Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Họ và tên sinh viên : Trần Phương Lan
Giáo viên hướng dẫn : Ths Lý Hoàng Phú
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI 4
I VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ 4
1 Nguồn gốc và các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu 4
1.1 Nguồn gốc và phân loại xăng dầu 4
1.2 Các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu 7
2 Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế tại các quốc gia trên thế giới 8
2.1 Vị trí của xăng dầu trong nền kinh tế hiện đại 8
2.2 Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia đang phát triển 10
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI 13
1 Nhu cầu 13
2 Nguồn cung 16
2.1 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) 16
2.2 Các nước xuất khẩu dầu mỏ không thuộc OPEC 22
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004-2008 28
I TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004- 2008 28
1 Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu Vịêt Nam 28
1.1 Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu 28
1.2 Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam .31
Trang 32 Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam giai đoạn
2004-2008 33
II ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 40
1 Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế - xã hội 40
2 Giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước 45
3 Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu 48
4 Nguy cơ lạm phát 50
III NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY NÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 52
1 Nguyên nhân: 52
1.1 Tác động của biến động giá xăng dầu trên thế giới trong thời gian qua 52
1.2 Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội 54
1.3 Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 57
2 Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI 62
I DỰ BÁO CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ TRONG THỜI GIAN TỚI 62
1 Nguồn cung 62
2 Nhu cầu 65
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN TỚI 67
1 Sự cần thiết và định hướng của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước .67
2 Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước 68
Trang 42.1 Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu 68
2.2 Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước 71
2.3 Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có 76
2.4 Bảo đảm nguồn dự trữ xăng dầu trong nước 79
2.5 Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế 81
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển 8 Bảng 1.2 Sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới 11
Bảng 1.3 Sản lượng và thị phần trung bình của các nước xuất
Bảng 2.1 Các lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2008 37 Bảng 2.2 Tổng hợp lượng xăng dầu nhập khẩu 2004-2008 55
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1 Sản lượng dầu tiêu thụ từ năm 1997-2007 13 Biểu đồ 1.2 So sánh nguồn cung dầu mỏ thế giới và của OPEC 18
Biểu đồ 1.4 Các nước có tổng sản lượng dầu lớn nhất thế giới
Biểu đồ 2.1 So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu
Trang 81
LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên trái đất, một kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng đã thực sự bắt đầu Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ-trong đó có xăng dầu trở thành năng lượng không thể thiếu đối với loài người Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các sản phẩm dầu mỏ Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở các quốc gia trong khi nguồn cung dầu mỏ có hạn đã làm cho thị trường dầu mỏ liên tục căng thẳng trong những năm gần đây
Một trong những sản phẩm dầu mỏ thiết yếu đối với đời sống là xăng dầu Xăng dầu là nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại phương tiện hiện đại, giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội
Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sinh, sản xuất
đó, vấn đề đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút
ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em chọn vấn đề: “Tổng quan về thị trường dầu
Trang 92
mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đọan 2004-2008” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về thị trường dầu mỏ thế giới
- Tìm hiểu những nét khái quát chung về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất
- Phân tích nghiên cứu biến động của giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu những tác động của nó tới nền kinh tế nói riêng và toàn bộ đời sống xã hội nói chung trong giai đoạn 2004-
2008 Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất nhằm đưa ra được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá cả tăng giảm thất thường nêu trên
- Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm điều tiết giá cả trong thời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá tài liệu, phương pháp so sánh… Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thống
kê từ nhiều nguồn tài liệu: các loại văn bản của Bộ Tài Chính, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng … Ngoài ra những số liệu còn có sẵn tác giả
tự tổng hợp thành các bản thống kê, biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể hóa nội dung cần phân tích
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa; diễn biến giá cả xăng dầu trên thị trường; các chính sách của nhà nước có liên quan tới quản lý giá cả xăng dầu Ngoài ra đề tài cũng đi vào phân tích khái quát diễn biến giá cả dầu thô thế giới, tình hình giá cả các loại hàng hoá nói chung nhằm làm nổi bật nội dung vấn đề nghiên cứu
Trang 103
- Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận đi sâu nghiên cứu diễn biến giá cả của mặt hàng xăng dầu và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008
5 Kết cấu khoá luận
Ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo… khóa luận gồm có 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trường dầu
mỏ thế giới
Chương II: Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam
trong những năm gần đây và tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước giai đoạn 2004-2008
Chương III: Một số giải pháp nhằm điều tiết giá xăng dầu trong nước trong
thời gian tới
