1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi

104 690 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 13,06 MB

Nội dung

Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi

Trang 1

rơNG ƯNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

KHOA KINH TE NGOẠI THƯƠNG

POREIGN TRÍ1DE UNIVERSITỴ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM-NAM PHI

Giáo viên hướng dán Sinh viên thục hiện Lớp

! r «lí- VlễN

ỊĩSUtv.' OAI H Ó C NC.SẠ1 THUOIiC

HÀ NỘI - 2003

ThS Phạm Thu Hưong Nguyễn Lệ Quyên

AO - K38D - KTNT

Trang 3

1 Điểu kiện tự nhiên của đất nước Nam Phi Ì

2 Cơ cấu dân số và lao động của Nam Phi 4

a Cơ cấu dân số của Nam Phi 4

b Cơ cấu lao động của Nam Phi 6

3 Điều kiện lịch sứ và văn hoa của Nam Phi 8

a Lịch sử Cộng hoa Nam Phi 8

b Những nét văn hoa nổi bật của đứt nước cẩu Vồng 9

4 Chính sách ngoại giao và quan hệ của Nam Phi với các tổ chức, nhóm

nước và các nước trên thế giới l i

a Chính sách đối ngoại của Nam Phi l i

b Quan hệ đôi ngoại của Nam Phi với một số nước, nhóm nước và các tổ

chức kinh tế chính trị trên thè giới 13

l i V À I N É T V Ế N Ế N KINH T Ế N A M PHI 17

1 Tình hình phát triển kinh tế Nam Phi 17

2 Ngoại thương và chính sách ngoại thương của Nam Phi 19

3 Một số đặc điểm, tập quán cần chú ý khi làm ăn với Nam Phi 24

C H Ư Ơ N G l i : T H Ự C T R Ạ N G Q U A N H Ệ T H Ư Ơ N G M Ạ I V I Ệ T N A M

-N A M PHI T R O -N G T H Ờ I GIA-N QUA 26

Trang 4

ì V À I N É T V Ế Q U A N H Ệ T H Ư Ơ N G M Ạ I V I Ệ T NAM- N A M

PHI 26

1 Những tiền đề lịch sử của quan hệ Việt Nam- Nam Phi 26

2 Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ thương mại với Nam Phi

nhìn từ góc độ Việt Nam 27

3 Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam

nhìn từ góc độ Nam Phi 30

l i T H Ự C T R Ạ N G Q U A N H Ệ T H Ư Ơ N G M Ạ I V I Ệ T N A M - N A M PHI

a Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều 33

b Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa ĩ nước theo ngành hàng 35

c Phương thức buôn bán và thanh toán giũa 2 nước 45

2 Đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi 47

3 Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi 48

a Những thành tựu và thuận lợi đối với Việt Nam và Nam Phi khi phát triển

quan hệ thương mại này 48

b Những khó khăn trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam

-Nam Phi trong thời gian tới đối với các doanh nghiệp Việt -Nam

1 Khả năng phương hướng xuất khẩu vào thị trường Nam Phi 58

ứ Phân tích chung khả năng tăng cường xuất khẩu của Việt Nam vào thị

trường Nam Phi 58

Trang 5

b Khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang Nam Phi 62

c Khả năng xuất khẩu hàng nông sản sang Nam Phi 64

d Khả năng xuất khẩu một số ngành khác 65

2 Triển vọng đầu tư vào thị trường Nam Phi 66

ró CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM - NAM PHI TỪ G Ó C Đ Ộ N H À N Ư Ớ C V À DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM 69

ỉ Các giải pháp vĩ mô 69

ít Ký kết và thực hiện nghiêm túc các hiệp định song phương vé thúc đẩy

quan hệ thương mại giữa hai nước 69

b Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp nhà nước 70

c Ban hành chính sách đầu tư hấp dẩn 75

d Mật số giải pháp vĩ mô khác 75

a Các giải pháp vi mô chung 76

thị trường Nam Phi 80

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

'Danh ăáeh các từ ữiit tắt

1 AGOA (Aírican Growth and Opportunity Act) - Đạo luật cơ hội và phát triển cháu Phi

2 ANC (Aírican National Congress) - Đảng đại hội dân tộc Phi

3 A U (Aírican Union) - Liên minh châu Phi

4 E U (European Union) - Liên minh châu Âu

5 N A M (Non-aligned Movement) - Phong trào không liên kết

6 N E P A D (New Partnership for Africa's Development) - Cộng đồng phát triển khu vực nam châu Phi

7 O A U (Organization of Aírican Unity) - Tổ chức thống nhất châu Phi

8 SACU (Southern Aiíican Customs Union) Liên minh Hải Quan Nam Châu

Phi

9 SADC (South Aííica Development Community) - Cộng đổng phát triển kinh tế châu Phi

lo.SÍP (Strategic Inveslment Projects) - Các dự án đẩu tư chiến lược

11 WB (World Bank) - Ngân hàng thế giới

12.WTO (World Trade Organization) - Tổ chức thương mại thế giới 13.LHQ - Liên Hiệp Quốc

14.ĐTNN - Đẩu tư nước ngoài

15.XNK-Xuất nhập khẩu

16.XK-Xuất khẩu

17.NK-Nhập khẩu

Trang 7

Mồi mồ đẩu

Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của m ọ i quốc gia trên thế giới H ộ i nhập kinh tế quốc tế cũng là một nội dung quan trọng của xu thế toàn cầu hóa kinh tế Nói hội nhập là nhấn mạnh đến tính chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoa Quá trình toàn cầu hoa đang diễn ra mạnh mẽ vừa tạo

cơ hội cho hợp tác phát triển, vừa đặt các nước và các nền kinh tế yếu vào

vị thế dễ bị tổn thương, chịu nhiều thua thiẳt trong sự cạnh tranh không cân sức và thiếu bình đẳng Các nước đang phát triển trong đó có Viẳt Nam đang đứng trước những vận hội cùng thách thức Trong bối cảnh đó, viẳc củng cố và tăng cường quan hẳ đoàn kết và hợp tác nhiều mặt giữa các nước đang phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng

Khẳng định tẩm quan trọng của hội nhập quốc tế, Đảng và nhà

nước ta đã đưa ra đường lối chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế quốc

tế đúng đắn được thể hiẳn rõ ràng trong các Nghị Quyết của Đảng Sau gần 17 năm thực hiẳn, quá trình hội nhập quốc tế của Viẳt Nam đã có những biến đổi sâu sắc Viẳt Nam đã mở rộng quan hẳ ngoại giao với 167 nước, mở rộng quan hẳ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết hiẳp định thương mại với hơn 80 nước Viẳt Nam cũng tích cực tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đưa hội nhập kinh tế quốc tế lèn một tầm cao mới

Viẳt Nam nhận thức rõ viẳc mở rộng quan hẳ kinh tế - thương mại không hạn chế với một số quốc gia nào, m à cần chú trọng tới tất cả các thị trường Châu Phi là một trong những thị trường nằm trong chiến lược phát triển quan hẳ kinh tế - thương mại đó của Viẳt Nam Châu Phi - một thị trường rộng lớn với 800 triẳu dân đang trong giai đoạn tái thiết và phát triển là lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh trên toàn thế giới Nam Phi là một quốc gia phát triển bậc nhất tại Châu

Trang 8

Phi và có ảnh hường lớn về kinh tế chính trị tại lục địa đen này Sức tiêu thụ của thị trường này không hề nhỏ thể hiện ở k i m ngạch nhập khâu hàng năm vào khoảng 29 tỷ USD Tại thị trường Châu Phi, Nam Phi là quốc gia nhập khẩu nhiều nhửt hàng hoa của Việt Nam Lý do là thị trường này có cơ cửu, chửt lượng và chủng loại hàng nhập khẩu tương đối phù hợp với trình độ sản xuửt của các nhà cung cửp Việt Nam Bên cạnh

đó, vì Nam Phi là quốc gia cửa ngõ Châu Phi nên khi quan hệ kinh tế thương mại song phương phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng cơ hội thâm nhập vào một thị trường Châu Phi giửu tiềm năng

-Có thể thửy Nam Phi là một thị trường tiềm năng cần được nhìn nhận và nghiên cứu nghiêm túc để có những giải pháp đúng đắn trong việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại song phương

Với những lý do trên, em đã chọn viết khóa luận với đề tài:

" T r i ể n vọng phát triển quan hệ thương m ạ i Việt Nam - Nam Phi"

