Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Quốc
Trang 3MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về mạng lưới sản xuất toàn cầu 3
I Một số khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) 3
1.1 Một số khái niệm liên quan đến GPNs 3
1.1.1 Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) 3
1.1.2 Chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCCs) 5
1.1.3 Chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs) 7
1.1.4 Cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp 7
1.2 Khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) 8
1.2.1 Mạng lưới sản xuất (PNs) 8
1.2.2 Mạng lưới sản xuất khu vực (RPNs) 9
1.2.3 Mạng lưới sản xuất quốc tế (IPNs) 9
1.2.4 Mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) 10
II Một số lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cầu 13
2.1 Lý thuyết phân đoạn sản xuất (Fragmentation theory) 13
2.2 Lý thuyết địa lý kinh tế mới giải thích sự tập trung hóa sản xuất (New economic geography) 16
2.3 Lý thuyết nội bộ hóa (Internalization theory) 17
2.4 Mô hình đàn nhạn bay (Flying-geese pattern) 19
III Đặc điểm chung của mạng lưới sản xuất toàn cầu 20
3.1 Các thành phần tham gia mạng lưới 20
3.1.1 Các công ty đầu tàu 20
3.1.2 Các nhà cung cấp địa phương 21
3.2 Kết hợp giữa tính phi tập trung và tập trung hóa sản xuất 22
3.3 Lan tỏa tri thức trong mạng lưới sản xuất toàn cầu 24
IV Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
Trang 44.1 Toàn cầu hóa kinh tế và sự thay đổi bản chất của quá trình cạnh
tranh 27
4.2 Tái cơ cấu và thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 27
4.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 28
V Vai trò của mạng lưới sản xuất toàn cầu 29
5.1 GPNs đối với doanh nghiệp 29
5.2 GPNs đối với nền kinh tế quốc gia 30
5.3 GPNs đối với nền kinh tế khu vực và thế giới 31
Chương 2: Thực trạng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu 32
I Mạng lưới sản xuất toàn cầu trong một số ngành 32
1.1 Mạng lưới sản xuất trong công nghiệp điện tử 32
1.1.1 Những thay đổi trong ngành công nghiệp điện tử 32
1.1.2 Phân công lao động trong mạng lưới sản xuất công nghiệp điện tử 34
1.1.3 Sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu trong công nghiệp điện tử 38
1.2 Mạng lưới sản xuất trong công nghiệp ô tô 42
1.2.1 Những thay đổi trong ngành công nghiệp ô tô thế giới 42
1.2.2 Phân công lao động quốc tế trong công nghiệp ô tô 45
1.2.3 Tập trung quyền lực trong mạng lưới sản xuất ô tô 49
II Mạng lưới sản xuất tại Đông á 54
2.1 Tình hình chung 54
2.2 Sự hình thành mạng lưới sản xuât Đông á 54
2.3 Một số đặc điểm của mạng lưới sản xuất Đông á 56
2.4 Vai trò của Nhật Bản trong mạng lưới sản xuất Đông á 61
2.5 Sự nổi lên của Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất Đông á 65
2.6 Đánh giá chung 66
III Sự tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất toàn cầu 67
Trang 53.1 Đôi nét về kinh tế Việt Nam 67
3.2 Chính sách công nghiệp của Việt Nam 68
3.3 Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực Đông á 69
3.3.1 Việt Nam trong mạng lưới sản xuất điện tử 69
3.3.2 Việt Nam trong mạng lưới sản xuât ô tô 71
3.3.3 Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất dệt may 72
3.4 Đánh giá chung 74
3.4.1 Kết quả đạt được 74
3.4.2 Hạn chế 74
Chương 3: Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu và gợi ý chính sách cho Việt Nam 76
I Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu 76
1.1 Sự thay đổi của các nhân tố chính tác động đến mạng lưới sản xuất toàn cầu 76
1.1.1 Tăng cường liên kết nội khối thông qua các hiệp định thương mại tự do 76
1.1.2 Sự điều chỉnh chiến lược của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia 78
1.1.3 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 80
1.2 Triển vọng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu 81
II Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong thời gian tới khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu 82
2.1 Thuận lợi 82
2.2 Khó khăn 84
III Gợi ý chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu 88
3.1 Gợi ý chính sách dành cho Chính Phủ 88
3.1.1 Tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 88
Trang 63.1.2 Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao 90
3.1.3 Phát triển công nghiệp hỗ trợ 91
3.1.4 Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 91
3.1.5 Tạo liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước 92
3.2 Gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam 93
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 93
3.2.2 Tiếp thu tri thức, công nghệ tiên tiến của nước ngoài 93
3.2.3 Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển 94
Kết Luận 95
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 96
Phụ lục 1 102
Phụ lục 2 102
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hỡnh vẽ Trang
Bảng
Bảng 3 : So sỏnh năng lực sản xuất cụng nghiệp của Việt Nam với Thỏi Lan
Biểu đồ
Biểu đồ 3 : Sự mở rộng của th-ơng mại nội ngành theo chiều dọc trong
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp, nguồn nhân lực của tất cả các quốc gia trên thế giới Hai động thái diễn ra chính trong quá trình toàn cầu hóa chính là sự tái tổ chức
và phân bổ lại hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ Nhờ sự đổi mới công nghệ và quản lý trong doanh nghiệp các hoạt động sản xuất được mô đun hóa và chuyển dần
ra bên ngoài doanh nghiệp Động thái thứ hai - sự phân bổ lại hoạt động sản xuất - diễn ra là do toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết các thị trường sản phẩm, thị trường vốn, thị trường đầu tư và dỡ bỏ các rào cản đối với dòng hàng hóa dịch vụ, dòng vốn đầu tư Hai động thái trên đã thúc đẩy sự xuất hiện của mạng lưới sản xuất toàn cầu và dẫn đến sự gia tăng chuyên môn hóa theo hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng thương mại nội ngành và bán thành phẩm Trong mô hình thương mại quốc tế mới này các doanh nghiệp đa quốc gia tăng cường mua đầu vào
và linh kiện từ các công ty nhỏ hơn trong ngành dọc Vì vậy các doanh nghiệp từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội hơn bao giờ hết để tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp và đất nước
Với bối cảnh Việt Nam, một quốc gia đang phát triển thì việc tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất toàn cầu có một ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế, thương mại và phát triển các ngành khác Tuy mạng lưới sản xuất toàn cầu xuất hiện từ những năm 1970 nhưng cho đến nay Việt Nam chưa có một chỗ đứng vững chắc trong mạng lưới này Vì vậy, với mong muốn hiểu rõ về mạng lưới sản xuất toàn cầu và triển vọng của mô hình này từ đó tìm hướng đi cho Việt Nam khi tham
gia vào mạng lưới sản xuất em chọn đề tài: “Mạng lưới sản xuất toàn cầu: thực
trạng và triển vọng”
Mạng lưới sản xuất toàn cầu đã hình thành trong rất nhiều ngành và lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm, dệt may, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, viễn thông, nông nghiệp, ngành bán lẻ… Tuy nhiên theo nhận định của riêng em, hai ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp điện tử là những ngành công nghiệp chủ chốt có khả năng thúc đẩy nền công nghiệp của một quốc gia một cách nhanh chóng Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có nhiều cơ hội phát triển công
Trang 9trung nghiên cứu mạng lưới sản xuất trong hai ngành công nghiệp này để thấy được
sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu Đây cũng chính là hai ngành công nghiệp đã tạo ra bước tiến thần kì cho khu vực Đông Á và khiến mạng lưới sản xuất Đông Á trở thành mạng lưới năng động có nhiều đặc điểm nổi trội và phát triển nhất thế giới
Để làm rõ được vấn đền này nội dung chính của khóa luận được chia thành
3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về mạng lưới sản xuất toàn cầu
Chương 2: Thực trạng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu
Chương 3: Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu và gợi ý chính
sách cho Việt Nam
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng hết sức để thu thập thông tin mới nhất, tham khảo những quan điểm, ý kiến phân tích của nhiều chuyên gia Đồng thời khóa luận cũng vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tiếp cận lịch sử… để làm rõ vấn đề Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và tài liệu nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này Em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu và tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Lớp Anh 3 – K44A – KT&KDQT