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong các thầy cô chỉ bảo để khóa luận của
em được hoàn chỉnh hơn
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn ThS.Lý Hoàng Phú đã hướng dẫn trong quá trình hoàn thiện khoá luận này Em cũng xin cảm ơn thư viện Quốc gia-Hà Nội, thư viện trường đại học Ngoại thương cùng một số người thân làm ở Cục quản lí giá-Bộ tài chính đã cung cấp nhiều số liệu và tài liệu quan trọng được sử dụng trong đề tài
Trang 114
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ
THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI
I VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ
1 Nguồn gốc và các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu
1.1 Nguồn gốc và phân loại xăng dầu
Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi và vì thế loài người đã tìm thấy dầu mỏ hàng ngàn năm trước Công nguyên.Tuy nhiên ở thời kỳ này dầu mỏ mới chỉ được khai thác bằng phương pháp sơ khai và thường được sử dụng trong chiến tranh Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi cư dân bản địa khai thác dầu mỏ
để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ
để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối
Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi Vì thế giữa thế kỷ 19 một số nhà khoa học
đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại Năm
1852 một nhà bác sĩ và điạ chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng kí một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch Năm 1855 nhà hoá học người Mỹ Beijamin Siliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859 Nhà địa chất Hoa Kì Edwin L.Drake phát hiện ra mỏ dầu lớn đầu tiên tại Pennylvania vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 Drake khoan
Trang 125
dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ Geogre H.Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2m Phát hiện của Edwin.L Drake đã đánh dấu một bước ngoặt cho nghành năng lượng toàn cầu và kể từ
đó dầu mỏ trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với con người Các thành phần hoá học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn Khi chưng cất dầu thô các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hoả, benzen, xăng, parafin, nhựa đường Xăng dầu là chỉ các sản của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng.1 Các sản phẩm lọc dầu thô dưới các điều kiện nhiệt độ khác nhau sẽ tạo
ra các sản phẩm xăng dầu khác nhau Mỗi loại sản phẩm đó lại có các chức năng khác nhau và được dùng trong rất nhiều các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất Việc định giá loại xăng dầu nào sẽ phụ thuộc vào sự thiết yếu của sản phẩm, tính phức tạp trong quy trình lọc hóa dầu để tạo ra được sản phẩm đó Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của các sản phẩm xăng dầu trước hết cần tìm hiểu các chủng loại, đặc tính từng loại và ứng dụng thực tiễn của chúng
Sản phẩm xăng dầu bắt nguồn từ dầu mỏ hay còn gọi là dầu thô, còn được ví như “vàng đen”, là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất Hiện nay, dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen, và xăng nhiên liệu Ngoài
ra dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường… Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại
1
Nghị định 55/ NĐ- CP ban hành 06/04/2007 , chương 1, điều 3, mục 1
Trang 13- Xăng ête: (40-70°C) là một nhóm hiđrôcacbon lỏng dễ cháy và dễ bay
hơi, được sử dụng chủ yếu để làm dung môi Xăng ête thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hoả nặng hơn Nó có khối lượng riêng khoảng 0,7 đến 0,8 khối lượng riêng của nước tuỳ thuộc vào thành phần cụ thể của nó
- Xăng nhẹ: (60-100°C) hay còn gọi là et-xăng, là một loại dung dịch
nhẹ chứa hiđrôcacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng Xăng được dùng trong các loại máy móc chạy bằng xăng như: xe máy, ô tô, máy bay, máy phát điện Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản là các quốc gia tiêu thụ xăng lớn nhất trên thế giới
- Xăng nặng: (100-150°C) dùng làm nhiên liệu cho máy bay, ô tô, xe
máy
Ngoài các loại xăng, dầu thô còn được thành sản phẩm dầu các loại, cụ thể:
- Dầu hoả nhẹ: (120-150°C) dùng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt
và các sản phẩm làm khô nhanh khác
- Dầu hoả: (150-300°C) thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở
nhiệt độ 150°C đến 275°C Dầu hoả được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở đó dầu hoả không đựơc làm tinh khiết và còn nhiều tạp chất Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hoả nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn
2
Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_th%C3%B4 , tra cứu ngày
02/02/2009
Trang 147
- Dầu diesel: (250-350°C) là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh
chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả và dầu bôi trơn Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370°C Các nhiên liệu diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi từ 315 đến 425°C còn gọi là dầu Mazut Dầu diesel có thể được dùng trong loại động cơ diesel
- Dầu bôi trơn: (>300°C) được chia thành nhiều loại, mỗi loại được
chia thành nhiều nhóm thường là dựa trên độ nhớt trong đó dầu bôi trơn động
cơ (còn gọi là dầu nhờn, dầu nhớt) chiếm khoảng 40% dầu bôi trơn ở các nước công nghiệp.3
Ngoài các sản phẩm chính là xăng, dầu như trên còn có một số sản phẩm khác có thể thu được từ quá trình chưng cất dầu mỏ như: hắc ín, nhựa đường và các nhiên liệu khác.4
Qua đó, có thể thấy dầu mỏ là một loại hàng hóa đa tính năng Các sản phẩm thu được từ dầu mỏ rất phong phú về chủng loại và đa dạng về công dụng, mỗi loại chuyên dùng cho một loại máy móc khác nhau Thông qua chức năng và phạm vi sử dụng của các sản phẩm này, chúng ta càng thấy rõ
sự cần thiết của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
1.2 Các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu
- Đặc tính lý hoá: Xăng dầu là dạng hóa chất ở thể lỏng, dễ bốc hơi,
nhạy cảm với nhiệt độ môi trường Do đó, việc bảo quản, chuyên chở, và sử dụng xăng dầu cũng cần có những yêu cầu khác hẳn với các mặt hàng khác như: phương tiện, thiết bị chuyên dùng, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy Hơn nữa, xăng dầu là sản phẩm dễ bị hao mòn hữu hình thông qua quá trình vận chuyển như: bay hơi, dễ làm giảm hoặc mất phẩm chất Vì vậy, yêu cầu về bảo quản để bảo đảm chất lượng xăng dầu là tương đối cao và phải được chú trọng, nếu không giá trị của xăng dầu sẽ giảm
