- Bên cạnh đó, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giá
Trang 1SANG KIEN KINH NGHIEM:
“NANG CAO HIEU QUA QUAN Li VA SINH HOAT TO
CHUYEN MON O TRUONG TIEU HOC”
Tac gia: Nguyén Thi Phuong
Đơn vị: Trường Tiểu học Bồng Sơn
lượng giáo dục
- Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưng vẫn còn một số tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ÿ lại với những tồn tại tồn tại như: ít bàn về chuyên môn, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài dạy của phân môn sắp dạy, mà chỉ tập trung vào sự vụ hành chính
- Bên cạnh đó, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm
lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc để xuất các ý kiến dé nang cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Nội dung sinh hoạt tổ chuyên
môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề
trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận
- Xuất phát từ những hiện trạng và tính cấp thiết của van đề trên, với nhiệm vụ
là tổ trưởng chuyên môn đồng thời là giáo viên trực tiếp giảng đạy nhằm giúp bản
thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tôi mạnh dạn trình bày các giải pháp nhằm: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SINH HOẠT TO CHUYEN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
2/ Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
- Tìm hiểu và tổng kết những vấn đề lý luận về tổ khối chuyên môn nói chung và nhiệm vụ của tổ khối trưởng nói riêng
Trang 2- Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn
- Làm cho các thành viên trong tổ hoạt động đều tay, đồng lòng dưới sự quản lí của tổ trưởng sẽ thay đổi bộ mặt và nâng cao hiệu quả làm việc của tổ
khối
- Giúp cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng,
đạt được mục tiêu, có những biện pháp quản lí tố chuyên môn một cách chặt chẽ, khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ năm học một cách khoa học
3/ Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các tố chuyên môn trường Tiểu học Bồng Sơn
II Phương pháp tiến hành:
1/ Cơ sở lí luận và thực tiễn:
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
+ Xây dụng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch đạy học và hoạt động giáo dục
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiêu học và giới thiệu tổ trưởng, tô phó
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi
có nhu cầu công việc
1.2 Cơ sở thực tiễn:
- Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên
Trang 3- Ngược lại, trường nào công tác chuyên môn thiếu khoa học, buông lỏng thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài, không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó không cao Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các giải pháp để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường
- Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận câu thành, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết
2/ Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1 Biện pháp:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo trong suốt quá trình tích lũy kinh nghiệm
- Quan sát: Thông qua dự các cuộc họp tổ khối, quan sát hoạt động của tô
khối trong trường
- Điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ khối ở trường
- Thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn của khối mình phụ trách, nắm bắt các mặt khó khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đó
có những đề xuất hợp lý cho đề tài
- Thống kê: Thống kê kết quả dạy và học trong lớp về học lực, hạnh kiếm,
HS lên lớp, HS lưu ban, sự tiến bộ của HS yếu các năm học gần đây
2.2 Thời gian:
- Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014
B-NOQI DUNG
I Muc tiéu:
- Nhiệm vụ của dé tài nhằm nêu lên những biện pháp hữu hiệu nhất đề tháo
gỡ những khó khăn, tồn tại mà lâu nay các tổ trưởng chuyên môn còn mắc phải Từng bước nâng dần chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn trong nhà trường
II Mô tả các giải pháp của đề tài:
* Thuyết mỉnh tính mới:
- Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mau chét dé nang cao chất lượng giáo dục Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
3
Trang 4chuyên môn? Nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn rất phong phú, đa dạng, dưới đây là một số nội dung điển hình có liên quan chặt chẽ với nhau
- Bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ qua sinh hoạt chuyên môn, qua thao giảng, dự giờ và sinh hoạt chuyên đề mang lại hiệu quả tốt nhất
1/ Nội dung các giải pháp:
1.1 Giái pháp 1: Triển khai các chuyên đề trong tổ chuyên môn
- Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các
kỹ năng bộ môn, đạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi đưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, v.v Tránh những chuyên đề nặng về lý luận mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn
- Việc triển khai các chuyên đề cần được thực hiện có kế hoạch, được tô chức, được kiếm tra, đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả tốt Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý các máng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách một
chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường Sau
