Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 59 - 98)

III. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY NÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ XĂNG

1. Nguyên nhân:

1.1. Tác động của biến động giá xăng dầu trên thế giới trong thời gian qua

Giá xăng dầu trên thế giới chịu tác động lớn nhất từ giá dầu thô. Như đã biết, tất cả các sản phẩm xăng dầu đều được làm từ dầu thô thông qua quá trình lọc hóa dầu. Do đó, khi giá dầu thô biến động lập tức có ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu trên toàn thế giới.

Trong vòng 5 năm 2004-2008 giá dầu thô trên thị trường thế giới biến động mạnh đặc biệt là trong năm 2008. Tính tới thời điểm cuối năm 2007, giá dầu thô đã tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2004. Trong khi giá dầu thô trung bình năm 2004 ở mức 39 - 40 USD/thùng và cuối năm này giá dầu thô thế giới khoảng hơn 44USD/thùng thì năm 2007 giá dầu thô trung bình đã đến 73,72 USD/thùng và cuối năm 2007 đã tăng lên hơn 98 USD/thùng54. Và đặc biệt năm 2008 là năm thể hiện sự biến động sâu sắc và bất ổn nhất của thị trường dầu mỏ thế giới. Giá dầu mỏ thế giới đã liên tục tăng mạnh trong

54

Website:

http://www.mot.gov.vn/mot/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n140.uP?uP_root=me&cmd= item&ID=2228

53

những tháng đầu năm 2008 và đạt đỉnh điểm gần 150USD/thùng vào tháng 07/2008. Nhưng ngay sau đó giá dầu thô đã liên tục sụt giảm mạnh, giá dầu thô thế giới những ngày cuối năm 2008 ngày càng giảm sâu và đến ngày 03/12/2008 đã tụt xuống dưới 45 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 02/2005, tức là gần 4 năm qua 55. Giá dầu thô đã giảm khoảng 70% do tình trạng suy giảm kinh tế đang lan rộng tác động tới nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên giá dầu thô trên các thị trường luôn diễn biến theo 2 xu thế rõ rệt: tăng liên tục trong những tháng đầu năm sau đó lại giảm đáng kể. Song nhìn chung, các đợt tăng nhiều hơn các đợt giảm, đồng thời mức tăng luôn cao hơn mức giảm nên tính chung cả năm giá dầu thô luôn tăng cao hơn năm trước. Trong 2 năm gần đây, giá dầu thô trên thị trường thế giới dao động trong khoảng 60 - 65 USD/thùng/năm, thậm chí có giai đoạn như tháng 08/2007 giá dầu tăng tới 79,91 USD/thùng. Với tốc độ tăng nhanh và giá cả cao như vậy nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả trên thị trường xăng dầu thế giới và khu vực. Lấy ví dụ giá xăng dầu giao ngay trên thị trường Singapore, một trong những thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn của nước ta, giá xăng dầu tăng mạnh theo các năm. Năm 2004, giá xăng dầu mới chỉ có 82,38 cent/gallon đột ngột tăng lên 112,78 cent/gallon (2004) và tới năm 2006 đã lên tới 174,97 cent/gallon. Về nguyên tắc khi giá dầu thô trên thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng tăng, nhưng không theo đúng biên độ mà có độ trễ nhờ lượng tồn kho. Có khi giá dầu thô giảm mà giá xăng chưa giảm ngay (do biến độ thường không cùng nhịp).

