1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nâng cao hiệu quả quản lí và sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học

26 3,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

Nói đến hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học thì không thể không nói đến hoạt động của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trang 1

- Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn?Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưngvẫn còn một số tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với những tồntại tồn tại như: ít bàn về chuyên môn, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bàidạy của phân môn sắp dạy, mà chỉ tập trung vào sự vụ hành chính

- Bên cạnh đó, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm

lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp;chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủđộng xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ýkiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Nội dung sinh hoạt tổ chuyênmôn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đềtrọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viêntrong tổ Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phátbiểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận

- Xuất phát từ những hiện trạng và tính cấp thiết của vấn đề trên, với nhiệm vụ

là tổ trưởng chuyên môn đồng thời là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhằm giúp bảnthân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tôi mạnh dạn trình bày các giải pháp

nhằm: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”

Trang 2

2/ Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:

- Tìm hiểu và tổng kết những vấn đề lý luận về tổ khoái chuyên môn nóichung và nhiệm vụ của tổ khối trưởng nói riêng

- Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyênmôn

- Làm cho các thành viên trong tổ hoạt động đều tay, đồng lòng dưới sựquản lí của tổ trưởng sẽ thay đổi bộ mặt và nâng cao hiệu quả làm việc của tổkhối

- Giúp cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng,đạt được mục tiêu, có những biện pháp quản lí tổ chuyên môn một cách chặt chẽ,khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinhtrong môi trường sư phạm của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ năm học một cáchkhoa học

3/ Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các tổ chuyên môn trường Tiểu học

Bồng Sơn

II Phương pháp tiến hành:

1/ Cơ sở lí luận và thực tiễn:

1.1 Cơ sở lí luận:

Trích điều 18, Điều lệ trường Tiểu học quy định chức năng nhiệm vụ của tổchuyên môn:

- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết

bị giáo dục Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, có 7thành viên trở lên thì có một tổ phó

- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

+ Xây dụng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm họcnhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục

+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chấtlượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thànhviên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường

Trang 3

+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi

có nhu cầu công việc

1.2 Cơ sở thực tiễn:

- Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyênmôn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạtbám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa vànhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượnghọc tập của học sinh từng bước được nâng lên

- Ngược lại, trường nào công tác chuyeân moân thiếu khoa học, buông lỏng thìviệc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơsài, không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó không cao.Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các giải pháp để tìm ra cácbiện pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn nhằm mục đích nâng cao chất lượnghoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường

- Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồntại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơithực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Động lực quan trọng để giúp nhàtrường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khốiđoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết

2/ Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:

Trang 4

- Điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ khối ở trường.

- Thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên mơn của khối mình phụtrách, nắm bắt các mặt khĩ khăn của năm trước để cĩ sự điều chỉnh kịp thời từ đĩ

cĩ những đề xuất hợp lý cho đề tài

- Thống kê: Thống kê kết quả dạy và học trong lớp về học lực, hạnh kiểm,

HS lên lớp, HS lưu ban, sự tiến bộ của HS yếu các năm học gần đây

2.2 Thời gian:

- Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014

B – NỘI DUNG

I Mục tiêu:

- Nhiệm vụ của đề tài nhằm nêu lên những biện pháp hữu hiệu nhất để tháo

gỡ những khĩ khăn, tồn tại mà lâu nay các tổ trưởng chuyên mơn cịn mắc phải.Từng bước nâng dần chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên mơn trong nhà trường

II Mơ tả các giải pháp của đề tài:

* Thuyết minh tính mới:

- Chất lượng hoạt động của tổ chuyên mơn là điểm mấu chốt để nâng cao

chất lượng giáo dục Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổchuyên mơn? Nội dung sinh hoạt của tổ, nhĩm chuyên mơn rất phong phú, đadạng, dưới đây là một số nội dung điển hình cĩ liên quan chặt chẽ với nhau

- Bên cạnh đĩ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ qua sinh hoạtchuyên mơn, qua thao giảng, dự giờ và sinh hoạt chuyên đề mang lại hiệu quả tốtnhất

1/ Nội dung các giải pháp:

1.1 Giải pháp 1: Triển khai các chuyên đề trong tổ chuyên mơn

- Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đềcần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các

Trang 5

kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bịdạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinhgiỏi, phụ đạo học sinh yếu, v.v Tránh những chuyên đề nặng về lý luận mà việctriển khai trong thực tế còn khó khăn.