Trang 158
Bảng 1.1: Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển
Hình thức vận chuyển Mức hao hụt của xăng(%) Mức hao hụt của dầu(%) Đường thủy 0,025 0,015
Đường sắt 0,06 0,022
Đường ống 0,5 0,25
Đường ô tô 0,08 0,004
Nguồn: Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB
Chính trị Quốc gia năm 1995
- Đặc tính “chuyển hoá hoàn toàn”: nghĩa là thông qua quá trình
chuyển hoá về lượng và chất tạo ra công năng mới Nói cách khác, quá trình tiêu dùng xăng dầu là quá trình gián tiếp tham gia vào giá trị của các sản phẩm, hàng hóa khác Đặc tính của xăng dầu có tính đặc biệt như trên nên việc sử dụng xăng dầu trong đời sống và sản xuất không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Việc tiết kiệm xăng dầu trong quá trình sử dụng còn phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố, xét trên toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất xem có phù hợp hay không, để không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của
xã hội Với những đặc tính như trên, có thể thấy những yếu tố khách quan như điều kiện môi trường, khí hậu, quá trình vận chuyển và bảo quản… cũng là các nhân tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả mặt hàng này
2 Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế tại các quốc gia trên thế giới
2.1 Vị trí của xăng dầu trong nền kinh tế hiện đại
Trước đây, các sản phẩm của xăng dầu chủ yếu để làm chất đốt, chất tẩy các vết bẩn trên quần áo… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội và khoa học kĩ thuật, xăng dầu đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như vận tải, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp v.v… Ngày nay, trong bất kì một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào cũng chứa một
Trang 169
lượng chi phí xăng dầu nhất định Một trong những ngành tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất là ngành giao thông vận tải Tất cả các phương tiện giao thông hiện đại như xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ… hiện nay đều phải sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu để vận hành, các loại dầu bôi trơn để bảo dưỡng máy móc Trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một loại nhiên liệu nào dùng cho động cơ có thể thay thế tốt hơn và hiệu quả hơn nhiên liệu xăng dầu Do đó, trong giá thành sản phẩm ngành vận tải, chi phí xăng dầu chiếm xấp xỉ 40% tổng giá thành, trong ngành sản xuất nhiệt điện, chi phí xăng dầu chiếm 22-25% tổng giá thành, đối với các ngành sản xuất công nghiệp, chi phí xăng dầu khoảng 5-17%, ngành nông nghiệp chi phí xăng dầu chiếm ít hơn, khoảng 3-15% Riêng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chi phí cho ngành này chiếm từ 70-80% tổng phí của một chuyến đi biển5 Có thể thấy chi phí xăng dầu là một bộ phận chi phí quan trọng trong giá thành sản phẩm Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng giá thành, đồng thời chính là một
bộ phận trong cấu thành giá trị sản phẩm
Để đánh giá tầm quan trọng của dầu mỏ đối với các quốc gia người ta
có thể căn cứ vào lượng dầu tiêu thụ của các quốc gia đó Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở các nền kinh tế phát triển liên tục gia tăng trong những năm gần đây Theo tổng hợp số liệu từ EIA, lượng tiêu thụ xăng dầu của thế giới trong năm 2006 đạt gần 85 triệu thùng dầu mỗi ngày trong đó thị trường Bắc Mỹ tiêu thụ nhiều nhất với hơn 25 triệu thùng mỗi ngày Riêng Mỹ là nước tiêu thụ xăng dầu hàng đầu thế giới với gần 21 triệu thùng mỗi ngày năm 2006 và cũng trong năm này tổng lượng dầu tiêu thụ của các nước thuộc OECD đạt gần 50 triệu thùng mỗi ngày chiếm hơn 50% tổng lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới6 Trong giai đoạn 2002-2007 tổng lượng dầu tiêu thụ tại các nước thuộc
Trang 1710
OECD cũng tăng đáng kể Con số này đạt gần 48 triệu thùng/ngày năm 2002,
và đạt 49,1 triệu thùng năm 2007, luôn chiếm hơn ½ tổng lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới Cũng theo số liệu từ EIA trong giai đoạn 2002-2007, Mỹ luôn là nước tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới: 19,8 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2002, liên tục gia tăng trong những năm tíêp theo và đạt gần 20,8 triệu thùng vào năm 2007 Trung bình Mỹ tiêu thụ gần 21 triệu thùng mỗi năm trong giai đoạn này Trong giai đoạn 2002-2007 này, khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trung bình mỗi ngày tiêu thụ 24-25 triệu thùng Tiếp
đó là khu vực châu Á và châu Đại Dương, kể từ năm 2002 đến nay lượng dầu tiêu thụ ở khu vực này liên tục gia tăng đặc biệt phải kể đến Trung Quốc và
Ấn Độ là những nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới
2.2 Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia đang phát triển
Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chiếm tới hơn 80% dân
số thế giới Với những đặc trưng cơ bản như nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và có trình độ khoa học công nghệ thấp Thực trạng này đòi hỏi các quốc gia này phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế Rất nhiều nền kinh tế đang phát triển vốn là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu mỏ nhưng lại là những nước nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ Theo xu hướng phát triển chung của thế giới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của các nước đang phát triển cũng không ngừng gia tăng Tuy sản lượng tiêu thụ dầu mỏ nói chung và xăng dầu nói riêng ở các nước đang và kém phát triển thấp hơn các nước phát triển nhưng xăng dầu cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế ở những nước này khi mà hiện nay không có ngành công nghiệp nào là không cần đến sự đóng góp của xăng dầu Vai trò của xăng dầu lại càng quan trọng hơn khi các nước đang phát triển đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trang 1811
nên nhu cầu sử dụng dầu mỏ gia tăng là tất yếu Theo số liệu tổng hợp của EIA, sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới giai đoạn 2002-
2007 được thể hiện trong bảng sau (đơn vị tính: nghìn thùng/ ngày)
Bảng 1.2: Sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới
Nguồn: Bảng do người viết xây dựng trên số liệu từ Trang Thông tin Năng lượng EIA 7