Trang 10CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TOÀN CẦU
I Một số khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs)
1.1 Một số khái niệm liên quan đến GPNs
1.1.1 Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs)
a Chuỗi giá trị (VCs)
Chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới mẻ trong quản lý kinh doanh Rất nhiều nhà kinh tế học hiện đại đã nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trên quy mô doanh nghiệp và quốc gia để đưa ra các chiến lược hợp lý, họ cũng đưa ra nhiều tên gọi khác nhau cho chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi giá trị được biết đến là chuỗi giá trị phân tích hay chuỗi giá trị gia tăng
Giáo sư Bruce Kogut trường Wharton School of Business, đại học Pennsylvania, là một trong những người đầu tiên phân tích và chỉ ra rằng VCs đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích cạnh tranh trong nền kinh tế
toàn cầu Theo Kogut về cơ bản “chuỗi giá trị gia tăng là một quá trình trong đó
công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu đầu vào và lao động, thông qua quá trình chế biến, các yếu tố này được kết hợp với nhau tung ra thị trường
và phân phối” [46] Ông cho rằng những nghiên cứu về VCs là yêu cầu cấp thiết
trong việc đề xuất hay đưa ra được chiến lược kinh doanh Công việc này có thể được xem như là đặt cược vào một thị trường cụ thể và vào một số liên kết nhất định trong chuỗi giá trị gia tăng Thách thức trong việc thiết lập một chiến lược toàn cầu là nhận ra sự khác biệt giữa các nền kinh tế, xác định được liên kết nào
và những nhân tố nào là lợi thế của doanh nghiệp, từ đó quyết định VCs nên được phân chia như thế nào Trong các nghiên cứu sau đó, Kogut đã ứng dụng khái niệm chuỗi giá trị gia tăng để thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế chủ yếu dựa trên sự tác động lẫn nhau giữa lợi thế so sánh của quốc gia và lợi thế cạnh tranh
Trang 11được đưa ra ngoài biên giới quốc gia, đồng thời nó ảnh hưởng đến quyết định xem nên tập trung nguồn lực vào những hoạt động nào trong chuỗi giá trị gia tăng
Trong những năm 1960, một số nhà kinh tế chính trị Pháp (Raikes, Jensen, Ponten) cũng đã phân tích VCs dựa trên những nghiên cứu quá trình gia tăng giá trị các nông sản xuất khẩu như là cao su, bông, cà phê, ca cao Các nhà kinh tế chính trị pháp tiếp cận VCs theo phương pháp Filiere (phương pháp chuỗi) Nhưng cách tiếp cận này mới chỉ mang tính thống kê, phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra - đầu vào tại một thời điểm nhất định, không chỉ ra được dòng di chuyển, tăng lên hay giảm xuống của các nhân tố cầu thành chuỗi Vì thế phương pháp tiếp cận này chỉ được áp dụng cho các VCs trong phạm vi nội bộ quốc gia hoặc doanh nghiệp chưa vươn ra ngoài biên giới quốc gia [56]
Năm 1985, Michael Porter, ở trường Harvard Business School cũng phát triển mô hình VCs ở cấp độ doanh nghiệp trong cuốn sách “lợi thế cạnh tranh” và sau đó ứng dụng nó làm cơ sở để xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia vào năm
1990 Theo quan điểm của Porter “chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động, giống như
một dây chuyền gồm nhiều khâu trong sản xuất Các hoạt động này trải rộng từ nghiên cứu thị trường, sản xuất bán thành phẩm, lắp ráp gia công, tiếp thị, phân phối đến dịch vụ sau bán hàng”[52] M.Porter đã phân chia hoạt động sản xuất
thành: những hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, marketing và bán hàng, dịch vụ logistic bên trong và bên ngoài (đây là những hoạt động cơ sở), những hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào mua từ bên ngoài, công nghệ, nguồn nhân lực hoặc những chức năng thiết yếu chung để hỗ trợ cho các hoạt động khác (gọi
là hoạt động hỗ trợ) Như vậy trong VCs của mình, Porter đã tách biệt các bước trong quá trình tạo ra giá trị, và mở rộng ra nhiều khu vực khác như: logistic, marketing, bán hàng, dịch vụ sau bán hàng…VCs của một công ty để cạnh tranh trong một ngành cụ thể được bao trùm bởi một dãy cá hoạt động lớn hơn mà ông
gọi là “hệ thống giá trị” Hệ thống giá trị liên kết nhiều VCs giữa các doanh
nghiệp với nhau, trong đó có các nhà cung cấp, những người cung cấp đầu vào
Trang 12phẩm trở thành đầu vào trong VCs của khách hàng, những người sử dụng sản phẩm để thực hiện các hoạt động cho riêng mình
b Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs)
Với các cách tiếp cận chuỗi giá trị như vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ khái niệm này cũng được mở rộng thành “chuỗi giá trị
toàn cầu” – GVCs “GVCs là một chuỗi sản xuất – kinh doanh trong môi trường
toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế trên toàn thế giới tham gia vào các công đoạn khác nhau trong một chuỗi thống nhất xuyên suốt từ thị trường cung ứng tới thị trường tiêu dùng toàn cầu với mục đích tạo được giá trị hiệu quả nhất cho người tiêu dùng” [41,44] Cách tiếp cận GVCs nhấn mạnh vào giá trị so sánh
của các hoạt động kinh tế mạng lại để đưa một sản phẩm hay dịch vụ khởi đầu từ
ý tưởng trải qua nhiều công đoạn sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ sau bán hàng
Nói cách khác GVCs được hình thành từ một hệ thống các VCs đơn lẻ, từ chuỗi cung tạo ra các chuỗi khác như chuỗi phân phối, tiếp thị, chuỗi giá trị từ các đại lý bán hàng Mối liên hệ giữa các mắt xích chuỗi không phải ở trong phạm vi chuỗi giá trị của một hãng mà còn với các chuỗi khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới Đặt biệt trong cơ cấu tổ chức theo chiều dọc thì liên kết hoạt động giữa các khu vực thượng nguồn với hạ nguồn sẽ quyết định hiệu quả hợp tác trong chuỗi giá trị Khi một công ty nào đó hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, họ phải tìm một chỗ đứng của mình trong các khâu của GVCs để đạt được gia trị gia tăng cao hơn Do đó, các công ty phải hướng tới một số mục tiêu chiến lược: tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm các tài sản chiến lược
1.1.2 Chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCCs)
Vào thập niên 1990, một khái niệm mới do Gereffi đưa ra có tên là “chuỗi
hàng hóa toàn cầu” - (GCCs) được coi là sự khởi đầu cho phân tích mạng lưới sản
xuất toàn cầu, kết nối trực tiếp nghiên cứu về chuỗi giá trị gia tăng với các công ty
Trang 13toàn cầu Khái niệm này dựa trên vai trò ngày càng quan trọng của người mua (chủ yếu là các nhà bán lẻ, những công ty có danh tiếng hay các nhà sản xuất mà không có nhà máy) trong việc tạo nên một mạng lưới phân tán về sản xuất và phân
phối “GCCs bao gồm mạng lưới các công ty quốc tế có liên quan tới một loại
hàng hóa, sản phẩm nhất định GCCs liên kết các doanh nghiệp, nhà nước ở khu vực địa lý này với địa phương khác trong nền kinh tế toàn cầu Những mạng lưới này mang đặc tính xã hội, có sự hội nhập khu vực, thể hiện bản chất cộng đồng của một tổ chức kinh tế Những quá trình nhất định, phân đoạn nhất định trong chuỗi hàng hóa (nút mạng) đều được kết nối với nhau Các nút mạng nối tiếp nhau trải rộng từ khâu quản lý đầu vào (nguyên liệu thô, bán thành phẩm), quản
lý nguồn lao động (bao gồm cả dự trù lao động), vận chuyển, phân phối và tiêu dùng”[40] Trong nghiên cứu của mình Gereffi đã so sánh VCs do nhà sản xuất
chi phối với VCs do người mua chi phối VCs do nhà sản xuất chi phối được hình thành do quá trình hội nhập theo chiều dọc, còn VCs do người mua chi phối đề cao vai trò của người mua, nhấn mạnh vào việc thiết kế, marketing trong các hoạt động làm quen với hệ thống sản xuất toàn cầu
Khung lý thuyết của Gereffi xoay quanh bốn trụ cột: các dòng vào – ra, vị trí địa lý, cơ quan quản lý chuỗi và các thể chế, nhưng quản lý chuỗi là khía cạnh được ông quan tâm nhiều nhất Dòng vào-ra ở đây chính là sự liên kết trong nội
bộ ngành hay liên kết giữa các ngành liên quan với nhau về nguyên liệu thô, tri thức, lao động và các chức năng khác Vị trí địa lý là yêu cầu tất yếu phải có khi hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu và phát triển GCCs Mạng lưới sản xuất càng lớn, cùng với nhiều ngành công nghiệp tham gia mạng lưới, càng giúp cho các hãng tăng thêm giá trị lợi nhuận Việc quản lý chuỗi sẽ xem xét việc các nguồn lực phải được phân bổ như thế nào và kiểm soát dòng lưu chuyển các nguồn lực này trong chuỗi Các thể chế sẽ thúc đẩy việc đổi mới, hình thành các quy tắc thương mại trong khuôn khổ của WTO, mặt khác tác động tới sự lựa chọn các mô hình cơ cấu tổ chức của các điểm trong chuỗi hàng hóa
