Mở rộng và phát triển thị trường kinhdoanh xăng dầu trong nước

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 78 - 83)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG

2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước

2.2. Mở rộng và phát triển thị trường kinhdoanh xăng dầu trong nước

2.2.1. Phòng ngừa rủi ro trong họat động kinh doanh xăng dầu

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát giá xăng dầu nội địa bất kể các diễn biến

72

phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong những công cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam.

Khi đã có thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp có thể chủ động mua các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp, giả sử mức giá ký hợp đồng là 65 USD/thùng thì doanh nghiệp vẫn mua được ở mức giá đã được ký hợp đồng trước là 65 USD/thùng. Tuy vậy, khi thực hiện các giao dịch trên thị trường kỳ hạn, các doanh nghiệp kinh doanh phải chịu rủi ro do giá xăng dầu giảm thấp hơn mức ký hợp đồng ban đầu. Giả sử, giá giảm còn 60 USD/thùng thì doanh nghiệp phải chịu lỗ là 5 USD/thùng. Tuy nhiên, khi đã tham gia thị trường kỳ hạn này thì doanh nghiệp thường chủ động được mức giá kỳ vọng (65 USD/thùng), bất kể giá lên hay xuống. Hơn nữa, doanh nghiệp không cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường giao sau sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ được nhận từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp bớt nỗi lo về giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả sẽ được bảo đảm ổn định trong một thời gian dài. Việc xây dựng thị trường giao sau có nhiều quốc gia đã thực hiện, trong đó có Trung Quốc, là quốc gia nhập khẩu xăng dầu lớn thứ 2 trên thế giới trong những năm trở lại đây. Thị trường giao sau xăng dầu của Trung Quốc đã ra đời từ khá sớm (1994) nhưng sau đó ngừng hoạt động rồi bắt đầu trở lại hoạt động và phát triển mạnh từ cuối năm 200469. Việc Trung Quốc phát triển thị trường này cũng là vì nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

69

Theo Tuổi trẻ và báo điện tử Vietnamnet:http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2006/08/604711/ , tra cứu 05/04/2009

73

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm và hợp tác với những bạn hàng kinh doanh lớn. Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

2.2.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu trong nước

Hiện nay trên thị trường xăng dầu có 11 doanh nghiệp được quyền nhập khẩu với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Trong khi đó, Petrolimex chiếm gần 60% thị phần, đứng thứ 2 là Petro Việt Nam với 2 công ty thành viên là PDC và Petechim, kế tiếp là Petec và Sài Gòn Petro, 4 công ty này đang chiếm khoảng 90% thị phần cả nước. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này hợp tác với nhau để lôi kéo khách hàng thì có lợi hơn là việc cạnh tranh, gây căng thẳng với nhau. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp liên minh với nhau tăng giá sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường kinh doanh xăng dầu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự do kinh doanh với nhau. Một trong những giải pháp được thực hiện là xóa bỏ trợ cấp mặt hàng xăng dầu. Do từ trước tới nay, các doanh nghiệp nhập khẩu luôn được Nhà nước bảo trợ sinh ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp thường lợi dụng nguồn Ngân sách của Nhà nước, thu lợi cho mình, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc xóa bỏ trợ cấp xăng dầu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.

Thứ hai, để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Mặc dù khi tham gia Tổ chức

74

thương mại thế giới WTO ta không cam kết mở cửa thị trường xăng dầu, tuy vậy, theo xu thế chung của thị trường, trong tương lai thị trường xăng dầu trong nước cần hội nhập với thị trường xăng dầu thế giới. Khi đó các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội gia nhập thị trường trong nước để cùng tham gia kinh doanh xăng dầu. Để có thể tồn tại trong môi truờng tự do cạnh tranh thì các doanh nghiệp kinh doanh trong nước sẽ phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo. Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng mặt hàng tốt hơn. Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị truờng, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, muốn lôi kéo khách hàng thì phải hạ giá sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Như thị trường xăng dầu Nhật Bản và Trung Quốc, do cung cấp xăng dầu với giá rẻ theo thị trường quyết định và cung cấp với lượng ổn định nên kinh doanh xăng dầu ở 2 thị trường này diễn ra rất quyết liệt.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể chủ động hội nhập với môi trường quốc tế thì cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, hiện đại. Bên cạnh đó phải xác lập các phương án huy động vốn cho nhu cầu đầu tư dài hạn để tạo thế mạnh về hạ tầng kinh doanh khi nước ta thực sự mở cửa hội nhập. Trước mắt, các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống phân phối lâu dài và ổn định. Hệ thống phân phối mạnh cùng với chất lượng giá cả, dịch vụ tốt sẽ là yếu tố đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước và thị trường thế giới trước thềm hội nhập.

