo dục.
1.3.1 Quản lý.
Quản lý là một chức năng lao động xã hội được bắt nguồn từ tính chất
xã hội của lao động, nó ra đời khi xã hội cần có sự chỉ huy, điều hành, phâncông, hợp tác, kiểm tra, chỉnh lý
C.Mác coi quản lí là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoálao động, là kết quả tất yếu của sự chuyển hoá quá trình lao động cá biệt, tảnmạn, độc lập hợp thành một quá trình lao động xã hội được phối hợp có tổchức
Khái niệm quản lý được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau đó là:
Trang 6Cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức.
Theo góc độ điều khiển thì quản lý là điểu khiển, điều chỉnh
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phốihợp hoạt động của con người trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích
đã định
Chẳng hạn: Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng
định: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần đến sự quản lý”
Theo Harld Koontz – 1994, trong tác phẩm “ Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì :“ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm”
Còn quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam về quản lý như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt: “ Quản lý là trông coi, giữ gìn theo yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể của những người lao động nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến”
Quản lí một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học ) với tư cách
là một hệ thống xã hội thì cần có cả một khoa học và nghệ thuật để tác độngvào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thíchhợp nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động
Các chức năng quản lý:
Quản lý cũng như các hoạt động khác đều có chức năng riêng của nó.Quản lí có thể có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng cơ bản có thể xácđịnh quản lí có 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
Trang 71.3.2 Quản lý bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi:
Việc quản lý công tác BD cho đội ngũ GVDG chủ yếu tập trung quản
lý bồi dưỡng để nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực chuyên môn,
PP giảng dạy giúp đội ngũ GVDG củng cố và nâng cao kiến thức, nâng caochất lượng dạy và học, đồng thời nhân rộng điển hình, phát hiện và bồidưỡng những nhân tố mới
Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng, PP tổ chức, công táckiểm tra, đánh giá được tiến hành theo các giai đoạn bồi dưỡng cụ thểnhưng phải đảm bảo tính liên tục và thường xuyên để giúp đội ngũ GV dạygiỏi nắm chắc các vấn đề được bồi dưỡng Thời gian bồi dưỡng được tiếnhành vào dịp hè và trong suốt năm học với nhiều hình thức khác nhau
2 Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy giỏi nhà trường và công tác bồi dưỡng GVDG, quản lí bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
2.1 Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy giỏi nhà trường
Về đào tạo:
Hiện nay hầu hết đội ngũ GV của nhà trường đều được đào tạo ở trình
độ trung cấp sư phạm, một số ít GV có trình độ Cao đẳng tiểu học, Đại họctiểu học Mặc dù số GV này đã được đào tạo nâng chuẩn, song chủ yếu làđược đào tạo với các hình thức tại chức, từ xa nên phần nào chưa đáp ứngđược yêu cầu đặt ra
Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học từ những năm 70, 80 của thế
kỷ XX đến nay ít nhiều không còn phù hợp với chương trình, nội dung dạyhọc hiện tại Vì vậy giáo viên phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn,bồi dưỡng về đổi mới nội dung, chương trình, PP dạy học
Trang 8
Thời gian đào tạo:
Chương trình đào tạo cho GVTH với trình độ trung học sư phạm có thờigian đào tạo là 2 năm ( bao gồm cả thời gian kiến thực tập và thi tốt nghiệp)
Chất lượng đội ngũ GVDG hiện nay:
Sắp xếp bố trí đội ngũ GVDG: Vào những năm 80 của thế kỷ XX, GVtiểu học vừa thiếu về số lượng, về chất lượng có nhiều GV còn hạn chế, hàngloạt GV đang dạy cấp II được điều chuyển xuống dạy tiểu học Hiện nay số
GV này chiếm tỉ lệ 1/6 số GV hiện có ở nhà trường
Công tác BD: Mặc dù GVTH hiện nay thiếu đồng bộ về cơ cấu, sốlượng, một số GV còn hạn chế về kiến thức, PP, chất lượng GV chưa đáp ứngđược yêu cầu đặt ra, số GV nhiều tuổi chiếm tỉ lệ khá nhiều, việc tiếp cận đổimới nội dung chương trình giáo dục tiểu học còn nhiều hạn chế Song việc
BD chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra: nội dung, hình thức chưa phù hợp,CBQL chưa có các biện pháp quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng độingũ GV nói chung và GVDGTH nói riêng, việc bồi dưỡng cho đội ngũGVDGTH chưa thường xuyên, liên tục
Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ
GV nói chung và GVDG nói riêng
*Đội ngũ giáo viên (tính đến tháng 12 năm 2012) : 52 người
Trang 9Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ƯơngĐảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáodục, những năm qua nhà trường đã thực hiện tương đối tốt công tác bồidưỡng giáo viên.
