Năm học 2014 - 2015 Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các nhà trường trên địabàn huyện từng bước tiếp cận nội dung trang trí, tổ chức quản lí lớp học theo môhình trường học mới VNEN tổ chức quản
Trang 1UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 31 Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả quản lí lớp theo mô hình Hội đồng tự quản”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Xuân Hạnh Nam
Ngày tháng/năm sinh: 23 tháng 3 năm 1975
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm - Chuyên ngành Quản lý giáodục
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học An Sơn
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng
2 năm 2015
TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trang 4Năm học 2014 - 2015 Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các nhà trường trên địabàn huyện từng bước tiếp cận nội dung trang trí, tổ chức quản lí lớp học theo môhình trường học mới VNEN (tổ chức quản lí lớp theo mô hình Hội đồng tựquản) Trường tiểu học An Sơn thực hiện triển khai thành lập Hội đồng tự quảnlớp học để hình thành kĩ năng, thói quen, tự chủ động sáng tạo nhằm nâng caohiệu quả giáo dục khắc phục những hạn chế về khả năng giao tiếp, thụ động, tự
ti trong hoạt động, học tập của học sinh
Tháng 9 năm 2014 nhà trường tiến hành chỉ đạo các lớp tiến hành thành lập
và triển khai hoạt động của Hội đồng tự quản lớp Tuy nhiên đây là vấn đề mớigiáo viên còn bỡ, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế khi triển khai thành lậpHĐTQ chưa mang lại ý nghĩa giáo dục mà chỉ đơn thuần HĐTQ quản lý lớpthay cho ban cán sự trước đây Khi đi vào hoạt động các thành viên HĐTQ đứng
ra chỉ đạo, quản lý lớp học theo nội quy, quy định Các thành viên của lớp mơ
hồ chưa xác định được vai trò của bản thân dẫn đến chưa có động cơ đúng, chưachủ động tham gia vào hoạt động học tập, giao lưu, hoạt động nhóm chưa thực
sự nằm trong tập thể để hoạt động và hoàn thiện chính bản thân Như vậy hiệuquả của mô hình chưa đạt
Nhận thức được vấn đề này tôi là người trực tiếp quản lí điều hành chuyênmôn của nhà trường không khỏi trăn trở tiếp hành điều tra thực trạng, nắm bắtnhững vấn đề nảy sinh cần điều chỉnh Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu vàđưa ra những biện pháp khắc phục tiến hành thực nghiệm từ tháng 11 năm 2014
" Những bước thành lập và xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành của Hội đồng
tự quản lớp"
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
* Sử dụng phiếu hỏi có nội dung phù hợp như một công cụ thu hút, gâyhứng thú tạo động cơ tích cực phấn đấu hoàn thiện bản thân cho học sinh thamgia HĐTQ hoặc xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh toàn diện
* Tổ chức hoạt động giáo dục của hội đồng tự quản trong lớp học chưa sửdụng tài liệu của chương trình VNEN
Trang 5* Tương tác giữa các thành viên hội đồng tự quản và học sinh trong lớp làcông cụ để nâng cao kĩ năng của HĐTQ đồng thời là một biện pháp giáo dụchình thành kĩ năng phát triển học sinh.
