Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 55 - 57)

II. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH

3.Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu

Tình trạng đầu cơ xăng dầu

Khi nhận thấy giá dầu thế giới tăng, dự đoán khả năng giá xăng dầu trong nước chắc chắn cũng tăng trong thời gian gần, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu cố ý nhập hàng với số lượng lớn song không bán ra ngay, chờ giá thị trường chính thức tăng để thu lời. Đồng thời, các cơ sở này thường thông báo “hết hàng”, “nghỉ bán”, “mất điện”, cố tình ghìm hàng trục lợi, gây hiện tượng khan hàng “ảo” trong xã hội. Thực tế cho thấy hiện tượng này diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các trạm xăng dầu nhỏ hoặc ở các vùng, địa phương mang lại lợi nhuận không nhỏ cho một bộ phận nào đó song lại gây thiệt hại lớn cho xã hội. Do đó, cho tới những đợt tăng giá gần đây, Liên Bộ Tài chính và Bộ Thương mại đã kịp thời chỉ đạo thanh tra, kiểm trắc chi nhánh kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn tình trạng đầu cơ trục lợi.

Buôn lậu xăng dầu qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp

Thứ hai, mặc dù những năm gần đây, giá xăng dầu trên thị trường nội địa liên tục tăng liên tục tăng giảm song vẫn thấp hơn nhiều so với giá xăng của nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là chênh lớn so với những nước có cùng đường biên giới như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Theo thống kê tới tháng 03/2007, giá xăng Việt Nam thấp hơn giá tại Campuchia tới 4.800đ/lít, một chênh lệch lớn để tình trạng xuất lậu xăng xảy ra. Chênh lệch giá như trên ngoài nguyên nhân Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn Campuchia về hệ thống cảng biển, giao thông, kho bãi nên chi phí vận chuyển thấp hơn, còn do giá xăng vẫn được hỗ trợ từ phía Chính phủ47

.

Tình hình buôn lậu xăng dầu ở biên giới trong những năm trở lại đây vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Cục quản lý thị trường cho biết, hiện nay nhiều

47

49

cây xăng trên tuyến biên giới lượng bán ra đến mức 500.000-600.000 lít/tháng, gấp 10 lần lượng bán của những cây xăng trong nội thị. Ước tính lượng xăng dầu xuất lậu tại một số tỉnh biên giới có ngày lên tới hàng ngàn lít. Tính đến hết năm 2005, trong vòng 3 năm, Hải quan và Bộ đội Biên phòng đã phối hợp bắt giữ 63.000 lít xăng dầu vận chuyển trái phép qua biên giới.48

Bên cạnh các vụ buôn lậu nhỏ lẻ, trong vài năm trở lại đây các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu xăng dầu với quy mô lớn. Tiêu biểu có vụ của công ty TNHH Thành phát - Tiền giang, trong vòng 4 năm (1998-2002) đã thực hiện vận chuyển trái phép trót lọt 30.000 tấn dầu sang Campuchia, tổng trị giá 5,2 triệu USD. Năm 2005, một vụ buôn lậu xăng dầu bằng đường biển từ Việt Nam qua Trung Quốc đã bị phát hiện, băng nhóm này đã buôn lậu khoảng 55.000 tấn xăng dầu, thu lợi 14,8 triệu USD trong khoảng thời gian 2002-2004. Tại cửa khẩu biên giới Lào, mỗi ngày Biên phòng bắt giữ khoảng 300 lít xăng dầu xuất lậu. Theo báo cáo, con số này chỉ bằng khoảng 20% so với số lượng thực tế.49

Như vậy, việc Nhà nước quản lý và hỗ trợ cho mặt hàng xăng dầu nhằm bình ổn giá cả trong nước song vô hình dung lại tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển. Nguồn ngân sách quốc gia lẽ ra là để trợ cấp cho người tiêu dùng trong nước thì cũng đồng thời trợ giá cho hoạt động buôn lậu. Do đó, chỉ khi Nhà nước xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp cho mặt hàng xăng dầu, quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, thì Ngân sách Nhà nước mới không phải chịu lỗ từ buôn lậu. Khi đó nếu giá xăng dầu trong nuớc vẫn thấp hơn giá khu vực thì sẽ trở thành cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xăng dầu lớn trong nước.

48

Tổng hợp thông tin từ www.rfa.orgwww.tienphongonline.com , tra cứu ngày 16/03/2009

49

50

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 55 - 57)