- Việc triển khai các chuyên đề cần được thực hiện có kế hoạch, được tổchức, được kiểm tra, đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả tốt Trong mộtnăm học cần cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách mộtchuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường Saukhi xác định được các chuyên đề, việc triển khai nên gồm các bước:

+ Phân công cá nhân chuẩn bị chuyên đề;

+ Tổ trưởng duyệt bản thảo;

+ Báo cáo chuyên đề ở tổ, nhóm, các tổ viên góp ý, phản biện;

+ Cá nhân phụ trách hoàn thiện chuyên đề;

+ Nhân bản cho toàn thể tổ viên áp dụng và lưu hồ sơ để áp dụng nhiềunăm

- Khi trao đổi, thảo luận ở tổ cần làm rõ những vấn đề tế nhị Chẳng hạn,chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ vềdạy học tích cực Tránh hiểu sai lầm, thuyết trình là không tích cực, chỉ có tổ chứcdạy học theo nhóm mới là tích cực Vấn đề là làm sao để học sinh suy nghĩ nhiềuhơn, hành động nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn Cũng vậy,chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học cần quan tâm đến liều lượng và hiệuquả: Sử dụng CNTT đến mức độ nào trong bài giảng cụ thể này? Kết hợp giữaviết bảng và trình chiếu trên màn hình như thế nào để đạt hiệu quả? Điều quantrọng là, trong mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựa chọn phương pháp thích hợp, biếtkết hợp các phương pháp hiện đại với các phương pháp truyền thống tùy thuộcvào từng bài giảng, không nên lạm dụng phương pháp nào Giáo viên phải coitrọng các thủ pháp dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, lôgíc

Trang 6

1.2 Giải pháp 2: Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng – Biện pháp bồi

dưỡng năng lực chuyên mơn cho giáo viên

- Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của các giáo viên, tổ chuyênmơn và nhà trường Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau Kỹnăng sư phạm của giáo viên cĩ ảnh hưởng lớn đến việc chất lượng giờ dạy Ở cácbuổi sinh hoạt tổ cĩ thể trao đổi, gĩp ý, giúp nhau sửa chữa những tồi tại, nhữngnhược điểm như phong cách lên lớp, ngơn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáoviên, v.v Hoạt động này nhằm hồn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên,trong khi gĩp ý sau tiết dự giờ, thao giảng thường hướng tới từng cá nhân cụ thể

- Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên mơn củamỗi giáo viên Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơntrong bài giảng của mình Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi cĩ người đến dự giờ, cácgiáo viên đều chuẩn bị bài kĩ hơn, đơi khi cịn cĩ sự trao đổi về bài dạy trước khilên lớp, đây là một việc làm hết sức cĩ ý nghĩa đối với mỗi giáo viên Khi cĩngười đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sơi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốthơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh.Việc dự giờ cịn giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạycủa đồng nghiệp, thơng qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽkhắc phục được những thiếu sĩt trong quá trình giảng dạy Bởi vậy, ngồi mụcđích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan trọng là các tổ, nhĩm cần tổchức tốt việc gĩp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về kiến thức, vềphong cách lên lớp, về tổ chức lớp học

- Tổ chuyên mơn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, thaogiảng coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy Tổ chứcthao giảng phải cĩ ít nhất 2/3 thành viên của tổ, nhĩm tham dự, phải cĩ mục tiêu,rút ra được những kinh nghiệm Dự giờ rồi đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy làviệc làm thường xuyên của tổ chuyên mơn, nếu được tổ chức tốt sẽ xĩa bỏ đượctình trạng cịn cĩ giáo viên chưa tự giác, tích cực dự giờ đồng nghiệp hoặc tâm lí

Trang 7

cho rằng đi dự giờ là kiểm tra tiết dạy của giáo viên Cần tránh dự giờ để đối phónhằm đạt chỉ tiêu số lượng theo quy định Nên tăng cường các tiết dạy mẫu vàquan tâm dự giờ các tiết ôn tập, trả bài cho học sinh.

- Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình vớitinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểmmạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung,phương pháp, phong cách Cần phê phán lối dạy đọc chép, dạy chay trong khi có

và cần sử dụng đồ dùng dạy học Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiềukhó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệmtrong nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi Các giờ được dự cần được xếploại và lưu lại ý kiến cũng như kết quả xết loại; đối với tiết dạy được thanh trahoặc dùng để xếp loại giáo viên cần lưu cả phiếu đánh giá giờ dạy

- Đánh giá giờ dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Chẳng hạn khiphân tích khía cạnh rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh, các giáoviên đã lưu ý đến đặc điểm môn học Đối với các môn khoa học xã hội, giáo viênthấy hạn chế của nhiều học sinh trong viết và trình bày bài; bài viết thường dàidòng, không rõ ý, chữ viết xấu, viết sai ngữ pháp, trình bày cẩu thả Do vậy, rènluyện rèn luyện kỹ năng viết bài, vận dụng kiến thức đã học vào bài viết của mỗi

em là rất quan trọng Cần thay đổi cách viết khuôn sáo theo bài mẫu, ít sáng tạo.Trong dạy học cần chấm dứt tình trạng đọc chép, cần hạn chế việc ghi nhớ máymóc, ghi nhớ nhiều số liệu, nhiều sự kiện; trong các tiết ôn tập chú ý rèn luyệnhành văn; chấm trả bài cần kỹ hơn, chỉ lỗi cụ thể từng em để giúp các em sửachữa Đối với các môn khoa học tự nhiên thì lại chú trọng đến việc giúp học sinhvận dụng kiến thức vào giải các bài tập ở các cấp độ khác nhau tùy theo yêu cầu.Các tiết luyện tập, ôn tập phải phân loại được hệ thống các các bài tập theo dạngphù hợp Mỗi dạng bài tập cần chỉ ra định hướng và các bước giải

Trang 8

Ví dụ : Trong tuần vừa qua tổ trưởng và giáo viên dự giờ một tiết của giáo

viên trong tổ sau đó cả tổ phải đưa ra nhận xét thảo luận dựa trên các tiêu chí đánhgiá tiết dạy như sau:

* Về nội dung giảng dạy:

1 Nêu những mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại của tiết dạy Nêu rõ những hạnchế cần thay đổi cho phù hợp

2.Thời lượng phân phối chương trình cho mỗi bài học có phù hợp với thực tếgiảng dạy hay không? Thời gian vượt quá định mức cho phép thường là baonhiêu?

3 Tâm lý học tập của học sinh như thế nào? (Hứng thú vì dễ hiểu, phù hợptrình độ hoặc gây chán nản vì khó hiểu) Có bài nào không phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý học sinh không?

Các giáo viên có thể đánh giá sơ bộ và có so sánh với kết quả học tập củahọc sinh ở những năm học trước như thế nào? (Chú ý môn Tiếng Việt và Toán:các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán đã đạt)

* Về phương pháp:

1 Các phương pháp nào trong từng môn đã được sử dụng nhiều và phát huyhiệu quả cáo? Các phương pháp dạy học mới nào giáo viên đã sử dụng ? Kết quảđạt được?

2 Việc giảng dạy phương pháp học đổi mới đã được giáo viên tận dụng nhưthế nào? Có khó khăn gì khi thực hiện các phương pháp đó?

3 So với cách dạy học theo phương pháp trước đây và phương pháp đổi mới,học sinh có khó khăn gì? So với nhiều năm trước, thái độ và tinh thần học tập củahọc sinh ra sao?

4 Việc trang bị các phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học có được giáoviên lưu tâm sử dụng hay không? Có phương tiện dạy học hiện tại nào mà giáoviên đã sử dụng trong nhà trường?