Những biến động trên thị trường xăng dầu thế giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trước hết là do cung không đủ đáp ứng cầu. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới phát triển rất khả quan, đạt tốc độ 4,3% - 5%/năm. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới tăng nhanh

55

54

và dường như vượt quá khả năng gia tăng nguồn cung. Theo số liệu của cơ quan Thông tin năng lượng Thế giới EIA, mỗi năm nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên toàn cầu tăng lên khoảng 1triệu thùng/ngày. Nhu cầu kỷ lục nhất vào giai đoạn 2003-2004, từ 79,6 triệu thùng/ngày tăng tới 82,33 triệu thùng/ngày (tăng 2,7 triệu thùng/ngày). Trong khi đó nguồn cung dầu tăng vẫn thấp hơn 0,1 đến 0,25 triệu thùng/ngày so với nhu cầu tiêu thụ56

. Nguồn cung thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu làm giá dầu tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong suốt giai đoạn 2003 - 2007. Ngoài ra, những bất ổn về chính trị ở các nước cung cấp dầu mỏ lớn như chiến tranh ở Irac, căng thẳng tại Trung Đông, Venezuela, Igeria, những mâu thuẫn giữa Iran và Mỹ… cũng là nguyên nhân dễ thấy nhất làm giảm nguồn cung dầu.

Hơn nữa, giá sản phẩm xăng dầu tăng cao hơn giá dầu thô còn do trong 5 năm trở lại đây, có rất ít đầu tư vào việc xây mới các nhà máy lọc dầu, dẫn đến việc dư dầu thô nhưng lại thiếu xăng dầu. Tình trạng các nhà máy cũ nâng cấp hoặc xây dựng lại mới, công nghệ phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như để lọc các lọa dầu nặng, dầu chua, chi phí xây dựng đường ống dẫn hoặc đóng mới các tàu chở dầu hiện đại cộng với các đầu cơ và các tác động chính trị càng đẩy giá xăng dầu thế giới lên cao.

1.2. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phát triển tương đối nhanh và ổn định, với tốc độ phát triển từ 8% đến 8,5% mỗi năm. Năng lượng phục vụ cho tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng càng trở nên thiết yếu hơn đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Trước khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 02/2009, lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước hoàn toàn là từ nhập khẩu. Trong giai đoạn 2004 - 2008, lượng xăng dầu nhập khẩu nước ta hầu hết có khuynh hướng tăng. Kim ngạch nhập khẩu lại tăng nhanh do giá cả xăng dầu

56

55

thế giới tăng cao. Do nhu cầu vận tải đường bộ và đường thủy lớn nên lượng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào xăng và dầu diesel. Hàng năm nước ta tiêu thụ trung bình khoảng gần 3 triệu m3 xăng57, trung bình mỗi tháng tiêu thụ 300 ngàn m3, do đó lượng xăng nhập khẩu luôn ở mức cao nhất trong các sản phẩm xăng dầu chung. Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu còn lại có xu hướng giảm dần. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình nhập khẩu xăng dầu của nước ta trong giai đoạn 2004 - 2008:

Bảng 2.3: Tổng hợp lượng xăng dầu nhập khẩu giai đoạn 2004-2008

Đơn vị: Nghìn tấn

Tên sản phẩm 2004 2005 2006 2007 2008 Xăng dầu các loại 11047,8 11477,7 11212,67 12850 12960 Xăng 2604,4 2630,1 2849,315 4000

Dầu diesel 5479,6 5891,1 5662,927 6900 Dầu mazut 2117,9 2199,5 2013,24 1870 Dầu hóa 358,2 332,9 229,051 2990

Nhiên liệu máy

bay 425,8 424,2 459,145 240 Dầu nhờn 16,6 - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống Kê 58

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi có nguồn năng lượng đủ lớn để phục vụ xây dựng đất nước. Mặc dù trên thực tế, nhu cầu về xăng dầu đối với sản xuất, sinh hoạt rất lớn và không hề giảm, song do giá cả xăng dầu tăng quá nhanh so với mức sống trung bình của người dân nên mức tăng có phần hạn chế. Ngoài ra, Nhà nước cũng chủ trương thực hiện tiết kiệm xăng dầu để đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2004- 2008, lượng xăng dầu nhập khẩu tăng với tốc độ không đồng đều, năm 2004,

57

Báo Vietnamnet: http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2006/09/611138/, tra cứu 22/03/2009.

