1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam

47 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 533 KB

Nội dung

Nhận định chung cho rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của than, thế kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chắc chắn loại nhiên liệu không thể tái sinh được này vẫ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài

Nhận định chung cho rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của than, thế kỷ XX là thếkỷ của dầu mỏ và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chắc chắn loạinhiên liệu không thể tái sinh được này vẫn chưa thể bị thay thế bởi khí đốt,than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, bởihơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mỏ.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dầu thô (dầu mỏ

chưa qua tinh chế) là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, luôn chiếm vị trí sốmột về giá trị kim ngạch xuất khẩu (tổng trị giá xuất khẩu của toàn bộ nềnkinh tế Việt Nam tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2004 là 21331 triệu USDthì xuất khẩu dầu thô đạt 4600 triệu USD - tương đương 39,26% tổng trị giákim ngạch xuất khẩu) Dự báo trong những năm tới mặt hàng dầu thô sẽ làmột trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam Việc khai thác và xuấtkhẩu hiệu quả mặt hàng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanhnghiệp Việt Nam, tăng doanh thu xuất khẩu cho đất nước.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường dầu thô thế giới biến độngkhông ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy làm ảnh hưởng rấtnhiều tới tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Giá dầu trên thế giớibiến động lúc tăng, lúc giảm tạo ra những thuận lợi và cả những khó khăncho hoạt động xuất khẩu dầu của Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu đề tài

“Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nótới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam” để tận dụng những thuận

lợi, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu dầu thô mộtcách hiệu quả nhất là một tất yếu khách quan.

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới, nguyênnhân của những biến động, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn màbiến động đó tạo ra cho hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam Từ đóđưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là thị trường dầu mỏ thế giới, đặc điểm cũng nhưnhững biến động trên thị trường này; những thuận lợi và khó khăn của xuấtkhẩu dầu mỏ Việt Nam do sự biến động này tạo ra.

- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam từ năm1991 trở lại đây, đặc biệt là trong những năm gần đây: 2003 và 2004.

4 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với

thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giảipháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, đề tài gồm những phầnsau:

Chương I: Tổng quan chung về dầu mỏ và thị trường dầu mỏ

Chương II: Tác động của sự biến động thị trường dầu mỏ thế giới đối vớihoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam

Chương III: Các giải pháp nâng cao híệu qủa hoạt động xuất khẩu dầu mỏcủa Việt Nam trước biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DẦU MỎ VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ

I Dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ

1 Khái niệm dầu mỏ

Dầu mỏ là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng chocon người So với các khoáng sản khác như: than đá, đồng, chì, nhôm, sắt…thì dầu mỏ được con người biết đến và sử dụng tương đối muộn hơn.

Dầu mỏ là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất, thường ởthể lỏng và thể khí Ở thể khí, chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồnghành Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếngkhoan bao gồm cả khí ẩm và khí thô Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trongcác vỉ dầu dưới dạng mũ khí hoặc khí hoà tan và được khai thác đồng thời vớidầu thô Trong bảng tuần hoàn Menđêleep, các nguyên tố cacbon và hydro cóđặc tính kỳ diệu là trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau chúngkết hợp và tạo thành những hợp chất hydrocacbon khác nhau Loài người đãsớm biết sử dụng đặc tính quý giá này để phục vụ nhu cầu cuộc sống củamình

Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ Theo lý thuyết tổnghợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ phát sinh từ những xácchết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất Khithiếu khí ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trongcác sinh vật này được chuyển hoá thành các hợp chất tạo nên dầu Dầu tích tụtrong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu đã chuyển dần dần lên trêncho đến khi gặp phải các lớp đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạothành mỏ dầu.Cuối thế kỷ XIX, nhà hoá học người Nga Menđêleep đã đưa ralý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ Theo lý thuyết này, dầumỏ phát sinh từ phản ứng hoá học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ

Trang 4

cao ở sâu trong lòng đất tạo thành các hiđrôcacbon và sau đó bị đẩy lên trên.Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thànhcác hỗn hợp hiđrocacbon khác nhau Lý thuyết này là một đề tài gây nhiềutranh cãi trong giới khoa học.

Dầu mỏ là loại khoáng sản năng lượng, có tính “linh động” cao Sau nữa,chúng có bản chất sinh thành, di cư và tích tụ gần giống nhau Giống nhưnhiều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu mỏ được hình thành do kết quảquá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý, hoá học, địachất, sinh học…trong vỏ trái đất Thông thường dầu mỏ sau khi khai thác cóthể xử lý, tàng trữ và xuất khẩu ngay.

2 Vai trò của dầu mỏ

Dầu mỏ cùng với các loại khí đốt được coi là “Vàng đen”, đóng vai tròquan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu Đây cũng là một trong nhữngnguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện vàcũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải Hơn nữa dầumỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo vànhiều sản phẩm khác.

Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và dân tộc trên thếgiới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên trời chonày.

Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọngnhất so với các dạng năng lượng khác Cùng với than đá, dầu mỏ cùng cácloại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị cónguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh tronglĩnh vực dầu mỏ Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty sảnxuất kinh doanh dầu mỏ biến động tuỳ thuộc rất lớn vào những kết quả tìm

Trang 5

kiếm thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới Lợi dụng hiện tượngbiến động này, không ít các những thông tin không đúng sự thật về các kếtquả thăm dò dầu mỏ được tung ra làm điêu đứng những nhà đầu tư chứngkhoán trên lĩnh vực này, thậm chí làm khuynh đảo cả chính sách của các quốcgia.