Đ ề tài tập trung vào việc đánh giá nghiêm túc thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước, làm phong phú thêm hiểu biết về nền kinh tế Nam Phi, củng cố mối quan hệ đã có và đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy, nâng cao chửt lượng mối quan hệ này

Khoa luận bao gồm các nội dung sau:

Chương ì: Giói thiệu về đửt nước và nền kinh tế Nam Phi

Chương l i : Thực trạng quan hệ thương m ạ i Việt N a m - Nam P h i

trong thời gian qua

Chương IU: T r i ể n vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương m ạ i

Việt Nam - N a m P h i

Trang 9

Em xin gửi lòi cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Phạm Thu Hương, giảng viên trường Đ ạ i Học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Xin gửi đến các cô chú đang công tác tại Vụ Châu Phi - Tây Nam

Á, Cục xúc tiến thương mại, gia đình và bạn bè lời cảm ơn chân thành

Do thời gian và lượng thông tin thu thập được còn hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sễ thông cảm và góp ý từ thầy cô và các bạn

Sinh viên

Nguyễn Lệ Quyên

Trang 10

Triển vọng phát triển quan hệ thương mai Việt Nam - Nam Phi

C H Ư Ơ N G ì: GIÓI THIỆU VỀ Đ Ấ T N Ư Ớ C V À NEN KINH TẾ

CỘNG HOA NAM PHI

ì GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC NAM PHI

1 Điều kiện tự nhiên của đất nước Nam Phi

Nằm ở phía nam con sông Limpopo, Nam Phi là nước xa nhất thuộc miền nam lục địa Phi, giáp Đ ạ i Tây Dương ở bờ biến phía Tây, Â n Đ ộ Dương ở

bờ biển phía Đông, giáp với Mozambique về phía Đông Bắc, với Dimbabwe và Botswana ở miền Bắc và Namibia ở phía Tây Bắc Tổng diện tích của Nam Phi

Nam Phi được chia làm 9 tỉnh: Eastern Cape, Free State, Gauteng, KwaZulu-Natal, Mpumalanga, North-West, Northern Cape, Northern Province

và Western Cape Pretoria là thủ đô hành chính còn Johannesburg là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế chính Một khu vực quan trọng khác nơi diễn ra các hoạt động kinh tế là vùng Sandton, vùng ngoại vi thành phố Johannesburg Cape Town là một thành phố thu hút khách du lịch và đây cũng

là nơi khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước Ngành công nghiệp in và xuất bản phát triển mạnh mẽ nhất tại Cape Town Thành phố Durban lại khác hẳn so với các nơi khác bởi một bầu không khí mang dậm ảnh hưởng của nước Anh Durban có cảng biển nhộn nhịp nhất Nam Phi và là trung tâm của ngành lâm nghiệp và mía đường

Đất nước Nam Phi được thiên nhiên ưu đãi với khung cảnh tự nhiên huy hoàng K h i nói đến Nam Phi người ta thường nhắc tới hình ảnh núi cao, biển

Lệ Quyên A13 K38D Ì

Trang 11

rộng, các bãi đá nhấp nhô, các khu rừng hoang sơ rậm rạp hay các thảo nguyên mênh mông Với 3000 km bò biển và các khu rừng nguyên sơ Nam Phi có một hệ động thực vật dưới biển và trên cạn võ cùng phong phú Nam Phi có bốn vùng địa lý chính: đó là dải bờ biển trải rộng từ vịnh Alexander ớ bờ biến phía tày tới vịnh Koisi ở bờ biển phía đông và một hệ thống sa mạc và các khu rừng cận nhiệt đới, các rặng núi thuộc Great Escarpment (Vách núi lớn) Còn lại cao nguyên đất liền trải theo hình bán nguyệt, vùng đất trũng cận nhiệt đói nằm ở rìa bẩc của đất nước

Nằm về phía nam của đường xích đạo, Nam Phi có các mùa ngược lại so với bán cẩu bấc M ù a xuân và mùa hạ của Nam Phi bẩt đầu từ tháng Chín đến tháng Ba, m ù a thu và m ù a đông từ tháng Tư đến tháng Tám

Khí hậu Nam Phi thuộc nhiệt đới và cận nhiệt đới Do nằm ở giữa dòng biển lạnh Benguela từ Đ ạ i Tây Dương và dòng biển ấm Agulhas từ Â n Đ ộ Dương nên khí hậu Nam Phi còn rất đa dạng, nó hoàn toàn tùy thuộc vào địa điểm m à bạn dừng chân Vùng đất liền sâu trong lục địa nóng và khá ẩm vào mùa hè và khô vào mùa đông M ù a đông tại Gauteng nhiệt độ xuống dưới 0°c vào ban đêm trong khi ban ngày nhiệt độ có thể vượt quá 30°c Lượng mưa trung bình hàng năm tùy theo vùng từ 60 đến 2000 mm Hàng năm lượng mưa tại khu vực Gauteng lên tới 720 mm trong khi lượng mưa tại Cape Town chỉ là

Trang 12

Triển vọng phát triển quan hè thương mai Viết Nam - Nam Phi

Ớ các vùng cao nguyên nắng cháy mùa hè thường xảy ra hiện tượng rất

kì thú: vào khoảng 4 giờ chiều, các đám mây đen sậm xịt xuất hiện làm bầu trời trong xanh chuyển thành màu xám ảm đạm Từng đạt sấm ầm ầm nổ tiếp đến là từng chùm tia chớp lóe sáng r ồ i mưa đổ xuỡng x ỡ i xả như thác Sau khoảng một đến hai tiếng trên bầu trời xanh xuất hiện chiếc cầu vồng rực rỡ Nam Phi là một quỡc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào và quí giá bao gồm vàng, k i m cương, platinum, uranium, đổng, than đá, sắt, muỡi, khí dỡt, rừng, đất đai màu mỡ và các nguồn nước ngầm Trữ lượng các nguồn tài nguyên quí này là khá lớn: trữ lượng mangan chiếm 8 2 % trữ lượng thế giới, bạch k i m chiếm 6 9 % , crôm chiếm 5 6 % , k i m cương chiếm

2 4 % Việc phát hiện ra k i m cương tại Nam Phi vào những năm 1860 và vàng vào những năm 1880 đã làm thay đổi lịch sử của quỡc gia này

Bảng 1: Khí hậu tại một số thành phố chính ở Nam Phi

Thành phó Nhiệt độ trung bình hàng ngày Lượng mưa

Nguồn: Khám Phá Nam Phi - Đại Sứ Quán Nam Phi

Nguyền Lệ Quyên A13 K38D ì

Trang 13

Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi

2 Cơ câu dân số và lao động của Nam Phi

Cơ cấu dãn sô của Nam Phi

Đất nước Nam Phi được mệnh danh là đất nước Cầu Vồng, một hợp chủng quốc của nhiều sắc tộc gồm Đen, Trắng,  n Độ Trung Quốc,  u và Phi X ã hội Nam Phi bao gồm người gốc Phi, các thế hệ người  u và một dòng thứ 3 với nhiều nguồn gốc khác nhau- được gọi là nhóm Đ a sắc Màu Tổng dân số Nam Phi vào khoảng 43,6 triệu người và đang tăng trưởng với tốc độ 1,4%/nãm Trong tổng số 43,6 triệu dân thì 7 7 % là người da đen, 1 0 % người

da trắng, 3 % gốc châu Á, 9 % đa nguồn gốc Phần lớn dân cư Nam Phi thuộc loữi trẻ Đ a số người da trắng và 6 0 % người da đen theo đữo Thiên Chúa ngoài

ra ở Nam Phi còn tồn tữi tôn giáo khác như Hindu, và đữo Hổi

Cộng đổng da đen Nam Phi bao gồm chủ yếu người Sotho (Nam Sotho, Bapedi, Tsvvana) và người Nguni (Xhosa, Zulu và Swazi) Cách đây 2000 năm,

họ có chung tổ tiên vốn là làn sóng người da đen di cư từ miền nam đến trung Phi Những người Nguni đầu tiên an cư lữc nghiệp rải rác ớ các ngôi làng trang trữi trong khi người Sotho sinh sống tập trung ở các khu dân cư và thị trấn Rất nhiều thủ lĩnh chính trị của Nam Phi trong đó có tổng thông Nelson Manđela

là người Xhosa

Mặc dù Nguni và Sotho chiếm phần lớn số người da đen ở đày nhưng còn có nhũng cộng đồng khác như: người Shangaan-Tsonga không thuộc cả hai nhóm chính nêu trên hay nhóm người bí ẩn Venda thuộc 30 bộ tộc, trong

