TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu tiểu luận ứng dụng fmea tại nhà máy fpt elead (Trang 34 - 61)

Như đã giới thiệu ở phần 3.4, việc kiểm tra chất lượng gồm hai thành phần chính là kiểm tra bán thành phẩm, kiểm tra thành phẩm.

Việc kiểm tra bán thành phẩm được thực hiện ở các công đoạn như chuẩn bị sản xuất, lắp ráp, kiểm tra tổng quát 1, sửa chữa, test 1, burn-in, test 2. Kiểm tra thành phẩm được thực hiện ở khâu kiểm tra KCS theo yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra tổng quát 2, đóng gói.

Phần lớn các lỗi xảy ra trong quy trình lắp ráp chủ yếu ở dạng linh kiệnvà tay nghề công nhân và kiểm định của nhân viên QC ghi nhận lại sản phẩm có đạt hay không. Nhóm phân tích các lỗi trên qua số liệu thống kê sau:

Theo ý kiến của quản đốc phân xưởng lắp ráp máy tính thì việc lắp ráp được thực hiện

theo các đơn hàng có khối lượng lớn từ tháng 5 tới tháng 11 nên nhóm ghi nhận và phân tích sốlượng trong các tháng này, các tháng còn lại thì sản phẩm lắp ráp tương đối ít nên nhóm không đề cập.

Hình 3.7: Biểu đồ số lượng sản xuất năm 2010 & 2011

Nhóm 07 Trang 27

Hình 3.8: Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2010

Nguồn: BP Sản Xuất – NM FPT ELEAD 2012

Kế hoạch sản xuất tăng giảm do phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng, việc này dẫn đến tỷ lệ lỗi linh kiện nhập chuẩn bị sản xuất không được kiểm soát và gây trở ngại cho công nhân lắp ráp. Nhóm đã ghi nhận lại tỷ lệ lỗi linh kiện hư và không phù

hợp so với chỉ tiêu như sau:

Hình 3.9: Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2011

Nguồn: BP Sản Xuất – NM FPT ELEAD 2012

Phân tích biểu đồxương cá lỗi thiết bị, nhóm đánh giá được tác động của lỗi này nhờ

Nhóm 07 Trang 28

Hình 3.10 : Biểu đồ xương cá lỗi thiết bị

Tỷ lệ lỗi linh kiện thay đổi theo từng tháng vào năm 2010 và 2011 là do sản lượng lắp máy theo yêu cầu kỹ thuật từng tháng khác nhau ứng với từng khách hàng khác nhau. Qua đó, ta có thể thấy nhà máy chưa có công cụ quản lý linh kiện hiệu quả và cách chọn nhà cung cấp linh kiện chưa đạt chất lượng. Nhóm thống kê lại các linh kiện

thường bị lỗi và cho ra được biểu đồ Pareto lỗi linh kiện 6 tháng cuối năm 2011 như

sau:

Hình 3.11: Biểu đồ Pareto lỗi linh kiện 6 tháng cuối năm 2011

Nguồn: Phòng QA – NM FPT ELEAD 2012

Nhóm 07 Trang 29

Đối với sản phẩm máy tính PC hiệu Elead thì máy thường bị phàn nàn về các lỗi như

RAM (bộ nhớ ngoài của máy tính), mắt đọc đầu DVD hay CD, lỗi quạt thổi làm mát CPU (bộ xử lý trung tâm của máy tính)…Trong đó, thanh nhớ RAM thường bị lỗi

không báo đúng dung lượng, không ổn định theo thời gian vận hành của máy, đầu đọc

đĩa DVD hay CD thường kén dĩa, quạt làm nguội thường bị đứt nguồn khi máy hoạt

động quá công suất. Ngoài ra, còn có các lỗi khác như lỗi dây cáp, nguồn AC không

ổn định…

Bên cạnh lỗi linh kiện được nhóm đề cập ở trên, lỗi tay nghề cũng là một lý do ảnh

hưởng đến sản lượng xuất xưởng của nhà máy. Tình hình nhân sự công ty không có công nhân kỹ thuật chuyên ngành lắp ráp máy tính cũng như không am hiểu về ngành nghề công nghệthông tin đã gây trở ngại cho việc lắp ráp máy tính cũng như khó khăn

cho nhân viên QC kiểm soát. Tỷ lệ lỗi tay nghề tăng theo sản lượng lắp ráp và tỷ lệđa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạng mẫu máy, cấu hình theo từng khách hàng khác nhau. Theo thống kê, các tháng

đầu năm 2010, tỷ lệ lỗi do tay nghề công nhân thấp là do đơn đặt hàng vào các tháng này thấp, mẫu mã cấu hình chưa nhiều nhưng ngược lại vào tháng 9 năm 2010 là tháng có tỷ lệvượt hơn định mức và cao nhất vì đây là tháng của mùa đặt hàng cao điểm của khách hàng, công nhân có tay nghề cũng như chưa được đào tạo huấn luyện chuyên

môn đáp ứng với nhu cầu khách hàng.