Đối với nước ta, vai trò và ý nghĩa của dầu khí nói chung trong đó có dầumỏ càng trở nên quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá Không chỉ là vấn đề thu nhập kinh tế đơn thuần, trongnhững năm qua dầu mỏ đã góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, làm cânđối hơn cán cân xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự pháttriển ổn định nước nhà trong những năm đổi mới đất nước.

Hơn thế nữa, với sự ra đời của dầu mỏ đã giúp chúng ta chuyển sang thếchủ động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đạicủa nước ngoài, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm.Đồng thời, dầu mỏ có thể chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho cácngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

3 Ngành công nghiệp dầu mỏ

Thứ nhất, ngành công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính tổng hợp vàđa dạng cao Ngành này cũng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, rủi ro nhiều và lợinhuận cao Thông thường, khi đầu tư vào một lô tìm kiếm thăm dò, các côngty phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla Mỹ Nếu kết quả tìm kiếm, thăm dò khôngđạt kết quả (thường xác suất xảy ra điều này rất cao), số tiền đầu tư coi nhưmất trắng Các sự cố trong khi khai thác, vận chuyển dầu thường gây nhữngtổn thất vô cùng lớn Sự cố chìm giàn khoan dầu P - 36 ngoài khơi Braxintháng 3 - 2001 vừa qua đã gây tổn thất tới 450 triệu đôla Mỹ cho Công tyPetrobras Vì vậy các công ty dầu mỏ thường liên minh để giảm thiểu rủi rovà một khi phát hiện dòng dầu công nghiệp, thì họ càng khai thác càng nhanhcàng tốt để sớm thu hồi vốn đầu tư.

Trang 6

Thứ hai, ngành công nghiệp dầu mỏ cũng là ngành công nghệ cao và làcon đẻ của ngành công nghiệp nặng Tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực thămdò, khoan, khai thác, xây dựng công trình biển…có nhiều bước nhảy vọt Cóthể nói, ngành công nghiệp dầu mỏ nói riêng và công nghiệp dầu khí noichung đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vựcvà đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngàycàng tiên tiến hơn.

Thứ ba, công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính quốc tế cao, khác vớithan đá trước đây, việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí đãnhanh chóng mang tính toàn cầu Có lẽ, hiện tượng toàn cầu hoá xảy ra sớmnhất trong ngành này Trong quá trình phát triển của mình, đặc biệt nhất làtrong “thập kỷ vàng”, các hoạt động dầu khí chủ yếu được tiến hành thôngqua các hợp đồng ký giữa các công ty đa quốc gia với nước chủ nhà có nguồntài nguyên dầu Có nhiều dạng hợp đồng đã được sử dụng, nhưng phổ biến vàvẫn còn ý nghĩa cho tới ngày nay là dạng “hợp đồng phân chia sản phẩm”.Điều khoản cơ bản của dạng hợp đồng này là nhà đầu tư (các công ty dầu mỏ)đồng ý tiến hành mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn tài chính củariêng mình Nếu có phát hiện thương mại, nhà đầu tư tiếp tục chi cho các hoạtđộng phát triển, khai thác Lượng dầu khí khai thác lên sau khi nộp cho thuếtài nguyên sẽ được chia theo tỷ lệ sản lượng cho nước chủ nhà Để san sẻ rủiro và đảm bảo lợi nhuận ổn định, ngoài việc liên minh, liên kết trong các hợpđồng phân chia sản phẩm, hầu hết các công ty dầu mỏ có chiến lược phát triểntheo mạng đầu tư ở nhiều nơi, nhiều nước và theo chiều dọc

Trong quá trình thực hiện các hợp đồng phân chia sản phẩm, các nước sởhữu dầu mỏ nhận thấy rằng cần phải giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công tyđa quốc gia, tiếp cận trực tiếp với ngành công nghiệp này và đảm bảo an ninhnăng lượng cho mình vì thế các công ty dầu mỏ ở các quốc gia ra đời Quátrình chuyển giao năng lượng trong ngành này từ các nước phát triển sang các

Trang 7

nước đang phát triển đã diễn ra mạnh mẽ Nhờ đó các công ty dầu mỏ quốcgia này ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường dầu mỏ quốc tế.Nhiều công ty đã tiến hành hoạt động xuất khẩu và đầu tư rất có hiệu quả Một đặc điểm nữa của công nghiệp dầu mỏ là luôn tồn tại sự biến động vềgiá dầu thô và sản phẩm buộc các tập đoàn phải có những giải pháp tổ chứcáp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng và phát triển, để tạo thếcạnh tranh về môi trường địa chất, địa lý, về giá thành thăm dò, khai thác, vậnchuyển, chế biến, lợi nhuận.

