Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 35 - 38)

I. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƢỜNG XĂNG DẦU

1. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu Vịêt Nam

1.1. Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu

Với sản lượng dầu thô hơn 400000 thùng/ngày, Việt Nam hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia và Indonesia. Trong những năm gần đây dầu thô luôn nằm trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Tuy vậy, cho đến trước khi xây dựng hoàn chỉnh nhà máy lọc dầu Dung Quất nước ta vẫn là nước nhập khẩu 100% xăng dầu. Điều này dẫn đến tình trạng bị động của chúng ta khi giá xăng dầu

29

29

trên thế giới tăng lên. Đây cũng đang là một thách thức cho Việt Nam và chúng ta cần nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp cho thực trạng này tránh tình trạng lãng phí nguồn dầu thô trong nước và đây là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và vô cùng quý giá. Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn nhập khẩu xăng dầu khoảng 1,7 lần. Chúng ta có thể quan sát đồ thị 2.1 dưới đây (đơn vị: nghìn tấn).

Biểu đồ 2.1: So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta giai đoạn 2004 – 2008

Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê30

Theo tính toán, từ trước tới nay, kim ngạch xuất khẩu dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô, trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập dầu còn lại trước đây được dùng để bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao. Như vậy, phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn dùng dể bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới.

30

30

Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam31; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu. Tính đến hết tháng 12/2008 sản lượng xuất khẩu dầu thô là 14,66 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.

Trong năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9% so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 07/2008, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 07. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007.

Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…

Theo các chuyên gia dầu mỏ quốc tế, việc khai thác chế biến sử dụng dầu mỏ tại chỗ sẽ tiết kiệm 15-30% so với việc nhập khẩu xăng dầu. Với tiềm năng dầu thô lớn như ở nước ta, việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là hợp lý, vừa tiết kiệm dầu thô khai thác, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa. Tuy vốn đầu tư cho các nhà máy lọc hóa dầu tương đối lớn

31

31

nhưng sau khi đưa vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích lâu dài. Do đó, những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu lớn, từng bước giảm bớt lượng xăng dầu nhập khẩu như hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)