khi xác định được các chuyên đề, việc triển khai nên gồm các bước:
+ Phân công cá nhân chuẩn bị chuyên đề;
+ Tổ trưởng duyệt bản thảo;
+ Báo cáo chuyên đề ở tổ, nhóm, các tổ viên góp ý, phản biện;
+ Cá nhân phụ trách hoàn thiện chuyên đề;
+ Nhân bản cho toàn thế tổ viên áp dụng và lưu hồ sơ để áp dụng nhiều năm
- Khi trao đổi, thảo luận ở tổ cần làm rõ những vấn đề tế nhị Chang han, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dạy học tích cực Tránh hiểu sai lầm, thuyết trình là không tích cực, chỉ có tổ chức dạy học theo nhóm mới là tích cực Vấn đề là làm sao để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn Cũng vậy, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học cần quan tâm đến liều lượng và hiệu quả: Sử dụng CNTT đến mức độ nào trong bài giảng cụ thể này? Kết hợp giữa
viết bảng và trình chiếu trên màn hình như thế nào để đạt hiệu quả? Điều quan
trọng là, trong mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựa chọn phương pháp thích hợp, biết
Trang 5kết hợp các phương pháp hiện đại với các phương pháp truyền thống tùy thuộc vào từng bài giảng, không nên lạm dụng phương pháp nào Giáo viên phải coi trọng các thủ pháp dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, lôgíc
1.2 Giải pháp 2: Tô chức tốt các tiết dự giò, thao giảng - Biện pháp bồi
dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên
- Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của các giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc chất lượng giờ dạy Ở các buổi sinh hoạt tổ có thể trao đối, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tôi tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, v.v Hoạt động này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên, trong khi góp ý sau tiết dự giờ, thao giảng thường hướng tới từng cá nhân cụ thé
- Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên môn của mỗi giáo viên Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hon, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh
Việc dự giờ còn giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy
của đồng nghiệp, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan trọng là các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về kiến thức, về
phong cách lên lớp, về tố chức lớp học
- Tổ chuyên môn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, thao
giảng coi đây là biện pháp quan trọng dé nâng cao chất lượng giờ dạy Tổ chức
thao giảng phải có ít nhất 2/3 thành viên của tổ, nhóm tham dự, phải có mục tiêu, rút ra được những kinh nghiệm Dự giờ rồi đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy là việc làm thường xuyên của tổ chuyên môn, nếu được tổ chức tốt sẽ xóa bỏ được tình trạng còn có giáo viên chưa tự giác, tích cực dự giờ đồng nghiệp hoặc tâm lí cho rang di dự giờ là kiểm tra tiết dạy của giáo viên Cần tránh dự giờ đẻ đối phó nhằm đạt chí tiêu số lượng theo quy định Nên tăng cường các tiết dạy mẫu và quan tâm dự giờ các tiết ôn tập, trả bài cho học sinh
Trang 6- Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thắng thắn, chân tình với tỉnh thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung, phương pháp, phong cách Cần phê phán lỗi dạy đọc chép, dạy chay trong khi có
và cần sử dụng đồ dùng dạy học Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệm trong nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi Các giờ được dự cần được xếp loại và lưu lại ý kiến cũng như kết quả xết loại; đối với tiết dạy được thanh tra hoặc dùng đề xếp loại giáo viên cần lưu cả phiếu đánh giá giờ dạy
- Đánh giá giờ dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Chang han khi phân tích khía cạnh rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh, các giáo viên đã lưu ý đến đặc điểm môn học Đối với các môn khoa học xã hội, giáo viên thấy hạn chế của nhiều học sinh trong viết và trình bày bài; bài viết thường dài dòng, không rõ ý, chữ viết xấu, viết sai ngữ pháp, trình bày cầu thả Do vậy, rèn luyện rèn luyện kỹ năng viết bài, vận dụng kiến thức đã học vào bài viết của mỗi
em là rất quan trọng Cần thay đổi cách viết khuôn sáo theo bài mẫu, ít sáng tạo Trong dạy học cần chấm dứt tình trạng đọc chép, cần hạn chế việc ghi nhớ máy móc, ghi nhớ nhiều số liệu, nhiều sự kiện; trong các tiết ôn tập chú ý rèn luyện hành văn; chấm trả bài cần kỹ hơn, chỉ lỗi cụ thể từng em để giúp các em sửa chữa Đối với các môn khoa học tự nhiên thì lại chú trọng đến việc giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải các bài tập ở các cấp độ khác nhau tùy theo yêu cầu Các tiết luyện tập, ôn tập phải phân loại được hệ thống các các bài tập theo dạng phù hợp Mỗi đạng bài tập cần chỉ ra định hướng và các bước giải
Vi du : Trong tuần vừa qua tổ trưởng và giáo viên dự giờ một tiết của giáo viên trong tổ sau đó cả tổ phải đưa ra nhận xét thảo luận dựa trên các tiêu chí đánh giá tiết dạy như sau:
* Về nội dung giảng dạy:
1 Nêu những mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại của tiết dạy Nêu rõ những hạn chế cần thay đổi cho phù hợp
2.Thời lượng phân phối chương trình cho mỗi bài học có phù hợp với thực tế
giảng dạy hay không? Thời gian vượt quá định mức cho phép thường là bao nhiêu?