4 Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ

Suốt từ năm 1858 đến năm 1960, mọi hoạt động dầu mỏ được thực hiệnchủ yếu ở các vùng thuộc châu Mỹ, Trung Đông và một số vùng khác Cáctập đoàn tư bản đã nhanh chóng nắm bắt khai thác nguồn năng lượng mới nàyđể khống chế chi phí và thu lợi nhuận tối đa Hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đầutiên được thực hiện tại nước Nga (1884) và sự phát hiện vùng dầu Texas vàocuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venuezela bắt đầu khai thác dầu,đến chiến tranh thế giới lần hai thì về cơ bản giá dầu đã ở mức từ 5 - 7USD/1thùng Cuối năm 1960, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC rađời, từ đó lấy lại thế bình quân trong cạnh tranh và chi phối giá cả, lợi nhuậndầu khí trên toàn thế giới và cũng đặt nền móng cho hoạt động xuất khẩu dầukhí của các quốc gia - một hoạt động mang lại rất nhiều lợi nhuận cho cácquốc gia

Tuỳ theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới vào khoảng từ 1148 tỉthùng (theo BP Statistical Review 2004) đến 1260 tỉ thùng (theo Oeldorado2004 của Exxon Mobil) Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thácmang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện đại đã tăng lên trong những nămgần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003 Người ta dự đoán rằng trữ lượngdầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa

Trang 8

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ là từ năm 1991, khi sảnlượng khai thác mới đạt vài ba triệu tấn Đến nay, sản lượng dầu khí khai thácvà xuất khẩu hàng năm đã đạt hơn hai chục triệu tấn Công việc khai thác đãtừng bước được hoàn thiện.

II Thị trường dầu mỏ thế giới

1 Đặc điểm thị trường dầu mỏ thế giới

Thị trường dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bánvề dầu mỏ giữa các quốc gia trên khắp thế giới Nó có những đặc điểm chungsong cũng có những điểm hết sức khác biệt so với các thị trường khác.

Thứ nhất, đây là một thị trường lớn do nhu cầu phong phú, đa dạng về dầumỏ của các quốc gia trên khắp thế giới Trong khi mà các nguồn tài nguyênkhông thể tái sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn năng lượng khác chưathể thay thế được vai trò chiến lược của dầu mỏ thì nhu cầu về dầu mỏ vẫnngày một tăng với một số lượng lớn các giao dịch mua bán dầu mỏ giữa cácquốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thế giới.

Thứ hai, thị trường dầu mỏ còn hết sức nhạy cảm với những biến động vềkinh tế, chính trị trên toàn cầu từ đó dẫn đến những biến động trên chính thịtrường dầu mỏ Chỉ cần xảy ra một sự bất ổn định về mặt chính trị của mộttrong những quốc gia xuất khẩu dầu như là sự căng thẳng về chính trị tạiNigieria hay các hoạt động phá hoại của lực lượng chống đối tại Iraq, sự bấtổn các nguồn cung từ Nga (vụ Yukos) cũng có thể làm chao đảo thị trườngdầu mỏ mà điển hình là sự tăng giá dầu đến mức kỷ lục vào tháng 10/2004 Thứ ba, thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối rất lớn của tổ chứcOPEC Các quyết định, chính sách của OPEC về cung cầu dầu mỏ cũng nhưgiá dầu đều có tác động rất lớn đến thị trường dầu mỏ thế giới Chẳng hạnnhư khi OPEC ra quyết định cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2004, ngay lập

Trang 9

tức thị trường đã có những phản ứng và biến động khác nhau trước quyết địnhnày Trên các thị trường kỳ hạn, giá dầu có xu hướng giảm nhẹ ngay sau khiOPEC cắt giảm sản lượng do các nhà giao dịch bán ồ ạt các hợp đồng kỳ hạnđể kiếm lợi Ngày 1/4/2004, giá dầu thô tại thị trường New York giao tháng 5giảm 1,49 USD xuống còn 34,27 USD/1 thùng nhưng sau đó giá dầu lại tiếptục tăng mạnh trên các thị trường giao dịch Bảng 1 sẽ cho ta thấy sự biếnđộng giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC.

Bảng 1: Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC

Đơn vị: USD/thùngNgày 02/04Ngày 08/04Ngày 16/04

Tại sở giao dịch hàng hoá New York

Dầu thô, kỳ hạn

Tại sở giao dịch dầu lửa quốc tế London

Dầu thô Bren biển Bắc, kỳ hạn

Nguồn: Viện nghiên cứu Bộ Thương mại

2 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC

Thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối và phụ thuộc rất nhiều vào tổchức xuất khẩu dầu mỏ OPEC Đây là một tổ chức đa chính phủ được thànhlập bởi các nước Iran, I-rắc, Kwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghịtại Baghda (từ ngày 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960) Các thành viêngồm Qatar (1961), Nam Dương (1962), LiBi (1962) Các tiểu vương quốc Ả

Trang 10

Rập thống nhất (1967), Algeria (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổchức sau đó Ecuador (1973 - 1992) và Gabon (1975 - 1994) cũng từng làthành viên của OPEC Trong năm năm đầu tiên đặt trụ sở cuả OPEC tạiGeneve, Thuỵ Sĩ, sau đó chuyển về Viên, Áo từ tháng 9/1965 Các nướcthành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu thế giới vànắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới.

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu của các nước thànhviên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu trên thị trường thế giới Hộinghị các bộ trưởng phụ trách vấn đề năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chứcOPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đềra các biện pháp phù hợp để đảm bảo việc cung cấp dầu trên thị trường dầumỏ thế giới Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoayvòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.

Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập OPEC là ổn định thịtrường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thếgiới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡngchế vì các quyết định của OPEC Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lạicó động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong cơn khủnghoảng dầu, OPEC đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách caogiá trong thời gian dài Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầuchung nhằm để giữ giá.OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thànhviên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả,thông qua đó có thể có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định Có thể coiOPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợinhất cho mình OPEC giữ một vị trí quan trọng nhất trên thị trường dầu mỏthế giới Các mốc chính đánh dấu hoạt động của OPEC.