Từ số liệu ở bảng trên ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ dầu mỏ ở các nước đang phát triển tăng đáng kể trong giai đoạn 2002-2007 Khu vực Trung
và Nam Mỹ có sản lượng dầu tiêu thụ trong giai đoạn này tăng trung bình 2,69%/năm, khu vực Trung Đông tăng 3,51%/năm, châu Phi tăng 2,91%, châu Á và châu Đại Dương tăng 3,194% Sở dĩ lượng dầu mỏ tiêu thụ trong giai đoạn này tại các nước đang phát triển lại tăng đáng kể như vậy là do các nước này đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong giai đoạn này các quốc gia này phải đầu tư phát triển rất nhiều ngành công nghiệp mới như công nghiệp ô tô, khai khoáng Mà những ngành công nghiệp mới này lại yêu cầu sử dụng một lượng dầu lớn trong quá trình vận hành và phát triển Hơn nữa, do mức sống của người dân ở các quốc gia này đang được cải thiện nhiều nên nhu cầu đi lại và dịch vụ, giải trí cũng
Trang 19mỏ trung bình ở Việt Nam là gần 193 nghìn thùng/ngày, năm 2007 là 270 nghìn thùng/ ngày Trung bình trong giai đoạn này, sản lượng tiêu thụ dầu mỏ
ở nước ta tăng gần 7,1%/năm8
Với đà phát triển như hiện nay, cũng như dự báo trong những năm tiếp theo, khu vực châu Á đặc biệt là Đông Nam Á trong đó có Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trên thế giới Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi cần nhiều và nhiều nhiên liệu hơn nữa để phục vụ sản xuất kinh doanh Điều này cũng đòi hỏi về nhu cầu đối với các loại năng lượng hàng đầu như xăng dầu cũng tăng trưởng mạnh
Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển kinh tế với nhu cầu tiêu dùng xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng Nhìn chung, các quốc gia có lượng tiêu thụ xăng dầu lớn trên thế giới đều thuộc nền kinh tế phát triển Nguyên nhân do kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp… càng cần tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội Hơn nữa, mức sống của người dân được nâng cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng, hoặc các phương tiện giao thông để phục vụ cho hoạt động
đi lại, du lịch… Ngược lại, đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì nhu cầu năng lượng thấp hơn tuy nhiên các nước này nên cần đẩy nhanh
8
Số liệu tổng hợp từ trang Thông tin năng lượng EIA
http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.htm tra cứu ngày 03/02/2009
Trang 2013
nhu cầu sử dụng năng lượng để hỗ trợ các nghành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại… phát triển Cho tới nay, xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chính cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI
1 Nhu cầu
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy và con người thấy được vai trò của dầu mỏ trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế thì nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới Theo tổng hợp số liệu từ EIA,
sự gia tăng nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới được thể hiện trong sơ đồ sau: (đơn vị: nghìn thùng/ngày)
Biều đồ 1.1: Sản lượng dầu tiêu thụ từ năm 1997-2007
Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu từ trang Thông
tin năng lượng EIA 9
Trong vòng 10 năm từ 1997-2007 sản lượng dầu tiêu thụ của thế giới tăng 17% từ 73,4 triệu thùng/ngày năm 1997 đến 85,9 triệu thùng/ngày năm
2007 Trong đó nhu cầu dầu mỏ đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn
2003-2007, năm 2003 sản lượng tiêu thụ ở mức gần 78,1 triệu thùng/ngày và năm
9
Website Trang thông tin năng lượng: http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.htm
Trang 2114
2007 con số này đã đạt 85,6 triệu thùng/ngày, tăng gần 8% trong vòng 4 năm
Sở dĩ nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh vì trong quá trình phát triển ở các nước đòi hỏi một lượng dầu lớn trong sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp Hơn nữa cuộc sống phát triển các nhu cầu cuộc sống càng được cải thiện đặc biệt nhu cầu đi lại và nhu cầu thương mại giữa các quốc gia yêu cầu lượng dầu lớn để phát triển các dịch vụ vận tải Đặc biệt ở Mỹ, nơi có lượng người dân đi lại bằng xe hơi nhiều nhất thế giới, cứ 1 người đi làm bằng xe đạp thì
có 5 người đi bộ, 9 người đi phương tiện công cộng và 154 người đi làm bằng
xe hơi riêng thì cần lượng dầu lớn để đáp ứng nhu cầu đi lại10
Hiện nay Mỹ
sử dụng ¼ lượng dầu mỏ mà thế giới sản xuất ra, một nửa trong số đó là cho nhu cầu đi lại, khiến cho Mỹ ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu từ nước ngoài Trong lượng tiêu thụ dầu của thế giới thì nhu cầu dầu mỏ ở các nước phát triển thuộc OECD chiếm tỉ lệ lớn, trung bình chiếm hơn 61% lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới Trong 10 năm từ 1997-2007 sản lượng dầu mỏ tiêu thụ ở các quốc gia phát triển thuộc OECD tăng hơn 5%, mức tiêu thụ hơn 46 triệu thùng/ngày vào năm 1997 và đến năm 2007 các nước này đã tiêu thụ hơn 49 triệu thùng/ngày chiếm hơn 57% sản lượng tiêu thụ toàn thế giới Đây
là những nước công nghiệp phát triển, thu nhập cũng như đời sống cao nên nhu cầu năng lượng đặc biệt là dầu dùng trong sinh hoạt cũng như trong các nghành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn của thế giới Dù chiếm chưa đến 20% dân số thế giới, nhưng các nước công nghiệp chiếm tới hơn 80% lượng ô
tô trên thế giới Với lượng ô tô sử dụng nhiều như vậy thì lượng tiêu thụ dầu
mỏ lớn là điều tất yếu Trong đó phải kể đến Mỹ là nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới Năm 2007 quốc gia này tiêu thụ 20,7 triệu thùng dầu mỗi ngày chiếm hơn 50% tổng lượng tiêu thụ của các nước phát triển thuộc OECD và
10
Website: http://www.dautudung.com/content/view/4018/55/
Trang 2215
chiếm hơn ¼ tổng lượng dầu tiêu thụ của toàn thế giới Theo số liệu tổng hợp của cơ quan thông tin năng lượng thế giới EIA các nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất năm 2007 lần lượt là: Mỹ 20,68 triệu thùng/ngày gấp gần 3 lần nước thứ 2 là Trung Quốc 7,6 triệu; tiếp đó đến Nhật Bản 5 triệu; Nga 2,82 triệu; Ấn Độ 2,8 triệu; Đức 2,45 triệu; Canada 2,36 triệu thùng/ngày.11