Trang 9

* Nếu có thời gian, người tổ trưởng có thể giúp đỡ giáo viên trong tổ khốimình rèn luyện thêm kĩ năng chuyên môn:

+ Phong cách lên lớp mà chúng ta mong muốn là chững chạc, tự tin, làmchủ bài giảng Chú ý đến giọng nói, cử chỉ đi đứng, động tác tay, ánh mắt, nụcười, Mọi cái nên vừa phải, trong lớp tránh đi lại quá nhiều, vung tay quámạnh Nói chung, giáo viên cần chú ý đến cả yếu tố phi ngôn ngữ Tổ chuyênmôn nên chọn giáo viên có tác phong lên lớp tốt làm mẫu để các tổ viên học hỏi

và xây dựng cho mình một phong cách phù hợp

+ Ngôn ngữ (nói và viết) là kênh quan trọng để học sinh lĩnh hội kiến thức.Những giáo viên dạy tốt, cuốn hút học sinh không chỉ họ có ưu thế về kiến thức

và thủ thuật sư phạm mà họ còn sử dụng lời nói chính xác, với âm lượng vừa phải,

rõ ràng, truyền cảm, có ngữ điệu Do vậy, trong sinh hoạt tổ chuyên môn, cần làmcho giáo viên có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, khi góp ý các giờdạy cần chú trọng đến yếu tố này Làm sao để trên lớp, giáo viên có giọng nóichuẩn, chỉ dùng từ phổ thông, ít trùng lặp, ít sai sót

+ Ứng dụng CNTT, trình chiếu trong dạy học là cần thiết nhưng không thểthay thế phấn và bảng Trình bày bảng cùng với trình chiếu nhờ CNTT là kênhthông tin chữ viết-hình ảnh quan trọng tới học sinh Trình bày bảng cẩn thận, đẹp,đúng chính tả, ngữ pháp, rõ ràng có ảnh hưởng chẳng những đến chữ viết, đến bàilàm của học sinh, mà còn ảnh hưởng tốt hay xấu đến bệnh về mắt của học sinh.Một số lời khuyên khi viết bảng là: Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, cỡchữ vừa phải làm sao để học sinh ở cuối lớp thấy được bình thường; Tên bài, têntiểu mục nên viết bằng phấn màu khác để học sinh dễ phân biệt; Không nên viếtquá nhiều, chữ quá dày; Hạn chế viết tắt, xóa bảng nhiều lần Trong sinh hoạtchuyên môn, các tổ, nhóm cần lưu ý để giáo viên rèn luyện kỹ năng trình bàybảng khoa học, chuẩn xác, chữ viết đẹp sẽ góp phần hình thành nhân cách cho họcsinh

Trang 10

+ Ngồi ra, kỹ năng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cánhân, nhĩm, lớp; chính khĩa và ngoại khĩa, tham quan thực tế ; Tích cực sửdụng thiết bị, đồ dùng dạy học; Tự làm đồ dùng dạy học; Thống nhất mức độ ứngdụng CNTT trong từng tiết dạy theo yêu cầu từng bài giảng cũng là các nội dungsinh hoạt tổ, nhĩm nhằm rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên.

1.3 Giải pháp 3: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên mơn:

Sinh hoạt tổ chuyên mơn thường kỳ là một tháng hai lần vào tuần thứ hai

và tuần thứ tư của tháng Sau tuần một, tất cả các giáo viên trong hội đồng đượclĩnh hội các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, cơng đồn, của chuyên mơntrường, các đồn thể…báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước Như vậy phần nào

GV đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng công việc

*Chuẩn bị của tổ trưởng:

- Để chuẩn bị cho cuộc họp tổ chuyên mơn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp,

tổ trưởng chuyên mơn cĩ nhiệm vụ tổng kết hoạt động cơng tác tổ trong tháng quamột cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, cĩ bài học kinhnghiệm cần khắc phục, những cơng tác thường xuyên, đột xuất Sau đĩ tổ trưởngchuyên mơn đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạchhoạt động tháng của nhà trường, chuyên mơn và đồn thể vừa đề ra ở cuộc họp hội đồng vào tuần 1