* 14/9/1960: thành lập tổ chức OPEC theo đề xuất của Venezuela tạiBaghdad.

Trang 11

* 1965: Dời trụ sở về Viên Các thành viên thống nhất một chính sáchkhai thác chung để bảo vệ giá.

* 1970: Nâng giá dầu lên 30%., nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các côngty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.

* 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác.Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hoá 50% các tập đoàn.

* 1973: Tăng giá dầu từ 2,89 USD một thùng lên 11,65USD Thời giannày được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55%lượng dầu của thế giới.

* Từ 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lầnđể chống lại việc USD bị lạm phát.

* 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, giádầu từ 15,5 USD/1 thùng được nâng lên 24USD Lybia, Algeria và Iraq thậmchí đòi đến 30 USD cho một barrel.

* 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC Lybia đòi 41 USD, ẢRập Saudi đòi 32 USD và các nước thành viên còn lại là 36 USD cho mộtthùng dầu.

* 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộckhủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, dogiá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác.Lượng tiêu thụ dầu trên thế giới giảm 11% trong thời gian từ năm 1979 đến1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường giảm còn 40%.

* 1982: Quyết định cắt giảm sản lượng sản xuất tuy được thông quanhưng lại không được các thành viên giữ đúng Thị phần của OPEC giảmxuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầutrên thế giới Lượng khai thác dầu giảm xuống mức kỷ lục là 17,43 triệuthùng một ngày.

Trang 12

* 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD/1 thùng Giảm hạnngạch khai thác từ 13,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.

* 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất dưthừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.

* 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD/1 thùng.Nhờ vào chiến tranh vùng vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra.

* 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và caonhất trong lịch sử Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể muađược một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD/thùng Cácnước thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.

* 1/2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng.Các thành viên đã nhất trí “tạm ngưng” không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.

3 Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới

Kể từ khi có ngành công nghiệp dầu khí đến nay, với khởi đầu Công nghiệpdầu khí Mỹ, rồi khi Nga bắt đầu xuất khẩu dầu (1884), và phát hiện vùng dầuTexas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venezuala bắt đầukhai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần thứ hai thì về cơ bản giá dầu cũngchỉ ở mức từ 5 - 7 USD/1 thùng Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã liên tiếp xảyra nhiều cuộc khủng hoảng giá dầu Đặc biệt trong những năm gần đây giádầu thế giới luôn ở mức cao, gây ra sự biến động trên thị trường dầu mỏ đặcbiệt là từ năm 2004 đến nay

Từ năm 1948 đến những năm cuối 1960, giá dầu trung bình của thế giới chỉdao động từ 2,5 - 3 USD/1 thùng Sự ra đời của các nước thành viên OPECđảm bảo cho sự ổn định về giá dầu Cú sốc giá dầu lần thứ nhất bắt đầu vàocuối tháng 10/1973 khi Syria và Ai Cập tấn công Isarel Mỹ và các nướcphương tây đã hỗ trợ mạnh cho Isarel Trả đũa cho hành động này, hàng loạt

Trang 13

các nước xuất khẩu dầu trong khối Arab đã cấm vận xuất dầu cho các nướcthân với Isarel Họ đã cắt giảm lượng dầu sản xuất từ 5 triệu thùng một ngàyxuống còn một triệu thùng Kết quả là trong vòng 6 tháng, giá dầu thế giới đãtăng 400% Từ năm 1972 - 1978, giá dầu dao động từ 12 - 14 USD/1 thùng sovới giai đoạn trước chỉ có 3 USD/1 thùng Lần biến động tiếp theo được châmngòi bằng cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq năm 1979 Kết quả là lượng dầusản xuất của hai quốc gia này sụt giảm Giá dầu lập tức tăng từ 14 USD/1thùng năm 1978 lên 38 USD/1 thùng năm 1981, tức tăng 271% Cú sốc giádầu thứ ba xảy ra vào giai đoạn Iraq tấn công Kuwait năm 1990 - 1991 Giádầu từ mức 20 USD/1 thùng đã tăng lên 35 USD/1 thùng vào tháng 10/1990 Lần giá dầu tăng vọt gần đây là vào năm 2002 Theo dõi diễn biến giá dầuthô từ đầu năm 2002 đến nay, nếu bỏ qua các thăng giáng đột xuất, ngắnngày, thì khuynh hướng chung là tăng tuyến tính theo thời gian đặc biệt làbiến động tăng giá dầu trong những năm gần đây Giá dầu thị trường thế giớivào tháng 1/2003 là khoảng 32 USD/1 thùng, đến tháng 1/2004 là 34 USD/1thùng và cứ tăng dần

Bảng 2: Sự biến động giá dầu từ năm 2003 đến 2004

Trang 14

4 Nguyên nhân của biến động

Giá dầu thô cùng với những sản phẩm của nó có những vị trí hết sức quan

trọng Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nướcvà tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thương mại và đầu tưquốc tế suy giảm Bối cảnh kinh tế nói chung khi giá dầu tăng hiện nay rấtkhác so với những cơn sốt giá dầu trước đây, tất cả đều xảy ra đồng thời vớivới hiện tượng phát triển bùng nổ kinh tế do nhiều nền kinh tế hoạt động quánóng Biến động của giá dầu do nhiều nhân tố như nhân tố chính trị và sự bấtổn trên thế giới với yếu tố tâm lý, là những nhân tố có tác động mạnh, cònnhân tố cung cầu là nhân tố quyết định sự biến động giá dầu trên thị trườngthế giới.