Trang 141.1.3 Chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs)
Theo truyền thống, tất cả các khâu trong VCs có thể được thực hiện bởi một công ty nếu công ty đó đủ lớn, nhưng việc nắm giữ tất cả hoạt động tạo ra giá trị gia tăng thấp trong chuỗi làm giảm khả năng tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị cao Vì thế, công ty thường chuyển các hoạt động giá trị gia tăng thấp ra bên ngoài Những công ty tạo lập chuỗi ban đầu này được gọi là công ty đứng đầu Các công ty thực hiện các hợp đồng thuê ra bên ngoài của công ty đứng đầu tạo thành một chuỗi cung ứng (SCs)
Khái niệm SCs xuất hiện từ những năm 1980 nhưng đến những năm 1990 mới được sử dụng rộng rãi và khái niệm được mở rộng thành chuỗi cung ứng toàn
cầu (GSCs) SCs bao gồm tất cả các công việc trực tiếp hay gián tiếp đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, là một mạng lưới không chỉ gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn cả người vận tải, người lưu kho, người bán lẻ và bản thân các khách hàng [20] Một SCs điển hình bắt đầu với là việc thu mua nguyên vật liệu,
tiếp đó là vấn đề con người sử dụng vật liệu đó thông qua hoạt động sản xuất chuyển hóa chúng thành bán thành phẩm và thành phẩm, trải qua nhiều khâu lưu kho rồi được phân phối đến tay khách hàng [39] Nếu như các doanh nghiệp trong SCs đó nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, tại các khu vực khác nhau sẽ tạo nên một chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs) Do SCs bao gồm nhiều hoạt động hỗ trợ cho công đoạn sản xuất chính trong một chuỗi giá trị cụ thể nên trong chuỗi cung ứng toàn cầu không có sự tham gia của công ty đầu tàu như trong GVCs, mà chỉ nói đến hoạt động của các công ty hỗ trợ mà thôi
1.1.4 Cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp
Khái niệm cụm công nghiệp đã được các nhà kinh tế học đề cập từ rất sớm Những đóng góp của Alfred Marshall trong kinh tế học đã đưa ra 3 yếu tố hình thành nên cụm công nghiệp: có một lực lượng lao động đủ lớn, chuyên môn hóa giữa các nhà cung cấp, có khả năng lan tỏa tri thức và công nghệ Nhiều nhà kinh
Trang 15tế học khác cũng đã nghiên cứu hiện tượng này và phát triển các nghiên cứu trước
đó như: Walter Isard, Piore, Sabel, Porter, Krugman Tuy nhiên, có thể nói Porter
là người đầu tiên đưa ra một khái niệm đầy đủ về cụm công nghiệp Theo Michael
Porter “cụm công nghiệp là một nhóm các doanh nghiệp và định chế hỗ trợ cùng
tập trung gần nhau tại một vùng địa lý, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ” [52] Trong cụm công nghiệp bao gồm các doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm cuối cùng, các ngành khâu trước – khâu sau, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng, các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng Khi các cụm công nghiệp tập trung ở một quy
mô lớn hơn trong một khu vực địa lý xác định thì được gọi là khu công nghiệp Trong cuốn sách “Globalization and the Inequality of Nations, The Quarterly Journal of Economics” năm 1995, Krugman nhắc tới cụm từ “tổ hợp công nghiệp”, theo Krugman, tổ hợp công nghiệp thể hiện sự tập trung của nhóm các doanh nghiệp trong ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhiều cụm công nghiệp trong đó
Việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp
sẽ tạo ra tính cạnh tranh, là động lực của tăng trưởng, góp phần mở rộng cơ hội phát triển sản phẩm mới hay thành lập doanh nghiệp mới, đồng thời làm giảm chi phí thương mại hóa khi có sẵn nguồn lực về tài chính và kỹ năng Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng lý thuyết về cụm công nghiệp để đổi mới hệ thống kinh
tế, phát triển hệ thống doanh nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp mới Vì vậy, việc hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp
sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để một quốc gia có cơ hội tham gia vào GPNs
1.2 Khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs)
1.2.1 Mạng lưới sản xuất (PNs)
PNs là một hệ thống các doanh nghiệp liên kết, hợp tác lâu dài với nhau, qua đó cho phép các doanh nghiệp có được và duy trì các lợi thế cạnh tranh so với
Trang 16ty được xây dựng dựa trên quan hệ hợp đồng và sự tập trung về mặt không gian
Sự tin tưởng lẫn nhau là một điều kiện tiên quyết hình thành nên mạng lưới sản xuất Các thành viên tham gia mạng lưới phải hỗ trợ lẫn nhau, có thiện chí hợp tác, vì sự phát triển chung của mạng lưới trong tương lai Mỗi thành viên trong mạng lưới sẽ đảm nhận một khâu trong quá trình sản xuất mà mình có lợi thế so sánh vượt trội, tức là dựa trên sự phân công lao động PNs kết hợp sự liên kết theo chiều dọc của các hãng và mô hình mạng đóng Mạng đóng ở đây có nghĩa là mỗi một mạng lưới sản xuất đều có những điều kiện kĩ thuật, các rào cản đối với thành viên mối muốn tham gia vào Sở dĩ như vậy vì PNs đem lại lợi ích rất nhiều cho các doanh nghiệp thành viên, ví dụ như giảm chi phí sản xuất do chuyên môn hóa, tăng khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, cập nhật thông tin, tạo dựng ngân hàng
dữ liệu chung, dễ dàng đưa ra phương thức tiếp cận các thị trường mới [42]
Trong PNs một trung tâm quản lý được lập ra để phối hợp hoạt động của tất cả các doanh nghiệp thành viên ràng buộc nhau thông qua hợp đồng Công ty đứng đầu chỉ có nhiệm vụ liên kết các nhà máy, các hoạt động trong mạng lưới với nhau mà thôi, mà không hề có khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động
1.2.2 Mạng lưới sản xuất khu vực (RPNs)
RPNs cũng là một hệ thống các doanh nghiệp nhưng trong phạm vi một khu vực địa lý vượt khỏi biên giới quốc gia Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty lớn và các nhà thầu chính, nhà thầu phụ liên kết, hợp tác với nhau trong mạng lưới dựa trên sự chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế trong quá trình sản xuất, trong đó các công ty đa quốc gia đóng vai trò trung tâm Các bộ phận cấu thành của PNs là sở hữu doanh nghiệp và các quan hệ phi sở hữu Các hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm các công ty con của các công ty đa quốc gia, công ty liên doanh… Các hình thức phi sở hữu doanh nghiệp gồm hợp tác sản xuất, cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu thông qua việc cho thuê và mua sản phẩm [7]
1.2.3 Mạng lưới sản xuất quốc tế (IPNs)
Trang 17Khái niệm IPNs được nhắc tới trong các nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học như: B Michael, D.Ernst, và Stephen Haggard… bao gồm các chuỗi sản xuất theo chiều dọc trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực cũng như là mạng lưới phân phối trên toàn cầu [16] IPNs ghi lại sự mở rộng của hoạt động sản xuất quốc tế, mạng tính hệ thống hơn đồng thời cũng thể hiện việc chia tách chuỗi giá trị xuống các cấp thấp hơn đặt tại nhiều quốc gia IPNs tập trung vào phân tích chiến lược toàn cầu của các TNCs - nhân tố trung tâm của mạng lưới bằng việc trả lời 4 câu hỏi [19]:
khu vực nào?
hoạt động thuê ngoài và sản xuất nội tại công ty?
phân tán hay tập trung?
1.2.4 Mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs)
Khái niệm về GPNs đã được Dieter Ernst đưa ra trong bốn nghiên cứu riêng biệt của mình GPNs được xem là một sự phát triển vượt bậc về quản lý sản xuất gắn liền với toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ D.Ernst nhìn nhận GPNs như là “sự kết hợp hai quá trình: tái cấu trúc phân bổ về mặt địa lý ra bên ngoài biên giới quốc gia và tái tổ chức các hoạt động sản xuất ra bên ngoài biên giới công ty” [30] GPNs bao gồm cả hai khía cạnh: sự tương tác bên trong nội bộ doanh nghiệp và các hãng bên ngoài doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trong một VCs cụ thể (hình 1) Các liên kết trong nội bộ doanh nghiệp (với vai trò là công ty đầu tàu) bao gồm các chi nhánh, công ty con, các công ty liên doanh Ngoài ra, GPNs còn kết nối các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ, các kênh phân phối và cả những trung tâm nghiên cứu phát triển, và cả những liên minh chiến
Trang 18Hình 1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn: Dieter Ernst (2001), The new mobility of knowledge: Digital information
systems and global flagship networks, East-West center
GPNs là mô hình tổ hợp các tổ chức sản xuất phân tán theo địa lý với mục đích chính là tăng trưởng dựa vào các trung tâm sản xuất được chuyên môn hóa, giúp cho các hãng nhanh chóng tiếp cận được các nguồn tài nguyên, nhân công, công nghệ với chi phí thấp Nói cách khác, mục đích của GPNs là tiết kiệm chi phí Tuy nhiên lợi ích thực sự lại có được từ quá trình phổ biến, trao đổi và tiếp