Do sự phát triển công nghiệp và mức sống cao nên lượng dầu mỏ tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển lớn hơn nhiều so với các nước đang và kém phát triển Tuy nhiên tỉ trọng tiêu thụ dầu mỏ của các nước ngoài OECD không ngừng tăng lên trong giai đoạn 1997-2007, năm 1997 lượng dầu mỏ tiêu thụ ở các nước này chỉ chiếm 36% trong tổng lượng dầu mỏ tiêu thụ toàn thế giới và năm 2007 tỉ trọng tiêu thụ dầu mỏ ở các nước này đã đạt gần 43% Châu Á đang phát triển có nhu cầu lớn về dầu, sản xuất chừng 11% số dầu thô thế giới, nhưng lại tiêu thụ tới hơn 20% Sự thiếu hụt này đang ngày càng lớn hơn khi hai nền kinh tế lớn của khu vực là Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng nhu cầu về dầu Năm 2003, 44,7% lượng dầu tiêu thụ trong khu vực phải nhập khẩu so với khoảng 10% vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nước
ta và GDP luôn ở mức cao đạt mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-
2008 là 7,46% thì nhu cầu dầu mỏ cũng liên tục gia tăng Trong giai đoạn 2001-2007 sản lượng tiêu thụ dầu mỏ của Việt Nam tăng hơn 50% đạt mức 178,5 nghìn thùng/ngày năm 2001 và 270 nghìn thùng/năm vào 2007 Nước
ta là nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu gần như 100% xăng dầu nên với sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ và giá dầu biến động liên tục như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế trong nước và ngân sách quốc gia Chính vì vậy cần có những biện pháp để giảm bớt sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới
11
Cơ quan Thông tin năng lượng EIA
http://tonto.eia.doe.gov/country/index.cfm
Trang 2316
2 Nguồn cung
2.1 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
2.1.1 Nguồn gốc ra đời của OPEC
Vào cuối thập niên 50, việc khai thác dầu mỏ trên thế giới do những công ty lớn đảm nhiệm, giá dầu và sản lượng khai thác do từng công ty kiểm soát đã dẫn đến tình trạng dầu liên tục bị mất giá do các công ty đua nhau bán phá giá Trước tình hình đó, các nước xuất khẩu dầu trên thế giới nhận thấy cần có một tổ chức chung để điều hành và thống nhất giá và sản lượng khai thác dầu trên thế giới, bảo vệ lợi ích của từng quốc gia Họ đã ngồi lại cùng bàn và ngày 14/09/1960, tổ chức OPEC ra đời Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu lửa trong tiếng Anh viết tắt là OPEC-Organization of the Petroleum Exporting Countries OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi
các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 09 đến 14 tháng 09 năm 1960) Các thành viên Qata (1961), Indonesia (1962), Libia (1962), các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algerie (1969), và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau
đó Trong số các nước thành viên, có hai nước gia nhập sau, nhưng sau đó lại rút khỏi OPEC là : Ecuador (gia nhập năm 1973, rút khỏi năm 1992), Gabon (gia nhập năm 1975, rút khỏi năm 1995) Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ , sau đó chuyển về Wien, Áo từ tháng 09 năm
1965.12
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.13 Sự phát triển của từng thành viên OPEC cũng không đồng đều, các nước vùng Vịnh như Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất có trữ lượng và sản lượng khai thác cao hơn, tạo nên sự thịnh vượng cho đất nước
Trang 2417
và cũng luôn biết dùng giá dầu như một công cụ chính trị quan trọng chi phối thế giới, nhất là các nước phương Tây Mọi động thái của OPEC đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá dầu thế giới trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là trong những biến động về giá dầu trong những năm gần đây
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu14
Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ
2.1.2 Vai trò của OPEC trên thị trường dầu mỏ thế giới
Do tầm quan trọng của dầu, một trong những nỗi quan ngại lớn nhất đối với các nước tiêu thụ dầu là an ninh nguồn cung dầu từ các nước sản xuất dầu chính (OPEC) Dưới các điều kiện thích hợp, những nước này có thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao về dầu trên thế giới Hiện tại các nước OPEC có thể đáp ứng được 40% cầu của thế giới và cũng có thể mở rộng sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên trong tương lai Mặc dù giếng dầu có thể tìm được
ở nhiều nơi trên thế giới, một phần lớn nhất tập trung ở Trung Đông Theo số liệu của BP, năm 2005 trữ lượng dầu trên thế giới khoảng 1200 tỉ thùng Cũng trong cùng năm trữ lượng dầu của OPEC được tính toán chiếm 743 tỉ thùng hay 62% tổng trữ lượng thế giới Khu vực này còn được tận hưởng chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới, ở Iraq chỉ khoảng 1-2 đôla/thùng.15Kể từ khi ra đời, OPEC luôn có vai trò to lớn trong việc cung cấp một lượng dầu lớn cho thế giới và vì thế tổ chức này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động giá
cả trên thị trường dầu mỏ thế giới
Trang 2518
Chúng ta có thể thấy rõ vai trò của OPEC đối với nguồn cung dầu mỏ thế giới qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ1.2: So sánh nguồn cung dầu mỏ thế giới và của OPEC
Nguồn: Trang thông tin năng lượng thế giới 16
Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp tăng đều trong giai đoạn 1960-1970, đạt hơn 10 triệu thùng/ngày vào năm 1960 và đến năm 1972 sản lượng đã đạt gần gấp 3 lần năm 1960 đạt gần 30 triệu thùng/ ngày Sau đó trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần đầu tiên 1973-1975 nguồn cung dầu mỏ của thế giới cũng như của OPEC đều giảm nhẹ Và cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 vào những năm 1980 làm nguồn cung dầu mỏ trên toàn thế giới suy giảm nặng nề Và nguồn cung dầu mỏ của OPEC cũng như trên toàn thế giới liên tục giảm trong những năm tiếp theo từ 1982-1986
17Vào năm 1986, sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp chỉ đạt được 18,8 triệu thùng/ ngày và của thế giới đạt 56,2 triệu thùng/ngày Qua giai đoạn khủng hoảng này nguồn cung dầu mỏ thế giới tương đối ổn định, có biến động tăng
Trang 26http://usasearch.gov/search?affiliate=eia.doe.gov&v%3Aproject=firstgov&query=world+oil+supply+1970-19
giảm như thể hiện trên biểu đồ nhưng mức độ giao động nhỏ Năm 2007, OPEC cung cấp hơn 32 triệu thùng dầu/ngày chiếm gần 44% sản lượng dầu cung cấp của toàn thế giới
Có thể thấy rõ hơn tỉ trọng nguồn cung dầu mỏ từ OPEC so với thế giới qua biểu đồ sau:
Biểu đồ1.3: Tỉ trọng nguồn cung dầu mỏ của OPEC
Nguồn : Trang thông tin năng lượng thế giới EIA 18