Theo Bộ Công thương, việc thực hiện Nghị định 55/2007/NÐ-CP về kinh doanh xăng, dầu gần hai năm qua đã góp phần chuyển KD mặt hàng đặc biệt này sang cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước, bảo đảm nguồn cung xăng, dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống, từng bước tổ chức

75

và phát triển hệ thống phân phối xăng, dầu theo quy hoạch, gắn trách nhiệm từ doanh nghiệp KD xuất nhập khẩu xăng, dầu đến đại lý và trạm bán lẻ.

Tuy nhiên, sự biến động bất thường của thị trường thế giới vừa qua và sau khi chuyển KD toàn bộ mặt hàng xăng, dầu theo cơ chế thị trường thì một số nội dung của Nghị định 55 không còn phù hợp. Ngoài ra, từ quý I năm 2009, ngoài nguồn cung từ nhập khẩu, sẽ có thêm nguồn cung từ lọc dầu trong nước, nên cần có thêm quy định để quá trình KD từ các nguồn khác nhau có điều kiện cạnh tranh bình đẳng.

Thời gian qua, nhất là trong năm 2008, một số DN trong thời điểm khó khăn đã giãn tiến độ nhập khẩu, không tham gia tích cực vào bình ổn thị trường; ngược lại khi điều kiện KD thuận lợi lại tăng tiến độ nhập khẩu, gây khó khăn cho các DN thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm nguồn cung. NÐ 55 chỉ quy định DN nhập khẩu xăng, dầu phải nhập khẩu theo hạn mức tối thiểu được giao hằng năm và DN sản xuất phải đăng ký kế hoạch sản xuất hằng năm. Do vậy, cần bổ sung quy định về đăng ký và thực hiện nhập khẩu, sản xuất theo thời gian ngắn hơn là hằng quý.

Về quy định giá bán xăng, dầu, NÐ 55 giao liên Bộ Tài chính - Công thương thiết lập cơ chế để DN tự điều chỉnh giá bán khi giá thế giới bình quân trong khoảng thời gian nhất định trước đó (từ 15 đến 20 ngày) biến động trong biên độ nhất định (từ 15% đến 20%)70. Thực tế, giá thế giới biến động rất phức tạp cả về thời gian và biên độ (Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Quỹ bình ổn giá xăng, dầu), cho nên cần sửa đổi NÐ 55 theo hướng giao liên Bộ Tài chính - Công thương hướng dẫn cơ chế tự điều chỉnh giá bán của DN phù hợp sự biến động thị trường thế giới từng thời kỳ, trong khoảng thời gian tương ứng quy định về dự trữ lưu thông bắt buộc.

70

Tổng hợp từ website Báo Nhân dân:

76

Về thuế nhập khẩu xăng, dầu, để tình hình KD của DN; giá bán trong nước và nguồn thu ngân sách được ổn định, đề nghị ổn định thuế suất thuế nhập khẩu xăng, dầu trong một thời gian nhất định (có thể ít nhất là trong một quý) và tiến tới áp dụng mức thuế nhập khẩu tuyệt đối (trên lít, kg xăng, dầu).

Như vậy, để đưa kinh doanh, sản xuất xăng, dầu trong nước vận hành theo cơ chế thị trường đầy đủ, có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữ ổn định tương đối, tăng chất lượng dự báo và lập kế hoạch..., cần bổ sung, điều chỉnh cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh xăng, dầu theo sát thực tế.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)