* Phát biểu của GV:

- Khi tổ trưởng trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ hội họpcủa mình Khi tổ trưởng trình bày xong thì tổ trưởng yêu cầu từng GV phát biểu ýkiến Thơng thường trong cuộc họp cĩ một số GV ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép,

ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nĩi chuyện riêng hoặc nĩi chen vào,phát biểu hùa vào, cĩ GV thì lại khơng hề phát biểu “nhất ì, nhì làm thinh”

* Quy định của tổ:

Trang 11

- GV tham gia hội họp thì phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ýkiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ýkiến, hiến mưu hiến kế cùng tổ để cĩ thêm những ý kiến hay bổ sung vào kếhoạch, cĩ như vậy cơng tác mới trơi chảy, thực hiện dân chủ hĩa trong hội họp

* Sau khi các thành viên trong tổ gĩp ý, tổ trưởng tĩm tắt lại, lấy ý kiếnthống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đĩ là nghị quyết của tổ, mọi thành viêntrong tổ phải cĩ nhiệm vụ thực hiện Tránh tình trạng họp tổ mà tổ trưởng đưa ra

ý kiến một chiều, áp đặt, khơng thảo luận mà bắt mọi thành viên phải thực hiện

- Tổ trưởng phải đúng là người cơng minh, cầm cân, nảy mực, là tấmgương cho tổ viên, đầu tàu trong mọi hoạt động cho các thành viên trong tổ noitheo

- Khi đồng nghiệp trong tổ vi phạm tổ trưởng phải là người cương quyết,nhưng nhẹ nhàng, phân tích chính xác cho đồng nghiệp hiểu rõ đúng, sai để GV

đĩ tự nhận thấy và quyết tâm sữa chữa

- Khi phân cơng cơng viêc tổ trưởng phải cơng bằng, hợp lí, tương đối phùhợp với điều kiện hồn cảnh, năng lực, sở trường, biết khơi dậy lịng nhiệt tình,

sở thích và mặt mạnh của từng thành viên, biết khuyến khích kịp thời các đĩnggĩp của họ để họ đưa hết sức lực trí tuệ ra làm việc…

- Trong các cuộc họp, phải làm sao cho giáo viên cĩ tranh luận trên tinhthần xây dựng Những buổi sinh hoạt chuyên mơn mà tổ trưởng báo cáo xongphần đánh giá kết quả hoạt động của tuần vừa qua và nêu phương hướng chuẩn bịcho hoạt động tuần tới mà giáo viên nhất trí hồn tồn coi như thất bại Yêu cầu làmỗi giáo viên cần cĩ quan điểm riêng của mình để thảo luận sau đĩ thống nhất cảkhối, tránh việc áp đặt từ trên xuống

- Ngồi ra để cho tổ chuyên mơn hoạt động cĩ hiệu quả trước hết tổ trưởngphải làm được vai trị trung tâm, xây dựng tốt mối đồn kết, thương yêu, tơn trọnglẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, làm chỗ dựa tinh thần về chuyên mơn, biếtlắng nghe và biết thông cảm với khĩ khăn của đồng nghiệp trong tổ; khi cĩkhuyết điểm gĩp ý thẳng thắn, nhưng nhẹ nhàng, tế nhị, tránh dùng những lời lẽ

Trang 12

năng nề để chê bai, dè bỉu đồng nghiệp khi thấy họ sử dụng những phương pháphay nội dung dạy học không phù hợp với cá nhân mình; tuyệt đối không tự cho ýkiến của mình là hoàn toàn đúng, còn ý kiến người khác là sai Phải làm sao chocác thành viên trong tổ thực sự nể trọng và quý mến mình thì việc tổ chức cáchoạt động của tổ mới đạt hiệu quả Tổ trưởng phải tạo được bầu khơng khí tm lýtrong tổ nhẹ nhàng, cởi mở, thoải mái, mọi người hỗ trợ nhau cùng hoàn thànhnhiệm vụ.