3 Tâm lý học tập của học sinh như thế nào? (Hứng thú vì dễ hiểu, phù hợp
trình độ hoặc gây chán nản vì khó hiểu) Có bài nào không phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý học sinh không?
Trang 7Các giáo viên có thể đánh giá sơ bộ và có so sánh với kết quả học tập của học sinh ở những năm học trước như thế nào? (Chú ý môn Tiếng Việt và Toán: các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán đã đạt)
* Về phương pháp:
1 Các phương pháp nào trong từng môn đã được sử dụng nhiều và phát huy hiệu quả cáo? Các phương pháp dạy học mới nào giáo viên đã sử dụng ? Kết quả đạt được?
2 Việc giáng dạy phương pháp học đôi mới đã được giáo viên tận dụng như thế nào? Có khó khăn gì khi thực hiện các phương pháp đó?
3 So với cách dạy học theo phương pháp trước đây và phương pháp đối mới, học sinh có khó khăn gì? So với nhiều năm trước, thái độ và tỉnh thần học tập của học sinh ra sao?
4 Việc trang bị các phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học có được giáo viên lưu tâm sử dụng hay không? Có phương tiện dạy học hiện tại nào mà giáo viên đã sử dụng trong nhà trường?
* Nếu có thời gian, người tố trưởng có thể giúp đỡ giáo viên trong tô khối mình rèn luyện thêm kĩ năng chuyên môn:
+ Phong cách lên lớp mà chúng ta mong muốn là chững chạc, tự tin, làm chủ bài giảng Chú ý đến giọng nói, cử chỉ đi đứng, động tác tay, ánh mắt, nụ cười, Mọi cái nên vừa phải, trong lớp tránh đi lại quá nhiều, vung tay quá mạnh Nói chung, giáo viên cần chú ý đến cả yếu tố phi ngôn ngữ Tổ chuyên môn nên chọn giáo viên có tác phong lên lớp tốt làm mẫu để các tổ viên học hỏi
và xây dựng cho mình một phong cách phù hợp
+ Ngôn ngữ (nói và viết) là kênh quan trọng để học sinh lĩnh hội kiến thức
Những giáo viên dạy tốt, cuốn hút học sinh không chỉ họ có ưu thế về kiến thức
và thủ thuật sư phạm mà họ còn sử dụng lời nói chính xác, với âm lượng vừa phải,
ro rang, truyén cảm, có ngữ điệu Do vậy, trong sinh hoạt tổ chuyên môn, cần làm cho giáo viên có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, khi góp ý các giờ
dạy cần chú trọng đến yếu tố này Làm sao để trên lớp, giáo viên có giọng nói
chuẩn, chỉ dùng từ phổ thông, ít trùng lặp, ít sai sót
+ Ứng dụng CNTT, trình chiếu trong đạy học là cần thiết nhưng không thể thay thế phấn và bảng Trình bày bảng cùng với trình chiếu nhờ CNTT là kênh thông tin chữ viết-hình ảnh quan trọng tới học sinh Trình bày bảng cần thận, đẹp, đúng chính tả, ngữ pháp, rõ ràng có ảnh hưởng chẳng những đến chữ viết, đến bài làm của học sinh, mà còn ảnh hưởng tốt hay xấu đến bệnh về mắt của học sinh
7
Trang 8Một số lời khuyên khi viết bảng là: Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, cỡ chữ vừa phải làm sao để học sinh ở cuối lớp thấy được bình thường; Tên bài, tên tiểu mục nên viết bằng phấn màu khác để học sinh đễ phân biệt; Không nên viết quá nhiều, chữ quá dày; Hạn chế viết tắt, xóa bảng nhiều lần Trong sinh hoạt chuyên môn, các tố, nhóm cần lưu ý để giáo viên rèn luyện kỹ năng trình bày bảng khoa học, chuẩn xác, chữ viết đẹp sẽ góp phần hình thành nhân cách cho học sinh