đó có Lemba vốn đã được coi là một trong những bộ tộc đã bị diệt vong của Israel

Người Zulus là nhóm bộ lữc lớn nhất ở Nam Phi hiện đang sinh sống chủ yếu tữi tỉnh KwaZulu-Natal Người Xhosa coi Eastern Cape và một số vùng thuộc Western Cape là lãnh địa truyền thống, còn người Sotho và Tswana

Nguyền Lệ Quyên A13 K38D

Trang 14

vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi

lại chọn Northern Cape, North West và gần như cà Free State làm nơi cư ngụ cho mình Người Venda, Lemba, Pedi, Shangaan va Ndebele lại tập trung tại Mpumalanga và Limpopo Ngoài ra, khi tới sa mạc Kalahari, chúng ta có thê

gặp người San- những người m à tổ tiên họ đã tạo ra nghệ thuật khắc trên đá ờ

nhiều m i ề n đất của Nam Phi

Người da màu sống chủ yếu ở tểnh Western Cape bao gồm một phần thuộc những tiểu nhóm khác nhau như: Cape Malays và phần lớn cộng đổng

200 000 người hiện ở khu Bo-Kapp của Cape Town Ở hai tểnh Northern và Eastem Cape còn có các cộng đổng da màu khác

Cũng giống như người da đen, cộng đồng người Nam Phi da trắng nói tiếng A n h và tiếng Aírikaans cũng có sự khác biệt rõ ràng về văn hóa Người Nam Phi gốc  u có nguồn gốc từ Hà Lan, Pháp, Đức di cư tới Cape Town vào năm 1652 trong khi người Nam Phi gốc Anh phẩn lớn có tổ tiên là người Anh tới định cư tại Nam Phi vào năm ] 820

Từ đó tới nay, Nam Phi vẫn là quốc gia thu hút rất nhiều người nước ngoài trên khắp thế giới tới sinh sống trong đó có một cộng dồng khá lớn người Do Thái, chủ yếu có nguồn gốc từ Đông  u cũng như Italia, H i Lạp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Đức, Libăng, Hungary, Séc, Nam Tư, Trung Quốc, Nhật Bản Nam Phi còn có số dân cư gốc An Đ ộ lớn nhất trên thế giới (ngoài An Độ)

Các vùng mỏ và nhà máy của Nam Phi thu hút số lượng lớn những người di dân từ các nước lân cận Theo ước tính năm 1995 tổng số người di cư bất hợp pháp sang Nam Phi vào khoảng 5,5-8 triệu người Việc rất nhiều người

di cư dừng chân tại các thành phố và sự tan rã của nền kinh tế nông thôn đã khiến tốc độ đô thị hóa tại Nam Phi diễn ra nhanh chóng Ư ớ c tính có khoảng

Nguyền Lệ Quyên A13 K38D 5

Trang 15

Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam • Nam Phi

6 0 % dân số sống tại thành thị Điều này lại khiến cho tỉ lệ thất nghiệp và vô gia cư tăng lén làm cho an ninh xã hội không được ổn định

Cơ cấu lao động của Nam Phi

Hiện nay Nam Phi có 15 triệu lao động trong đó số lao động phục vụ trong ngành nông nghiệp chiếm 3 0 % , công nghiệp 2 5 % và dịch vụ là 4 5 % Thất nghiệp đang trồ thành vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế Nam Phi ước tính vào khoảng 4 0 % dân số trong độ tuổi lao động thất nghiệp (theo số liệu năm 1995) Con số chính xác khó có thể ước đoán vì có một số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp đã và vần tìm đường sang Nam Phi với h i vọng

k i ế m việc làm

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống đáng kể ở mức 29,5% (số liệu năm 2001) Do tỉ lệ thất nghiệp vần cao nên lao động ở Nam Phi tương đối rẻ Những lao động không có tay nghề hoạt động trong các ngành sản xuất chiếm tỉ lệ thấp Mức lương trung bình cho một công nhân là 1000Rand/l tháng (1USD = 7,78 Rand) và cho kĩ sư là 10.000R Thông thường mức lương tại Gauteng thường cao hơn 2 5 % so với các vùng còn lại Các công nhãn thường được trả theo giờ hoặc theo tuần Quản lý hay giám đốc thường được trả lương theo tháng

Mặc dù lao động của Nam Phi tương đối rẻ nhưng những nhà đẩu tư quan tâm hơn cả là việc nâng cao chất lượng công việc Năng suất lao động hiện nay còn thấp và đặc biệt là lao động không có tay nghề đang hoạt động trong các ngành sản xuất còn cẩn phải đào tạo thêm rất nhiều Đáng tiếc là cho tới hiện nay, chưa có tổ chức cung cấp nguồn lao dộng của chính phủ được thành lập để giải quyết vấn đề này

M ộ t trong những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng lâu dài của Nam Phi là thiếu nguồn lao động lành nghề Tuy số lao động thực tế tăng lên

Nguyền Lệ Quyên A13 K38D 6

Trang 16

nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu đối với những ngành áp dụng các công nghệ hiện đại Trong thời kì 1980-1995, tỉ lệ lao động lành nghề là 12,5% và

đã tăng lên 18,6% năm 2001 Theo dự đoán tỉ lệ này sẽ tăng lên tới 23,5% trong giai đoạn 2012-2016 (xem bảng 2)

A I D S đang lan rộng tại Nam Phi và nó cũng một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ tử tăng lên, tỉ lệ sinh giảm xuống Đặc biệt tỉ lệ tử đối với lao động lành nghề có xu hướng tăng trong khi Nam Phi đang thiếu nguển lực quan trọng này Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với việc phát triển lực lượng lao động và ổn định kinh tế của Nam Phi trong những năm tới đây

Bảng 2: Nhân khẩu học và phát triển thị trường lao động Nam Phi

Nguồn: Long-term Prospects for the South Aỷrican Economy 2002-2016

Ngân hàng ABSA

Trang 17

3 Điều kiện lịch sử và văn hóa của Nam Phi

a Lịch sử của cộng hòa Nam Phi

Những cư dãn đầu tiên của Nam Phi là những thổ dân thuộc tộc người San và người Khoikhoi Hai dân tộc này đã kết thông gia và cùng chung sống lấy tên la Khoisan Họ sống cách đây 2000 năm

N h ó m người châu  u đầu tiên đặt chân lẽn Nam Phi là người Bổ Đào Nha Vào năm 1457 một nhóm người Bồ Đào Nha đã khám phá ra một vùng đất m à ngày nay mang tên là M ũ i Hảo Vọng Đ ế n giữa thế kỷ 17 các thương gia Hà Lan cũng góp phần vào việc thăm dò vùng đất mẩi và họ đã xây dựng khu định cư đầu tiên tại M ũ i Hảo Vọng Người H à Lan tiến dẩn lên phía Bắc

và tấn công người Khoisan bằng bạo lực và dịch bệnh Đ ế n cuối thế kỷ 18 thế lực của người H à Lan lu mờ dần và người Anh đã nhẩy vào giành quyển kiểm soát Cape từ tay người Hà Lan

Những kẻ xâm lược da trắng dã thực hiện các kế hoạch như cưỡng bức

di dân hay triệt hạ một số bộ tộc đã khiến cho Nam Phi rơi vào tình trạng bạo động Một số bộ tộc tan rã, một số bị bắt làm nô lệ, một số may mắn trốn thoát Trong tình trạng hỗn loạn đó, người phi gốc Hà Lan dã thực hiện một cuộc di dân lẩn nhằm thoát khỏi sự thống trị của quân Anh Những người Phi gốc hà lan này đã đánh bật người Zulu trên những vùng họ đến và thành lập nền cộng hòa Boer (người Phi gốc H à Lan) Tuy vậy, nền cộng hòa này cũng dần bị người Anh thôn tính K h i k i m cương được phát hiện ở Kimberley thì sự kháng cự của người Hà Lan trở nên mạnh mẽ hơn và trong cuộc chiến này chiến thắng thuộc về người Boer Người Anh rút khỏi vùng đất này cho tẩi khi mạch quặng vàng khổng l ồ được phát hiện ở khu vực Johannesburg và cuộc chiến Anglo-Boer lẩn hai diễn ra N ă m 1902 người Boer đã cạn kiệt sức lực và phải đầu hàng