Có thể nói nguồn dầu mỏ được cung cấp từ OPEC luôn chiếm một tỉ trọng lớn đối với nguồn cung dầu mỏ thế giới OPEC cung cấp gần 50% sản lượng dầu mỏ vào năm 1960 và con số này đạt kỉ lục vào năm 1973 chiếm 56% nguồn cung dầu mỏ toàn thế giới Tỉ trọng dầu mỏ của OPEC giảm trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 vào những năm 1980 và sau đó duy trì ổn định Năm 2007 sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp đạt 44% nguồn cung dầu của thế giới Vì tầm quan trọng kinh tế dầu mỏ cũng là lí do cho những mâu thuẫn chính trị Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979
18
Biểu đồ được EIA tổng hợp
http://www.eia.doe.gov/aer/pdf/pages/sec11_10.pdf tra cứu ngày 06/02/2009
Trang 2720
Khủng hoảng dầu mỏ 1973 bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 10 năm
1973 Nguyên nhân do cuộc cấm vận dầu mỏ của các nước A-rập trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh A-rập và Israel đã làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu mỏ và làm rối loạn việc mua bán mặt hàng này trên thị trường dầu
mỏ thế giới Các nước trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giành hoàn toàn quyền đặt giá dầu mỏ từ các công ty đa quốc gia phương Tây khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên và giá dầu mỏ tăng gấp 4 lần khoảng
từ 2,50 USD/thùng tháng 01-1973 lên 11,50 USD/thùng vào năm 1974 Trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất này OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ Trong khi đó các nền kinh tế công nghiệp phát triển chủ yếu chịu ảnh hưởng xấu và các nước chậm phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất.19
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 diễn ra vào năm 1979 Nguyên nhân do cách mạng ở I-ran, nước lúc đó là thành viên OPEC xuất khẩu dầu
mỏ lớn thứ hai sau A-rập Xê-út, đã gây ra khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai Năm 1980, bùng nổ cuộc chiến tranh giữa I-rắc và I-ran.20
Cuối năm đó, giá dầu thô Biển Bắc lên mức cao mới 40 USD/thùng, một mức cao chưa từng có trong mười năm Trong những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, giá dầu
mỏ lên cao khiến các nước phương Tây tự khai thác nguồn dầu mỏ của mình
từ các khu vực như Biển Bắc Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần này, năm
1981 lượng tiêu thụ dầu giảm do cuộc suy thoái toàn cầu đặc biệt là ở các nước công nghiệp và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu đầu tư vào các nguồn năng lượng khác Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong giai đoạn 1979-1983 và thị phần dầu của OPEC trên thế giới giảm còn 40% 21
Trang 2821
Các biện pháp can thiệp vào thị trường của OPEC theo thứ tự thời gian 22
• 14 tháng 09 năm 1960: Thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad
• 1965: Dời trụ sở về Wien Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá
• 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận
• 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn
• 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới
• 1974 đến1978: Tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát
• 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai Sau cuộc cách mạng hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng
• 1980 : Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu
• 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%
• 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và
22
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_c%C3%A1c_n%C6%B0%E1%BB%9Bc _xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_d%E1%BA%A7u_l%E1%BB%ADa
Trang 29• 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng
Sau một thời gian dài từ năm 2007, giá dầu mỏ liên tục tăng, có thời điểm đạt mức xấp xỉ 150 USD/thùng, tháng 08/2008 giá dầu đang đứng ở mức trên dưới 110 USD/thùng và hiện nay tháng 02/2009 giá dầu lại rớt xuống mức 42,36 USD/thùng Tuy nhiên, giới quan sát thị trường cho rằng, quyết định cắt giảm của OPEC sẽ có tác động trong vài tháng tới và nếu kinh tế thế giới được cải thiện thì giá dầu sẽ phục hồi nhanh chóng
2.2 Các nước xuất khẩu dầu mỏ không thuộc OPEC
Với khả năng cung cấp khoảng 60% lượng dầu mỏ cho toàn thế giới, vai trò của các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC cũng không nhỏ trong việc đảm bảo ổn định nguồn cung dầu mỏ Lượng dầu mỏ các nước này cung cấp đạt 25,2 triệu thùng/ngày vào năm 1970 chiếm 51% của thế giới Và con
số này tăng gấp đôi sau hơn 30 năm, vào năm 2007 các quốc gia này cung cấp hơn 49 triệu thùng dầu/ ngày chiếm 56% của toàn thế giới Sản lượng khai thác
Trang 30Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của cơ quan thông tin năng lượng thế giới EIA 23
Thông qua số liệu ở bảng trên ta thấy sản lượng dầu do các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC cung cấp tăng dần qua từng giai đoạn trong đó tăng mạnh nhất vào khoảng những năm 80 Đặc biệt vào năm 1981-1982, do OPEC cắt giảm sản lượng nhưng không được các nước thành viên giữ đúng, thị phần của OPEC giảm xuống chỉ còn hơn 30% năm 1985 thị phần của OPEC chỉ chiếm còn 30%, các nước ngoài OPEC khai thác đến gần 70% sản lượng dầu của thế giới Trong số các nước xuất khẩu dầu mỏ ngoài OPEC phải kể đến những nhà cung cấp hàng đầu trong số các nước này gồm có: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Mexico
23
Tổng hợp từ số liệu cuả EIA
2007&search.x=28&search.y=15 tra cứu ngày 10/02/2009
Trang 31http://usasearch.gov/search?affiliate=eia.doe.gov&v%3Aproject=firstgov&query=world+oil+supply+1970-24
Theo số liệu tổng hợp của EIA, những nước cung cấp dầu mỏ hàng đầu thế giới năm 2007 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: (đơn vị: nghìn thùng/ngày)
Biểu đồ1.4: Các nước có tổng sản lượng dầu lớn nhất thế giới 2007
Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa vào số liệu tổng hợp từ Trang thông
tin năng lượng EIA 24
Trong số 14 nước có sản lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất năm 2007
có 7 nước không thuộc OPEC gồm: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Mexico, Canada, Norway và Brazil Trong khi mục đích rõ ràng của OPEC là điều chỉnh nguồn cung để giữ giá tăng cao, thì các quốc gia không thuộc khối này lại là những thương nhân tự do trên thị trường thế giới, với mục đích sản xuất càng nhiều dầu vào thời điểm giá tăng cao Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như chi phí khoan tăng mạnh và chính sách quốc gia hạn chế đầu tư nước ngoài, nên những quốc gia này cảm thấy khó khăn hơn, nếu không muốn nói