Nhân tố quyết định gây nên sự biến động trên thị trường mỏ chính là nhântố cung cầu Cung dầu thô ngày càng hạn chế do dầu thô là nguồn tài nguyênkhông tái tạo được Hiện nay trên thế giới đang diễn ra hàng loạt các tranhluận gay gắt về tình trạng cạn kiệt dầu Trong những năm gần đây, các mỏmới và lớn, phát hiện ngày càng ít dần, trong lúc các mỏ đang khai thác thìđang đi vào giai đoạn đỉnh điểm của hoặc đang chuyển sang giai đoạn kếtthúc Theo thông báo của Trung tâm phân tích tình trạng cạn kiệt dầu có trụsở ở London, thì năm 2000 có 13 mỏ mới được phát hiện với trữ lượng 500triệu thùng trở lên, năm 2001 giảm xuống còn 6 mỏ, năm 2002 phát hiện 2 mỏvà đến năm 2003 chỉ còn 1 mỏ thuộc tầm cỡ nói trên Các mỏ có trữ lượngtrên 500 triệu thùng cung cấp đến 80% sản lượng dầu tiêu thụ trên thị trườngthế giới, do đó hiện tượng cạn kiệt dầu trở thành một nguy cơ đối với toàncầu.Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu không ngừng gia tăng, đặc biệt ởnhững nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ Và từ năm 2003,Mỹ đã tăng mức dự trữ dầu thô chiến lựoc lên đến 700 triệu thùng, cũng làmcho nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới tăng lên Để đảm bảo an ninh năng

Trang 15

lượng, các nước công nghiệp đều lo dự trữ dầu và tìm cách khống chế cácnguồn cung dầu bằng các biện pháp quân sự, gây bất ổn định chính trị xã hội Những tác động về mặt kinh tế toàn cầu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đếnsự biến động của giá dầu Nền kinh tế thế giới ngày càng tăng trưởng mạnh.Cùng với việc tăng trưởng, thì nhu cầu sử dụng dầu thô cũng tăng theo; đặcbiệt là nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ trong đó Trung Quốcchiếm đến 40% lượng dầu tăng của toàn thế giới Năm 2003, Trung Quốc đãvượt Nhật Bản và trở thành quốc gia thứ hai tiêu thụ dầu thô trên thế giới, sauMỹ Nhìn chung các nguồn năng lượng của Trung Quốc tương đối phong phúnhưng chủ yếu là than đá, còn dầu mỏ và khí đốt là để phục vụ nhu cầu trongnước vẫn còn thiếu hụt Trong 10 năm qua mức tiêu thụ dầu mỏ của TrungQuốc tăng khoảng 6%/năm trong khi sản lượng dầu chỉ tăng 1,5% Chínhsách truyền thống về tự cung tự cấp dầu mỏ nay đã trở thành dĩ vãng Là nướcnhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và chiếm 40% mức tăng tiêu thụdầu mỏ thế giới, hàng ngày Trung Quốc nhập khẩu khoảng hai triệu thùng,tương đương 270.000 tấn Chính phủ Trung Quốc dự báo đến năm 2030, consố này sẽ tăng lên 9,8 triệu thùng, tương đương 1,35 triệu tấn Đến năm 2020,theo như cam kết tăng gấp bốn lần GDP hiện nay tại Đại hội Đảng thứ XVI,Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 250 triệu tấn dầu mỗi năm và trở thànhquốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, chính trị cũng là một nhân tố rất quan trọng gây nên sự biếnđộng trên thị trường dầu mỏ Trước mắt, chính trị dầu mỏ không phải liênquan đến vấn đề thế giới sẽ thiếu dầu mà liên quan đến sự ra đời và ảnhhưởng ngày càng tăng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đốivới nền kinh tế thế giới, tình hình bất ổn ở Trung Đông và các cuộc xung đột,tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở các khu vực hiện nay đặc biệt ở các khu vực

có trữ lượng dầu lớn

Trang 16

Cuối cùng, tâm lý lo ngại cũng là một trong những nguyên nhân gây nênsự biến động tăng của giá dầu Tâm trạng lo ngại, sự lo lắng của giới kinhdoanh về sự biến động giá dầu có thể phần nào được tạo ra bởi sự đầu cơ, đãkéo dài cơn sốt giá của thị trường dầu mỏ thế giới

5 Kinh nghiệm của các nước trước sự biến động giá dầu

Giá dầu cao tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, hạn chế tốcđô tăng trưởng, làm cho đời sống khó khăn và theo sau đó là những lộn xộnvề chính trị xã hội Các nước xử lý vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tếxã hội và tình hình tài nguyên mỗi nước.

Các nước OPEC chủ trương giữ giá dầu cao một cách hợp lý theo lý luậncủa họ bằng cách điều chỉnh sản lượng chi để mức cung xấp xỉ mức cầu.Khung giá dầu thô của OPEC hiện nay là 22 - 28 USD/thùng, nhưng vì đồngUSD mất giá nên xu hướng sắp tới sẽ là 30 - 35USD/1 thùng Với biện phápnày OPEC vừa đảm bảo có thu nhập cao vừa giữ được nguồn tài nguyên màhọ tin rằng sau vài chục năm nữa, vai trò của họ trên thị trường dầu khí sẽ làtuyệt đối.