8

Trang 18

Triển vọng phát triển quan hê thương mại Việt Nam - Nam Phi

N ă m 1910 Liên Bang Nam Phi được thành lập và thông qua pháp chế về vấn đề chủng tộc nhằm hạn chế quyển của người da đen và là nền tảng cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi Từ năm 1948, người Aírikan (người Phi gốc Âu) đã thống trị Nam Phi về phương diện chính trị và Đảng quốc gia cực đoan luôn củng cố quyền lực của người da trầng cho đến hết năm 1994 dưới chế độ apacthai, mỗi cá nhân đều bị phân chia theo giai cấp theo mầu da của mình Bất luận được sinh ra ở đâu, những người da đen đểu bị xếp vào 10 nhóm bộ tộc bị truất quyền sở hữu hoàn toàn và bị ném vào những nơi cằn cỗi thuộc vùng nông thôn những vùng đất này hầu như không có cơ sở hạ tầng, không có công nghiệp và vì thế không thể sản xuất lương thực cho cộng đổng dân cư da đen Khó khăn tràn ngập và lan rộng, nhiều gia đình phải trỏ về khu lều ẩm thấp nơi m à trước kia họ đã bị đuổi khỏi Lãnh tụ Mangosuthu Buthelezi là người chủ đạo phong trào Inkatha đã hết sức nỗ lực đoàn kết các lãnh tụ da đen nhưng đã thất bại Sự phán kháng của những người da đen đã trớ thành các cuộc tấn công, biểu tình tập thể và đã được quốc tế ủng hộ Đ ế n năm

1989 hầu hết các luật lệ apacthai được phá bỏ, tù nhân chính trị được phóng thích và các cuộc đàm phán đã diễn ra Một chính phủ đa chủng tộc được thành lập Các cuộc bầu cử tự do được tổ chức đem lại thành công cho A N C -Đảng đại hội dân tộc Phi và Nelson Mandela trớ thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi N ă m 1999, việc bầu cử có nhiều sửa đổi tốt hơn và Thabo Mbeki đã trở thành tổng thống thay thế cho Nelson Mandela làm lãnh đạo ANC Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá khứ và phải đối diện với nhiều vấn đề trước mầt nhưng Nam Phi đang rất lạc quan với tiềm năng phát triển trong tương lai

b Những nét văn hóa nổi bật của đất nước Cầu vồng

Nam Phi là một quốc gia đa chủng tộc do đó đày cũng là nơi các nền văn hóa đang pha trộn nhau hài hòa giữa các nét ảnh hưởng và truyền thống Nam Phi là một xã hội hấp dẫn, nơi người Phi kết giao với người Âu, vẻ truyền

Nguyễn Lệ Quyên A13 K38D 9

Trang 19

vọng phát triển quan hệ thương mai Việt Nam • Nam Phi

thống đan xen với nét hiện đại, các xu hướng toàn cầu giao hòa với các tập quán cổ xưa

Nam Phi có l i thứ tiếng chính: tiếng Anh, Aírikaan, Zulu, Xhosa Venda, Tsvvana, Tsonga, Pedi, Shangaan và Ndebele trong đó tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung Hiện nay có khoảng 6 0 % người Nam Phi nói tiếng Anh

Mỗi dân tộc có một tiếng nói khác nhau nên không phải tất cả những người da đen đều hiểu được nhau Chính sắ khác biệt rõ rệt giữa các ngôn ngữ bản xứ dẫn đến việc thợ mỏ Nam Phi tạo ra một ngôn ngữ chung đế giao tiếp với nhau, đó là : Fanagalo

Một thứ tiếng khác mang đậm màu sắc đường phố là tiếng lóng taal (tiếng Gangxto) bao gồm các thành tố từ tiếng Aírikan, các thứ tiếng của Châu Phi và rất nhiều ngôn ngữ góp nhặt trong phim Găngxtơ của Mỹ Ngoài

Tsotsi-ra còn có một thứ tiếng lóng đường phố mang tính hài hước được pha trộn bởi tiếng Aírikan, tiếng Anh, các thành ngữ châu Phi điển hình được người da màu

ở Cape sử dụng

Trong suốt thời kỳ apacthai nền văn hóa cùa người da đen đã bị cấm đoán khiến cho các lối sống cũ trở nên phai nhạt dần Tuy nhiên, ở nhiều vùng thôn quê, các nền văn hóa truyền thống của người da đen vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh đến các vấn đề đời sống Việc tôn thò các vị thần linh, thờ tổ tiên và các quyền lắc siêu nhiên vân là cơ sở vững chắc của nền văn hóa cổ truyền Chế độ đa thê vẫn tổn tại và phải có của hồi môn Vật nuôi đóng vai Irò quan trọng trong các nền văn hóa, chúng được coi là biểu tượng cho sắ thịnh vượng

và thường được dùng làm vật tế thần

Nghệ thuật của dân bản xứ Nam Phi là cách duy nhất gợi nhớ những nền văn hóa đã mất ví dụ như những bức tranh vẽ đá và hang động của người San

có niên đại khoảng 26.000 năm hay những bài hát cổ của người Zulu Người

Nguyễn Lệ Quyên A13 K38D l o

Trang 20

Triển vọng phát triển quan hè thương mai Việt Nam - Nam Phi

Xhosa cũng là hiện thân rõ ràng của một nền văn hóa cổ H ọ được biết đến như dân tộc cổ đỏ bới vì phần lớn những người trưởng thành đều quấn khăn nhuộm

đỏ quanh cổ Ngoài ra những cộng đồng người Aírikan, người Nam Phi gốc Anh hay gốc Do Thái cũng đóng góp những nét vãn hóa riêng hòa chung với một nền văn hóa truyền thống phong phú rực rậ của Nam Phi cổ

Sự phong phú của văn hóa Nam Phi còn thể hiện ờ các tín ngưậng vũ điệu, loại hình nghệ thuật và truyền thống mạnh mẽ bắt nguồn từ các câu truyện viết và truyền miệng Quá khứ của Nam Phi được lưu g i ữ tại các bảo tàng, làng văn hóa, chiến trường và các bãi đá nghệ thuật San Nền văn hóa hiện tại là sự pha trộn rực rậ của văn hóa  u -Phi N ó phản ánh tinh thần hào hùng của quốc gia này

4 Chính sách ngoại giao và quan hệ của Nam Phi với các tổ chúc, nhóm nước và các nước trên t h ế giói

a Chính sách đôi ngoại của Nam Phi

Nam Phi là một nước cộng hòa, bộ máy chính quyền gồm Quốc hội, chính quyền các thành phố và 9 địa phương Quốc hội là cơ quan quyền lực lập pháp cao nhất Bầu cử quốc hội diễn ra 5 năm Ì lần và bầu ra tổng thống Mục tiên ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nam Phi là phát triển để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân bằng cách làm giấu và đảm bảo

an ninh xã hội Nhận thức rõ rằng các nước đang phát triển là khu vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất nên chính phủ Nam Phi đã theo đuổi một quan điểm cởi mở và thông thoáng trong việc phát triển đất nước Chính phủ Nam Phi cũng hiểu rằng đầu tư và phát triển công nghiệp là yếu tố quan trọng đề đạt được tăng trưởng bền vững Do đó, mục tiêu của các chính sách kinh tế là giữ vững ổn định và không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài dài hạn

Nguyên Lệ Quyên A13 K38D l i

Trang 21

Triền vọng phát triển quan hè thương mại Việt Nam • Nam Phi

Trong chính sách đối ngoại, chính phủ Nam Phi đã vạch ra các mục tiêu chính đó là:

• Phát huy quyền dân chủ và tôn trọng quyển con người

• Giảm bớt xung đột và mâu thuẫn, luôn theo đuổi các biện pháp hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp trong nước và quốc tế

• Phát triển ổn định và giảm bót đói nghèo

Đ ể theo đuổi mục tiêu của chính sách ngoại giao Nam Phi đã tham gia vào rất nhiều hoạt động và tổ chức kinh tế chính trị trong khu vỉc và trên thế giới Nam Phi tham gia phong trào không biên không liên kết ( N A M ) từ năm

1998 đến năm 2001, tham gia Commonwealth từ 2000 đến 2001 và tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) vào năm 2002 Nam Phi cũng là nước đăng cai cuộc họp thượng đỉnh thế giới của LHQ về phát triển bển vững vào năm 2002

và đổng thời là chủ tịch của liên minh châu Phi mới được thành lập Nam Phi cũng tham gia giữ gìn hòa bình tại cấc nước như Sierra Leone, Ethiopia, Sudan, cộng hòa dân chủ Congo, Coromos, Côte (1'Ivoire và Burundi