là không thể tăng sản lượng đầu ra Sản xuất dầu mỏ của các nước này dường như bị giới hạn ở mức khoảng 50 triệu thùng dầu/ngày, tức chiếm 60% sản lượng dầu cung cấp trên thế giới, và không có mấy hy vọng tăng trưởng Khi các mỏ dầu mới được phát hiện ở Alaska, biển Bắc hoặc Tây Phi, các quốc gia không là thành viên của OPEC trở thành động lực chính cho sự tăng
24
Website Trang Thông tin Năng lượng : http://tonto.eia.doe.gov/country/index.cfm tra cứu ngày
12/02/2009
Trang 32đó năm 1987 sản lượng của nước ta đã tăng gần 7 lần đạt 5 nghìn thùng/ngày, đạt gần 230 nghìn tấn Sản lượng dầu khai thác của nước ta liên tục gia tăng mạnh những năm sau đó và năm 2007 chúng ta đã sản xuất được gần 351 nghìn thùng/ngày đạt gần 18,4 triệu tấn/năm Trong những năm gần đây lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam luôn đạt những kết quả khả quan, sản lượng khai thác liên tục gia tăng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, tổng lượng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD và năm 2008 nước ta đã xuất khẩu được 14,66 triệu tấn dầu thô đem lại doanh thu gần 280 nghìn tỷ đồng25 Kim ngạch xuất khẩu dầu đã đóng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nói chung Trong khoảng chục năm, dầu thô nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn và giữ vị trí chiến lược trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam.26 Bước sang năm 2008, nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng khiến cho thị trường dầu mỏ thế giới gặp nhiều sóng gió Nhìn lại giá dầu của thế giới cuối năm 2007 và gần cả năm 2008 chúng ta mới thấy những dao động khủng khiếp của nó Từ chỗ giá dầu chỉ hơn 40 USD/thùng, sau đó tăng dần lên 60, 80 rồi 90 và bất ngờ vượt qua ngưỡng 100 USD/thùng Nhiều nhà kinh doanh, chính phủ các nước và người tiêu dùng cứ nghĩ là giá dầu không thể tăng cao lên nữa vì nó làm cho nhiều nền kinh tế quá sức chịu đựng, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn Nhưng rồi không như dự đoán,
25
Đông Hiếu, “Xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm tỉ trọng lớn”
http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2005/12/526024 , tra cứu ngày 14/02/2009
26
http://vietnamnet.vn/tet/baoxuan/2006/01/536431 , tra cứu ngày 14/02/2009
Trang 33Tuy nhiên, việc đồng USD lên giá kể từ tháng 08/2008 được coi như thời điểm đánh dấu sự biến động ngược chiều của giá dầu, dù thị trường tài chính khủng hoảng cũng là một nhân tố khác khiến giá dầu suy giảm Sang đến tháng 10 thì rõ ràng là cuộc khủng hoảng tài chính đã làm kinh tế toàn cầu chậm lại và tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ Khi giá dầu ở mức cao100 USD/thùng, OPEC đã nhóm họp và cho rằng, nạn đầu cơ, căng thẳng chính trị là những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao nửa đầu năm 2008, đồng thời cảnh báo nguồn cung dầu đã cao hơn nhu cầu Tuy nhiên, kể từ tháng 07/2008 dầu mỏ đã mất giá hơn 70% từ 147,7 USD vào tháng 07/2008 xuống còn dưới 35 USD/thùng vào cuối tháng 12/2008 - mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, cùng những số liệu thống kê xấu hơn dự báo về công ăn việc làm tại
Mỹ đã làm gia tăng viễn cảnh sụt giảm nghiêm trọng trong nhu cầu dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này Giá dầu thô giảm mạnh
đã khiến OPEC và nhiều quốc gia ngoài OPEC quyết định cắt giảm sản lượng
27
http://vietnamtradelinks.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1286&Itemid=32
Trang 3427
khai thác Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC - hiện chiếm khoảng 40% sản lượng dầu mỏ thế giới - đã và đang cố gắng ngăn chặn đà xuống giá dầu mỏ nhằm bảo vệ nguồn thu nhập quan trọng này Chỉ trong vòng 3 tháng
9, 10 và 12 năm 2008, OPEC đã nhóm họp cùng nhau cắt giảm sản lượng lần lượt 500 triệu thùng, 1,5 triệu thùng và 2 triệu thùng xuống còn 28,8 triệu thùng/ ngày nhằm ngăn chặn sự mất giá của dầu28 Như vậy trong năm 2008, OPEC đã cắt giảm tổng số 4,2 triệu thùng/ngày để ngăn chặn giá dầu xuống giá hơn nữa
Cùng với cắt giảm sản lượng khai thác, nhiều dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí trị giá hàng chục tỷ USD đang bị gác lại Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, hàng loạt các công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới như Conoco Phillips, Royal Dutch Sell PLC, Petrobras, BP - cung cấp hơn 80% sản lượng dầu khí của thế giới - đã phải tuyên bố cắt giảm sản lượng hoặc hoãn lại các dự án đầu tư Nhưng động thái này đã không thể ngăn sự đi xuống của giá dầu trong bối cảnh nhu cầu yếu như thời điểm này
28
Tổng hợp từ các website: http://www.tinthuongmai.vn và http://vietnamnet.vn/kinhte tra cứu ngày
16/02/2009
Trang 3528
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004-2008
I TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2008
1 Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu Vịêt Nam
Dầu mỏ du nhập vào thị trường Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX- đầu
thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ, nguồn cung xăng dầu chủ yếu do công ty tư bản Pháp đảm nhận, trong đó Shell chiếm 75% tổng mức tiêu thụ xăng dầu trong nước29 Sau giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, thị trường xăng dầu trong nước đã có những thay đổi đáng kể Tuy nhiên, cho tới trước ngày nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 02/2009 xăng dầu nước ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ Các chủ thể tham gia nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu phong phú và quy
mô lớn hơn trước Về cơ bản, thị trường xăng dầu nước ta có những đặc điểm chính như sau:
1.1 Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu
Với sản lượng dầu thô hơn 400000 thùng/ngày, Việt Nam hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia và Indonesia Trong những năm gần đây dầu thô luôn nằm trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất Tuy vậy, cho đến trước khi xây dựng hoàn chỉnh nhà máy lọc dầu Dung Quất nước ta vẫn là nước nhập khẩu 100% xăng dầu Điều này dẫn đến tình trạng bị động của chúng ta khi giá xăng dầu
29
Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trưòng, NXB Chính trị Quốc gia
Trang 3629