Các nước sản xuất và xuất khẩu dầu nhỏ hơn thì hoặc là tranh thủ khai thácđể tăng nguồn thu, hoặc là hạn chế khai thác trong nước, mở rộng đầu tư khaithác ở nước ngoài, phụ thuộc vào nhu cầu ngân sách Chủ trương tăng cườngkhai thác để xuất khẩu chứa một nguy cơ tiềm ẩn, bởi vì sau này họ sẽ lànhững nước nhập khẩu với giá dầu cao hơn gấp nhiều lần Do vậy, các nướccó tiềm năng tài chính thì phát triển chế biến trong nước để xuất khẩu sảnphẩm lọc dầu, hạn chế tối đa xuất sản phẩm thô.

Các nước công nghiệp phát triển và các nước thiếu dầu khí thì chủ trươngđa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá nguồn nhiên liệu (sử dụng điện, hydrothay xăng hoặc sản xuất xăng dầu từ khí đốt, than đá…), tiết kiệm năng lượngkể cả đánh thuế cao, nhằm hạn chế nhu cầu sử dụng, đồng thời đầu tư nghiêncứu các nguồn năng lượng mới Để giữ cho giá xăng dầu nội địa ít biến động,

Trang 17

các nước này rất tích cực lập kho dự trữ chiến lược, đặc biệt là Mỹ, mục tiêudầu dự trữ phải đủ dùng trong 9 tháng, Trung Quốc mục tiêu này là 3 tháng.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG THỊTRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU DẦU MỎ CỦA VIỆT NAM.I Thực trạng xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam

1 Khai thác dầu mỏ ở Việt Nam

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu mỏ trên đất liền miền Bắc đã bắt đầu từnhững năm 60 của thế kỷ trước và thực sự được mở rộng ra toàn lãnh thổ vàlãnh hải Việt Nam từ sau ngày đất nước thống nhất Ngày 26/6/1986 đã đánhdấu sự bắt đầu của ngành công nghiệp khai thác dầu khi mỏ Bạch Hổ (thuộcthềm lục địa phía Nam, ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khai thác dòngdầu đầu tiên và chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩudầu thô từ năm 1991 Điều đặc biệt quan trọng mang tính bước ngoặt là vàonăm 1988 đã khẳng định nguồn trữ lượng dầu lớn tích tụ trong đá móng granítnứt nẻ và đã được khai thác Từ đó đến nay, móng granít nứt nẻ thuộc mỏBạch Hổ luôn đóng vai trò chủ lực trong khai thác dầu của Việt Nam Vớiviệc phát hiện và đưa vào khai thác dầu từ móng granít nứt nẻ tại mỏ BạchHổ, ngành dầu khí Việt Nam chẳng những đã chứng tỏ được sự lớn mạnh củamình mà còn mang đến cho nền công nghiệp dầu thế giới những quan điểmhết sức mới mẻ về việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu trong đá móng granítnứt nẻ, một đối tượng mà từ trước đến nay thường ít được chú ý.

Sau gần 30 năm hoạt động, sản lượng trung bình ngày trong năm 2004 là 400nghìn thùng (53 nghìn tấn) dầu thô Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốcgia đứng thứ ba về sản xuất và xuất khẩu dầu trong khu vực Hiện tại, trên thềmlục địa và đất liền của nước ta có các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, RạngĐông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Cái Nước, Bunga Kekwa, Bunga Raya, Bunga

Trang 18

Seroja, Lan Tây và Tiền Hải C đang khai thác Cho tới thời điểm hết tháng10/2004, tổng sản lượng khai thác được là 16,95 triệu tấn dầu thô đạt 97,5% kếhoạch năm Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất trên cả nước là Vietsopetro, công tyliên doanh giữa Petro Việt Nam và Zarubezhneft của Nga

2 Tình hình xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam

Do chưa có nhà máy lọc dầu trong nước, nên từ năm 1986 đến nay ViệtNam chủ yếu xuất khẩu dầu thô - sản phẩm dầu mỏ song chưa qua tinh chế.Theo dòng thời gian, sau Bạch Hổ, dầu thô khai thác từ những mỏ khác cũnglần lượt được đưa vào thị trường thế giới Năm 1994, từ mỏ Đại Hùng đã códầu thô xuất khẩu, đây là những sản phẩm đầu tiên có sự hợp tác với các côngty dầu khí phương tây, khi đó là công ty BHPP của Australia Tiếp đến năm1997, ta có xuất khẩu dầu thô từ mỏ PM3 - CAA, năm 1998 từ hai mỏ RạngĐông và Ruby và năm 2003 có thêm hai mỏ nữa có dầu đó là mỏ Sư Tử Đenvà mỏ Cái Nước

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ là từ năm 1991 khi sảnlượng khai thác mới đạt vài ba triệu tấn Đến nay, hàng năm sản lượng dầukhai thác và xuất khẩu của Việt Nam đã đạt hai chục triệu tấn Tổng số dầuthô xuất khẩu của Việt Nam tính đến năm 2004 đạt khoảng trên 160 triệu tấnvới doanh thu trên 30 tỷ USD.