Là một thành viên tích cỉc của Đ ạ i hội đồng Liên Hiệp Quốc, Nam Phi

đã tham gia vào các cuộc bàn luận về cấc vấn để toàn cầu tại các diễn đàn quốc

tế và các tổ chức như LHQ, Commonwclth và NAM Trong số rất nhiều vấn

đề được đưa ra bàn bạc gồm có cải tổ LHQ; vai trò của Nam Phi trong việc gìn giữ hòa bình và giải giáp vũ khí; thảo luận về phát triển toàn câu; đàm phán với EU; tương lai của N A M và nhiều vấn để thời sỉ khác Sỉ chủ động, tham gia tích cỉc của Nam Phi trong việc đưa ra các sáng kiến như tái đàm phán SACU (Liên minh Hải Quan Nam Châu Phi) và cơ cấu mới cùa WTO đã khẳng định

vị trí của Nam Phi trên trường quốc tế

Nam Phi cũng không ngừng cải thiện hình ảnh của đất nước nhầm thu hút nhiều nhà đầu tư thông qua việc giảm đói nghèo, giải quyết các khoản nợ,

Nguyễn Lệ Quyên AI3 K38D

Trang 22

xây đựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn với các nước phát triển thông qua các hoạt động của mình trong G 20 Thảo luận với nhóm các nước phát triển G-8 tại các cuộc họp thượng đỉnh và đưa ra nhiều sáng kiến tại các điên đàn khác của LHQ Nam Phi hiện là thành viên của tổ chức thống nhầt châu Phi (ĐAU), cộng đổng phát triển kinh tế châu Phi (SADC), Liên minh châu Phi (AU), cộng đồng phát triển khu vực nam châu Phi (NEPAD)

b Quan hệ đôi ngoại của Nam Phi với một sô nước, nhóm nước và các to chức kinh tế chính trị trên thê giới

Quan hê giữa Nam Phi vói các nước châu Phi

Phát triển quan hệ hợp tác với các nước châu Phi là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nam Phi Nam Phi đã hỗ trợ về chiều rộng bao gồm tập huần cho các nhà nông học, thiết lập các trung tâm đào tạo, bảo vệ môi trường, hỗ trợ y tế và tổ chức các chương trình trao đổi công nghệ với các nước như Modambích, Namibia, Angola Trợ giúp kỹ thuật và tài chính để tăng cường nội lực, đặc biệt đối với các nước trong cộng đồng phát triển nam châu Phi (SADC) đang là biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế, hòa bình,

ổn đinh, dân chủ và bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật của Nam Phi cũng như các nước khác trong khu vực Nam Phi còn hợp tác chặt chẽ với SADC, hỗ trợ tái

cơ cầu SADC để giúp tổ chức này có được chỗ đứng tốt hơn để giải quyết các thách thức về vần đề phát triển đang đặt ra cho khu vực này

Các quốc gia miền Bắc và Tây châu Phi cũng dần trở thành những đối tác thương mại quan trọng đối với Nam Phi Tại Tây Phi các phái đoàn ngoại giao vãn đang duy trì hoạt động tại Nigeria, Ghana, Senegal và Côte cTIvoire Trong năm 2002-2003 có thêm một số cơ quan ngoại giao được thành lập tại Bamako, Mali Vài năm gần đây quan hệ giữa Nam Phi và các nước Bắc Phi

13

Trang 23

trở nên gần gũi hơn, Nam Phi đã tham gia vào các ủy ban hợp tác song phương với một số quốc gia như A i Cập, Tunisia và Libya

Quan hê của Nam Phỉ với Châu Ả Australỉa và Trung Đông

Châu Á là mối quan tâm hàng đẩu trong chính sách đối ngoại của Nam Phi Nam Phi đã thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia châu Á, trong đó 17 nước

đã có văn phòng đại diện tại Nam Phi Các cơ quan ngoại giao của Nam Phi đã được mở tại Thượng Hải, H à N ộ i và Muscat trong năm 2002-2003 K i m ngạch thương mại song phương giữa Nam Phi và Singapo đạt khoảng 2,9 tỉ Rand vào năm 2000 K i m ngạch với Thái Lan là 4,2 tỉ Rand, với Malaysia là 3,1 tỉ Rand Nam Phi đã kí hiệp định thương mại với Việt Nam vào tháng 4 năm

2000 và k i m ngạch xuọt nhập khẩu hai nước năm 2000 đạt 206 triệu Rand Việt Nam dã có đại sứ quán tại thủ đô Pretoria của Nam Phi N ă m 2003 đã chứng kiến nhiều cuộc viếng thăm của các quan chức thương mại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam sang Nam Phi tìm kiếm và phát triển cơ hội làm ăn

Một trong những nhà dầu tư quan trọng là Nhật Bản với tổng đầu tư vào Nam Phi ước tính hơn 6 tỉ Rand Thương mại giữa hai nước rọt đáng phọn khởi đạt 23,5 tỉ Rand (năm 2001) Thương mại với Trung Quốc cũng đạt mức cao

12 tỉ Rand (năm 2001) Một đối tác quan trọng khác là New Zealand với tổng xuọt nhập khẩu là 9,7 tỉ Rand và Hàn Quốc với k i m ngạch đạt 7 tỉ Rand (năm 2001)

Số lượng các hiệp định thương mại tiếp tục tăng lên giữa Nam Phi và các nước Trung Đông đã khẳng định tầm quan trọng của Trung Đông trong chính sách đối ngoại của Nam Phi Các hiệp định được ký kết thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng, tránh đánh thuế 2 lần, bảo hộ đầu tư, hợp tác về khoa học và quốc phòng Số lượng các bộ trưởng của Nam Phi viếng thăm Trung Đông

Trang 24

Triển vọng phát triển quan hê thương mai Việt Nam - Nam Phi

cũng là một bằng chứng rõ hơn của việc gắn kết hơn quan hệ giữa hai bên Hiện Nam Phi đã có quan hệ ngoại giao với Israel, Palestine, Joi'dan Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Iran và Cô-oét Thương mại với khu vực này vào khoảng 35 tỉ Rand (số liệu năm 2001)

Quan hê của Nam Phi với Liên minh châu Âu

Quan hệ giữa Nam Phi và EU ngày càng trỏ nên thân thiết Thương mại với EU đã được thúc đẩy mạnh nhỏ việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan hoàn toàn giữa 2 bên Nam Phi - E U còn hợp tác trong nhiều lĩnh vực phi thương mại như chống buôn lậu thuốc, chống rửa tiền hay bảo mật thông tin

Quan hê với Mỹ và châu Âu

Quan hệ kinh tế giữa Nam Phi và Hoa Kỳ đang nở rộ với tổng k i m ngạch hai chiều năm 2001 là 7,2 tỉ Rand đưa Hoa Kỳ trỏ thành đối tác làm ăn lớn nhất của Nam Phi

Từ năm 1994, quan hệ song phương giữa Nam Phi và châu  u đã được cải thiện đáng kể Hiện tại đã có 50 đại sứ quán và các đoàn ngoại giao của các nước châu  u đóng tại Nam Phi Nhìn chung, các quốc gia châu  u là bạn hàng quan trọng, là những nhà đầu tư nước ngoài và là những du khách đầy tiềm năng đối với Nam Phi

Quan hè giữa Nam Phi và các tổ chức quốc tê

O A U được thành lập vào 25 tháng 5 năm 1963 tại Addis Ababa Nam Phi là thành viên thứ 53 của tổ chức này vào năm 1994 sau khi thoát hoàn toàn khỏi chế độ phân biệt chúng tộc apacthai Mục đích của tổ chức này là:

• Phát triển một châu Phi thành một thể thống nhất và đoàn kết

Nguyễn Lệ Quyên AI3 K38D 15

Trang 25

Triển vọng phát triển quan hệ thương mai Việt Nam - Nam Phi

• Hợp tác và đa dạng hóa các hình thức hợp tác đế mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho các cư dán châu Phi

• Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và độc lập của mỗi quốc gia châu Phi