trên thế giới tăng lên Đây cũng đang là một thách thức cho Việt Nam và chúng ta cần nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp cho thực trạng này tránh tình trạng lãng phí nguồn dầu thô trong nước và đây là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và vô cùng quý giá Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn nhập khẩu xăng dầu khoảng 1,7 lần Chúng ta có thể quan sát đồ thị 2.1 dưới đây (đơn vị: nghìn tấn)
Biểu đồ 2.1: So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở
nước ta giai đoạn 2004 – 2008
Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu từ Tổng cục
Thống kê 30
Theo tính toán, từ trước tới nay, kim ngạch xuất khẩu dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô, trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập dầu còn lại trước đây được dùng để
bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao Như vậy, phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn dùng dể bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới
30
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=7632
Trang 3730
Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam31; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu Tính đến hết tháng 12/2008 sản lượng xuất khẩu dầu thô là 14,66 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007 Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007
Trong năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9% so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 07/2008, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng
07 Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007
Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…
Theo các chuyên gia dầu mỏ quốc tế, việc khai thác chế biến sử dụng dầu mỏ tại chỗ sẽ tiết kiệm 15-30% so với việc nhập khẩu xăng dầu Với tiềm năng dầu thô lớn như ở nước ta, việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là hợp lý, vừa tiết kiệm dầu thô khai thác, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa Tuy vốn đầu tư cho các nhà máy lọc hóa dầu tương đối lớn
31
Website: http://www.vietnamgateway.org/business/vn_index.php?id=0504&cid=060529142031
Trang 3831
nhưng sau khi đưa vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích lâu dài Do đó, những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu lớn, từng bước giảm bớt lượng xăng dầu nhập khẩu như hiện nay
1.2 Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, thị trường xăng dầu Việt Nam liên tục đổi thay, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu trên cả nước không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, thị trường xăng dầu nước ta đang ngày càng hoàn thiện hơn Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân lớn nhỏ cụ thể:
- Đứng đầu trên thị trường xăng dầu nước ta là tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex, thành lập năm 1956, cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ở nước ta Chiếm 60% thị trường xăng dầu trong cả nước, Petrolimex là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay Petrolimex hiện có 43 công ty thành viên, 25 chi nhánh và 09 xí nghiệp trực thuộc các công ty thành viên 100% vốn nhà nước Có 20 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của tổng công ty, 03 công ty liên doanh với nước ngoài
Ngoài ra Petrolimex có 01 chi nhánh tại Singapore32
- Các công ty TNHH dầu khí TP HCM - Sài gòn Petro: một trong những đầu mối xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu lớn của cả nước Sản lượng kinh doanh phân phối của Saigon Petro khoảng 1 triệu tấn xăng dầu hàng năm, doanh số đạt trên 4000 tỷ đồng
32
http://www.petrolimex.com.vn/Desktop.aspx/gioithieu/Petrolimex/gioi-thieu-Petrolimex/, tra cứu ngày 02/03/09
Trang 3932
- Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC, nguyên là công ty PETECHIM, là một công ty nhà nước, thành lập năm 1981, với chức năng kinh doanh cho ngành dầu khí Việt Nam
- Công ty xăng dầu hàng không: thành lập năm 1993, là nhà cung cấp nhiên liệu hàng không duy nhất cho các hãng hàng không nội địa và quốc tế tại các sân bay dân dụng Việt Nam và cung ứng các sản phẩm hóa dầu trên thị trường xăng dầu Việt Nam
- Công ty xăng dầu quân đội: là doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu Doanh thu hàng năm trung bình 1500 tỷ đồng
- Công ty Thương mại xăng dầu đường biển
- Công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ
- Thương mại dầu khí Đồng tháp
- Petechim
- Liên doanh dầu khí Mekong
- Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên
Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp, đại lý bán lẻ do tư nhân đảm nhiệm v.v…
Do trên thị trường xăng dầu số doanh nghiệp tham gia kinh doanh ngày càng nhiều nên so với trước kia, thị trường có tính cạnh tranh hơn trước Càng nhiều doanh nghiệp tham gia thì lượng cung dầu được phân bố đồng đều hơn Tuy vậy, vẫn không thể tránh khỏi lượng cung dầu tập trung phần lớn tại một vài đầu mối kinh doanh chủ lực, chiếm đa số thị phần (như Petrolimex: 60% thị phần) Những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn, nguồn vốn lớn, có cơ sở vật chất được đầu tư nhiều hơn, hiện đại và có độ an toàn cao dễ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường Chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp này sẽ có tác động không nhỏ tới tình hình chung của thị trường xăng dầu Việt Nam Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Trang 40Bằng cách áp dụng các biện pháp về giá như trợ giá hàng nhập khẩu, linh hoạt tăng giảm thuế, Nhà nước đã điều chỉnh tăng giảm giá ở mức hợp lý nhất, giảm thiểu những tác động với thị trường chung Mặc dù như vậy, giá cả xăng dầu vẫn biến đổi không ngừng và ngày càng có khuynh hướng tăng nhanh Từ tháng 05/2007, Nhà nước tuyên bố trao quyền định giá cho doanh nghiệp song trên thực tế là giá xăng dầu đến nay vẫn có sự quản lý chứ chưa hoàn toàn “thả nổi”
Sau năm 2003 có thể coi là năm giá xăng dầu trên thị trường trong nước tương đối ổn định và hợp lý với duy nhất một lần điều chỉnh giá xăng dầu như sau: Xăng 95: 5.900đ/lít, xăng 92: 5.600đ/lít, xăng 90: 5.400đ/lít, diesel: 4.400đ/lít, dầu hoả : 4.300đ/lít, sang năm 2004 mở ra một giai đoạn đầy sóng gió đối với thị trường xăng dầu nội địa Mặc dù mức thuế nhập khẩu xăng dầu đã giảm tới mức thấp nhất từ trước tới nay: 5% (tháng 01) và cho tới tháng 05 chỉ còn 0% song giá xăng dầu bán lẻ không ngừng tăng Trong năm, Nhà nước đã 3 lần có quyết định tăng giá bán lẻ, mỗi lần tăng từ 500-
33
Website: http://www1.laodong.com.vn tra cứu ngày 02/03/09