Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục, trong những năm qua, sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục tổ chức nhiềucuộc thi tự làm đồ dùng dạy học như
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC TỰ LÀM, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Uỷ ban nhân dân
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
SL Số lượng
MỤC LỤC
A PHẦN ĐẶT VẤT ĐỀ 1
I Lý do chọn đề tài: 1
II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 2
III Mục đích của đề tài: 2
Trang 2IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 3
B PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
I Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 4
1 Cơ sở lý luận: 4
1.1 Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 4
1.2 Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 4
1.3 Vị trí của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 4
1.4 Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 4
1.5 Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 5
1.6 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 5
1.7 Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 5
1.8 Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: 5
1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trongviệc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học: 7
2 Bồi dưỡng kỹ năng làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho giáo viên: 8
3 Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH: 9
3.1 Xây dựng kế hoạch: 9
3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch: 9
3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: 10
3.4 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: 11
Trang 34 Sử dụng biện pháp hành chính và biện pháp thi đua trong quản lý việc tự làm, sửdụng và bảo quản thiết bị dạy học 12
4.1 Biện pháp hành chính: 12
5 Xã hội hoá công tác xây dựng thiết bị dạy học: 14
IV Hiệu quả của SKKN: 15
C PHẦN KẾT LUẬN 18
I Những bài học kinh nghiệm: 18
II Một số kiến nghị: 18
1 Đối với người quản lý thiết bị 18
2 Đối với giáo viên sử dụng thiết bị 19
3 Đối với Bộ GD&ĐT: 20
4 Đối với UBND Huyện: 20
5 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
A PHẦN ĐẶT VẤT ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùngmạnh mẽ Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất trongkhi nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt Để vượt qua được nhữngthách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người Giáo dục và đào tạogiữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó Nghị quyết Hội nghị
Trang 4lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Tiếp tục đổimới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học”
và “Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sởvật chất cho giáo dục - đào tạo”
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về chấtlượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho cáctrường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bịdạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất đểtrường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mớiphương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt
và lâu dài của sự nghiệp đất nước Việc hiện đại hoá trường lớp, cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học là công việc thiết thực nhưng phải thực hiện lâu dài Để đổimới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử dụng có hiệuquả và bảo quản tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự làm thiết bị dạyhọc, huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục, trong những năm qua, sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục tổ chức nhiềucuộc thi tự làm đồ dùng dạy học như: Gian hàng đồ dùng thiết bị dạy học tựlàm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo dục Tuyvậy, do chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu nên chất lượng của công tác nàychưa đạt hiệu quả cao cụ thể: trước tháng 9 năm 2016 công tác tự làm đồ dùngcòn hạn chế chưa thật chú trọng Số lượng tham gia nhiều nhưng chất lượngĐDDH tự làm chưa đảm bảo, còn chồng chéo, nghèo nàn về chủng loại, đơnđiệu về hình thức, thẩm mỹ chưa thuận tiện trong việc sử dụng
Xuất phát từ những lý do như trên, là một cán bộ quản lý, tôi luôn chăn trở vàsuy nghĩ làm thế nào tìm ra những biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chấtlượng dạy học của trường Một trong những vấn đề tôi chú trọng quan tâmnhiều năm nay là vấn đề thiết bị dạy học Do vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ởtrường THCS
Trang 5II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị
dạy học của giáo viên; cách sắp xếp, theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học củanhân viên thiết bị; cách quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạyhọc của Trường THCS
2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng
và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THCS
3 Thời gian nghiên cứu, áp dụng: Từ tháng 9/2016 đến hết tháng 3/2017 III Mục đích của đề tài:
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và nhân viên về việc tự làm, sửdụng và bảo quản thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy củagiáo viên và học tập của học sinh
Giúp nhân viên thiết bị biết cách sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp, biếtcách theo dõi chặt chẽ việc mượn và trả đồ dùng của giáo viên, có trách nhiệmcao trong việc bảo quản đồ dùng và thiết bị
Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học của của đội ngũ giáo viên.Giúp giáo viên có kỹ năng tự làm, sử dụng đồ dùng phù hợp, có hiệu quả, nângcao chất lượng giờ dạy
Nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng thao tác với đồ dùng, có năng lựckhám phá, thực hành, sử dụng có hiệu quả đồ dùng trong giờ học và thực hành
Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tác dụng của đồ dùng trong việcnâng cao chất lượng học tập của học sinh, ủng hộ nhà trường trong việc bổ sungmua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học
Giúp việc quản lý đồ dùng, thiết bị chặt chẽ, tránh thất thoát, hư hỏng
Tiết kiệm một phần kinh phí về việc mua sắm đồ dùng để chi vào các hoạtđộng giáo dục khác
IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THCS sovới biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học nămhọc 2015 - 2016, năm học này tôi sử dụng một số biện pháp mới như sau:
Trang 6Xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cụthể, chặt chẽ.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên cách làm, sử dụng vàbảo quản đồ dung VD: Hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên trong trường quy trình:Tắt, mở máy chiếu, máy tính, bảng tương tác thông minh…
Chỉ đạo giáo viên tích cực tham khảo hướng dẫn cách làm đồ dùng dạy học
tự làm trên mạng internet Động viên giáo viên tập thiết kế đồ dùng flash để ứngdụng vào việc giảng dạy Sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trongviệc thực hiện công tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học.Làm tốt công tác xã hội hóa tạo nguồn để mua sắm thêm một số đồ dùng phục
vụ giảng dạy
B PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
1 Cơ sở lý luận:
1.1 Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy độngvào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt đượcmục đích giáo dục
1.2 Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy và học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bịtrực quan, các thiết bị thực nghiệm bộ môn, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện
kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn
kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy.Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làmhoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học
1.3 Vị trí của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ vàtương tác với nhau Các thành tố cơ bản cấu thành quá trình dạy học là: Mục tiêu -Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Thiết bị giáo dục Các yếu tố cơ bảnnày giúp thực hiện quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng
Trang 7Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học trong đó cơ sở vậtchất và thiết bị dạy học là một thành tố không tách rời Theo sơ đồ, các cặp thành tố
có quan hệ tương hỗ hai chiều Việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ của các thành
tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư phạm Cơ sở vật chất và thiết bị có mặttrong quá trình nêu trên có vai trò như các thành tố khác không thể thiếu một thành tốnào
Như vậy, cơ sở vật chất và thiết bị là một bộ phận cấu thành không thể thiếu củaquá trình giáo dục, dạy học
1.4 Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, làmột bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học Đảm bảo tính trực quan trongdạy học, đảm bảo chất lượng kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc,giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình dạy học.Phương tiện kỹ thuật dạy học cũng có khả năng sư phạm to lớn: tăng tốc độ truyền tải
mà không làm giảm lượng thông tin, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất sự vật và hiệntượng, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú và lôi cuốn người học, cho phép cải tiến cáchình thức lao động sư phạm, tạo điều kiện cho học sinh thực hành rèn luyện kỹ năng,tạo ra các tình huống sư phạm và “vùng hợp tác” giữa giáo viên và học sinh
1.5 Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học phải đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học (mức độ chuẩn xác trongviệc phản ánh hiện thực), tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạmnhư độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh), tính kinh tế(giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo)
1.6 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng cóhiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tácgiáo dục và đào tạo
1.7 Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Bao gồm phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học bộmôn, thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, biểu
Trang 8bảng…, các mô hình tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các phương tiện
kỹ thuật, những điều kiện hỗ trợ khác: điện, nước…
Nội dung cơ bản của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Xây dựng và bổsung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất và thiết bịdạy học Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sử dụng cơ sở vậtchấtvà thiết bị dạy học
Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư trang
bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ,
kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyênmôn…
1.8 Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Lập kế hoạch sử dụng trang bị, sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học; tổ chức việc thựchiện kế hoạch; chỉ đạo; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thíchhợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra
2 Cơ sở thực tiễn:
Cơ sở lý luận đã cho ta hiểu đầy đủ về khái niệm, nội dung, vị trí, vai trò, yêu cầu,cách quản lý về công tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học Thế nhưng,thực tế trong các nhà trường hiện nay, thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, khôngđảm bảo về chất lượng, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã cũ, hỏng, nguồnkinh phí do nhà nước cấp, mua sắm thiết bị còn rất hạn hẹp
Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng các thiết bị dạy học hiện có của nhà trường cònbất cập; nhận thức của cán bộ, giáo viên, về vai trò và ý nghĩa của thiết bị dạy họctrong giáo dục còn hạn chế; kỹ năng sử dụng, sửa chữa, bảo quản thiết bị còn yếu;việc tổ chức dạy học các giờ thực hành còn hình thức, chiếu lệ còn một số trườngTHCS cũng nằm trong tình trạng kể trên
Những khó khăn và bất cập trên mâu thuẫn với yêu cầu của việc đổi mới phươngpháp dạy học, với nguyện vọng của giáo viên được giảng dạy, với các thiết bị dạyhọc phù hợp để nâng cao chất lượng bài giảng, với nguyện vọng và nhu cầu của họcsinh mong muốn được nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động và rèn luyện
kỹ năng thực hành Đây là cơ sở thực tiễn, là nguyên nhân để tôi tìm ra các biện pháp
Trang 9nhằm quản lý hiệu quả việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứngmục tiêu, chương trình giáo dục.