Các biện pháp sáng kiến đề cập là những bước tiến hành theo quy trình cótính đến điều kiện địa phương, kinh phí đầu tư phù hợp, có thể triển khai rộng.Sau khi các biện pháp được tiến hành HĐTQ lớp hoạt động hiệu quả nhuầnnhuyễn hơn, học sinh của lớp có động cơ và hứng thú rõ ràng, đặc biệt là tất cảhọc sinh hứng thú học tập và tham gia các hoạt động của lớp rất tích cực và chủđông, mỗi học sinh khi được hỏi đều rất thích thú khi mình là thành viên của lớphọc Có thể nói sáng kiến đã khẳng định một lần nữa tính phù hợp của mô hìnhtrường học mới (phạm vi tổ chức quản lý lớp học) là phù hợp với thực tiễn ViệtNam, khắc phục được những lỗ hổng nhân cách học sinh là thiếu năng động, chủđộng thiếu khả năng hoạt động nhóm trong giáo dục hiện hành
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Sáng kiến được đê xuất trình với lãnh đạo đơn vị áp dụng từ tháng 12 năm
2014 đến tháng 2 năm 2015 bước đầu có hiệu quả đáp ứng xu thế đổi mới mụctiêu giáo dục hướng tới hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng chủ động sángtạo chiếm lĩnh kiến thức Tạo môi trường học đường thuận lợi, phù hợp tâm sinh
lý học sinh giúp các em có cơ hội thể hiện bộc lộ phẩm chất và phát triển phùhợp
Từ những kết quả nói trên kính đề nghị các cấp quản lý thẩm định tạo điềukiện thuận lợi để sáng kiến được áp dụng rộng trong ngành
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trang 6Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước
Tại hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đãkhẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phụclối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từngbước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy -học”
Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từnggiờ, từng phút đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việcđổi mới phương pháp dạy học là tất yếu Yêu cầu cần những phương pháp mới,sáng tạo góp phần tích cực vào các hoạt động giáo dục để giảm được công sứclao động nâng cao hiệu quả sư phạm
Thực tế giáo dục nói chung và dạy học nói riêng của nước ta hiện nay cònnhiều biểu hiện hạn chế, đôi chỗ còn lạc hậu trước những yêu cầu của nền kinh
tế xã hội đang đổi mới và yêu cầu phát triển của đất nước Vì vậy việc nâng caochất lượng và hiệu quả dạy học nhằm thực hiện chiến lược con người - nhân tốquyết định sự phát triển xã hội là bức thiết, là quan trọng
Dự án Mô hình trường học mới VNEN là Dự án về Giáo dục nhằm xâydựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mụctiêu phát triển và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2 Cơ sở lí luận
Mô hình trường tiểu học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổimới Giáo dục Quốc tế Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cáchsáng tạo, phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam
Mô hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh
- học sinh Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện Học sinh học không thụđộng mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn họctrong lớp
Trang 7Xây dựng HĐTQ học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
Thúc đẩy sự pháp triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của HSthông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường vàmối quan hệ của các em với những người xung quanh
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sốnghọc đường
Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào cáchoạt động của nhà trường và phát triển tích tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng hợptác và đoàn kết của HS
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ nănglãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiệnnhững quyền và bổn phận của mình
3 Thực trạng của sáng kiến
3.1 Về phía giáo viên:
Thực hiện hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành từ tháng 9năm 2014 tổ chức - quản lí lớp học theo mô hình HĐTQ được triển khai thựchiện ở 8 lớp từ lớp 3 đến lớp 5 Việc này do các giáo viên chủ nhiệm thực hiện,sau khi thành lập các GV đã giao nhiệm vụ cho các HĐTQ , và từng cá nhân cácthành viên HĐTQ nhận nhiệm vụ điều hành chủ trì các buổi sinh hoạt lớp trên
cơ sở theo dõi các hoạt động học tập của các bạn trong lớp Tuy nhiên hiệu quảgiáo dục chưa có chuyển biến rõ nét Các thành viên HĐTQ hầu hết thực hiệnviệc theo dõi quản lý nhắc nhở các bạn trong lớp theo quy định chung là chínhchưa có công cụ cũng như chương trình hoạt đông đảm bảo thực hiện nhiệm vụgiáo dục theo đúng ý nghĩa của HĐTQ
Các bước thành lập, các chức danh của HĐTQ kế hoạch, nội dung hoạtđộng cơ bản do GV đặt ra chưa có sự tham gia của tập thể học sinh và phụhuynh Chưa có sự tham gia của học sinh thì chưa có ý nghĩa giáo dục ở đây
3.2 Về phía học sinh:
Tổng số 8 lớp thành lập HĐTQ thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp học theonội quy của lớp do GVchủ nhiệm giao, điều hành học tập theo sự hướng dẫn của
Trang 8GV bộ môn, thực hiện một số công cụ như hòm thư góp ý, hòm thư bè bạn để tổchúc các hoạt động giáo dục.