Hình 3.12: Biểu đồ lỗi tay nghề năm 20010

Nhóm 07 Trang 30

Sau khi dùng phương pháp não công phỏng vấn trực tiếp các nhân viên lắp ráp, nhóm ghi nhận lại nguyên nhân của lỗi tay nghềnhư sau:

Hình 3.13: Biểu đồ xương cá lỗi tay nghề

Các lỗi thường gặp về tay nghề của công nhân chiếm đa số là lỗi gắn mainboard không

đúng yêu cầu kỹ thuật, tiếp theo là lỗi ốc main khác loại, thiếu phụ kiện. Lỗi gắn mainboard sai là do công nhân không đọc kỹ sơ đồ lắp ráp, các ký hiệu bản vẽ chưa được giải thích kỹ cho công nhân khi thao tác. Lỗi ốc main khác loại là do bộ phận kế

hoạch sản xuất không điều độđúng đơn hàng, quy trình lắp ráp không được trực quan cũng như tính kỷ luật khi kiểm tra trong công đoạn sản xuất. Lỗi thiếu phụ kiện là do công nhân không kiểm tra kỹ công đoạn mình làm, bỏsót công đoạn trước và không tuân thủ theo quy định làm đúng ngay từđầu theo chủ trương của ban giám đốc nhà máy. Qua số liệu ghi nhận lại của bộ phận QA, thống kê lại số lượng từng loại lỗi và

Nhóm 07 Trang 31

Hình 3.14: Biểu đồ Pareto lỗi tay nghề 6 tháng cuối năm 2010

Trang 37

CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG CÔNG CỤ FMEA TẠI NHÀ

MÁY LẮP RÁP MÁY TÍNH FPT ELEAD

4.1 THÀNH LẬP NHÓM FMEA

Thành lập nhóm FMEA là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình thực hiện đánh giá

FMEA. Dưới sự cho phép và giúp đỡ của giám đốc nhà máy, nhóm FMEA được thành

lập và làm việc trong quá trình lắp ráp máy tính PC hiệu ELEAD. Nhóm gồm 6 thành viên, bao gồm các trưởng ca sản xuất, tổ trưởng các công đoạn chuẩn bị sản xuất, lắp

ráp, testing, KCS. Các thành viên là những người có kinh nghiệm chuyên môn, kinh

nghiệm thực tế lâu năm. Theo quy trình thực hiện FMEA, trưởng nhóm sẽ phổ biến

các kiến thức cơ bản về công cụ FMEA cho các thành viên còn lại. Do tính chất công

việc của các thành viên tại phân xưởng, nên mỗi tuần nhóm chỉ họp một lần, vào cuối

tuần, thời gian khoảng 45 phút. Mục đích của việc họp nhóm là để trao đổi, thống nhất

ý kiến của nhóm. Thành viên nào vắng mặt, sẽ được trưởng nhóm triển khai lại nội

dung của buổi họp giao ban.

Bảng 4.1: Danh sách nhóm thực hiện FMEA

STT Tên thành viên Chức vụ

1 Nguyễn Hồng Nhung Nhân viên kiểm soát chất lượng, trưởng nhóm FMEA

2 Nguyễn Văn Hưng Nhân viên KCS. Trưởng ca sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Vũ Thành Dương Tổ trưởng tổ Linh kiện.

4 Nguyễn Trung Dũng Tổ trưởng tổ Chuẩn Bị.

5 Nguyễn Đức Đại Tổ trưởng tổ Lắp Ráp.

6 Nguyễn Quốc Dũng Tổ trưởng tổ Test.

Giám sát và đánh giá kết quả đạt được bởi Giám Đốc nhà máy: Lê Văn Hải

Cách cho điểm đánh giá: Sau khi thống nhất các lỗi thường xảy ra trong quy trình, các thành viên trong nhóm FMEA sẽ nhận được một bảng đánh giá độc lập với nhau.

Trang 38

Sau đó, trưởng nhóm FMEA sẽ tập hợp lại và nếu có sự khác biệt điểm quá lớn giữa các thành viên thì điểm đánh giá cuối cùng là trung bình cộng của các thành viên.