Hiện nay tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo của nhà trường là: 79%Mặc dù nhà trường có tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao,song số lượng GVDG chưa nhiều và chất lượng GVDG chưa đồng đều
Trong nhiều năm qua nhà trường chưa có nhiều biện pháp quản lý đểnâng cao chất lượng cho đội ngũ này ( chỉ tổ chức BD theo thời điểm: khichuẩn bị đến các kỳ thi GVDG các cấp thì các trường mới thành lập các tổ
BD và tiến hành BD trong 1-2 tuần)
Trong những năm qua nhà trường chưa có nhiều biện pháp quản lýcông tác BD giáo viên dạy giỏi thể hiện qua việc: Hàng năm nhà trường chưa
có kế hoạch BD dài hơi, thường xuyên ( Việc BD mới chỉ tập trung vào mộtvài thời điểm nhất định, VD như : chuẩn bị thi GVDG các cấp, nghỉ hè, chưa
có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, rà soát lại số lượng cũng như chấtlượng đội ngũ GVDG để đề ra các biện pháp BD mới Vì vậy không có nhiềunhân tố mới, số lượng và chất lượng giáo viên dạy giỏi chưa được nâng lên
và phát triển mạnh
3 Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các biện pháp quản lý công tác
BDGVG tôi đã tiến hành Sáu biện pháp Trong đó có những biện pháp nhà
trường đã làm tốt tôi vẫn tiếp tục áp dụng để làm tốt hơn Những biện pháp
đã làm nhưng chưa hiệu quả tôi đã điều chỉnh, bổ sung, đổi mới nội dung, cách thức tiến hành Những biện pháp chưa thực hiện, qua nghiên cứu tôi đã
Trang 10tiến hành áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng
GV dạy giỏi của nhà trường
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVDG:
Xác định mục đích, mục tiêu, nội dung, biện pháp, điều kiện … để tiếnhành tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi - đây là khâu quan trọng trong chutrình quản lí Với kế hoạch đã có, nhà quản lí phối hợp các nguồn lực trongmột quy trình tổ chức nhất định để đạt được hiệu quả tối ưu (Kế hoạch BDphải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và dài hơi)
Nội dung và cách tiến hành:
- BGH các trường xây dựng kế hoạch BDGV cho đội ngũ giáo viêndạy giỏi ; thành lập Ban chỉ đạo BDGVDG cấp trường
- Trong kế hoạch phải cụ thể, chi tiết:
+ Xác định rõ thời gian BDGVDG, nội dung BD, hình thức bồi dưỡng:BDTX, BDCH, bồi dưỡng đổi mới PP, BD sử dụng phương tiện dạy học hiệnđại, bồi dưỡng chuyên đề Phương thức bồi dưỡng: Tập trung, Từ xa, Tự bồidưỡng (BD tại chỗ)… Địa điểm bồi dưỡng …
+ Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho công tác bồi dưỡng…
+ Dự kiến giảng viên là các GV cốt cán bộ môn, CBQL, giáo viên giỏicủa các trường, hay chuyên gia mời từ Bộ GD &ĐT, Sở GD & ĐT, PhòngGD&ĐT…
Xây dựng kế hoạc BD theo năng lực chuyên môn:
- Kế hoạch để BD những GV có năng lực chuyên môn khá để trởthành những GV dạy giỏi
- Kế hoạch BD những GV đang là GVDG để nhân rộng điển hình vàphát huy năng lực
Trang 11Xây dựng kế hoạch BD ĐNGVDG tiểu học phải căn cứ vào tình hình
số lượng, chất lượng đội ngũ và phải tiến hành đồng thời cả hai giải pháp lâudài và tình thế
3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVDG phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
* Nội dung bồi dưỡng:
BD nhận thức về chính trị , KT, VH – XH
BD về kiến thức các môn học tiểu học đặc biệt là kiến thức 2 môntoán, tiếng việt lớp 4,5 Cách giải và dạy các bài toán khó, toán nâng cao
BD cách viết các bài phân tích, tổng hợp, có liên hệ thực tiễn
BD PP dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm
BD cách soạn và dạy bằng giáo án điện tử, khai thác thông tin trên mạng
BD kiến thức ngoại ngữ