Chất lượng hoạt động đã bước đầu đã có hiệu quả tốt, một số học sinh tíchcực đã tham gia vào các hoạt động của lớp, có động cơ, thái độ đúng Một sốhọc sinh đã có tiến bộ về năng lực phẩm chất tốt: tự tin, mạnh dạn, thườngxuyên có câu hỏi với giáo viên, có ý thức tự học tự ở nhà, chuẩn bị đồ dùng họctập tại lớp, tinh thần tập thể có tiến bộ rõ rệt
Tuy nhiên hầu hết các hoạt động của học sinh phần lớn do giáo viên chỉđạo HĐTQ điều hành thực hiện theo Điều này dẫn tới một số cá nhân thực hiệntheo quy định bắt buộc mà chưa có tính tự giác, tự chịu trách nhiệm và tự thânvận động trong việc học Như vậy hiệu quả giáo dục và hình thành nhân cáchcủa các cá nhân đó chưa cao thậm chí có những phải ứng ngược chiều làm tổnthương các thành viên HĐTQ, làm phong trào học tập bị bỏ mặc, phá vỡ tính tậpthể của lớp - hiệu quả mô hình giảm sút
3.3 Kết quả khảo sát tháng 11 năm 2014:
- Về chất lượng Hội đồng tự quản:
Chức danh
Tổng Số
Mức độ hoàn thành công việc
Ít được khen
Chưa bao giờ
Trang 9hỏi được khen
3 92 45 48.9 32 34.8 15 16.3 24 26.1 59 64.1 9 9.8
4 71 17 23.9 43 60.6 11 15.5 12 16.9 51 71.8 8 11.3
5 58 25 43.1 28 48.3 5 8.6 21 36.2 34 58.6 3 5.2 Tổng 221 87 39.4 103 46.6 31 14.0 57 25.8 144 65.2 20 9.0
3.4 Đánh giá nguyên nhân
HĐTQ là mô hình mới được áp dụng chính vì thế gặp phải không ít khókhăn về nhận thức chưa đầy đủ, chưa có kinh nghiệm thực tế
GV chưa nhận thức đầy đủ, lãnh đạo quản lý chưa có kinh nghiệm chỉ đạokhi áp dụng vấn đề mới Một mô hình mới chỉ có trên lý thuyết là chính vừa họcvừa làm
HĐTQ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáoviên (bản thân GV chưa có kinh nghiệm)
Học sinh chưa thực sự được thu hút vào hoạt động và chưa được chuẩn bịđộng cơ phù hợp, chưa có hứng thú tham gia, chưa hình thành được khái niệm,biểu tượng về hoạt động của HĐTQ
Bảng kết quả điều tra cho thấy nhiều học sinh đến trường chưa thấy vuihoặc không có ý kiến điều đó có thể lý giải các hoạt động ở trường chưa có sựtham gia của học sinh một cách chủ động hoặc các em chưa thực sự hòa mìnhvào các hoạt động ở trường từ học tập, vui chơi và các hoạt động giáo dục khác.Khi chưa chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập giáo dục thì khóđạt được kết quả tốt và như vậy không được đánh giá thể hiện ở chưa hoặc ítđược cô giáo và bạn bè đánh giá cao, không được khen Điều này rất không tốtbởi chính điều đó càng ngày càng làm cho học sinh tăng nguy cơ tự ti và có sức
ì, dần dần chuyển sang chiều hướng ngược lại việc đến trường trở thành bắtbuộc và là trách nhiệm phải thực hiện miễn cưỡng
Trang 10Có nhận thức về một mô hình quản lí điều hành lớp học, ở đó các emđược tham gia vào tất các các hoạt động của lớp
Các em có quyền tham gia dân chủ một cách tự chủ và tích cực khi đóhình thành động cơ học tập rèn luyện
Hình thành trong mỗi HS một mục tiêu để phấn đấu, phấn đấu để trởthành thành viên HĐTQ, phấn đấu rèn luyện mình theo một hình tượng (ví dụphấn đấu được bầu vào HĐTQ, phấn đấu được tôn trọng như bạn, được tham giatích cực hơn vào hoạt động của tập thể ) Những phấn đấu đó tác động trở lạihình thành nhân cách học sinh
(phiếu hỏi về năng lực, phẩm chất của chủ tịch HĐTQ ở phần Phụ lục)
Sau khi thực hiện điều tra qua phiếu giáo viên tổng hợp ý kiến để năm bắt
ý kiến của học sinh về một mẫu CTHĐTQ mà các em mong muốn, tổ chức thảoluận dân chủ trước lớp
4.2 Tổ chức tranh cử vào các chức danh HĐTQ giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm bản thân, làm tăng ý chí phấn đấu rèn luyện, tăng hiệu quả giáo dục
Một trong những điểm mới của mô hình VNEN là cách thức tổ chức lớphọc Theo đó quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” tronglớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm Việc thànhlập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rấtcần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, tráchnhiệm của học sinh “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinhđược phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục Học sinh có điều kiệnhiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ nănglãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động
Với mục đích đảm bảo cho HS được tham gia một cách dân chủ và tíchcực vào đời sống học đường có hứng thú rèn luyện, tự phấn đấu phát triển bảnthân Phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, hình thành phát triển kĩnăng lãnh đạo Việc được tham gia tranh cử các em được thể hiện sự hiểu biếtcủa mình về tập thể, về các bạn; trình bày ý tưởng và thể hiện năng lực bản thân
Trang 11điều hành tham gia vào công việc tập thể Quan trọng hơn là được trải nghiệmbản thân và khẳng định quyền và bổn phận mỗi cá nhân, đó là nhân cách đượchình thành cần hướng tới của hoạt động giáo dục.