Bảng 3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 1991 - 2000

Trang 19

Nguồn: Tổng cục thống kê

Việt Nam đứng thứ 31 trong số các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ về sản

lượng dầu xuất ra so sánh với các quốc gia khác trên thế giới và khu vực Dầuthô giữ vị trí số một trong xuất khẩu song kim ngạch xuất khẩu phụ thuộcnhiều vào biến động giá cả trên thị trường quốc tế Năm 2002, giá dầu ít biếnđộng so với năm 2002 và kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 4,6% chủ yếu nhờ vàotăng sản lượng khai thác Đến năm 2003 sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt17169 nghìn tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 3777 triệu USD Hoạt động thămdò, khai thác và sản xuất dầu thô trong năm 2003 tiến triển tốt, dầu thô khaithác đạt 17,34 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước Trong năm2004, ngành dầu khí Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, tìm kiếm,thăm dò, tăng cường khai thác và xuất khẩu Do vậy, cho đến tháng 10/2004,giá trị xuất khẩu dầu thô củaViệt Nam đã vượt so với kế hoạch 124% Với giátrị xuất khẩu đạt 16279 tấn, đạt trị giá 4600 triệu USD, tăng 14,5% về sốlượng và 48,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2003.

Bảng 4: Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây

Đơn vị: triệu USD

Trang 20

ngạch xuất khẩu tăng 48,6% (1525 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2003, làmkim ngạch tăng 3151 triệu USD Như vậy có thể khẳng định nhân tố chủ yếudẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2004 là do tăng nhanhkhối lượng xuất khẩu và do tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới.

Bảng 5: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam (tính đến hết tháng 10/2004)

Mặt hàng chủ yếu

3 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Khách hàng mua dầu của Việt Nam rất đa dạng, gồm các công ty lớn như

BP, Chevon, Exxon Mobil, Shell hay các công ty thương mại của Nhật,Singapo, Trung Quốc và tất cả các nhà máy lọc dầu trong khu vực Phương

Trang 21

thức tiêu thụ dầu của Việt Nam cũng rất đa dạng, từ việc dùng dầu thô đốtthẳng để phát điện đến việc đưa đến lọc tại các nhà máy lọc dầu tại Úc,Singapore, Trung Quốc thậm chí đưa sang Mỹ Kim ngạch và giá trị xuấtkhẩu dầu thô luôn dẫn đầu tại một số thị trường chính.

Tại thị trường Nhật Bản - một bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với nhữngmặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, hải sản, thủ công mỹ nghệ…Riêngdầu thô Việt Nam đã từng chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu vào NhậtBản Năm 2003, xuất khẩu dầu thô vào Nhật Bản đạt 319 triệu USD.

Tại thị trường Trung Quốc các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Namsang Trung Quốc gồm khoáng sản, đồ nhựa, cao su, động vật, dầu mỡ độngthực vật…Theo hải quan Trung Quốc, mặt hàng làm nên giá trị xuất khẩu lớnnhất năm 2001 là dầu thô với giá xuất khẩu lên đến 524 triệu USD (bảng 6)

Bảng 6: Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng 2001

Đơn vị: triệu USD

Trang 22

xuất khẩu dầu thô sang Hoa Kỳ giảm cả về giá trị và tỷ lệ (năm 1997 đạt 34,6triệu USD, chiếm 12,1%; năm 1998 đạt 79,22 triệu USD, chiếm 16,9%.Trong những năm trở lại đây, do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăngmạnh, trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định cắt giảm sảnlượng dầu khai thác, giá trị xuất khẩu dầu thô ở thị trường Mỹ tăng lên đángkể (ví dụ như năm 2000 giá trị xuất khẩu dầu thô đạt tới 91,37 triệu USD,chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, xuấtkhẩu dầu thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn sovới khả năng thăm dò và khai thác dầu khí đầy triển vọng ở Việt Nam

Tại Malaysia là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn trong khu vựcsong nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam vẫn có số lượng và giá trị cao nhất,chiếm khoảng 68,5% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Malaysia từViệt Nam.

Bảng 7: Các mặt hàng xuất khẩu vào Malaysia năm 2001

1.1: Lợi thế trong xuất khẩu

Sự biến động trên thị trường dầu mỏ đã làm cho các quốc gia xuất khẩu dầumỏ nói chung và các doanh nghiệp nói riêng gặp không ít khó khăn Song dù

Trang 23

cho thị trường dầu mỏ có biến động lên giá hay xuống giá thì dầu thô ViệtNam vẫn hấp dẫn bởi chất lượng và uy tín trong giao dịch Và cao hơn cả làdầu thô Việt Nam đã là một mặt hàng có đẳng cấp trên thị trường Các doanhnghiệp xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam đã xây dựng cho mình được một hệthống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàncảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thếgiới gần như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều,tránh được hiện tượng phải đóng mỏ Đây là một thuận lợi rất lớn cho xuấtkhẩu dầu thô của Việt Nam vì tình trạng biến động giá cả trên thị trường dầumỏ rất phức tạp, khó dự đoán và diễn ra thường xuyên do đặc điểm nhạy cảmcủa thị trường dầu mỏ.