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
Đây là những nội dung mà qua nghiên cứu điều tra các GVDG của nhàtrường còn yếu và cần được BD
* Hình thức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng theo các chuyên đề
Đây là hình thức phù hợp với GVTH nói chung và GVDG nói riêng,tuỳ theo nội dung của từng chuyên đề mà thời gian có thể là 1,2 ngày đến 5ngày Các chuyên đề về chuyên môn khác nhau với những nội dung khácnhau giúp GV luôn nắm được sự đổi mới của GDTH, cập nhật, bổ sung kiếnthức, bù lấp những hiếu hụt về tri thức và PP, có thể thảo luận, trao đổinhững vấn đề nảy sinh ở trường tiểu học trong quá trình giảng dạy
Các chuyên đề BDGVDG tổ chức cấp trường hoặc cấp tổ, khối chuyênmôn
Trang 12Khi thực hiện một chuyên đề cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Chuyên đề phải phù hợp, thiết thực nằm trong nội dung, chươngtrình của bậc học
+ Thời gian địa điểm phù hợp
- Các biện pháp thực hiện bồi dưỡng theo chuyên đề
+ Xây dựng kế hoạch chuyên đề bồi dưỡng
+ Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập chuyên đề.+ Tổ chức thực hiện chuyên đề
Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm:
Tổ chức cho đội ngũ GVDG đi tham quan trao đổi kinh nghiệm thực tếtại một trường có phong trào dạy và học tốt trong thành phố, trong tỉnh hoặcngoài tỉnh Đây là dịp rất tốt để giáo viên dạy giỏi học tập kinh nghiệm lẫnnhau
Các hoạt động như thăm quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với cáctrường trọng điểm, trường có bề dày thành tích trong dạy học để ĐNGVDG
có dịp mở mang thêm kiến thức, nâng cao hiểu biết và tay nghề là nhữnghoạt động rất cần thiết Hàng năm nhà trường cần tổ chức ít nhất 1 lần cácbuổi thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm, có thể trong thành phố, trongtỉnh hoặc có điều kiện có thể liên hệ với một số trường trọng điểm và có
Trang 13nhiều thành tích trong dạy và học ở ngoài tỉnh để thăm quan, học tập kinhnghiệm.
* Phương pháp bồi dưỡng GVDG:
Các biện pháp cụ thể:
Lâu nay, hầu hết các trường đều sử dụng hình thức bồi dưỡng tập trungvới phương pháp chủ yếu là giảng viên thuyết trình, học viên ghi chép Theocách này, đa số học viên không nắm vững nội dung BD Do đó, khi vận dụngvào thực tế giảng dạy còn gặp nhiều lúng túng Vì vậy cần đổi mới PP bồidưỡng tập trung theo hướng tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, sinh hoạtcâu lạc bộ để mọi học viên được tham gia tích cực vào nội dung lớp học vàđược vận dụng tại chỗ Khuyến khích GVDG đề xuất những thắc mắc và yêucầu cần BD Trong quá trình BD cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi,giải đáp thắc mắc và thực hành đổi mới PPDH như: tổ chức học viên thựchành soạn và dạy, thực hành làm các thiết bị dạy học… nhằm tích cực hoáhoạt động học tập của học viên Theo hướng này giảng viên chỉ đóng vai trò
là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học viên chủ động nắm vữngnội dung
Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần xây dựng đội ngũ GV cốt cán của trường có chấtlượng theo các tiêu chuẩn:
+ Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ bộ môn, có hiểu biết và khảnăng hướng dẫn GV dạy theo PP phát huy tính tích cực của HS
+ Có kinh nghiệm BDGVDG, nhiệt tình, có tinh thần cộng tác vớiđồng nghiệp, không sợ khó khăn
+ Có đủ sức khoẻ để tham gia các hoạt động BDGVDG
Trang 14Quy định khối lượng công việc của GV thành số tiết đang dạy để tínhđịnh mức lao động GV cốt cán làm tốt các nhiệm vụ, nhà trường phải ghinhận thành tích và khen thưởng kịp thời.
Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVDG vớinhững nội dung, hình thức, PP phù hợp sẽ góp phần nâng cao trình độchuyên môn, tay nghề cho đội ngũ GVDG tiểu học Tuy nhiên để công tác
BD đạt được hiệu quả tối ưu các nhà trường cần lựa chọn phương pháp, hìnhthức và nội dung cho phù hợp với đặc điểm riêng, điều kiện cơ sở vật chất,kinh tế của từng trường Từ đó có thể giúp cho mọi đối tượng GV đều có thểtham gia học tập, BD, được bổ sung, cập nhật kiến thức, phát huy khả năng
tư duy, năng lực sư phạm và củng cố thêm kiến thức cho bản thân
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng
3.3.1 Bồi dưỡng về kiến thức các môn học:
Mục đích, ý nghĩa:
Giúp cho đội ngũ GVDG nắm chắc kiến thức các môn học ở tiểu họcđặc biệt là hai môn toán, tiếng việt Cách giải các bài toán khó, toán nângcao Nắm vững những kiến thức cơ bản của các môn học trong chương trìnhtiểu học và các mối quan hệ giữa các môn học Việc hiểu sâu sắc các mônhọc trong chương trình giúp GVDG xác định và dự đoán được mức độ tiếpthu kiến thức của HS và giúp các em khi cần thiết Ngoài ra GVDG cần cókiến thức cơ bản tốt về các bài học khác để có thể dạy một cách hiệu quả cácmôn học của chương trình tiểu học
Việc BD kiến thức có thể tiến hành ở tất cả các phân môn Có thể chia
ra làm 3 nhóm kiến thức chính:
Những kiến thức cơ sở: bao gồm những hiểu biết về các môn toán,tiếng việt và kỹ thuật Kiến thức về môn toán và môn tiếng việt thể hiện ở sựhiểu biết sâu sắc về các khái niệm và nguyên tắc để GV có khả năng giúp HS
Trang 15vận dụng các kiến thức đã học không những chỉ trong việc làm bài tập ở lớp
mà còn có thể áp dụng làm bài tập ở nhà và vận dụng trong xã hội Những
kỹ năng đọc viết và nói để sử dụng trong cuộc sống và là phương tiện để họccác môn khác, những kiến thức và hiểu biết về các phép tính toán cơ sở, kiếnthức về lao động và thủ công Những kiến thức về con người, môi trường tựnhiên và xã hội xung quanh con người Cần chú trọng BD về giải các dạngtoán khó lớp 4,5
Việc nắm chắc và sâu rộng những kiến thức về đạo đức, lịch sử, địa lý,khoa học sẽ giúp GV có đủ khả năng để hình thành cho HS những hiểu biết
và kỹ năng về giá trị đạo đức của người công dân, cách ứng xử đúng đắn vàhợp lý trong cuộc sống, cư xử trong môi trường tự nhiên và xã hội
Cách giải các bài toán khó, toán nâng cao : tình trạng này thường gặp
ở các GV chuyên dạy lớp 1,2,3: khi gặp phải các dạng toán của lớp 4,5 làkhông giải được vì lâu nay không dạy đến Vì thế khi tham gia các kỳ thiGVDG mà phải dạy lớp 4, 5 là gặp rất nhiều lúng túng cả về kiến thức và PP
Nội dung và cách tiến hành:
Đưa ra các dạng toán của các lớp 4,5
Chia nhóm học viên cùng thực hiện
Các nhóm trình bày cách giải
Giảng viên kết luận và đưa ra cách giải và cách dạy hiệu quả nhất Nội dung này nhằm củng cố lại kiến thức các môn học, hướng dẫngiải các bài toán khó cung cấp các dạng bài toán khó để GV thực hành
3.3.2 Bồi dưỡng về cách viết các dạng bài phân tích, tổng hợp, có liên
hệ thực tiễn.(nội dung mới)
Qua thực tế cho thấy đội ngũ GV của nhà trường rất hạn chế trong việcviết tự luận với các dạng bài phân tích, tổng hợp có liên hệ thực tế vì vậy việc