Các thành viên trong nhóm đảm nhận công việc khác nhau tại xưởng, do đó trách

nhiệm của mọi người khi triển khai công cụ FMEA sẽ khác nhau. Các thành viên trong

nhóm sẽ hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ lẫn nhau. Nhiệm vụ cụ thể của từng người trong nhóm được phân công như sau:

- Trưởng nhóm: tổng hợp, thống nhất ý kiến của các thành viên, triển khai các bước thực hiện quy trình áp dụng FMEA cho các thành viên còn lại. Trưởng

nhóm chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn

các thành viên còn lại, các nhân viên sản xuất, giám đốc nhà máy, bộ phận kiểm

nghiệm, tổng hợp các thông tin về dạng lỗi hay xảy ra, các báo cáo về các sự cố

xảy ra tại phân xưởng. Trưởng nhóm sẽ kết hợp với các trưởng ca xây dựng các

bảng xếp hạng đánh giá mức độ mức độ nghiêm trọng (S), xếp hạng mức độ xuất

hiện (O), xếp hạng khả năng phát hiện (D). Và tiến hành đánh giá FMEA đối với

các dạng lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra.

- Trưởng ca: cung cấp thông tin về các dạng lỗi, các nguyên nhân gây ra lỗi, đánh

giá mức độ tác động, khả năng xuất hiện của các dạng lỗi, và tính hiệu quả của hệ

thống kiểm soát. Trưởng ca kết hợp với trưởng nhóm xây dựng bảng điểm xếp

hạng mức độ nghiêm trọng (S), xếp hạng mức độ xuất hiện (O), xếp hạng khả năng phát hiện (D) cho việc áp dụng FMEA trên quy trình lắp ráp máy tính

ELEAD. Hỗ trợ trưởng nhóm thực hiện việc đánh giá FMEA đối với các dạng

lỗi. Đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết đối với các dạng lỗi

có chỉ số rủi ro RPN cao cần cải tiến. Tư vấn và giám sát trong suốt quá trình áp

dụng công cụ FMEA tại phân xưởng.

- Tổ trưởng: cung cấp thông tin về các dạng lỗi, mức độ xuất hiện và tính hiệu quả

của hệ thống kiểm soát tại khu vực làm việc. Dựa vào kinh nghiệm, đề xuất các

biện pháp khắc, phòng ngừa cần thiết cho cả nhóm. Tổ trưởng tiến hành các giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp khắc phục phòng ngừa và đánh giá kết quả thực hiện cho cả nhóm.

Trang 39

4.2 LIỆT KÊ CÁC DẠNG LỖI

Tại nhà máy lắp ráp máy tính PC hiệu ELEAD, chỉ có một dây chuyền lắp ráp nên nhóm sẽ áp dụng công cụ FMEA trên quy trình sản xuất này. Dựa vào các số liệu

thống kê về các dạng lỗi hay xảy ra, bảng phân loại sản phẩm không phù hợp, hiện

trạng quá trình sản xuất. Từ đó, nhóm tổng kết các dạng sai lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất tại xưởng.

Nhóm đã liệt kê các dạng lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra theo trình tự các công đoạn trên quy trình sản xuất thực tế. Các dạng sai lỗi này được trình bày ở Bảng 4.2 để thuận lợi

cho việc thành lập bảng phân tích FMEA.

Nhóm dựa vào Hình 3.6 quy trình lắp ráp máy tính PC hiệu ELEAD để liệt kê các dạng lỗi chính thường gặp phải trong các công đoạn dưới sự trợ giúp từ các dữ liệu thu

thập được sau khi phỏng vấn đầy đủ các nhân viên lắp ráp và trưởng phòng QC. Các

công đoạn bắt đầu như nhận phiếu yêu cầu sản xuất thường không gặp trở ngại gì nhiều nên nhóm không đề cập.

Bảng 4.2 : Bảng tổng hợp các dạng lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra

Công đoạn Loại sai lỗi

3.Chuẩn bị sản xuất 3.1. Yêu cầu triển khai sai ( không rõ ràng, hợp lệ)

4.Lắp ráp 4.1. Cắm sai dây USB

4.2. Hở chân cấm Fan CPU

4.3 Gắn mainboard không đúng vị trí

4.4. Ốc main khác loại

4.5. Để sót ốc vít, kim loại vỡ (thiếu phụ kiện)

5.Kiểm tra tổng quát 1 5.1. Ram chạy không đúng theo cấu hình

5.2. Đầu đọc kén dĩa

7.Kiểm tra test 1 7.1. Lỗi đèn báo (HDD, power led..)

7.2. Nhận diện sai thông tin trong Cmos (tốc độ, dung lượng)

8.Burn - in 8.1. Mainboard bị vàng chỗ bắt ốc, các cổng giao tiếp

9.Kiểm tra test 2 9.1 Chưa active windows

10.KCS1 10.1. Dây cáp truyền dữ liệu không ổn định

Trang 40

Công đoạn Loại sai lỗi

11. Tổng quát 2 11.1. Thiếu key board hay mouse

11.2. Thiếu sách hướng dẫn, dây nguồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. KCS 2 12.1. Thiếu QC Pass và chưa format HDD

12.2. Thiếu QC Pass và đã format HDD

12.3. Sai dĩa thiếu driver main DVD…

4.3 BẢNG XẾP HẠNG

Việc xây dựng thang điểm mức độ nghiêm trọng (S), mức độ xuất hiện (O), mức độ

phát hiện (D) nhằm thực hiện bảng phân tích FMEA đối với các dạng lỗi. Sau khi

tham khảo ý kiến của các thành viên, trưởng nhóm xây dựng các bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng (S), mức độ xuất hiện (O), mức độ phát hiện (D).