Học sinh được chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức về mô hình HĐTQ lớphọc Học sinh được nói trước lớp về những mong muốn của em về lớp học, trìnhbày khả năng của bản thân và những việc em sẽ làm để xây dựng tập thể lớp nhưmong muốn
Một số gợi ý cho học sinh khi tham gia tranh cử:
+ Trình bày đích mong muốn của bản thân về lớp học (VD em mong muốn lớpmình tất cả các bạn đều phấn đấu, chăm ngoan, có thành tích học tập tiến bộ.Tập thể lớp gắn bó các bạn luôn giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với nhaunhững suy nghĩ, niềm vui, các bạn hiểu nhau hơn về tính cách, hoàn cảnh ) + Trình bày dự án, kế hoạch (những điều mình sẽ làm để đưa tập thể lớp đạtđược đích mong muốn):
+ Nói những mong muốn từ phải các cá nhân trong lớp: VD Các bạn trong lớpcùng chung sức xây dựng nội quy cho lớp và cùng nhau thực hiện tốt
Những học sinh tự ứng cử vào các chức danh trong HĐTQ đăng kí và tiếnhành tham gia tranh cử
(Phụ lục Một số bài phát biểu tranh cử của học sinh)
4.3 Tổ chức bầu cử dân chủ, thành lập Hội đồng tự quản nhằm lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể, hình thành mục tiêu phấn đấu:
Như chúng ta đã biết trong cách tổ chức lớp truyền thống, vào đầu nămhọc việc bầu Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng) thường do cácgiáo viên chủ nhiệm chỉ định Việc thực hiện nhiệm vụ Ban cán sự lớp chỉ nghetheo mệnh lệnh của giáo viên để điều hành lớp, chuyện gì Ban cán sự lớp cũngphải báo cáo giáo viên chủ nhiệm để giáo viên quyết định
Nay trong Mô hình trường tiểu học mới có Hội đồng tự quản (gồm Chủtịch Hội đồng tự quản, các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, các trưởng ban) Hộiđồng được thành lập và do học sinh quản lí, điều hành để đảm bảo cho các emtham gia một cách dân chủ và tích cực trong nhà trường Cách trang trí, bố trí
Trang 12trong phòng học cũng được thay đổi, thay vì xếp bàn ghế theo hàng ngang, bànghế nay được xếp theo nhóm (4 ; 5 hay 6 học sinh)
Trong các trường tiểu học hiện nay việc đánh giá học sinh chủ yếu tậptrung đánh giá về kiến thức, kĩ năng ; còn Mô hình mới chú trọng đánh giá vềnăng lực của học sinh: Về khả năng tự phục vụ; tự quản; giao tiếp hợp tác; tựhọc và giải quyết vấn đề; Đánh giá về phẩm chất: yêu cha mẹ, gia đình, bạn bè,trường lớp; tự trọng tự tin; tự chịu trách nhiệm
Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia của giáoviên, học sinh, khuyến khích phụ huynh và các tổ chức khác cùng tham gia.Giáo viên cần chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh khi các em tham gia Hội đồng
tự quản, những lợi ích có thể có của Hội đồng tự quản học sinh tới công việc củachính các em trong nhà trường với những vai trò, trách nhiệm mà các em cùngchia sẻ, gánh vác
Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viêncùng học sinh thảo luận về cơ cấu Hội đồng tự quản thông thường là 1 chủ tịch,
2 phó chủ tịch Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi lớpkhác nhau Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về những phẩmchất, năng lực cần có của các bạn trong Hội đồng tự quản
Tổng hợp ý kiến qua phiếu hỏi giáo viên nêu rõ Hội đồng tự quản lànhững bạn có trình độ học tập tốt, nhanh nhẹn trên mọi công việc, có phẩm chấtđạo đức và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao
Lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu Hội đồng tựquản học sinh Bầu ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban vàmột số thành viên khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành kiểm phiếu.Hoạt động này phải đảm bảo cho học sinh được cảm thấy dân chủ, công bằng,bình đẳng
Dưới sự hỗ trợ của giáo viên tổ chức bầu cử bằng bỏ phiếu kín Học sinhnào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và phóChủ tịch Hội đồng tự quản học sinh Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp