Cùng với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực sẽ tạo điều kiện để họ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT
TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ
Trang 2
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài 3
II Mục đích nghiên cứu 4
III Đối tượng nghiên cứu 4
IV Nhiệm vụ nghiên cứu 4
V Kế hoạch nghiên cứu- phạm vi nghiên cứu 5
VI Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở khoa học 5
1.1 Cơ sở lí luận: 5
1.2.Cơ sở thực tiễn : 6
II Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6
2.1 Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng hiện nay 62.2 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong cáctrường THCS hiện nay 7
2.3 Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trườngTHCS……… 8
III Đề xuất các biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớpbằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực 9
Trang 31 Phạm vi áp dụng 25
2 Kết quả 25
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I Kết luận 26
1 Ý nghĩa của SKKN đối với công việc quản lí nhà trường 26
2 Những bài học kinh nghiệm 28
3 Hướng tiếp tục nghiên cứu và đề xuất 29
Trang 4Trong nhà trường THCS công tác chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh Đồng thời công tác chủ nhiệm còn có ý nghĩa rất lớntrong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh (HS) Côngtác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên (GV).Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt đểquản lý lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống
sư phạm Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hộinói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một sốphương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gâytổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh Vì thế,
đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt là
các thầy cô giáo đang đứng trực tiếp đứng lớp
Giáo dục kỷ luật tích cực(KLTC) là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốtnhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh,tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác rènluyện Cùng với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục
kỷ luật tích cực sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc,được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, được khích lệ, độngviên, khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu trường lớp, từ đó các em có ýthức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được pháttriển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai,chính vì vậy giáo dục kỷ luật tích cực đang được các nhà trường quan tâm, chỉđạo đổi mới thực hiện trong các hoạt động dạy và học đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp
Để đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luậttích cực , Ban giám hiệu nhà trường cần chủ động trong tất cả các khâu của quá
Trang 5trình quản lí, từ việc lập kế hoạch thực hiện sự đổi mới, bồi dưỡng năng lực và
kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức các nội dung triển khai,chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, đảm bảo sự thànhcông đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luậttích cực nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung
Thực tiễn nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác quản lí nhà trường, tôinhận thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trước tiêncần có nhiều biện pháp để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lòng nhiệt tình, sự tâmhuyết của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Bởivậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu hoạt động công tác quản lí nhằm phát huyhơn nữa thế mạnh, hạn chế những nhược điểm của giáo viên trong trường nóichung và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nói riêng, nâng cao hiệu quả của côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện của nhà trường
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, tôi đã đúc rút
được một số kinh nghiệm về “Nâng cao hiệu quả quản lý về chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường”.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lí,chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷluật tích cực ở trường THCS, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằngcác biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận của việc quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệmlớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS
Trang 6- Thực trạng quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biệnpháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS.
- Đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS, nhằm nâng caokết quả giáo dục toàn diện của nhà trường
V KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU –PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Kế hoạch nghiên cứu :
- Năm học : 2014 – 2015 thảo luận, nghiên cứu lý thuyết ,khảo sát hoàn thànhcác biểu mẫu điều tra ,xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm
- Năm học : 2015- 2016 tiến hành điều tra ,sử lý số liệu và áp dụng vào thực tế
- Năn học : 2017 – 2017 điều chỉnh lại và hoàn thành tháng 4/2017
5.2 Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS X.
SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trang 71 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản
lí giáo dục( Điều lệ trường THCS và trường PT có nhiều cấp học Luật giáo dục
2005, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, các giáo trình quản lý giáo dục )nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các số liệu nhằm nhận
định khách quan thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằngcác biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS
3 Phương pháp toán học thống kê.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1 Cơ sở lí luận:
Theo luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 tại điểm 1 của
điều 27 nêu rõ : “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Để thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghịquyết TWII của BCH TW Đảng Khóa VIII và thực hiện có hiệu quả phong trào
thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường THCS
đã tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện phápgiáo dục kỷ luật tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
1.2.Cơ sở thực tiễn :
Thực tế cho thấy những năm gần đây, đội ngũ giáo viên các cấp học phổ thôngnói chung và cấp THCS nói riêng đã quan tâm đến vấn đề dạy chữ đi đôi vớidạy người, các thầy cô giáo luôn giữ vững và phát huy được truyền thống tốtđẹp của nhà giáo, coi trọng yếu tố giáo dục “ Lấy nhân cách để dạy nhân cách”
Trang 8xứng đáng với niềm tin yêu của học sinh và sự mong mỏi của xã hội Song đâu
đó trong xã hội vẫn có một số giáo viên có thói quen giáo dục HS bằng cáchtrừng phạt thân thể: tát HS , bắt HS đi quanh sân đeo bảng kê tội trước ngực,dán băng keo vào miệng, tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện tronglớp, bắt HS quỳ gối, ngậm giẻ và hoặc dùng đòn roi….Còn có GV trừng phạt
về tinh thần bằng cách xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của HS như : La mắng, xalánh…
Có nhiều GV tỏ ra bất lực trong việc giáo dục những HS cá biệt, khó bảo, nên
đã sử dụng bạo lực Biện pháp này thiếu hiệu quả, thậm chí là biện pháp tiêucực, phản giáo dục, chỉ có tác dụng trước mắt, gây thương tổn về lâu dài đếntinh thần của HS HS phát triển thái độ thù nghịch, về lâu dài các em trở nênchai lì với đòn roi, hung tợn và hiếu thắng
Để khắc phục tình trạng này và đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa sự nghiệp giáo dục và Đào tạo trường THCS chúng tôi đã tiến hành chỉ đạođổi mới phương pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biệnpháp giáo dục kỷ luật tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức chohọc sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng hiện nay
Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắcnhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học cóthời hạn… được các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo côngbằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật
Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá 'khô cứng' đối với một số học sinh
có biểu hiện chậm tiến về đạo đức Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệmkhi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừngphạt Điều này do hai nguyên nhân: giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổihọc sinh “trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ
Trang 9Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường )
và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấuhổ ) Đó là những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến Điều đó gây ranhững hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật,căm ghét trường học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em luôn cóthái độ thù địch thậm chí có những biểu hiện vô lễ với các thầy cô giáo
Cách xử phạt hiện nay của giáo viên đa phần chưa thuyết phục được học sinh.Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mìnhvào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quá nặng,
có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo
GV có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại, không phải aicũng có khả năng kiềm chế những phút nóng giận, căng thẳng như thế
Công tác quản lí, chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện phápgiáo dục kỷ luật tích cực đã được các nhà trường triển khai trong thời gian 3năm học gần đây song cũng chưa thật sự có hiệu quả, chưa có những biện pháp
Trang 10quản lí cụ thể để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ giáo viên và có nhữngtác động tích cực đến học sinh.
Chính vì vậy, kỷ luật trừng phạt học sinh vẫn xảy ra đâu đó trong một số trườnghọc và xã hội rât quan tâm mong chờ vào các hình thức kỷ luật tích cực tronghọc đường để xây dựng môi trường học đường thực sự trở thành môi trườngthân thiện
2.3 Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS X.
Nhà trường đã quan tâm chú trọng đổi mới, trước tiên từ đội ngũ giáoviên, đã chú trọng tập huấn nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ giáo viênlàm công tác chủ nhiệm lớp
Tổ chức hội thảo về các phương pháp quản lí lớp học bằng các biện phápgiáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên chủ nhiệm lớp được học hỏi và được trang
bị các phương pháp mới từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, áp dụng các giảipháp mới trong cống tác tác quản lý lớp của mình
Tuy nhiên nhiều gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm
ăn xa, để con cái tự ở một mình hoặc gửi người thân, vì thế các em thiếu sựquan tâm giáo dục từ gia đình, dẫn đến các em có biểu hiện chậm tiến về họctập và rèn luyện đạo đức Học sinh nhà trường đặc tính nhút nhát e rè khi thamgia hoạt động của trường lớp, ngại chia sẻ với GV, hành động tự phát dẫn đếncác em mắc khuyết điểm,
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tíchcực áp dụng các phương pháp mới trong quản lí lớp học, nhưng cũng có một sốgiáo viên, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống còn hạn chế, bế tắc, bất lực với họcsinh chưa ngoan, thường xử lý theo lối truyền thống chủ yếu là trừng phạt họcsinh từ đó làm cho mối quan hệ ứng xử giữa thầy và trò chưa được thân thiện,chưa thu được hiệu quả giáo dục
BGH nhà trường đã quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằngcác biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, song cũng chưa có kế hoạch, nội dung
Trang 11đổi mới cụ thể, chưa có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức, năng lực, tinhthần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt chưa có những độngviên, khen thưởng kịp thời, dẫn đến hiệu quả đổi mới công tác chủ nhiệm lớp
còn nhiều hạn chế bất cập Chính vì lẽ đó tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý về công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS” nhằm nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đạo đức
cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh nhà trường
III ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường.
1.Mục tiêu:
Xây dựng kế hoạch giúp cho BGH nhà trường hoàn toàn chủ động trong việc tổchức thực hiện sự đổi mới, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất nhữnghoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung
Giúp GV và H/S xác định được mục tiêu cần đạt, biện pháp tiến hành,thời gian và phương thức thực hiện
2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Bước 1:Trang bị cho cán bộ giáo viên nhà trường những kiến thức cơ bản
về đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luậttích cực
Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp, khổi trưởng các khối 6,7,8,9,nghiên cứu đặc điểm của từng khối, lớp, xây dựng kế hoạch cho từng khối,lớp
Thảo luận, đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạch, thống nhất thực hiện kếhoạch đề ra
Trang 12Tập huấn cho giáo viên, cán bộ chỉ đạo, chuẩn bị điều kiện để thực hiện
kế hoạch
Bước 2: Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm ( có thể chỉ đạo ở một lớp của
một khối)
Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch đổi mới
phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trongtoàn trường
Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới phươngpháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần phải bámsát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, GV
và học sinh có cần hỗ trợ gì không để kịp thời hỗ trợ và bảo đảm hiệu quả của
sự đổi mới, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điều chỉnh
kế hoạch trong những năm tiếp theo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Đây là bước quan trọng
nhất, vì nó giúp nhà quản lí tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt đượctheo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đếnthành công hoặc tồn tại hạn chế
Trang 13Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
1 Mục tiêu
Giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của sựnghiệp giáo dục và Đào tạo, Thấy rõ được những hậu quả từ việc sử dụng cáchình thức trừng phạt học sinh và lợi ích từ các biện pháp giáo dục kỷ luật tíchcực, từ đó thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỷ luật tíchcực
2 Nội dung và cách thực hiện
Tổ chức hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thấy được lợi ích của việc sử
dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, cung cấp tài liệu, sách báo thamkhảo cho giáo viên Xây dựng các cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biệnpháp giáo dục kỷ luật tích cực từ đó GV chủ động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
và chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi
Tổ chức hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biệnpháp giáo dục kỷ luật tích cực, thông qua hội nghị tập huấn chúng tôi đã truyềntải đến đội ngũ giáo viên những điều căn bản của “Luật giáo dục”, “Điều lệtrường THCS” “Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học cơ sở” và các văn bảnhướng dẫn của ngành, về nhiệm vụ năm học, về định hướng đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục của Đảng, để mọi thành viên trong trường đều nắm đượctrách nhiệm của mình có nhận thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm củatừng cá nhân để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường
Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm trong trường nắm rõ sự cần thiết phảiđổi mới công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
Cụ thể là:
* Cần chấm dứt trừng phạt thân thể học sinh vì:
Trang 14Biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể là hình thức kỷ luật mang tính bạo lực khiến cho học sinh bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần Trừng phạt thân thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em, tạo ra khoảng cách giữa các em và giáo viên, các em chủ động xa lánh thậm chí thù hận giáo viên, từ đó kết quả học tập và rèn luyện của các
em sút kém, có nhiều em chán trường, chán lớp, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm pháp luật từ đó gia tăng thêm tệ nạn xã hội Trừng phạt thân thể trẻ em không những gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em, vì thế nó cần được thay thế bằng biện pháp kỷ luật tích cực.
* Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh, giáo viên, nhà trường và cộng đồng
+ Đối với học sinh: HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc, được mọi
người quan tâm, tôn trọng lắng nghe ý kiến, được khích lệ, động viên khiến trẻ
tự tin và yêu thích học tập, có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và sửachữa khuyết điểm, biết yêu thương, tôn trọng người khác, được phát triển toàndiện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai
+ Đối với giáo viên: Giảm được áp lực quản lí lớp học, xây dựng được mối
quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, được học sinh tin tưởng yêu quý và tôntrọng, hạn chế được sai lầm, không vi phạm kỷ luật Nâng cao được hiệu xuấtquản lí lớp học từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục
+ Đối với gia đình: Yên tâm tin tưởng nhà trường và giáo viên, phối hợp tốt với
nhà trường để giáo dục con cái
+Đối với nhà trường: Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện và an
toàn, tạo được niềm tin với xã hội Đào tạo được những công dân tốt, giầu khảnăng phục vụ và cống hiến cho gia đình, xã hội trong tương lai
+ Đối với cộng đồng: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
Trang 15Ngoài việc nâng cao nhận thức làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của giáo viên BGH nhà trường cần khích lệ động viên, xây dựng những cơ chế thi đua khenthưởng với GV thực hiện tốt các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, làm tốtcông tác giáo dục chính trị tư tưởng cho GV, để mỗi giáo viên luôn có suy nghĩsâu sắc về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao trùm khắp tâmhồn Hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh ở mọi lứa tuổi và bản thân phải tìmđược niềm vui trong công việc Đồng thời, giáo viên phải tự đặt mình nganghàng với học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm cách giáo dục họcsinh thấu tình đạt lý Khi học sinh mắc lỗi, thầy cô giáo phải là người bạn,người anh, người chị, người mẹ, người cha - chỉ cho các em nhận ra lỗi củamình để tự điều chỉnh.
Hiện nay, giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượngdạy và học, những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồng nghiệp hay nhữngkhó khăn trong cuộc sống hằng ngày Ai cũng hiểu tức giận, căng thẳng có thểlàm chúng ta có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại Đểhạn chế tình trạng căng thẳng trên, giáo viên nên tự rèn luyện bản thân với chế
độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp, hạn chế hút thuốc hoặc dùng chất kích thích Cácthầy cô có thể giảm căng thẳng bằng việc trau dồi kỹ năng hài hước, kỹ năngkìm chế cảm xúc , rèn luyện tinh thần lạc quan trước mọi tình huống …
Biện pháp 3: Chỉ đạo nội dung đổi mới cụ thể bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
1.Mục tiêu:Trang bị cho giáo viên những phương pháp mới về công tác chủ
nhiệm bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên vận dụng vàocông tác quản lí lớp của mình
2 Nội dung và cách thực hiện : Khơi dậy lòng bao dung, tinh thần nhiệt tình,
trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và hướng dẫn giáo viên sử dụng một sốphương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cụ thể như: