Bảo đảm nguồn dự trữ xăng dầu trong nước

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 86 - 88)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG

2.4.Bảo đảm nguồn dự trữ xăng dầu trong nước

2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước

2.4.Bảo đảm nguồn dự trữ xăng dầu trong nước

Cần thiết phải có dự trữ của Nhà nước và của doanh nghiệp để bảo đảm an ninh năng lượng, tham gia điều hòa cung cầu khi thị trường có những biến động bất thường. Các nước trên thế giới hiện nay tích cực tăng cường dự trữ xăng dầu. Ở Mỹ, dự trữ khối lượng xăng dầu bằng 100 ngày tiêu thụ bình quân. Nhật coi trọng việc dự trữ dầu để ổn định nguồn cung cấp năng lượng và để bình ổn thị trường khi thị trường thế giới có những đột biến giá hoặc giá trong nước tăng cao bất hợp lý. Hiện dự trữ của Nhật tương đương 173 ngày tiêu dùng. Ở Việt Nam dự trữ xăng dầu mới có 35 ngày.74

Theo thông tin từ Bộ Công nghiệp, Việt Nam mới có kho dầu dự trữ thương mại của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu với tổng dung tích trên 1 triệu m3 tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. Về dự trữ lưu thông, NÐ 55 quy định DN phải bảo đảm mức dự trữ lưu thông bằng 20 ngày, cung ứng theo kế hoạch cả về số lượng và chủng loại và tăng dần lên ít nhất 30 ngày vào năm 2010. Ðể bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng trong tình hình mới và phù hợp nhịp độ tăng trưởng kinh tế, nhiều chuyên

74

Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=24839, tra cứu 09/04/2009

80

gia đề nghị tăng mức dự trữ hiện nay lên 30 ngày và ít nhất là 35 ngày vào năm 201575. Sau năm 2015, mỗi năm phải tăng mức dự trữ thêm hai ngày.

Ngoài kho dự trữ thương mại của doanh nghiệp, các kho dự trữ chiến lược được hình thành theo Quyết định 93/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống kho tiếp nhận đầu mối, kho trung chuyển, kho phân phối xăng, dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2010”. Tuy nhiên, kho dự trữ quốc gia nêu trên chỉ sử dụng trong các trường hợp bão lụt, thiên tai, những trường hợp bất khả kháng và chưa đáp ứng được mục tiêu bình ổn thị trường giá xăng dầu trong nước trong thời gian dài. Vì vậy, về lâu dài theo các chuyên gia, Việt Nam phải tính đến việc lập kế hoạch, quy hoạch, xác định mục tiêu, qui mô dự trữ xăng dầu quốc gia theo các giai đoạn khác nhau (cân đối với dự trữ trong lưu thông); xác định khu vực dự trữ; tổng vốn và nguồn vốn; phân công công việc giữa các bộ ngành… Tiếp theo là hoàn thiện Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia76 cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước, theo đó, cần chú ý đến kế hoạch tăng, giảm dự trữ, luân phiên đổi xăng dầu trong kho; kế hoạch phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng…

Bộ Công nghiệp cho biết trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), các nước công nghiệp phát triển đều cho rằng cần xây dựng hệ thống dự trữ xăng dầu để đảm bảo an ninh năng lượng của các quốc gia, đối phó với những biến động xấu bởi khủng hoảng xăng dầu trên thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên 1 chương trình trợ giúp các nước khác (trong đó có Việt Nam) về xây dựng kho dự trữ xăng dầu chiến lược77

. Việt Nam cũng đang xem xét chủ trương kêu gọi đầu tư nước ngoài để đầu tư vốn và công nghệ xây dựng kho dự trữ xăng dầu, bởi đến nay lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.

75

Website báo Nhân dân: http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=37&sub=152&article=141542

76

Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia, ban hành kèm theo NĐ 10/CP-TTg.

77

81

Công tác điều hành xăng dầu ở Việt Nam còn gặp khó khăn do chúng ta không có đầy đủ những công cụ. Mà cụ thể ở đây là dự trữ phục vụ lưu thông và bình ổn giá. Điều này, phụ thuộc vào tiềm lực của quốc gia, không thể trông chờ vào các DN. Các quốc gia, bên cạnh dự trữ chiến lược, đều có kho dự trữ xăng dầu nhằm đối phó với những tình huống biến động giá cả. Trong trường hợp giá tăng cao, kho dự trữ sẽ xuất ra nhằm đạt được giá cả ổn định trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, dự trữ để điều hành giá cả của Việt Nam gần như không có. Hiện nay, dự trữ lưu thông chủ yếu trông chờ vào các kho dự trữ của DN. Theo quy định DN phải dự trữ khoảng 10%, con số này tương đương khoảng 3 ngày lưu thông bán hàng của DN, một con số khá mỏng manh trước nhu cầu toàn thị trường và rất ít có khả năng tham gia bình ổn giá.

Trên thế giới có rất nhiều nước phải nhập khẩu xăng dầu nhưng nhờ tiềm lực mạnh nên họ có dự trữ và dự trữ trở thành một công cụ hữu hiệu để tham gia bình ổn giá. Còn ở Việt Nam điều này gần như không có do tiềm lực chúng ta hạn chế. Dự trữ trong nước đang đặt hy vọng rất lớn vào việc xây dựng các nhà máy lọc dầu. Rõ ràng, khi thị trường hóa xăng dầu, với hoàn cảnh các yếu tố thị trường cạnh tranh chưa hoàn hảo, còn nhiều bất cập cả về năng lực và tiềm lực hẳn sẽ có nhiều khó khăn nảy sinh. Trong những lúc như thế, một biện pháp hành chính là điều có thể được chấp nhận. Tuy nhiên, về dài hạn, điều này không thể lặp đi lặp lại mãi nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế thị trường thực sự và đang kêu gọi các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 86 - 88)