Nguy cơ lạm phát

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 57 - 59)

II. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH

4.Nguy cơ lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá cung trong nền kinh tế. Với người tiêu dùng, lạm phát gần như là một loại thuế vô hình đánh vào họ, và những người chịu hậu quả nặng nề nhất của thứ thuế này là những người có thu nhập cố định, không được điều chỉnh theo mức tăng giá như công nhân viên chức hưởng lương cố định theo ngạch của Nhà nước, người nghỉ hưu, sinh viên….. Đối với ngân hàng, lạm phát cũng gây nên áp lực tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh tín dụng. Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất, lạm phát khiến giá cả đầu vào tăng, khiến giảm lượng tiêu thụ và áp lực tăng lương từ người lao động. Nói tóm lại, khi giá cả trung bình của các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng của nó có tính chất lan tỏa, tác động toàn diện tới các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng khác. Ảnh hưởng của lạm phát sẽ giảm sức mua của người nghèo và hơn nữa, khi lạm phát vượt qua ngưỡng nhất định thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế.50

Do xăng dầu là một trong những mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng để chỉ số CPI nên sự gia tăng liên tục của mặt hàng này sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên, tức là đẩy chỉ số lạm phát lên cao. Theo thống kê của tạp chí thị trường giá cả (số tháng 06-2006) trong 4 tháng đầu năm 2004: sau đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào tháng 02 tăng 5,6%-9% đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,4%, 4 tháng đầu năm 2005: điều chỉnh giá xăng dầu tháng 03 tăng 6%-12% đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,3%, 4 tháng đầu năm 2006 chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 3% thấp hơn cùng kì trước đó. Trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2007 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho biết lạm phát ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% và 7,3% tại thời điểm tháng 08 năm 2007. Lạm phát cả năm 2007 là 12,6% tăng vượt so với

50

51

dự tính.51 Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2008 giảm 0,68% so với tháng 11, nhưng so với tháng 12/2007 tăng 19,89% và chỉ số giá bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%; đặc biệt, so với kỳ gốc năm 2005 đã tăng 46,07%. Nhìn chung, trong năm 2008 có 4 nhóm hàng có chỉ số giá bình quân tăng cao so với năm trước là: hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 36,57% (riêng lương thực tăng 49,16%, thực phẩm tăng 32,36%); nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 20,51%; phương tiện đi lại - bưu điện tăng 16% và đồ dùng - dịch vụ khác tăng 13,17%52

. Điều đáng chú ý là mức lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Cụ thể, mức trung bình các nước đang phát triển là thành viên của ADB là 3,4% năm 2005 và 3,3% năm 2006.53

Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, nên khi giá đầu vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng tới sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát, đây chính là lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Phản ứng dây chuyền tăng giá sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn: nếu giữ nguyên mức giá cũ thì sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc phá sản, hoặc tăng giá nếu muốn giữ nguyên sản lượng. Nếu nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất sẽ tạo ra cung không đủ so với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế và lạm phát xảy ra. Ngược lại, nếu nhiều doanh nghiệp cùng tăng giá thì sẽ làm tăng giá diện rộng cũng sẽ làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế.

Như đã biết, trong vòng 4 năm (2004-2007), giá dầu thô trên thế giới tăng gấp đôi, từ 31,5 USD/thùng (2003) lên tới 65USD/thùng (2007), đặc biệt

51 Website: http://vtc.vn 52 Website: http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=87&DocID=17977 53

Tổng hợp từ trang Thông tin thương mại:

http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID=1979&ID=56746, tra cứu 20/03/2009

52

tháng 07/2008 giá xăng dầu tăng kỉ lục gần 150 USD/thùng dẫn đến giá cả xăng dầu thế giới cũng tăng nhanh. Nếu lấy theo mức giá xăng dầu của mặt bằng chung của thị trường thế giới áp dụng vào giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, thì tốc độ lạm phát ở nước ta cho đến nay còn cao hơn nhiều so với những con số thống kê ở trên. Song do mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hàng năm nhà nước phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng từ bù lỗ xăng dầu hoặc thất thu từ việc giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, theo chính sách hội nhập kinh tế, từ nay sẽ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường, nghĩa là khả năng tiệm cận với giá thế giới, thì việc kiểm soát lạm phát không phải là một bài toán đơn giản.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (Trang 57 - 59)