Có nhân viên phụ trách riêng về công tác thiết bị
Đa số đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, (60% dưới 30 tuổi), nhiệt tình, năng động,100% giáo viên được tham gia tập huấn chuyên đề sinh hoạt chuyên môn thườngxuyên, đã bước đầu có kinh nghiệm Một số giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạyhọc, biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng
1.2 Khó khăn:
Thiết bị dạy học của các nhà trường đã được trang bị nhưng chưa đồng bộ Một
số thiết bị được trên cấp từ những năm trước đã kém chất lượng một số nhà trườngcòn thiếu các phòng học chuyên dụng nên thiết bị dạy học sắp xếp chưa khoa học,việc sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học
Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp
Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác Một số giáo viên chưa có ýthức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng
Nhân viên thiết bị một số trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theodõi và bảo quản thiết bị dạy học
Điều kiện kinh tế của nhân dân ở một số địa phương còn nhiều khó khăn nênviệc huy động các nguồn lực từ xã hội hóa còn hạn chế
2 Một số kết quả đạt được trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học:
Trang 10Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình giao nhận nghiệm thu thiết bị dạy học,
đã kiểm tra về số lượng, chủng loại và chất lượng thiết bị đã được cấp, có biên bảngiao nhận đầy đủ
Việc quản lý công tác tự làm đồ dùng: Các nhà trường đã phát động phong tràothi đua tự làm đồ dùng dạy học cho cán bộ giáo viên và học sinh theo từng tổ nhómnhằm bổ sung các thiết bị thiếu hoặc đã cũ, không phù hợp
Việc quản lý công tác sử dụng đồ dùng: Các trường đã cử giáo viên đi tham giahọc hỏi tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các bộ môn ở các đơn vị bạn Sau khi tậphuấn, các giáo viên đó đã vận dụng khá tốt những kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bịdạy học và trở thành những hạt nhân trong nhóm, tổ chuyên môn về kỹ năng sử dụng
1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học:
Việc nâng cao nhận thức về công tác tự làm, sử dụng, bảo quản đồ dùng và thiết
bị dạy học là một việc vô cùng quan trọng Các cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhậnthức đúng đắn thì mới có tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao trong công việc
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, nhân viên thiết bị cùng ban chuyên môn đã phổbiến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: LuậtGiáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học củaPhòng, của Sở Giáo dục và Đào tạo…Trong các cuộc họp, Nhân viên thiết bị kết hợpban chuyên môn thường xuyên tuyên truyền về vai trò của đồ dùng trong việc nângcao chất lượng giáo dục Họ thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các giáo viên trong
tổ mình Ngoài ra, Ban giám hiệu còn thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần tự
Trang 11giác học hỏi, lòng say mê sáng tạo trong công tác tự làm đồ dùng; ý thức, trách nhiệmtrong việc bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học của cán bộ, giáo viên.
Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hiểu được tácdụng của đồ dùng trong công tác dạy học Từ đó có ý thức trách nhiệm hơn trong việc
đủ, đúng thành phần Các cán bộ, giáo viên mà nhà trường lựa chọn để cử đi tập huấn
là các cá nhân có năng lực, có trách nhiệm trong công việc với mục đích nhằm tạo ranhững hạt nhân trong các tổ chuyên môn về việc sử dụng và tự làm thiết bị dạy học.Sau khi tập huấn, các giáo viên nòng cốt đó có nhiệm vụ truyền đạt, hướng dẫn cácgiáo viên trong tổ về phương pháp, kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị
Mạng internet là một kho kiến thức khổng lồ cho đối với những người có lòngsay mê khám phá và có trách nhiệm trong công việc Cách làm đồ dùng dạy học cũngđược các giáo viên đăng trên mạng rất nhiều Vì vậy, giáo viên tích cực truy cậpmạng internet để tìm hiểu và học tập cách làm đồ dùng, trong đó đặc biệt chú ý đếnviệc thiết kế đồ dùng bằng flash để ứng dụng vào giảng dạy các bài về hiện tượng vật
lý, các thí nghiệm về hoá học, sinh học Đồ dùng được thiết kế dưới dạng này,không những gây được hứng thú mà khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng tăng lênrất nhiều so với việc giáo viên chỉ giảng bằng lời hoặc minh hoạ bằng những hình ảnhtĩnh Đây là một việc làm không dễ dàng bởi không phải giáo viên nào cũng có khảnăng tin học, lòng say mê và sự kiên nhẫn Vì vậy, tôi động viên các giáo viên cónăng lực về tin học tập thiết kế trước, sau đó nhờ các giáo viên này hướng dẫn cácgiáo viên trong trường
Song song với việc hướng dẫn giáo viên tự làm đồ dùng thì việc bồi dưỡng chogiáo viên kỹ năng sử dụng đồ dùng cũng được tôi chú trọng Ban giám hiệu đã chỉđạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng giáo án mẫu, dạy mẫu một sốgiờ thực hành các môn vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ Sau khi dạy, cùng với
Trang 12nhận xét góp ý các nội dung khác phải chú ý dành một thời gian thoả đáng để nhậnxét về việc chuẩn bị, khai thác và sử dụng thiết bị trong giờ dạy mẫu nhằm làm chogiáo viên thấy được những ưu điểm, tồn tại trong việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng.Qua đó, các giáo viên cùng dự cũng rút ra được những bài học để giờ sau giảng dạytốt hơn.
Ngoài ra, ban giám hiệu phân công những giáo viên sử dụng đồ dùng thành thạohướng dẫn những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệmtrong việc sử dụng đồ dùng
Ban giám hiệu cũng thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu tầmcác sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ choviệc tự bồi dưỡng của giáo viên
Qua việc chỉ đạo bồi dưỡng từ tổ đến các cá nhân, tất cả cán bộ và giáo viêntrong trường đã có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng đồ dùng, không còn tình trạngthao tác với đồ dùng lúng túng trong giờ giảng Các giáo viên tự tin hơn với nhữngloại tiết có sử dụng đồ dùng trực quan
3 Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH:
3.1 Xây dựng kế hoạch:
Sau khi nhân viên thiết bị cùng giáo viên bộ môn kiểm tra, phân loại và thống kêcác đồ dùng, thiết bị của năm học trước, tôi đã tiến hành để xây dựng kế hoạch cho cảnăm học Căn cứ để xây dựng kế hoạch là văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch vềviệc cung cấp đồ dùng của Sở Giáo dục, đề nghị, yêu cầu về thiết bị của các tổchuyên môn, khả năng tự làm của giáo viên (nguồn vật liệu, vật tư, dụng cụ, kỹthuật…), nguồn kinh phí mà nhà trường có thể đáp ứng cho việc mua sắm, hỗ trợ,thuê mượn Để bản kế hoạch mang tính khả thi, tôi yêu cầu các tổ chuyên môn bànbạc, đăng ký các thiết bị tự làm hoặc cải tiến
Dựa vào các căn cứ trên, tôi đã chia kế hoạch chung thành các kế hoạch từng phầnnhư sau:
Kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học
Kế hoạch sửa chữa, cải tiến đồ dùng thiết bị
Kế hoạch mua bổ sung đồ dùng thiết bị