1.2: Tăng doanh thu xuất khẩu

Khi giá dầu trên thế giới biến động dù tăng hay giảm, xuất khẩu dầu thôcủa Việt Nam vẫn ổn định bởi chất lượng của mặt hàng này và uy tín tronggiao dịch của các công ty Do đó trong thời gian vừa qua khi giá dầu lên caotới mức đỉnh điểm thì trị gía kim ngạch xuất khẩu của ta cũng tăng cao hơnrất nhiều Một ví dụ điển hình là khi giá dầu lên, chỉ riêng đối với xí nghiệpliên doanh Vietsopetro - đơn vị chủ công về khai thác dầu, trước năm 2004chiếm gần 80% sản lượng toàn quốc, khi giá dầu trên thế giới tăng thì doanhthu xuất khẩu của công ty đã tăng lên rất cao thể hiện ở bảng số liệu sau:

Ngày đăng: 27/11/2012, 10:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng  của OPEC - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 1 Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC (Trang 9)
Bảng 1: Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng  của OPEC - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 1 Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC (Trang 9)
Bảng 2: Sự biến động giá dầu từ năm 2003 đến 2004 - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 2 Sự biến động giá dầu từ năm 2003 đến 2004 (Trang 13)
Bảng 2: Sự biến động giá dầu từ năm 2003 đến 2004 Đơn vị: USD/1 thùng - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 2 Sự biến động giá dầu từ năm 2003 đến 2004 Đơn vị: USD/1 thùng (Trang 13)
2. Tình hình xuất khẩu dầu mỏ củaViệt Nam - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
2. Tình hình xuất khẩu dầu mỏ củaViệt Nam (Trang 18)
Bảng 4: Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 4 Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây (Trang 19)
Bảng 4: Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây Đơn vị: triệu USD - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 4 Trị giá xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây Đơn vị: triệu USD (Trang 19)
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu củaViệt Nam                              (tính đến hết tháng 10/2004) - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 5 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu củaViệt Nam (tính đến hết tháng 10/2004) (Trang 20)
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam                              (tính đến hết tháng 10/2004) - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 5 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam (tính đến hết tháng 10/2004) (Trang 20)
Bảng 6: Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng 2001 - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 6 Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng 2001 (Trang 21)
Bảng 6: Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng 2001 Đơn vị: triệu USD - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 6 Xuất khẩu vào Trung Quốc 9 tháng 2001 Đơn vị: triệu USD (Trang 21)
Bảng 7: Các mặt hàng xuất khẩu vào Malaysia năm 2001 - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 7 Các mặt hàng xuất khẩu vào Malaysia năm 2001 (Trang 22)
Bảng 8: Doanh thu của công ty Vietsopetro trước sự biến động giá dầu - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 8 Doanh thu của công ty Vietsopetro trước sự biến động giá dầu (Trang 24)
Bảng 8: Doanh thu của công ty Vietsopetro trước sự biến động giá dầu Đơn vị : Triệu USD - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 8 Doanh thu của công ty Vietsopetro trước sự biến động giá dầu Đơn vị : Triệu USD (Trang 24)
Bảng 9: Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 9 Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA (Trang 29)
Bảng 9: Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA Đơn vị: triệu thùng/1 người - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 9 Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA Đơn vị: triệu thùng/1 người (Trang 29)
Bảng 1 0: Lịch sử khai thác dầu của thế giới - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 1 0: Lịch sử khai thác dầu của thế giới (Trang 36)
Bảng 10 : Lịch sử khai thác dầu của thế giới - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 10 Lịch sử khai thác dầu của thế giới (Trang 36)
Bảng 1 2: Sản lượng khai thác dầu trên thế giới - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 1 2: Sản lượng khai thác dầu trên thế giới (Trang 38)
Bảng 12 : Sản lượng khai thác dầu trên thế giới Đơn vị: triệu thùng/1 ngày - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 12 Sản lượng khai thác dầu trên thế giới Đơn vị: triệu thùng/1 ngày (Trang 38)
Bảng 1 3: Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005 - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 1 3: Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005 (Trang 39)
Bảng 13  : Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005 Đơn vị: USD/1 thùng - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 13 : Biến động giá dầu thô năm 2004 và 2005 Đơn vị: USD/1 thùng (Trang 39)
Bảng 14: Biến động giá dầu OPEC Basket từ 1998 đến 2004 Đơn vị: USD/1 thùng - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 14 Biến động giá dầu OPEC Basket từ 1998 đến 2004 Đơn vị: USD/1 thùng (Trang 39)
Bảng 15: Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô trong năm 2004 - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 15 Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô trong năm 2004 (Trang 40)
Bảng 15: Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô trong năm 2004 Đơn vị: USD/1 thùng - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 15 Giá trị và lợi nhuận một số loại dầu thô trong năm 2004 Đơn vị: USD/1 thùng (Trang 40)
Bảng 17: Biến động giá sản phẩm dầu những tháng qua - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 17 Biến động giá sản phẩm dầu những tháng qua (Trang 41)
Bảng 16: Biến động lợi nhuận chế biến dầu trên thế giới - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 16 Biến động lợi nhuận chế biến dầu trên thế giới (Trang 41)
Bảng 17: Biến động giá sản phẩm dầu những tháng qua Đơn vị: USD/1 thùng trừ FO = USD/1 tấn - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 17 Biến động giá sản phẩm dầu những tháng qua Đơn vị: USD/1 thùng trừ FO = USD/1 tấn (Trang 41)
Bảng 16: Biến động lợi nhuận chế biến dầu trên thế giới Đơn vị: USD/1 thùng - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
Bảng 16 Biến động lợi nhuận chế biến dầu trên thế giới Đơn vị: USD/1 thùng (Trang 41)
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Trang 46)
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Trang 46)
STT Tên bảng, hình vẽ Trang 1Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC 11 - Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
n bảng, hình vẽ Trang 1Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC 11 (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w