Trang 19thu tri thức và công nghệ Các cơ chế này sẽ được trình bày ở phần sau của khóa luận
Có nhiều khái niệm khác nhau như đã trình bày ở trên cùng thể hiện bối cảnh hiện tại của kinh tế toàn cầu hóa, tuy nhiên mỗi một khái niệm lại có những cách tiếp cận khác nhau Nhìn từ góc độ biên giới quốc gia hay lục địa PNs có thể bao gồm các loại hình như mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs), mạng lưới sản xuất khu vực (RPNs) và mạng lưới sản xuất quốc tế (IPNs) Trước tiên chúng ta cần phân biệt giữa “chuỗi” và “mạng” “Chuỗi” nhấn mạnh vào trật tự theo chiều dọc của các hoạt động dẫn đến phân phối, tiêu dùng, duy trì hàng hóa và dich vụ Trong khi đó, “mạng” nhấn mạnh đến bản chất và quy mô mối quan hệ liên công
ty để kết nối các công ty đơn lẻ và nhóm kinh tế với nhau Vì thế có thể thấy GVCs, GCCs nhìn nhận bối cảnh kinh tế toàn cầu trên góc độ sản xuất cho phép phân biệt và nhận rõ những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao Trong khi đó GPNs đứng trên phương diện quản lý, tập trung vào phân tích sự liên kết giữa các thành viên trong mạng lưới, sự chi phối hoạt động toàn mạng lưới của các công ty đầu tàu Vì thế trong GPNs vai trò của các thể chế chính trị và kinh tế đặc biệt là các tổ chức chính phủ là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chiến lược của các công ty tại từng khu vực địa lý cụ thể Thứ hai là cách tiếp cận theo GCCs và GPNs, khi dùng thuật ngữ “hàng hóa” chỉ nói đến các hàng hóa hữu hình, chưa bao hàm được hết các hoạt động sản xuất hiện nay Chính vì thế mạng lưới sản xuất được sử dụng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tái sản xuất tri thức, vốn và lao động Thứ ba, khái niệm GPNs được sử dụng nhiều hơn
so với các khái niệm khác như IPNs hay mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia, đa quốc gia IPNs xuất phát từ các quan điểm của một chính phủ nhất định vì thế IPNs không thể hiện được toàn bộ quá trình thâm nhập vào một khu vực nhất định, hay di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác Khái niệm IPNs chưa đủ
để diễn tả các mối quan hệ toàn cầu hay khu vực đang nổi lên trong bối cảnh kinh
tế toàn cầu hiện nay
Trang 20Như vậy GPNs là một cấu trúc sản xuất vô cùng phức tạp, trải rộng trên nhiều khu vực địa lý, nhiều quốc gia Có thể nói RPNs là cơ sở ban đầu cho sự phát triển của GPNs, vì thế, một quốc gia muốn tham gia sâu hơn vào GPNs thì bước đầu phải tham gia vào RPNs
II Một số lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cầu
Mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành dựa trên sự phân công lao động quốc tế vì vậy lý thuyết lợi thế so sánh luôn là nền tảng để phân tích sự hình thành của mạng lưới sản xuất Khoảng cách về trình độ công nghệ, các yếu tố liên quan đến giá cả phần nào giải thích sự di chuyển hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, để lý giải sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cần có nhiều lý thuyết khác nữa Dưới đây tôi xin đề cập tới một số lý thuyết mới liên quan tới GPNs : lý thuyết phân đoạn sản xuất, lý thuyết địa lý kinh tế mới, nội bộ hóa và mô hình đàn nhạn bay
2.1 Lý thuyết phân đoạn sản xuất (Fragmentation theory)
Có một vài nghiên cứu về sự phân mảng sản xuất hay chuyên môn hóa theo chiều dọc nhằm giải thích sự phát triển của thương mại quốc tế Luận điểm phân đoạn sản xuất được xem là cơ sở quan trọng để giải thích sự phát triển của phân công lao động quốc tế dựa trên quy trình sản xuất hơn là dựa theo sự phân công lao động ngành Đây là một trong những lý thuyết cơ bản phân tích sự di chuyển FDI đến các nước kém phát triển để tạo ra các liên kết kinh tế theo chiều dọc và hình thành nên một hệ thống sản xuất quốc tế
Hình 2: Quá trình phân đoạn sản xuất
Trang 21PB: Khối sản xuất SL: Liên kết dịch vụ
Deardorff định nghĩa phân đoạn có nghĩa là “chia tách quá trình sản xuất
ra thành hai hay nhiều cộng đoạn mà có thể đặt chúng độc lập ở các khu vực khác nhau nhưng đều phải hướng tới sản xuất sản phẩm cuối cùng” [23] Các khối sản
xuất (PB) này được kết nối với nhau bởi các liên kết dịch vụ (SL) (hình 2) Chính
sự khác biệt về giá cả, chi phí sản xuất, trình độ công nghệ giữa các quốc gia đã tạo ra động lực để phân đoạn quá trình sản xuất ra làm nhiều khối như vậy
Thí dụ, một nhà máy sản xuất bình thường ở Nhật Bản có đủ khả năng đảm nhiềm toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đơn giản cho đến phức tạp của một sản phẩm Tuy nhiên, một vài công đoạn sản xuất lại yêu cầu kĩ thuật cao trong khi có những bước sản xuất khác chỉ đòi hởi những lao động trình độ thấp thôi Trong quy trình sản xuất nói trên, nếu bố trí các khối sản xuất một cách tách biệt về mặt địa lý như giữa Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc thì có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất
Trang 22Phân đoạn sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí khi mà chi phí SL là đủ thấp Chi phí các SL bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí về công nghệ, chi phí để liên lac và nhiều loại chi phí khác để kết hợp các khối sản xuất tại nhiều khu vực khác nhau Chi phí SL phụ thuộc chủ yếu vào trình độ khoa học công nghệ của mỗi quốc gia và phụ thuộc vào mức độ của rào cản thuế quan giữa các quốc gia Một khâu sản xuất khi được phân tách ra và đặt ở một quốc gia khác có thể phải chịu các thủ tục thông quan chồng chéo (hình 3) Đầu tiên là khi hàng hóa ở khâu trung gian được xuất khẩu từ nước A, và tiếp theo đó nó được nhập khẩu vào nước B để thực hiện bước sản xuất tiếp theo Sau khi hàng hóa trung gian này được sản xuất, gia tăng thêm giá trị tại nước B nó lại được xuất khẩu trở lại nước A Mỗi khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa đều phải làm các thủ tục hải quan Vì vậy, với mỗi một công đoạn như vậy thì chi phí và thời gian để làm các thủ tục đưa hàng hóa qua biên giới là rất lớn nếu như rào cản thuế quan, rào cản về thủ tục hải quan của mỗi quốc gia là phức tạp tốn kém Điều này sẽ làm tăng chi phí SL giữa các khu vực Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa sẽ làm giảm chi phí SL và cho phép các
Trang 23doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp chia tách các PB của họ sâu hơn nữa
để giảm chi phí sản xuất
2.2 Lý thuyết địa lý kinh tế mới giải thích sự tập trung hóa sản xuất (New economic geography)
Lý thuyết địa lý kinh tế mới do Paul Krugman giáo sư đại học Princeton Hoa Kỳ đưa ra nhằm giải thích hiện tượng tích tụ công nghiệp tại một số vùng một cách ngẫu nhiên Đồng thời lý thuyết này cũng là nền tảng cho lý thuyết tập trung hóa sản xuất được nhắc tới trong GPNs Theo lý thuyết thương mại truyền thống của Krugman, thương mại được hình thành chủ yếu dựa vào tính kinh tế theo quy mô, các khu vực tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất sẽ ngày càng
có được nhiều lợi nhuận hơn Với quy mô sản xuất lớn hơn, chi phí cận biên của sản phẩm sẽ giảm dần dẫn đến chi phí sản xuất nói chung giảm đi
Tuy nhiên trong các lý thuyết về tính kinh tế theo quy mô, krugman hình dung ra “hiệu ứng ly tâm” (đẩy các hoạt động kinh tế ra xa nhau) sẽ gặp sự đối kháng của “hiệu ứng hướng tâm” kéo những hoạt động đó đến những thị trường lớn Hiệu ứng hướng tâm này có khuynh hướng tập trung hóa các hoạt động kinh
tế Vì thế Krugman cho rằng thay vì phân tán các hoạt động sản xuất rộng rãi ra toàn cầu thì doanh nghiệp chỉ cần tập trung sản xuất tại một số quốc gia, một số khu vực và một số thành phố có mật dộ dân số cao nhưng mức thu nhập cũng cao, nơi đã có sẵn một thị trường lớn Có ít nhất hai yếu tố tạo nên những tác động tích cực của tập trung hóa Đầu tiên là năng lực của cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc tác động lớn tới chi phí SL, tiếp đó là một công ty đa quốc gia phải linh hoạt lựa chọn địa điểm để tập trung hóa sản xuất Ví dụ, trong ngành sản xuất nông phẩm, nếu nhà máy và công nhân có thể di chuyển tự do từ vùng này sang vùng khác, thì những nhà máy và công nhân này sẽ phân tán đến gần nông dân để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nông phẩm lẫn hàng công nghiệp Qua thời gian, nếu lực hướng tâm này đủ mạnh, chúng sẽ tạo ra một hiệu ứng tích lũy: những vùng, do sự tình cờ lịch sử nào đó, là nơi đầu tiên có những trung tâm sản xuất thì
Trang 24khi đó vùng khác sẽ trở thành ngoại vi Lý thuyết địa lý kinh tế mới của Krugman
đề cập đến sự hình thành các trung tâm công nghiệp một cách ngẫu nhiên