58

56

lượng nhập tăng 11%, tới năm 2005 chỉ tăng 4% và lại giảm 2% vào năm 2006, năm 2007 nhu cầu xăng dầu tăng cao, do đó theo số liệu thống kê lượng xăng dầu cần nhập khẩu khoảng 12,85 triệu tấn, năm 2008 lượng xăng dầu nhập khẩu tăng nhẹ 0,9% so với năm 2007 đạt 12,96 triệu tấn. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tính đến nửa đầu tháng 03/2009, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại của cả nước đạt 1,945 triệu tấn, với kim ngạch đạt trên 778,3 triệu USD. Riêng trong tháng 02/2009, cả nước đã nhập về trên 1 triệu tấn xăng dầu các loại, tương đương 428,1 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và 24,4% về trị giá so tháng trước, đồng thời tăng 1,2% về lượng nhưng giảm 21% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái59

. Như vậy, mức tiêu thụ xăng dầu trung bình ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008 vào khoảng 0,95-1,3 thùng/người/năm, vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (5-6 thùng/người/năm). Trong vòng 15 năm nữa, khi nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, với dân số khoảng 100 triệu người, và giả sử mức tiêu thụ xăng dầu trong nước bằng mức trung bình của thế giới thì chúng ta cần tới 70 triệu tấn xăng dầu vào năm 202060. Tuy nhiên trên thực tế tới năm 2020 thì nhu cầu xăng dầu nước ta theo ước tính cũng chỉ đạt bằng một nửa so với mức trung bình của thế giới.

Có thể thấy xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu được phân bổ trên lĩnh vực chủ yếu: sản xuất và tiêu dùng. Đối với hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, do kinh tế phát triển nhanh, các xí nghiệp, nhà máy càng có xu hướng mở rộng và phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và thu lợi nhuận. Đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải, nhu cầu vận chuyển và vận tải ngày càng cao, số phương tiện tham gia lưu thông ngày càng nhiều nên nhu cầu tăng là không tránh khỏi. Ở các thành phố lớn thì hoạt động giao thông diễn ra càng nhiều điều đó xuất phát từ nhu cầu công việc,

59

Website tổng cục Hải Quan: http://www.customs.gov.vn

60

57

sinh hoạt nói chung. Khi mức sống được nâng cao, người ta nảy sinh những nhu cầu mới như đi du lịch, mua sắm và sử dụng các sản phẩm hiện đại. Đơn giản như trước kia xe đạp là một trong những phương tiện chủ yếu của mỗi cá nhân, gia đình. Khi kinh tế phát triển, đời sống cao hơn, người ta chuyển sang dùng phương tiện xe máy thay thế cho xe đạp do tính tiện dụng và hiện đại của nó. Với những cá nhân có thu nhập cao hơn nữa, họ sử dụng xe ga (loại xe tiêu hao nhiều xăng dầu hơn xe thông thường) và ô tô. Theo thống kê, lượng tiêu thụ các loại phương tiện giao thông này cũng không ngừng tăng trong những năm qua. Theo Bộ Công an thì năm 2005, tổng số xe máy trên cả nước có khoảng trên 16 triệu chiếc, cho tới năm 2007 đã đạt khoảng 20 triệu chiếc, ước tính 2010 cả nước sẽ có khoảng 25 triệu chiếc, trong khi đó, lượng ô tô hiện nay vào khoảng 800 nghìn chiếc và ước tính tăng tới 1,3 triệu chiếc vào năm 201061. Ngoài ra, các phương tiện khác như tàu hỏa, tàu thủy và đặc biệt máy bay ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Như vậy, có thể thấy xăng dầu trong hầu hết lĩnh vực đều tăng cao song nguồn cung không tăng nhiều. Trong khi đó, nước ta vẫn đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng xăng dầu nhập khẩu khiến việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước ngày càng khó khăn hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản có ảnh hưởng tới giá xăng dầu trong nước không chỉ trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai, khi xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng khó có thể thay thế.