• Xóa bỏ tất cả tàn dư của chủ nghĩa thực dân tại châu Phi

• Tăng cường hợp tác quốc tế tuân theo hiến chương L H Q và Quyền con người

Mểc tiêu của hiệp ước thành lập AEC được ký vào mùng 3 tháng 6 năm

1991 và có hiệu lực sau khi được phê chuẩn vào năm 1994 đó là

• Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, hội nhập nền kinh tế châu Phi với thế giới nhằm tăng cường chủ động và phát triển bển vững

• Thiết lập một kế hoạch khung phát triển, huy động và sử dểng nguồn nhân lực cũng như nguồn tài nguyên của châu Phi để phát triển độc lập

• Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phát triển nhãn lực để nâng cao điều kiện sống của người Phi duy trì ổn định kinh tế, thúc đẩy quan hệ gắn kết hòa bình giữa các thành viên nhóm và đóng góp vào tăng trướng phát triển

và hội nhập kinh tế trong khu vực châu Phi

• Hợp tác và thống nhất chính sách giữa các quốc gia trong cộng đồng kinh tế hiện tại và tương lai để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện khối

Tiếp sau sự ra đời của AEC, các nước châu Phi đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận và AU- liên minh cháu Phi đã được thành lập vào mùng 2 tháng

3 năm 2001 A U sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn giữa các nước thành viên thông qua quyết định cuối cùng của đại hội đồng A U là tổ chức chính chịu trách nhiệm việc phát triển kinh tế,

xã hội và văn hóa ổn định cũng như hội nhập kinh tế của các nước châu Phi

A U sẽ thống nhất và đưa ra các chính sách dựa trên lợi ích chung của các nước thành viên

Nguyên Lệ Quyên A13 K38D

Trang 26

V à o l i tháng 7 năm 2001, N E P A D - sáng kiến đối tác mới vì sự phát triển Châu Phi dã ra đời N E P A D gồm các vấn đề m à châu lục này đang phải đối mặt và chương trình hành động để giải quyết vấn đề này N E P A D đưa ra chương trình hoạt động toàn diện, thống nhất để phát triển kinh tế xã hội cho châu Phi Mục tiêu của chương trình này là:

• Phát triển và tăng trường kinh tế và tạo thêm việc làm

• Giảm đói nghèo và bất công

• Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất

• Tăng cường cạnh tranh quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu

• Tăng cường hội nhập giổa các nước châu Phi

5 tiểu ban thực hiện các nhiệm vụ của NEPAD đang được gấp rút thành lập để chuẩn bị và thực hiện các dự án và các chương trình cụ thế v ề việc tổ chức hoạt động, Nam Phi hợp tác đảm nhiệm vấn đề hòa bình, an ninh, dân chủ và chính trị

li VÀI NÉT VẾ NẾN KINH TẾ NAM PHI

Ì, Tình hình phát triển kinh tế Nam Phi

N a m Phi được biết đến như một đất nước tươi đẹp không chỉ bới mũi Hảo Vọng m à còn được biết đến như một quốc gia cửa ngõ châu Phi Nam Phi

có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, một nước đang phát triển nhưng có nhiều ngành công nghiệp ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới

Triển vọng phát triển kinh tế của Nam Phi mở rộng khi đất nước hoàn toàn dành được hoa bình và dân chủ vào năm 1994 Tương lai của quốc gia châu Phi này còn sáng sủa hơn khi chính phủ mới theo đuổi nhổng chính sách kinh tế thông thoáng, ổn định nhằm cải thiện tình trạng kinh tế xã hội tâm tối

17

Trang 27

còn vương lại Các vấn đề xã hội còn tồn đọng là nghèo khổ, bất công và cơ sờ

hạ tầng cho người da đen rất yếu kém Các vấn đề về kinh tế là thâm hụt ngân

sách lớn, tỉ lệ nợ trên GDP tăng nhanh chóng, các loại thuế thu nhập cá nhãn

và doanh nghiệp còn bất hợp lí Tuy nhiên theo nhận định của LHQ chính

sách kinh tế vĩ m ô hiện nay (GEAR - Growth, employment and Redistribution

- tăng trưỷng, tạo công ăn việc làm và tái phân phối) của Nam Phi tương đôi

tốt

Nam Phi là một thị trường lớn với diện tích 1.221.040 km2, dàn số

khoảng 44 triệu người GDP năm 2000 vào khoảng 130 tỷ USD GDP Nam Phi

lớn nhất châu Phi trong đó sản xuất chiếm 23,9%, tài chính và kinh doanh dịch

vụ chiếm 19%, thương mại chiếm 16,1%, tài chính khai khoáng chiếm 7,8%,

vận tải và truyền thông chiếm 7, nông lâm nghiệp và nghề cá chiếm 4,5%, điện

khí nước chiếm 3,9% và các ngành khác 14,1%

Mức tăng trướng kinh tế bình quân giai đoạn 1995-2000 đạt 2,4%/năm

Dự báo giai đoạn 2001-2005 tăng trưỷng GDP trung bình sẽ trên mức 3% Lạm

phát ớ mức 7 , 1 % (2001) Thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng

3000 USD Nam Phi được xếp vào những nước có thu nhập cao trong số các

nước đang phát triển Thị trường Nam Phi cũng không phải là thị trường khó

tính vì nhu cầu rất đa dạng, các sản phẩm cao cấp hay bình dân đều có thể tiêu

thụ được ờ thị trường này Đây còn là một địa điểm hấp dẫn về đẩu tư và có

một chính sách thương mại thông thoáng thể hiện trước tiên ỷ nền tài chính

lành mạnh, nền công nghiệp hiện đại và cơ sỷ hạ tầng khá phát triển Trong vài

năm trỷ lại đây, cơ cấu nền kinh tế và tư nhãn hoa sỷ hữu nhà nước làm cho

đầu tư nước ngoài vào Nam Phi ngày càng gia tăng Thị trường nội địa không

ngừng mỷ cửa cho cạnh tranh từ bên ngoài vào

18

Trang 28

2 Ngoại thương và chính sách ngoại thương của Nam Phi

Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 34,5 tỷ USD đóng góp 4 5 % GDP Xuất khẩu trong các năm 1998-2001 trung bình đạt 30 tỷ USD, nhập khẩu từ 20-24 tỷ USD Đặc biệt năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoa của Nam Phi đạt 76,222 tỷ USD chiếm trên 67% tổng GDP Các mặt hàng xuất khẩu chính là kim loại quý (11,6 tỷ USD) sắt thép (32,7 tỷ USD), nông sản, thuốc lá sịi, hoa chất Ngoài ra Nam Phi còn là nhà xuất khẩu vàng hàng đầu thế giới Trong năm 1999 nguồn thu từ mặt hàng này chiếm 14%GDP của Nam Phi

Nam Phi nhập khẩu các mật hàng chủ yếu là máy móc thiết bị (8,2 tỷ USD), dầu và các sản phẩm đẩu (3,9 tỷ USD), sản phẩm nhựa, hàng dệt may, nông sản trong đó chè 13.000 tấn, cà phê 20.000 tấn, gạo đổ 500.000 tấn, hạt tiêu 1300 tấn, cao su 120.000 tấn Bạn hàng chính của Nam Phi là châu Âu (50%) trong đó Anh 10%, Đứcl5%, riêng Mỹ chiếm 12 % Thị phần hàng

nhập khẩu từ châu Á chiếm hơn 2 2 % tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn Nam

Phi (năm 1992 là 22,2% và năm 2001 là 20,9%) (Xem bảng 3)

19

Trang 29

Triển vọng phát triển quan hệ thương mai Việt Nam - Nam Phi

Nguồn: South Aỷrica 's Foreign Trade - ngăn hàng ABSA (Nam Phi)

Tăng trưởng xuất khẩu ngành sản xuất khá bền vững trong 5 năm

1996-đôi trong 7 năm từ 1 4 % năm 1996 đến 2 8 % năm 2001 Cán cân thương mại

Nguyễn Lệ Quyên A13 K38D 20

Trang 30

đối với ngành sán xuất tuy vẫn âm nhưng đã cải thiện hơn trong năm 2001 là

31 tỉ Rand (3,6 tỉ USD) với 33,6 tỉ Rand (3,9 tỉ USD) năm 2000

So với các nền kinh tế đang phát triển, mức đầu tư vào Nam Phi vẫn tương đối thấp Tỉ lệ đầu tư trên GDP giảm từ 1 8 % năm 1995 xuống 15,6% vào năm 2001 Đặc biệt đẩu tư khu vực nhà nước không tăng trường cao như 5 năm trước cho dù chính phủ đã tữp trung đầu tư công cộng đế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nam Phi rất tích cực trong tham gia hội nhữp kinh tế khu vực và thế giới Là thành viên của WTO, Nam Phi đã có những cố gắng lớn trong việc thực hiện cam kết của WTO Thành công của chương trình phát triển Doha của WTO đã giúp chính phủ Nam Phi quyết tâm hơn trong việc cải tổ hệ thống thuế cổng kềnh Nhìn chung, thuế đánh vào các sản phẩm nông nghiệp của Nam Phi tương đối thấp nếu so với mức thuế chung trên thế giới Đặc biệt thuế ngành công nghiệp là rất phù hợp Mức thuế cao nhất là 2 0 % đánh vào mặt hàng linh kiện ô tô và phương tiện giao thông, dệt may Đ ố i với hàng công nghiệp mức cam kết này của Nam Phi là 1 6 % trong khi mức thuế thực tế đã giảm xuống dưới mức cam kết 8,6% Đ ố i với hàng nông nghiệp mức thuế trung bình là 8% Nam Phi cũng đã giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan trong thương mại như hạn ngạch, giấy phép thay vào đó nước này áp dụng thuế chống bán phá giá và đối kháng cũng như các biện pháp tự vệ theo các quy định của WTO

Trước đây, Nam Phi tính phí phụ thu nhữp khẩu từ 5 đến 4 0 % trị giá nhữp khẩu cho một số hàng nông sản, công nghiệp nhưng hiện nay các phí phụ thu này đã được loại bỏ Bên cạnh đó, Nam Phi đã nới lỏng các hạn chế vé nhữp khẩu Trước đây, phần lớn hàng nhữp khẩu vào Nam Phi phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép, nhưng hiện nay chỉ còn một số ít mặt

Trang 31

hàng phải chịu sự quản lý bằng giấy phép và hạn ngạch nhưng nằm trong sự điều chỉnh của G A T T và hiệp định tự vệ m à Nam Phi ký trong vòng đàm phán Uruguay Các mạt hàng vẫn cần giấy phép nhập khẩu là sản phẩm sữa, xăng dầu, hoa chất độc hại và vũ khí

Trong chương trình quản lý xuất nhập khẩu hàng năm của chính phù Nam Phi sẽ có danh sách các loại hàng cần có giấy phép nhập khẩu và có hiệu lực đối vặi tất cả các nưặc xuất khẩu hàng vào Nam Phi Thuế nhập khẩu áp dụng đối vặi tất cả mọi mặt hàng và được tính trên trị giá hoa đơn thương mại Nếu có nghi vấn về sự chính xác của giá cả, hải quan Nam Phi sẽ tiến hành kiểm tra và xác định lại giá hàng theo mức giá trung bình của các nưặc khác nhập khẩu vào Nam Phi về nhãn mác hàng hoa, Nam Phi phàn ra làm 42 loại hàng hoa và dịch vụ có nhãn hiệu thương mại, nếu hàng nhập khẩu m à vi phạm nhãn hiệu hàng hoa thì người nhập khẩu hoặc chủ hàng sẽ có thê bị khởi kiện

ra toa Hải quan Nam Phi có quyền tịch thu, tiêu huy hàng nếu phát hiện ra sự

vi phạm về nhãn mác và bản quyền đã được đăng ký Hàng hoa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nam Phi không đòi hỏi có giấy chứng nhận xuất xứ vì chỉ những nưặc được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương mặi phải xuất trình

Nhằm đơn giản các thủ tục nhập khẩu, Nam Phi đã thiết lập hệ thống đăng ký hải quan mạng và hệ thống hoa thủ tục hải quan cũng như các khâu liên quan tặi thuế Nam Phi tập trung việc đăng ký làm thủ tục hải quan vào một mối Chỉ có những công ty vận tải có m ã hải quan mặi được đăng ký thủ tục hải quan và họ phải tuân thủ theo những quy định và tiêu chuẩn của hiệp hội giao nhận Nam Phi Hiện Nam Phi có 19 cảng cạn, 10 cửa khẩu hàng không, 7 cẳng biển và các điểm thông quan đường sắt được làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoa

22

Trang 32

Triển vọng phát triển quan hê thương mai Việt Nam - Nam Phi

Về hệ thống thuế quan Nam Phi, vì Nam Phi là thành viên của W T O nên Nam Phi cho tất cả các nước thứ 3 hưởng chế độ tối huệ quốc (MEN) Nam Phi cũng ký kết thực hiện nghị định thư sửa đổi Hiệp định quốc tế về hài hoa và đơn giản hoa thủ tục hải quan (nghị định Kyoto) với mục đích loại bỏ sự khác biệt về thông lệ và thủ tục hải quan m à có thữ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thông

lệ quốc tế và các trao đổi quốc tế khác, đảm bảo cho một hệ thống thích hợp cho việc quản lý hải quan

Đ ữ theo đuổi chính sách tự do hoa, đa phương hoa thương mại, Nam Phi

đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước bạn hàng tiềm năng Thương mại E U và Nam Phi tăng mạnh kữ từ khi hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa hai bên có hiệu lực vào tháng Ì năm 2000 Theo hiệp định này,

9 0 % hàng hoa được giảm xuống mức thuế 0 % trong đó 9 5 % dành cho hàng xuất khẩu từ Nam Phi vào E U và 8 5 % cho hàng xuất khẩu từ E U vào Nam Phi

E U trở thành bạn hàng lớn nhất của Nam Phi chiếm 31,3 % k i m ngạch xuất

khẩu và 39,7% k i m ngạch nhập khẩu của Nam Phi Theo một số chuyên gia kinh tế thì xuất khẩu thuần của Nam Phi đối với các sản phẩm thuộc diện miễn thuế năm 2000 đã tăng lên rõ rệt Hiệp định này được triữn khai đến hết 2010

Từ khi hiệp định tự do thương mại (FTA) của cộng đồng phát triữn các nước nam châu Phi (SADC) được thông qua vào năm 2000, Nam Phi đã có những bước đi rất tích cực đó là việc dỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu đối với hàng hoa có nguồn gốc từ các nước thuộc SADC N ă m 2000, 6 5 % mặt hàng nhập khẩu từ các nước SADC sẽ được miễn thuế và đến năm 2005, 9 5 % thuế nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn Tuy nhiên, Nam Phi vẫn xuất siêu đối với phần lớn các nước thuộc SADC Tỉ lệ thương mại giữa Nam Phi và các nước này là 6/1 vào năm 1999 tăng lên tỉ lệ 9/1 năm 2001 Ngoài các hiệp định thương mại, chính phủ Nam Phi còn kí kết một công ước phân bổ lợi tức với tổ chức thuế quan được coi là lâu đòi nhất của châu Phi đó là Liên minh thuế

Lệ Quyên A13 K38D 23

Trang 33

Triển vọng phát triển quan hê thương mai Việt Nam • Nam Phi

quan nam châu Phi (SACU) gồm Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland

3 Một sô đặc điểm, tập quán cần chú ý khi làm ăn vói Nam Phi

Nam Phi là một thị trường với số dân gần 44 triệu người Đây là thị trường tiêu thụ hàng hoa mạnh và tương đối dễ tính với yêu cầu về chất lượng hàng hoa không cao, cốt yếu là ở giá cả Theo một số doanh nhân từng nhiều năm làm ăn tại thị trường này thì hầu như hàng gì từ Việt Nam đều có thể tiêu thụ được ở đây như: giầy dép, quẩn áo, đồ nhựa gia dụng miễn là giá cả thấp Điều này phù hợp với trình độ sản xuất và khả nàng cặa các nước đang phát triển như Việt Nam Các sản phẩm Việt Nam ờ thị trường này có sức cạnh tranh về giá cả và mẫu mã

Hiện nay, tại Nam Phi tầng lớp da đen chiếm phần 77% dân số và vẫn đang trong tình trạng đói nghèo Mặc dù chính quyền dân chặ dã hoạt động gần 10 năm nhưng nền kinh tế chặ yếu do người da trắng nắm giữ Người da đen Nam Phi được nhà nước quan tàm và được hỗ trợ bởi luật dành cho người

da đen (Black Empowerment) nhưng do còn thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý nên còn hạn chế trong kinh doanh