Đôi khi các tác động của phân đoạn và tập trung lại diễn ra theo hướng ngược chiều nhau, nhưng thực tế toàn cầu hóa lại đẩy nhanh cả hai quá trình Điều này dẫn tới thực trạng là một số nước sẽ được hưởng phần lớn thành quả của toàn cầu hóa trong khi các nước khác thì không
2.3 Lý thuyết nội bộ hóa (Internalization theory)
Lý thuyết nội bộ hóa giải thích mô hình các giao dịch nội bộ ở cấp độ cao trong mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế Một công ty chẳng bao giờ làm tất
cả các khâu trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra nguyên vật liệu cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng Họ thường nhập nguyên liệu hay linh kiện từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác để tiếp tục quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới Hơn nữa, ngay trong nôi bộ doanh nghiệp, các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và đặt tại các khu vực khác nhau để tận dụng lợi thế từng khu vực, tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty
Hình 4: Nội bộ hóa và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp
Trang 25Nguồn: Fukunari Kimura and Mitsuyo Ando (2004), The Economic
Analysis of International Production/ Distribution Networks in East Asia and Latin America: The Implication of Regional Trade Arrangements, Keyio
University
Do sự chia tách chuỗi giá trị ra như vậy các công ty phải đưa ra quyết định
ở phạm vi trong nước và quốc tế trong cùng một thời gian, họ phải xem xét hoạt động nào được thực hiện trong nước, hoạt động nào thực hiện ở nước ngoài Việc
ra quyết định này có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực vào lĩnh vực, vào vùng mà doanh nghiệp đã có cơ sở vật chất, năng lực cạnh tranh Hình 4 miêu tả một ví dụ đơn giản của việc ra quyết định này Một chuỗi sản xuất thông thường bao gồm nhiều hoạt động sản xuất trải rộng từ: sản xuất các phụ tùng đơn giản, sản xuất các module, lắp ráp và cuối cùng là khâu bán lẻ Với từng công đoạn sản xuất này, doanh nghiệp phải dựa trên lợi thế cạnh tranh của mình mà quyết định thực hiện công đoạn sản xuất nào tại nhà máy của mình, đồng thời cũng phải xem xét các yếu tố bên ngoài về địa lý, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ở những khu vực khác để tìm được địa điểm đặt những công đoạn sản xuất khác sao cho hợp lý Nếu các quyết định này là đúng đắn, đã được suy xét kĩ
Trang 26càng thì sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội tiếp cận với nhiều đối tác kinh doanh tiềm năng khác nhau
2.4 Mô hình đàn nhạn bay (Flying-geese pattern)
Mô hình đàn nhạn bay được đề cập đến rất nhiều khi tranh luận về sự phát triển Đông Á Khái niệm “đàn nhạn bay” lần đầu tiên được nhà kinh tế Nhật Bản Akamastu đưa ra năm 1932 Ban đầu ông mô tả mô hình công nghiệp của một nước phát triển, sau đó mở rộng phạm vi áp dụng cho mô hình công nghiệp hóa, phát triển mạng lưới sản xuất và hợp tác trong khu vực
Akamatsu biểu diễn ba bước của quá trình thương mại quốc tế là: nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu trên một trục tọa độ để thấy được trình độ phát triển kinh tế của một nước công nghiệp Trục hoành là thời gian, trục tung là sản lượng Khi biểu diễn như vậy ông thấy có 3 đường cong hình chữ V ngược giống như đàn nhạn đang bay với con nhạn đầu đàn ở điểm đổi chiều của chứ V ngược Ông cho rằng các nước đang phát triển có thể công nghiệp hóa theo mô hình đàn nhạn bay này Ban đầu các nước nên tập trung phát triển những ngành công nghiệp sơ khai hay ngành hạ nguồn rồi mới phát triển các ngành công nghiệp phức tạp Trước tiên, họ nên bắt đầu với các ngành hàng tiêu dùng không lâu bền, sau đó phát triển sang hàng tiêu dùng lâu bền, rồi đến tư liệu sản xuất
Phiên bản nhiều nước của mô hình đàn nhạn bay đã miêu tả sự bắt kịp của các nước khu vực Đông Á với các nước phát triển trong khu vực đặc biệt là Nhật Bản Ban đầu, khi Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm này thì các quốc gia đang phát triển khác nhập khẩu chúng Đến khi hoạt động sản xuất sản phẩm đó tại Nhật Bản đạt giai đoạn tăng trưởng rồi bão hòa thì xuất khẩu giảm sút, khi đó các nước đang phát triển khác bắt đầu sản xuất thay thế nhập khẩu Khi Nhật Bản mất hẳn lợi thế cạnh tranh và không sản xuất sản phẩm đó nữa, các nước đang phát triển
đó sẽ xuất khẩu vào Nhật Bản
Sự hợp tác giữa các quốc gia dựa trên ba nhóm chính: Nhật Bản đứng thứ nhất là con nhạn đầu đàn, thứ hai là các nền kinh tế công nghiệp mới Đông Á
Trang 27(Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông), và cuối cùng là các nước công nghiệp mới (ASEAN-4: Malaysia, Indonesia, Philipine và Thái Lan) Sự chuyển biến giữa các quốc gia cũng như sự chuyển biến từ ngành này sang ngành khác dựa trên lợi thế so sánh Các ngành công nghiệp được phát triển từ các ngành sử dụng nhiều lao động trình độ thấp đến các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn, rồi đến các ngành chứa hàm lượng tri thức cao Chính vì thế FDI của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hình thành nên PNs tại khu vực Đông Á
III Đặc điểm chung của mạng lưới sản xuất toàn cầu
3.1 Các thành phần tham gia mạng lưới
Một GPNs tiêu biểu bao gồm nhiều cấp bậc từ các công ty đầu tàu đóng vai trò chi phối toàn bộ mạng lưới sản xuất đến các công ty nhỏ như là các nhà cung cấp địa phương Tính đa dạng của các thành viên tham gia mạng lưới khác nhau ở phương thức tham gia và vị trí quan trọng của nó trong mạng lưới
3.1.1 Các công ty đầu tàu
Trước tiên trong GPNs có sự liên kết giữa các công ty đầu tàu Có hai loại công ty đầu tàu đóng vai trò chi phối toàn bộ hoạt động của mạng lưới sản xuất toàn cầu Loại đầu tiên là những doanh nghiệp tạo ra thương hiệu (BLs) như là Cisco, GE, IBM, Compad hay Dell Loại thức hai là các nhà sản xuất theo hợp đồng (CMs) như Solectron, Flextronics, với mục đích tạo ra các liên kết để cung cấp chuỗi dịch vụ cho các nhà tạo ra thương hiệu toàn cầu
Cisco (Hoa Kỳ) là một thí dụ điển hình của mạng lưới các nhà tạo thương hiệu toàn cầu, hãng này có 32 nhà máy trên toàn thế giới [30] Các nhà máy hoạt động độc lập nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi các tiêu chuẩn chất lượng của Cisco Sự trả rộng của các nhà máy như vậy giúp Cisco giảm được chi phí sản xuất, rút ngắn được thời gian chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến với thị trường Hơn nữa về mặt tài chính thì việc không sản xuất các khâu thấp trong chuỗi giá trị giúp cho các nhà tạo thương hiệu tăng được lợi nhuận Vì thế mà lơi nhuận của Cisco không ngừng tăng lên
Trang 28Vai trò của các nhà sản xuất theo hợp đồng trang mạng lưới được thể hiện
rõ nét qua hoạt động của Solectron – công ty sản xuất thiết bị điện tử dân dụng tại Nhật Bản Chỉ trong vài năm công ty này đã chuyển mình từ một công ty nhỏ sang một công ty lớn nhất thế giới trong ngành công nghiệp điện tử Solectron duy trì nhịp độ tăng trưởng 43% một năm trong suốt giai đoạn 2001-2005 Năm 1996, Solectron chỉ có 10 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới thì đến năm 2001 con số này tăng lên gấp 5 lần [11] Solectron tự định vị mình là công ty tạo ra sự thuận tiện cho GSCs Các BLs có thể đặt Solectron ở bất cứ khâu nào trong VCs của họ hay ở bất cứ đâu trên thế giới mà vẫn đạt được chất lượng tốt nhất, giải pháp tốt nhất để hỗ trợ cho SCs hiện tại của họ
Các hãng đầu tàu là hạt nhân của GPNs, họ cung cấp chiến lược nguồn lực
và cách thức tổ chức quản lý, tri thức và công nghệ mới cho các nhà sản xuất Vì vậy, chiến lược của các công ty đầu tàu ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phương hướng hoạt động và vị trí của các thành phần thấp hơn trong GPNs Thông thường các hãng đầu tàu chỉ tâp trung vào việc thiết kế, phát triển sản phẩm, marketing là những việc mà họ có lợi thế rồi mở rộng các hoạt động sản xuất, và dịch vụ khác ra bên ngoài Tuy nhiên một số công ty đầu tàu lại thuê ngoài cả những hoạt động sản xuất đòi hỏi trình độ công nghệ cao và hàm lượng tri thức lớn như: khâu thử nghiệm, chạy thử, kiểm tra, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với người mua, quản trị SCs, và có thể bao gồm cả thiết kế và phát triển sản phẩm
3.1.2 Các nhà cung cấp địa phương
Trong một mạng lưới sản xuất toàn cầu số lượng các nhà cung cấp địa phương là rất lớn, họ đóng vai trò làm vệ tinh của các công ty đầu tàu Hệ thống các nhà cung cấp địa phương được chia thành hai loại chủ yếu: nhà cung cấp bậc cao và các nhà cung cấp bậc thấp
Các nhà cung cấp bậc cao (ví dụ Acer - Đài Loan), làm nhiệm vụ liên kết giữa các công ty đầu tàu với các nhà cung cấp địa phương Họ trực tiếp làm việc
Trang 29với các BLs và các CMs; đồng thời các nhà cung cấp bậc cao cũng phát triển một mạng lưới sản xuất nhỏ của họ nằm trong GPNs Mạng lưới cấp dưới này cũng có thể được thiết lập trên quy mô toàn cầu Các chiến lược nghiên cứu phát triển, chiến lược marketing vẫn do các công ty đầu tàu hoạch định, còn các nhà cung cấp bậc cao đảm nhiệm toàn bộ các khâu khác trong VCs, thí dụ phối hợp các chức năng cần thiết của SCs Để làm được nhiệm vụ đó các nhà cung cấp bậc cao phải tạo ra nhiều liên kết giữa các cơ sở phân tán tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, mặt khác họ cũng phải hòa nhập vào các mạng lưới sản xuất nhỏ
Vai trò của các nhà cung cấp bậc thấp trong GPNs là không đáng kể và thiếu vững chắc Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các nhà cung cấp bậc thấp là chi phí thấp, khả năng phân phối nhanh chóng và linh hoạt Hơn thế, họ thương bị hạn chế về nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, kỹ năng và khả năng tiếp cận thị trường mới.Vì vậy, các nhà cung cấp bậc thấp hiếm khi tạo được liên kết trực tiếp với các hãng đầu tàu mà phải thông qua vai trò trung gian của cá nhà cung cấp bậc cao Điều này khiến cho vị trí của các nhà cung cấp bậc thấp dễ bị lung lay, bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị loại ra khỏi hệ thống Trong hệ thống các nhà cung cấp bậc thấp này có sự phân chia nhỏ hơn xuống các cấp tiếp theo người ta gọi là nhà cung cấp bậc 2, nhà cung cấp bậc 3, thậm chí có cả những nhà cung cấp bậc 4
Hầu như các nhà cung cấp bậc cao đều được hưởng lợi từ quá trình lan tỏa tri thức, còn các nhà cung cấp bậc thấp hiếm khi có được những lợi ích này trừ khi chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ hiệu quả đối với các nhà cung cấp bậc thấp
3.2 Kết hợp giữa tính phi tập trung và tập trung hóa sản xuất
GPNs là một mô hình bao hàm cả sự phân tán về địa lý và sự tập trung về mặt không gian Các cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ được phân bố ở nhiều địa điểm cách xa nhau về vị trí địa lý, trong đó có một số khu vực tập trung công nghiệp (cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp) hoạt động chuyên biệt đủ mạnh đóng vai trò đầu tàu trong mạng lưới Các khu vực chuyên môn hóa sản xuất ngày nay được hình thành ở cả ba khu vực chính: Châu Á, Châu
Trang 30Âu và Châu Mỹ La-tinh Tại Châu Á có các cụm công nghiệp ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ Tại Châu Âu cũng có các cụm công nghiệp ở Ireland, Trung và Đông Âu Ngoài ra Brazil, Mexico và Argentina, vài khu vực ở Carribe (Costa Rica) ở Châu Mỹ La-tinh cũng chuyên môn hóa sản xuất Sự phân tán VCs thông qua GPNs không ngừng tập trung vào một vài khu vực phát triển của thế giới Với mỗi khu vực khác nhau thì mỗi MNCs lại có những cách thức thâm nhập thị trường khác nhau, chiến lược đầu tư khác nhau, để tạo ra những nét riêng cho GPNs của họ
Thí dụ trong ngành công nghiệp điện tử các bước sản xuất được chia nhỏ
và đặt ở nhiều khu vực khác nhau Các hãng đầu tàu thuê các công ty khác sản xuất bàn phím, chuột, bộ cấp điện đến từ cả Châu Á, Mexico và ngoại vi Châu Âu trong đó chủ yếu là Đài Loan Việc chia tách VCs ngày càng phức tạp hơn Những
bộ phận đòi hỏi độ chính xác về công nghệ và nguồn vốn lớn như thiết bị lưu trữ, màn hình được sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (trung tâm của tam giác kinh tế khu vực Đông Nam Á) Còn các bộ phận khác yêu cầu thấp hơn về trình độ khoa học công nghệ được sản xuất tại các nước kém phát triển hơn như Malaysia, Thái Lan…
Trong ngành công nghiệp sản xuất ổ cứng máy tính, Châu Á tiếp nhận hầu hết các hoạt động lắp ráp và sản xuất các linh kiện đòi hỏi trình độ bậc trung và bậc thấp Việc sản xuất các linh kiện tinh xảo và hoạt động nghiên cứu phát triển vẫn do một vài khu vực chuyên môn hóa cao đảm nhiệm như Bloomington và Minneapolis (ở Minnesota) và California GPNs của Seagate ở Hoa Kỳ (một công
ty sản xuất ổ cứng máy tính hàng đầu thế giới) có 22 nhà máy trên toàn thế giới, trong đó có tới 14 nhà máy tại khu vực Châu Á Sản lượng do các nhà máy tại Châu Á đóng góp vào sản lượng chung của mạng lưới tăng lên nhanh chóng từ 35% vào năm 1990 lên tới 61% vào năm 1995 [29]
Mức độ phân tán sản xuất ra bên ngoài đang được mở rộng, nhưng để được tham gia vào GPNs các nhà cung cấp địa phương, các CMs phải tuân thủ các tiêu
Trang 31chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện hợp đồng Ví
dụ, trong ngành công nghiệp máy tính thì những nhà sản xuất tại Đài Loan, Hàn Quốc và một số quốc gia Châu Âu đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kĩ thuật
mà các hãng đầu tàu Mỹ đưa ra cho các bộ phận, linh kiện máy tính như ổ đĩa cứng, nguồn, bàn phím, bộ nhớ động
Tuy sản xuất bị chia tách ra, phân tán tại các khu vực cách xa nhau nhưng sự tập trung sản xuất trong khu vực luôn luôn tồn tại Các doanh nghiệp đặt một số khâu trong chuỗi giá trị tại các nước khác, nhưng vẫn còn vài bước khác vẫn tiếp tục được tiến hành trong nội địa Hơn nữa các hoạt động sản xuất đưa ra nước ngoài chỉ được tập trung ở một số nhóm công ty nước ngoài Lại là ví dụ về Seagate, hãng này có hơn 92% sản lượng được tạo ra ở Châu Á chủ yếu là do 3 khu vực sản xuất là: Bangkok (gần 32%), Penang (trên 30%), và Singapore (30%) [26]
3.3 Lan tỏa tri thức trong mạng lưới sản xuất toàn cầu
Trong PNs mức độ phân tán giữa các khâu sản xuất là rất lớn, vì thế để cả một mạng lưới hoạt động tốt, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các công ty trong mạng lưới VCs trong GPNs được chia nhỏ ra với nhiều chức năng cụ thể đặt tại các khu vực khác nhau để có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực
và thâm nhập thị trường Để có thể huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài các MNCs buộc phải di chuyển một phần nguồn lực của mình đến các nút mạng khác trong mạng lưới sản xuất toàn cầu Vì vậy, GPNs là một nhân tố đem lại tri thức và công nghệ cho các nhà cung cấp địa phương
Rõ ràng trong GPNs vị trí của các nhà cung cấp bậc thấp và bậc cao nói ở trên là phụ thuộc vào khả năng đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật do công ty đầu tàu đưa ra Một công ty muốn cho chỗ đứng trong GPNs cần phải có trình độ, khả năng nhất định Tuy nhiên, các công ty đầu tầu cũng cần phải chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lý tới các nhà cung cấp địa phương, giúp họ đáp ứng đầy đủ, chính xác các yêu cầu từ phía mình đưa ra Mục đích cuối cùng cũng là tạo ra một
bộ máy sản xuất hiệu quả, tiết kiệm được chi phí Do yêu cầu cạnh tranh gay gắt
Trang 32của thị trường, thị hiếu cũng nhanh chóng thay đổi, ngày một cao hơn nên các công ty đầu tàu không ngừng gây áp lực cắt giảm chi phí, đảm bảo chất lượng và thời gian giao sản phẩm Vì thế, một khi trình độ kĩ thuật, công nghệ của các nhà cung cấp địa phương đã được nâng cao thì các công ty đầu tàu lại phải truyền bá những kiến thức phức tạp hơn, công nghệ hiện đại hơn
Thí dụ, trước đây các sản phẩm điện tử thường có vòng đời từ 5 đến 6 năm, nhưng bây giờ do khoa học phát triển, vòng đời sản phẩm chỉ còn khoảng 6 tháng, thậm chí còn ngắn hơn Do đó, ngay sau khi sản phẩm mới được tung ra ở trong nước thì một thời gian ngắn sau đó nó đã được đưa ra sản xuất tại nước ngoài Một sản phẩm có thể đưa ra nước ngoài nhanh đến như vậy là do công ty đầu tàu
đã chia sẻ các thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm (ví dụ về thiết kế, tính năng, lắp ráp…) với các nhà cung cấp ở địa phương
Đương nhiên việc chuyển giao tri thức và công nghệ chưa phải là điều kiện
đủ cho quá trình lan tỏa tri thức Quá trình lan tỏa tri thức chỉ hoàn thiện khi tri thức được chuyển giao trên phạm vi quốc tế, đồng thời những tri thức được chuyển giao đó phải tạo ra được năng lực sản xuất mới cho các nhà cung cấp địa phương Tri thức lan tỏa dưới dạng hiện hoặc dạng ẩn Tri thức hiện là những kiến thức đã được hệ thống hóa, được mã hóa, thể hiện rõ ràng và truyền tải dưới dạng con số hay ngôn ngữ Do sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là Internet các loại kiến thức phổ thông này dễ dàng được tiếp cận với chi phí thấp vì thế nó
sẽ được truyền bá nhanh chóng Điều này làm thay đổi nhanh chóng cách sống, cách làm việc và cách thức hoạt động của các công ty Ngược lại tri thức ẩn là loại tri thức không thể hiện bằng lời nói, mang tính trực giác cao, không rõ ràng Tri thức ẩn phụ thuộc rất lớn vào ngữ cảnh mà nó tồn tại, đồng thời phụ thuộc vào cá nhân cụ thể do vậy khó được chính thức hóa và truyền đạt Tri thức ẩn chỉ có thể tiếp thu bằng cách tự trải nghiệm trong từng hoàn cảnh cụ thể, đầu tiên là quan sát, bắt chước rồi thực hành và đúc rút ra cho bản thân Sự lan tỏa tri thức ẩn cần phải