1.4 Giải pháp 4: Một số vấn đề thảo luận thường gặp phải trong sinh

hoạt tổ chuyên môn:

Trong sinh hoạt tổ khối tổ trưởng và giáo viên trong tổ phải cùng nhau tìmhiểu các tiết dạy, các môn học tìm ra phương pháp phù hợp một vấn đề chẳnghạn:

Vấn đề 1: Cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 32 đánh giá bằng

nhận xét ở các môn học có thuận lợi và khó khăn gì ?

Giáo viên nêu ra được thuận lợi và khó khăn khi đánh giá tùy theo từng lớp

để nhà trường có “định hướng” cho giáo viên

Trong khi sinh hoạt tổ khối có những ý kiến như sau:

Thuận lợi: Đánh giá bằng nhận xét sẽ sát thực hơn điểm số ở các môn như

Mỹ thuật, Hát nhạc… Yêu cầu cơ bản của học sinh đạt được khi học các môn học

nhẹ nhàng hơn Có thể đánh giá mọi lúc, mọi nơi chủ yếu là kỹ năng vận dụng

chứ không yêu cầu học thuộc lòng, “ học vẹt”

Khó khăn: Tâm lý học sinh thích điểm số hơn nhận xét Việc đánh giá bằng

nhận xét yêu cầu giáo viên phải theo dõi sát học sinh nhưng thời gian trên lớp cóhạn còn thời gian các em ở nhà nhiều hơn nên khó cho việc theo dõi Mặc dù giáoviên thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nhưng một số gia đình vì điềukiện kinh tế phải lo kiếm sống nên không quan tâm đến các em Mặt khác các

Trang 13

điểm trường cách nhau nên giáo viên không có thời gian thường xuyên quan tâmđến các em ngoài giờ học vv

- Khó khăn cho ban giám hiệu trong việc theo dõi cách đánh giá các em củagiáo viên có hợp lý hay không? Vì ban giám hiệu và tổ khối trưởng chỉ theo dõiđược trên sổ sách bởi các dấu tích ( )

- Vì vậy chỉ có lòng tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục và lòng yêunghề: “Tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai của đất nước của thế hệ mai sau”của người giáo viên mới đánh giá đúng thực chất các em Do đó sứ mệnh củangười giáo viên rất nặng nề và phải có trách nhiệm cao

Vấn đề 2 : Phát huy hoạt động tích cực của học sinh ở phần tìm hiểu bài

của phân môn tập đọc như thế nào ?

Tất cả các giáo viên trong khối phải nêu ra ý kiến của mình khi dạy tập đọc

ở phần tìm hiểu bài cụ thể :

Xác định mục tiêu của tiết tập đọc là học sinh hiểu và đọc được trôi chảybài tập đọc, do vậy ở một số bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đếnđâu (từng khổ thơ, đoạn văn, đoạn thơ) có thể rèn đọc ngay đến đó (kết hợp tìmhiểu bài và rèn từ khó)

Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để học sinh tìm hiểu bài như:làm phiếu học tập, đọc nối tiếp, thảo luận trả lời câu hỏi, từ đó phát huy tínhtích cực, chủ động tìm hiểu bài của học sinh

Vấn đề 3: Tổ chức trò chơi ở các môn học như thế nào?

- Toå truởng cùng giáo viên trong toå nêu lên các trò chơi phù hợp với từngbài và từ đó lựa chọn phương án tối ưu, trò chơi phù hợp cho tiết đó

- Sau khi chơi trong thời gian quy định giáo viên cho cả lớp nhận xét và kếtluận

Ngày đăng: 27/08/2014, 21:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Hệ thống văn bản pháp quy quản lý chỉ đạo chuyên môn giáo dục Tiểu học Khác
2/ Kế hoạch chuyên môn nhà trường Khác
3/ Điều lệ trường Tiểu học Khác
4/ Luật Giáo dục Khác
5/ Luật phổ cập Giáo dục tiểu học Khác
6/ Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của nhà trường Khác
7/ Các tạp chí Giáo dục và thời đại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w