1.3. Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Ngoài nguyên nhân khách quan phụ thuộc vào mặt bằng giá xăng dầu thế giới, giá nhập khẩu xăng dầu còn phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm chọn lựa, đàm phán với người bán hàng nước ngoài. Xăng dầu nước ta nhập khẩu

61

58

chủ yếu từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (80%), còn lại là Malaisia, Thái Lan và Hàn Quốc. Giá xăng dầu trên các thị trường này có sự chênh lệch tương đối. Nói chung, giá nhập khẩu từ thị trường Singapore thường thấp hơn nhập từ Đài Loan hoặc Thái Lan. Do đó, phụ thuộc vào đối tác làm ăn của doanh nghiệp mà lợi nhuận chênh lệch giữa các doanh nghiệp cũng khác nhau. Ngoài ra, giá nhập còn phụ thuộc vào mối quan hệ mua bán thường xuyên hay không thường xuyên; số lượng hàng mua bán giữa 2 bên; hình thức thanh toán; địa điểm giao, nhận hàng… Thực tế trong thời gian qua, giá nhập khẩu cùng một loại hàng xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước tại cùng một thời điểm là khác nhau.

Hiện nay giá xăng dầu trong nước vẫn theo mặt bằng chung, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều đưa ra một mức giá thống nhất. Tuy nhiên, theo nghị định 55 được ban hành ngày 01/05/2007 Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự định giá bán chứ không quản lý cố định như trước. Ngay sau đó các doanh nghiệp đã đồng loạt tăng giá bán lẻ xăng mặc dù vẫn thống nhất một mức giá. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ, giá cả giữa các doanh nghiệp sẽ dần dần có sự chênh lệch. Hiện nay, thị trường xăng dầu Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thực sự có tính cạnh tranh. Do vậy các doanh nghiệp nắm thị phần lớn vẫn có khả năng liên kết với nhau để tăng giá. Bởi như vậy các bên tham gia đều có lợi hơn là cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá. Hơn nữa, xăng dầu là mặt hàng cầu ít co giãn, cho dù giá tăng thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận do không có lựa chọn khác. Do đó chính sách giá cả của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả của mặt hàng này. Nếu không có sự quản lý gián tiếp của nhà nước cùng với việc xây dựng môi trường tự do cạnh tranh nhằm giữ giá ở mức hợp lý thì trong giai đoạn tới, giá cả xăng dầu ở nước ta sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp.

59

2. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng

Từ những phân tích về diễn biến giá xăng dầu từ năm 2004 đến nay có thể thấy giá xăng dầu trong nước thường xuyên biến động theo xu hướng tăng nhanh nhưng giảm chậm. Trên thực tế đây là giai đoạn giá xăng dầu vẫn trong tầm kiểm soát và quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo sự bình ổn giá đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước, trong đó có xăng dầu, Nhà nước thực hiện việc quản lý giá bán các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp hàng năm, nếu phát sinh lỗ thì được nhà nước cấp bù. Như vậy, Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua việc quy định giá bán lẻ và hỗ trợ tài chính bằng con đường bù giá. Do đó, trong khi giá cả xăng dầu thế giới biến động rất mạnh song giá xăng dầu trong nước do có sự bảo trợ của Nhà nước vẫn được kiềm chế ở mức độ nào đó. Mặc dù theo quy định mới từ tháng 05/2007, các doanh nghiệp kinh doanh xăng được phép tự định giá song trên thực tế quy định này chưa được thực hiện triệt để. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những bất cập từ cơ chế đền bù giá đã cho thấy việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường là một sự cần thiết do những nguyên nhân sau:

Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong cam kết với WTO Việt Nam không mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đọan, đến năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn. Cùng với lộ trình thực hiện cam kết của WTO, ngày 16/09, Bộ Tài chính cùng lúc đã có 2 quyết

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 59 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)