có quá trình huấn luyện và tiếp xúc thực tế Tri thức ẩn và tri thức hiện phụ thuộc
Trang 33này Do đặt tính dễ truyền đạt nên tri thức hiện dễ bị sao chép, vì vậy tri thức ẩn
có xu hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh nhiều hơn cho doanh nghiệp
Tri thức được chuyển giao qua nhiều con đường Đầu tiên các công ty đầu tàu chuyển giao tri thức cho các thành viên thông qua các dự án đầu từ trực tiếp (FDI), giấy phép tư vấn về công nghệ Các tập đoàn lớn như Intel, Motorola, Texas Instrument, Faichild đã thực hiện cách chuyển giao tri thức cho các công ty lắp ráp thiết bị bán dẫn theo kiểu này, từ đó đã thiết lập các chi nhánh tại Philipines và một số quốc gia khác ở Châu Á Họ sở hữu phần lớn vốn của các chi nhánh và giấy phép sau đó chuyển giao toàn bộ dây chuyền sản xuất Thứ hai, các hãng đầu tàu không ép buộc các nhà cung cấp phải mua máy móc của họ, nhưng lại đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật rất ngặt nghèo Các công ty đầu tàu đã gián tiếp gây áp lực khiến các nhà cung cấp địa phương phải mua những máy móc hiện đại hơn để nâng cao năng suất Mando một hãng sản xuất phụ tùng ô tô lớn tại Hàn Quốc đã mua một loại robot để tự động hóa quá trình sản xuất Mỗi con robot như vậy là biểu hiện của các công nghệ tối tân đã được chuyển ra nước khác Thứ
ba, các công ty đầu tàu có thể chuyển giao tri thức cho các nhà cung cấp địa phương một cách trực tiếp thông qua các hợp đồng sản xuất theo các thiết kế gốc Tri thức được chuyển giao thông qua các loại tài liệu, các bản thiết kế kỹ thuật, các bản hướng dẫn kỹ thuật và hầu hết đều không phải trả tiền Thí dụ, hãng máy bay Boeing thuê các nhà cung cấp tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc sản xuất một vài bộ phận thân máy bay, vì thế Boeing chuyển cho các nhà cung cấp địa phương một bản thiết kế chế tạo thân máy bay, các tài liệu hỗ trợ kĩ thuật để giúp
họ thực hiện các yêu cầu sản xuất Thứ tư, tri thức cũng có thể được chuyển giao thông qua việc trao đổi lao động Hàng năm các nhà cung cấp bậc thấp ở Châu Á vẫn ra nước ngoài thăm quan khảo sát các hoạt động sản xuất ở các công ty đầu tàu để học các kĩ năng sản xuất Hơn nữa, một số kĩ sư có tay nghề tại các công ty lớn trong mạng lưới cũng được đưa ra các nước khác làm việc, hỗ trợ các nhà cung cấp địa phương một thời gian Sự di chuyển lao động, học hỏi kinh nghiệm
Trang 34nước ngoài giúp cho các nhà cung cấp địa phương chỉ trong thời gian ngắn đã tiếp thu và làm chủ được công nghệ mới
IV Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu
4.1 Toàn cầu hóa kinh tế và sự thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh
Quá trình tự do hóa bắt đầu hình thành từ đầu thập niên 1970 và phát triển cao độ để phản ứng lại sự sụp đổ của chế độ tỷ giá cố định và tình trạng lạm phát tràn lan Chính phủ đã đưa ra các đề xuất tự do hóa, đồng thời các tổ chức khác: các thể chế tài chính, các sở định giá, các thể chế đa quốc gia (hiệp ước song phương, đa phương, các khối liên kết khu vực) dần dần được hình thành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xu hướng tự do hóa Tự do hóa bao gồm cả bốn khía cạnh: tự do thương mại, tự do dòng vốn, tự do chính sách đầu tư,
tư nhân hóa Tự do hóa đem lại khả năng thâm nhập thị trường, tiếp cận nguồn lực
và năng lực sản xuất bên ngoài biên giới doanh nghiệp và ngoài biên giới quốc gia
dễ dàng hơn
Quá trình tự do hóa và giảm bớt rào cản về thương mại quốc tế, đầu tư kết hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã cơ bản thay đổi bối cảnh cạnh tranh toàn cầu của các MNCs Các MNCs vừa phải tìm cách tiếp cận thị trường mới, cắt giảm chi phí sản xuất và rút ngắn vòng đời sản phẩm Toàn cầu hóa khiến cho cạnh tranh không còn hạn chế trên quy mô thị trường trong nước
mà vượt lên quy mô thị trường quốc tế, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn
4.2 Tái cơ cấu và thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
Chính sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh khiến các doanh nghiệp, các MNCs phải tìm cách thay đổi cơ cấu hoạt động sao cho linh hoạt hơn Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc đã tồn tại từ lâu trong các doanh nghiệp giờ đây được chuyển dần sang cơ cấu tổ chức phẳng theo ban đa chức năng Chính cơ cấu gọn nhẹ đó
Trang 35khiến doanh nghiệp không thể ôm đồm hết tất cả các công đoạn sản xuất mà phải tập trung vào những hoạt động sản xuất chính có giá trị cao hơn và đưa ra bên ngoài các hoạt động khác Từng doanh nghiệp cần phải tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình và xác định vị trí của mình trong GVCs Sự tái cơ cấu này có được
là nhờ vào sự phát triển của công nghệ giúp liên kết các hoạt động sản xuất đơn lẻ với nhau Cơ cấu doanh nghiệp cần phải thay đổi để phù hợp với quá trình cạnh tranh hiện tại, đồng thời sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức doanh nghiệp này cho phép doanh nghiệp chuyên môn hóa sâu hơn Vì thế, trong GPNs có sự tham gia
của nhiều loại hình công ty
4.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của GPNs Nguồn vốn FDI từ các công ty đầu tàu đầu tư vào các quốc gia khác hình thành nên sự tập trung công nghiệp tại một số khu vực nhất định từ đó tạo nền tảng để có được các liên kết bên ngoài doanh nghiệp Đồng thời FDI góp phần định hướng vị trí, vai trò của các quốc gia khác trong GPNs Hướng đầu tư FDI của nước chủ đầu tư ở các nước chủ nhà sẽ xác định lĩnh vực mà quốc gia đó tham gia vào GPNs Nhà kinh tế Nhật Bản Shojiro Tokwaga khẳng định rằng, chính FDI của Nhật Bản đã làm dẫn đến quá trình hình thành RPNs Mạng lưới này hình thành một cơ cấu sản xuất không nhằm phụ vụ tiêu dùng thị trường nội địa, mà hướng tới trực tiếp phục vụ nhu cầu thị trường Châu Âu và Mỹ FDI Nhật Bản khác với Mỹ và Châu Âu về động cơ, hình thức và tác động ảnh hưởng của đầu tư tới các quốc gia chủ nhà Trước hết, FDI Nhật Bản có xu thế hướng tới hoạt động thương mại và được thể hiện rất rõ trong các hình thức liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ mở FDI của Nhật Bản nhắm tới phát triển kinh tế của các quốc gia chủ nhà và từ đó các nước này lại tác động ngược lại, bổ sung cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản Trong khi đó, mục đích của FDI ở các nước phương Tây chỉ là tìm kiếm lợi nhuận cho các công ty của mình Vì sự khác biệt này nên GPNs của mỗi một công ty đầu tàu, tại mỗi khu vực mang nhiều điểm khác biệt nhau
Trang 36V Vai trò của mạng lưới sản xuất toàn cầu
5.1 GPNs đối với doanh nghiệp
Có thể nói mạng lưới sản xuất thể hiện sự chuyên môn hóa sản xuất cao độ Mỗi quốc gia khi tham gia vào mạng lưới sản xuất đều tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình, vì thế quốc gia nào cũng có được lợi ích Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào mức độ tham gia của quốc gia đó vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, và trình độ hiện tại của nước đó mà lợi ích đem lại cho mỗi quốc gia là không giống nhau
Hầu hết các doanh nghiệp ở những nước phát triển đều có tiềm lực mạnh vì thế họ đóng vai trò là các công ty đầu tàu trong PNs Sự phân tán sản xuất ra bên ngoài biên giới quốc gia trước tiên giúp các công ty đầu tàu dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực mới như là: nguồn nhân lực, nguyên liệu, vật liệu…Nguồn nhân lực
ở đây bao gồm cả lao động bậc thấp và lao động bậc cao Rõ ràng, nếu doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn nguyên vật liệu dồi dào, nguồn lao động giá rẻ thì chi phí sản xuất sẽ giảm Mặc dù trong mạng lưới sản xuất chỉ có sự lan tỏa tri thức từ các công ty đầu tàu sang các nhà cung cấp địa phương, tại các quốc gia kém phát triển hơn người ta vẫn có thể tìm thấy một số người có trình độ quản lý, trình độ kĩ thuật cao Do đó, việc đa dạng hóa nguồn nhân lực giúp các công ty đầu tàu có thể tập hợp được nhiều lựa chọn, có cơ hội sử dụng các nguồn lực mới giúp nâng cao khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Thứ hai, các công ty đầu tàu khi phân tán sản xuất của mình ra các thị trường nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận với các thị trường mới hơn Sở dĩ như vậy là do gần như toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm đã được đưa ra ngoài, do các nhà cung cấp địa phương đảm nhiệm nên việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm tới thị trường giảm đáng kể, hơn nữa lại