+ Ngoài ra, kỹ năng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp; chính khóa và ngoại khóa, tham quan thực tế ; Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; Tự làm đồ dùng dạy học; Thống nhất mức độ ứng dụng CNTT trong từng tiết dạy theo yêu cầu từng bài giảng cũng là các nội dung sinh hoạt tổ, nhóm nhằm rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên
1.3 Gidi pháp 3: Tô chức sinh hoạt tố chuyên môn:
Sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là một tháng hai lần vào tuần thứ hai
và tuần thứ tư của tháng Sau tuần một, tất cá các giáo viên trong hội đồng được lĩnh hội các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn, của chuyên môn
trường, các đoàn thẻ báo cáo tông kết kế hoạch tháng trước Như vậy phần nào
GV đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng công việc
*Chuẩn bị của tô trưởng:
- Để chuẩn bị cho cuộc họp tổ chuyên môn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp,
tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tống kết hoạt động công tác tổ trong thang qua một cách cụ thê rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất Sau đó tổ trưởng chuyên môn đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường, chuyên môn và đoàn thể vừa đề ra ở cuộc họp hội đồng vào tuần 1
* Phát biểu của GV:
- Khi tổ trưởng trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào số hội họp
của mình Khi tổ trưởng trình bày xong thì tổ trưởng yêu cầu từng GV phát biểu ý
kiến Thông thường trong cuộc họp có một số GV ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép,
ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nói chuyện riêng hoặc nói chen vào, phát biểu hùa vào, có GV thì lại không hề phát biểu “nhất ì, nhì làm thinh”
* Quy định của tổ:
Trang 9- GV tham gia hội họp thì phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ý kiến, hiến mưu hiến kế cùng tổ để có thêm những ý kiến hay bổ sung vào kế hoạch, có như vậy công tác mới trôi chảy, thực hiện dân chủ hóa trong hội họp
* Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tô trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến
thống nhất bố sung vào biên bản tô và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên
trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện Tránh tình trạng họp tố mà tổ trưởng đưa ra
ý kiến một chiều, áp đặt, không thảo luận mà bắt mọi thành viên phải thực hiện
- Tổ trưởng phải đúng là người công minh, cầm cân, nảy mực, là tắm gương cho tổ viên, đầu tàu trong mọi hoạt động cho các thành viên trong tổ noi
theo
- Khi đồng nghiệp trong tổ vi phạm tổ trưởng phải là người cương quyết, nhưng nhẹ nhàng, phân tích chính xác cho đồng nghiệp hiểu rõ đúng, sai để GV
đó tự nhận thấy và quyết tâm sữa chữa
- Khi phân công công viêc tổ trưởng phải công bằng, hợp lí, tương đối phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh, năng lực, sở trường, biết khơi dậy lòng nhiệt tình,
sở thích và mặt mạnh của từng thành viên, biết khuyến khích kịp thời các đóng
góp của họ để họ đưa hết sức lực trí tuệ ra làm việc
- Trong các cuộc họp, phải làm sao cho giáo viên có tranh luận trên tính thần xây đựng Những buổi sinh hoạt chuyên môn mà tổ trưởng báo cáo xong phần đánh giá kết quả hoạt động của tuần vừa qua và nêu phương hướng chuẩn bị
cho hoạt động tuần tới mà giáo viên nhất trí hoàn toàn coi như thất bại Yêu cầu là
mỗi giáo viên cần có quan điểm riêng của mình đề thảo luận sau đó thống nhất cả khối, tránh việc áp đặt từ trên xuống
- Ngoài ra dé cho tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trước hết tổ trưởng phải làm được vai trò trung tâm, xây dựng tốt mối đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, làm chỗ dựa tỉnh thần về chuyên môn, biết
lắng nghe và biết thông cảm với khó khăn của đồng nghiệp trong tổ; khi có
khuyết điểm góp ý thắng thắn, nhưng nhẹ nhàng, tế nhị, tránh dùng những lời lẽ năng nề đề chê bai, dè biu đồng nghiệp khi thấy họ sử dụng những phương pháp hay nội dung dạy học không phù hợp với cá nhân mình; tuyệt đối không tự cho ý kiến của mình là hoàn toàn đúng, còn ý kiến người khác là sai Phải làm sao cho các thành viên trong tổ thực sự nể trọng và quý mến mình thì việc tổ chức các hoạt động của tô mới đạt hiệu quả Tổ trưởng phải tạo được bầu khơng khí tm lý trong tổ nhẹ nhàng, cởi mở, thoải mái, mọi người hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ
Trang 101.4 Giải pháp 4: Một số vẫn đề thảo luận thường gặp phải trong sinh hoạt tổ chuyên môn:
Trong sinh hoạt tổ khối tổ trưởng và giáo viên trong tổ phải cùng nhau tìm hiểu các tiết dạy, các môn học tìm ra phương pháp phù hợp một van dé chang hạn:
Vấn đề I: Cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 32 đánh giá bằng nhận xét ở các môn học có thuận lợi và khó khăn gì 2
Giáo viên nêu ra được thuận lợi và khó khăn khi đánh giá tùy theo từng lớp
để nhà trường có “định hướng” cho giáo viên
Trong khi sinh hoạt tổ khối có những ý kiến như sau:
Thuận lợi: Đánh giá bằng nhận xét sẽ sát thực hơn điểm số ở các môn như
Mỹ thuật, Hát nhạc Yêu cầu cơ bản của học sinh đạt được khi học các môn học nhẹ nhàng hơn Có thế đánh giá mọi lúc, mọi nơi chủ yếu là kỹ năng vận dụng chứ không yêu cầu học thuộc lòng, “ học vẹt”
Khó khăn: Tâm lý học sinh thích điểm số hơn nhận xét Việc đánh giá bằng nhận xét yêu cầu giáo viên phải theo dõi sát học sinh nhưng thời gian trên lớp có hạn còn thời gian các em ở nhà nhiều hơn nên khó cho việc theo dõi Mặc đù giáo viên thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nhưng một số gia đình vì điều kiện kinh tế phải lo kiếm sống nên không quan tâm đến các em Mặt khác các điểm trường cách nhau nên giáo viên không có thời gian thường xuyên quan tâm đến các em ngoài giờ học vv
- Khó khăn cho ban giám hiệu trong việc theo dõi cách đánh giá các em của giáo viên có hợp lý hay không? Vì ban giám hiệu và tổ khối trưởng chỉ theo dõi
được trên số sách bởi các đấu tích ( v⁄)
- Vì vậy chỉ có lòng tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục và lòng yêu nghề: “Tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai của đất nước của thế hệ mai sau” của người giáo viên mới đánh giá đúng thực chất các em Do đó sứ mệnh của người giáo viên rất nặng nề và phải có trách nhiệm cao
Vẫn đề 2 : Phát huy hoạt động tích cực của học sinh ở phân tìm hiểu bài của phân môn tập đọc như thế nào ?
Tất cả các giáo viên trong khối phải nêu ra ý kiến của mình khi đạy tập đọc
ở phần tìm hiểu bài cụ thể :
Xác định mục tiêu của tiết tập đọc là học sinh hiểu và đọc được trôi chảy bài tập đọc, do vậy ở một số bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến
10