Các bảng này được xây dựng dựa trên yêu cầu chức năng của quá trình sản xuất, thực

trạng quy trình sản xuất tại nhà máy và yêu cầu từ khách hàng bên ngoài.

Các bảng xếp hạng này dùng để làm cơ sở cho việc đánh giá các yếu tố S, O, D đối với

mỗi dạng lỗi hay xảy ra và tiềm ẩn ở tất cả các công đoạn trên quy trình lắp ráp tại nhà máy.

4.3.1 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ nghiêm trọng (S)

Bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng (S) được xây dựng làm cơ sở cho việc đánh giá

mức độ nghiêm trọng của mỗi dạng lỗi, đánh giá sự ảnh hưởng của sai lỗi đến các công đoạn sau trong quy trình sản xuất, đến sản phẩm và sự thỏa mãn của khách hàng. Bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng (S) trình bày ở Bảng 2.1được xây dựng dựa trên yêu cầu chức năng về mặt công nghệ, thông số quy định của sản phẩm, của quá trình sản xuất, và sự thỏa mãn khách hàng nội bộ và bên ngoài.

4.3.2 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ xuất hiện (O)

Dựa trên tỷ lệ các dạng lỗi hay xảy ra, mục tiêu chất lượng của phân xưởng, nhóm xây

dựng bảng xếp hạng mức độ xuất hiện (O). Bảng xếp hạng đánh giá mức độ xuất hiện

(O) trình bày ở Bảng 2.2 dùng để đánh giá mức độ xuất hiện các nguyên nhân của từng

Trang 41

4.3.3 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ phát hiện (D)

Dựa vào hệ thống kiểm soát hiện tại của phân xưởng, các phương pháp và phương tiện

kiểm tra trong việc phát hiện các nguyên nhân tạo ra dạng sai lỗi tiềm ẩn, nhóm xây

dựng bảng xếp hạng khả năng phát hiện (D).

Bảng xếp hạng mức độ phát hiện (D) trình bày ở Bảng 2.3dùng để đánh giá khả năng

phát hiện và ngăn ngừa các nguyên nhân tạo ra dạng sai lỗi tiềm ẩn.

4.3.4 Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa

Chỉ số rủi ro quan trọng RPN cho mỗi dạng lỗi trong các công đoạn được tính bằng

công thức RPN = S x O x D. Trong công thức đó, S là mức độ nghiêm trọng, O là mức độ xuất hiện, D là mức độ phát hiện đối với mỗi dạng sai lỗi khi đánh giá FMEA.

Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa trình bày ở Bảng 4.3 nhằm phân loại các hành động ứng với thang điểm của chỉ số rủi ro RPN. Dựa vào chỉ số rủi ro quan

trọng RPN để xác định mức độ ưu tiên hành động đối với mỗi dạng lỗi. Thang điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này được nhóm xây dựng dựa trên thực trạng sản xuất tại xưởng, đặc điểm công nghệ

của quy trình sản xuất. Dựa vào thang điểm chỉ số RPN, mỗi dạng lỗi sẽ có hành động

khắc phục, phòng ngừa hay không làm gì trong quá trình đánh giá FMEA.

Nhóm đã đọc và tìm hiểu một số tài liệu tham khảo nói về phương pháp 6 sigma và mối tương quan giữa chỉ số sigma và chỉ số RPN. Sau khi giải thích với Ban Giám

Đốc và tìm hiểu về trình độ công nghệ hiện tại của nhà máy, nhóm đưa ra bảng tiêu

chuẩn chỉ số RPN tương ứng với mức độ hành động là phòng ngừa hay khắc phục như

sau: Bảng 4.3 : Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa Thang điểm RPN Biện pháp hành động Nhỏ hơn 30 Không cần có hành động 31 đến 100 Hành động phòng ngừa 101 đến 1000 Hành động khắc phục

Trang 42

 Định nghĩa hành động phòng ngừa (theo điều khoản 8.5.3 ISO 9001:2000).

Tổ chức phải xác định các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù

hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa được

tiến hành phải tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn.

 Định nghĩa hành động khắc phục (theo điều khoản 8.5.2 ISO 9001:2000).

Tổ chức phải thực hiện hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hơp để

ngăn ngừa sự tái diễn. Hành động khắc phục phải tương ứng với tác động của sự

Một phần của tài liệu tiểu luận ứng dụng fmea tại nhà máy fpt elead (Trang 34 - 61)