dễ dàng tránh các rào cản thuế quan
Các nhà sản xuất địa phương khi liên kết với các công ty đầu tàu (thường là những doanh nghiệp lớn, có vị trị dẫn đầu trong ngành) sẽ nâng cao được vị trí của mình trên thị trường Một đặc trưng của mạng lưới sản xuất là quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ Mỗi nhà cung cấp địa phương khi tham gia vào
Trang 37ty đầu tàu Quá trình tiếp thu tri thức này diễn ra liên tục vì thế dần dần nó sẽ góp phần tạo dựng năng lực sản xuất cho các nhà cung cấp tại các quốc gia kém phát triển hơn Ban đầu các nhà cung cấp chỉ là những người sản xuất theo mẫu gốc (OEM), nhưng sau một quá trình tiếp nhận tri thức, công nghệ lâu dài họ có khả năng chuyển sang thiết kế mẫu gốc (ODM), thậm chí có thể trở thành những nhà tạo ra thương hiệu gốc (OBM)
5.2 GPNs đối với nền kinh tế quốc gia
GPNs là biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa cao độ Trong GPNs có sự liên kết, hợp tác của nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau vì vậy GPNs tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia cùng trong mạng lưới sản xuất Sự hợp tác giữa các thành viên trong GPNs thông qua nhiều kênh có thể theo cách truyền thống là FDI, cũng có thể hợp tác theo hình thức liên doanh, hợp đồng bản quyền, hay liên minh chiến lược Các hình thức hợp tác này giúp cho các quốc gia trong GPNs thu hút sự chú ý của các nhà đầu từ nước ngoài Chính vì thế mặc dù FDI đóng vai trò hình thành nên GPNs nhưng ngược lại sự tham gia vào GPNs lại
có tác động thúc đẩy thu hút dòng FDI vào một quốc gia
Hơn nữa, việc tham gia vào GPNs cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại đặc biệt là thương mại nội ngành Chúng ta thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu sản xuất khi được chia tách ra các khu vực địa lý khác nhau Đầu ra của khối sản xuất này sẽ trở thành đầu vào của quá trình sản xuất khác Để phối hợp hoạt động trong GPNs đầu ra của từng khối sản xuất phải được trao đổi với nhau thông qua hoạt động thương mại Vì vậy GPNs càng phát triển thì trao đổi thương mại giữa các nước càng tăng lên
Nhờ có quá trình chuyển giao công nghệ mà các nước phát triển có cơ hội
để phát triển công nghiệp của mình và đuổi kịp các nước phát triển khác Ban đầu chỉ là sự thay đổi năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp đơn lẻ, nhưng nếu các
có các chính sách phù hợp thì năng lực sản xuất của toàn ngành sẽ nâng cao
Trang 38Ngoài ra quá trình tích tụ công nghiệp của GPNs góp phần hình thành nên các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung tại những nước đã tham gia vào GPNs Các trung tâm công nghiệp này tạo tiền đề quan trọng để phát triển nền công nghiệp của chính quốc gia này Vì vậy, tham gia vào GPNs giúp các nước đang phát triển tạo dựng năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp tiến tới công nghiệp hóa và đạt được tốc độ tăng trưởng cao
5.3 GPNs đối với nền kinh tế khu vực và thế giới
Có thể nói GPNs đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế khu vực và toàn cầu Sự liên kết các doanh nghiệp trong một khu vực địa lý nhất định hay trên toàn thế giới trong khuôn khổ hoạt động của GPNs tạo ra cơ hội cho tất
cả quốc gia cùng đạt được giá trị gia tăng, có được sự thịnh vượng Do đó việc hình thành GPNs sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia, rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Hơn nữa GPNs tạo ra một mạng lưới thống nhất góp phần làm cho hoạt động sản xuất toàn khu vực, toàn cầu diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu được nhiều chi phí và nguồn lực Đồng thời mức độ chuyên môn hóa trong GPNs rất cao độ hơn là trong những mô hình thương mại truyền thống nên nó tạo ra năng suất lao động cao hơn Đồng thời sự chuyên môn hóa này cũng thúc đẩy từng doanh nghiệp, từng quốc gia không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ, năng lực của mình Đó là động lực không ngừng cho sự phát triển Nếu một mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành nó sẽ thúc đẩy công nghệ, tăng năng suất lao động toàn thế giới
Nhìn chung GPNs đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, mỗi quốc gia thành viên, do đó mạng lại nhiều lợi ích cho kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn cầu GPNs đồng thời cũng tăng cường tính liên kết giữa các khu vực kinh tế với nhau, tạo ra sự chuyên môn hóa giữa những khu vực này
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI
SẢN XUẤT TOÀN CẦU
I Mạng lưới sản xuất toàn cầu trong một số ngành
1.1 Mạng lưới sản xuất trong công nghiệp điện tử
1.1.1 Những thay đổi trong ngành công nghiệp điện tử
Nền kinh tế mới bùng nổ tại Mỹ đã hình thành một xu hướng sản xuất chuyên môn hóa theo chiều dọc trong ngành công nghiệp điện tử với mức độ chuyên môn hóa cao Các công ty bắt đầu di chuyển sản xuất sang các nước có chi phí sản xuất thấp, đặc biệt là Trung Quốc Các công ty mới xuất hiện trong ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực phần cứng, phần mềm, máy tính, dịch vụ tin học, thiết bị Internet, các thiết bị di động như Laptop, hay thiết bị số hỗ trợ cá nhân đã thay đổi diện mạo của toàn ngành Trong suốt thập niên 1970 các công ty mới nổi, đặc biệt là các nhà sản xuất Chíp thế hệ mới như Intel, National Semiconductor hay AMD, Apple, Microsoft và Compad… đã tạo ra thung lũng Silicon tại California Khác với các công ty máy tính thế hệ đầu tiên (IBM, Digital Equipment ở Mỹ, Fujitsu ở Nhật Bản hay Siemens ở Đức), các công ty ở thung lũng Silicon không sản xuất toàn bộ một hệ thống máy tính mà chỉ sản xuất một vài bộ phận cốt lõi như là mạch vi xử lý, hệ điều hành Các thiết bị điện tử đều được lắp ráp từ những linh kiện tiêu chuẩn hóa ví dụ như: con chíp; hệ điều hành,
ổ đĩa, màn hình…Các linh kiện này đều được mua từ các công ty khác, rồi lắp ráp theo nhiều cách khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm riêng biệt giữa các công ty
Hệ thống sản xuất ở thung lũng Silicon là một hệ thống chuyên môn hóa theo chiều dọc cao độ [47] Một số công ty trong số đó như Intel, Microsoft, Sun hay Cisco đã có được vị trí thống lĩnh thị trường
Tăng trưởng của mô hình mới trong ngành đã làm cho số lượng các nhà thầu phụ xuất hiện rất nhiều Các nhà thầu phụ thường là những công ty nhỏ trong
Trang 40các trung tâm công nghệ cao như thung lũng Silicon, làm nhiệm vụ lắp ráp các bảng mạch với nhưng bộ phận tiêu chuẩn như: điện trở, cuộn dây, dây cáp Trong suốt thập niên 1990, một loại công ty lắp ráp mới đã ra đời gọi là nhà sản xuất theo hợp đồng (CM: contract manufacture), họ là những công ty có quy mô lớn cung cấp dịch vụ liên kết sản xuất cho các công ty tạo ra thương hiệu Tuy nhiên các quy trình sản xuất của những CM đều bị các nhà sản xuất thiết bị theo mẫu gốc kiểm soát Các CM phải đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của OEMs So với các nhà lắp ráp truyền thống, các CM cung cấp tất cả các nhân tố của quá trình sản xuất bao gồm cả xây dựng sản phẩm, lắp ráp các bảng mạch, lắp ráp hoàn thiện và cấu hình máy tính, các thiết bị khác, cũng như là mua bán, phân phối, và dịch vụ sửa chữa[48] Hãng Flextronics đã thành lập 62 nhà máy tại nhiều nước trên thế giới và xây dựng nhiều công xưởng, nhà máy chế tạo tại 70 nước Hãng SCI cũng đã có 100 nhà máy được thiết lập trên thế giới
Số lượng các nhà sản xuất theo hợp đồng trong thời kỳ 1996-200 tăng 50% và tổng thu nhập trong thời kì đã tăng lên 4 lần[10]
Thông qua quá trình mua lại, các CM đóng vai trò là người xây dựng mạng lưới, liên kết rất nhiều nhà máy với các nhà sản xuất khác trong một thị trường, một khu vực cụ thể Năm 1996, Slectron một nhà sản xuất theo hợp đồng hàng đầu, đã có mặt trên 10 khu vực trên thế giới; đến năm 2000 có gần 50 chi nhánh trên toàn cầu [53] Các CM cố gắng để có mặt tại tam giác kinh tế tư bản của thế giới và kết hợp sự điều hành của các nền kinh tế hàng đầu với công nghệ sản xuất hàng loạt ở các nước đang phát triển Đối với Bắc Mỹ, Mexico là thị trường có chi phí sản xuất thấp, Châu Á có Malaysia, Trung Quốc (Trung Quốc đang có số lượng các nhà máy của các CM lớn nhất thế giới), với Châu Âu là Hungary, Phần Lan, Cộng Hòa Séc, Romania [50]
Sự ra đời của phương thức “just-in-time” đã chuyển sự phân công lao động quốc tế truyền thống dựa trên quá trình lắp ráp thủ công và công nghệ đơn giản sang một loại hình khác Sản xuất, công nghệ và tốc độ phát triển tại những nước đang phát triển là nhỏ hơn các nước phát triển Toàn bộ quy trình sản xuất ở các khu