BD cho đội ngũ GVDG nhằm củng cố thêm về nội dung này là rất thiết thực
Trang 16Cách tiến hành:
- Giảng viên hướng dẫn cách viết một dạng bài theo kiểu phân tích,tổng hợp có liên hệ thực tế Cách viết:
+ Nói mục đích ý nghĩa của vấn đề
+ Phân tích từng ý theo nội dung của vấn đề, cho ví dụ cụ thể
+ Liên hệ thực tế nơi mình đang công tác hoặc đã từng thấy
- Các học viên trao đổi thảo luận theo nhóm
- Học viên nêu các vấn đề chưa rõ hoặc chưa hiểu
- Giảng viên trả lời các ý kiến
- Học viên thực hành viết theo nhóm và trình bày
- Các nhóm khác đóng góp ý kiến
- Giảng viên đánh giá kết quả và chất lượng bài viết của các nhóm
BD cho GV biết lựa chọn và sử dụng các PP phù hợp với đặc trưngcủa từng môn học
Cách lên kế hoạch bài dạy, soạn giáo án và các bước giảng dạy theo PP dạyhọc tích cực, lấy HS làm trung tâm Thực hiện các bước lên lớp cho từng môn
Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và các đồ dùng học tập như: sáchgiáo khoa, các tài liệu trong chương trình và cơ sở vật chất để nâng cao chấtlượng giảng dạy
3.3.3 Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ cho đội ngũ GVDG
Trong xu thế hội nhập và phát triển như ngày nay việc BD kiến thức
về ngoại ngữ cho GV là cần thiết Vì vậy ngoài những kiến thức về ngoạingữ mà GV đã đựơc đào tạo trong trường phổ thông và trường sư phạm,cần BD trình độ tiếng Anh tối thiểu cho GVDG để có thể tiếp cận với cácphương tiện dạy học hiện đại và thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thôngtin trong giảng dạy, khai thác các thông tin trên mạng có liên quan đến giáodục của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, tiến tới có nhiều
Trang 17các hoạt động giao lưu với các trường học của nước ngoài Vì vậy việc BDkiến thức ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho GVDG là quan trọng.
3.4 Biện pháp 4: Vấn đề sử dụng đội ngũ GVDG sau khi BD:
Động viên, tuyên truyền giáo dục để GVDG nâng cao nhận thức đầy
đủ về tác dụng của việc BD để từ đó mỗi GV có ý thức, có nghị lực quyếttâm tham gia BD một cách tích cực, tự giác và cố gắng rèn luyện để trở thànhGVDG để được tham gia các lớp BD cho GVDG
Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí cho GVDG tham gia BD
Cử GV tham gia thi, giao lưu GVDG các cấp
Tuyên dương khen thưởng những GV có thành tích trong tham gia cáclớp BD, những GV đạt danh hiệu GVDG các cấp
Đề nghị các danh hiệu thi đua cho các GVDG như : lao động tiên tiến,chiến sĩ thi đua…
Xét nâng lương sớm cho những GV đạt danh hiệu GVDG các cấp Đưa việc BD vào tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng trong nhàtrường để tạo cho GV có thói quen và có động lực khuyến khích GVDGtham gia BD
Sử dụng đội ngũ GVDG sau khi BD:
Sau khi tham gia BD, BGH nhà trường phải có kế hoạch để sử dụngđội ngũ này ra sao cho hiệu quả và phát huy được khả năng của từng GVDGnhư:
Phân công bố trí công việc
Có trách nhiệm BD cho các GV của tổ hoặc khối chuyên môn
Cử tham gia thi GVDG các cấp
Tham gia dạy chuyên đề
Làm nòng cốt BD cho các GV khác trong tổ hoặc trong trường