Nguyễn Lệ Quyên A13 K38D 24

Trang 34

Triển vọng phát triển quan hè thương mai Việt Nam - Nam Phi

Người da trắng tuy chiếm hơn 1 4 % dân số nhưng lại nắm g i ữ nhiều vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Đặc điểm của người da trắng Nam Phi là thích làm ân buôn bán với người da trắng Chính vì vậy m à họ chủ yếu buôn bán với châu  u và Mỹ Không giống người châu Á coi trọng hàng đầu là xây dựng mối quan hệ làm án, thương nhân da trắng Nam Phi rất sòng phợng Thông thường khi thực hiện giao dịch không đáp ứng được yêu cầu thì chấm dứt ngay, rất ít khi tiếp tục đeo bám Hiện nay, hầu hết các loại hình buôn bán với Nam Phi đều thông qua dịch vụ môi giới, đại lý K h i thuê làm dịch vụ các doanh nghiệp cần hỏi chi tiết giá cợ, so sánh nhiều nơi và thoa thuận trước đế tránh bị tính giá quá cao

Qua những thông tin được trình bày ngắn gọn và súc tích nhất ở chương

ì này, chúng ta đã có thể phần nào hình dung về đất nước Nam Phi xa xôi nhưng giấu tiềm năng về con người và kinh tế Ở chương tiếp theo đây, chúng

ta sẽ cùng xem xét thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nam Phi

để từ đó đưa ra những đánh giá xác đáng nhất nhằm phát triển mối quan hệ này

Nguyên Lệ Quyên A13 K38D 25

Trang 35

C H Ư Ơ N G ũ: THỰC TRẠNG QUAN H Ệ T H Ư Ơ N G MẠI

VIỆT NAM- NAM PHI TRONG THỜI GIAN QUA

li Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam- Nam Phi

1 Những tiền đề lịch sử của quan hệ Việt Nam- Nam Phi

N h i ề u thập niên qua, quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã in đậm những dấu son tươi thắm về tình hữu nghị tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hợp tác quân sự v.v Vị trí và uy tín của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, nhất

là cuộc kháng chiến chống M ỹ cứu nước đã đế lổi những dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân các nước châu Phi

Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhàn dân các nước châu Phi là quan hệ giữa những người anh em cùng cảnh ngộ, được Bác H ổ kính yêu của chúng ta đặt nền móng từ những năm 1920, khi Người hoổt động tổi Paris cùng với các đồng chí châu Phi trong Hiệp hội các dán tộc

bị áp bức ở Á - Phi

Gần 50 năm trước, chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam dã khích lệ nhân dân các dân tộc châu Phi đứng lên đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân, làm cho thập kỷ 60 của thế kỷ 20 trở thành thập kỷ châu Phi với hơn 20 nước châu Phi giành được độc lập Trong suốt hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhân dân châu Phi luôn đứng bên cổnh Việt Nam, cùng với các thành viên của Phong trào Không Liên kết nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế

Trải qua biết bao biến đổi, biết bao thăng trầm của lịch sử, tình cảm của Bác cùng với chân lý Không có gì quý hơn dộc lập tự do và hình ảnh của dân tộc Việt Nam đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập luôn được các thế hệ người Nam Phi yêu chuộng tự do gìn giữ Như chủ tịch Đảng đổi hội dân tộc

Trang 36

Phi ( A N C ) , tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki đã nói "Nam Phì và Việt Nam

có nhiều điếm tương đồng, có cơ sở vững chắc của tình đoàn kết và quan hệ truyền thống gắn bó Riêng với tôi, Việt Nam gần lắm, luôn hiện diện cùng tôi từng giây, từng phút suốt cả cuộc đời" Vào giữa những năm 1960, chính tổng thống Thabo Mbeki đã từng tham gia vào phong trào sinh viên ờ London chống chiến tranh xâm lược của M ỹ tụi Việt Nam và tụi đây ông dã bị cảnh sát Anh đánh gảy một chiếc răng Tất cả những việc làm, lời nói đó đã thế hiện tình cảm gắn kết truyền thống giữa hai nước vượt lên trên quan hệ lợi ích đơn thuần Củng cố quan hệ hữu nghị với Nam Phi và phát huy tối đa mối quan hệ

ấy trong hoàn cảnh mới còn là nghĩa vụ tình cảm, là trách nhiệm với quá khứ

và thể hiện truyền thống thủy chung, trước sau như một của dân tộc Việt Nam

ta

Quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Nam Phi dựa trên nền tảng vững chắc bởi những nét tương đổng về lịch sử và nguyện vọng thiết tha về độc lập dân tộc Giờ đây, trước những diễn biến mới của tình hình quốc

tế, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ với Nam Phi nói riêng và các quốc gia châu Phi nói chung Bẽn cụnh việc tăng cường phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, trong các vấn để hai bẽn cùng quan tâm, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mụi với với Nam Phi như thiết lập quan hệ ngoụi giao,

mở Đ ụ i sứ quán tụi thủ đô hai nước vào năm 2000 và 2002, kí kết hiệp định thương mụi vào tháng 4 năm 2000 V ớ i những nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở các nước cháu Phi và với quan hệ hữu nghị truyền thống, quan hệ kinh tế, thương mụi giữa Việt Nam và các nước châu lục này sẽ có cơ hội phát triển tốt

2 Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ thương mụi vói Nam Phi nhìn từ góc độ Việt Nam

Trang 37

Trong thời đại ngày nay, xu hướng hợp tác quốc tế và tham gia phàn công lao động quốc tế không cho phép một quốc gia nào có thể phát triển được

m à không có quan hệ với bén ngoài Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi đòi hỏi tất cả các nước đều phải cùng tạo lập một môi trường quốc tế năng dộng thì mới phát triển kinh tế được V ớ i phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" và "mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới chính phứ Việt Nam chứ trương đổi mới, hoàn thiện hơn nữa có chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng

"Đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chứ quyền, bình đẳng, cùng có l ợ i " Thực hiện chứ trương này hiện nay Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với trên 80 nước, tích cực tham gia các tổ chức diễn đàn kinh tế song phương và đa phương Hiện nay, Việt Nam là một thành viên tích cực cứa ASEAN, tham gia diễn đàn châu Á Thái Bình Dương, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO

Việt Nam luôn coi châu Phi một thị trường truyền thống và tới nay Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại song phương với 14 nước châu Phi Trong giai đoạn 1991-2001, k i m ngạch thương mại Việt Nam châu Phi tăng hơn l o lần, đạt mức gần 200 triệu USD Đồng thời nhu cầu hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng, y tế, nông nghiệp, thứy sản cũng tăng lên đáng

kể

Nam Phi là quốc gia có cơ sở hạ tầng và kinh tế phát triển cao nhất châu Phi với GDP bình quân đầu người này lên tới 3000 USD và tốc độ tăng trưởng GDP là 3% Nam Phi có hệ thống cảng biển rất lớn và tốt Hệ thống ngân hàng

28

Trang 38

của quốc gia này được nhiều quốc gia khác tin tưởng sử dụng cho các hoạt động thanh toán của mình Nam Phi có vai trò quan trọng, một đầu tầu kinh tế của lục địa đen Có thể nói Nam Phi là cầu nối thương mại của châu Phi, là cửa ngõ chiến lược đối với Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường châu Phi rộng lớn

Nam Phi cũng là quốc gia nhập khẻu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất trong các quốc gia châu Phi với k i m ngạch xuất khẻu tăng khả quan (năm 2001

là 29,1 triệu USD so với năm 1998 là 16,1 triệu USD) Hàng hóa của Việt Nam khá được ưa chuộng tại thị trường này bởi giá rẻ và mẫu m ã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam có thể tàng k i m ngạch xuất khẻu sang thị trường Nam Phi bởi điều này hoàn toàn phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của Việt Nam

Nam Phi rất tích cực tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Phi và thế giới như WTO, SADC, SÁCH là kí kết nhiều hiệp định tự do thương mại với nhiều quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới như: Mỹ (ký kết A G O A ) , EU Tăng cường quan hệ với Nam Phi, Việt Nam đồng thời mở ra

cơ hội hợp tác kinh tế, vượt qua những trở ngại về quan thuế và đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước châu Phi cũng như các nước phát triển

dễ dàng hơn Đày là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đẻy mạnh xuất khẻu m à còn mở rộng thực hiện các dự án đầu tư

Tăng cường hợp tác với Nam Phi là Việt Nam đã tuân theo quy luật chung của phát triển kinh tế, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau Việt Nam và Nam Phi nén ưu tiên thúc đẻy và mở rộng quan hệ kinh tế và hợp tác song phương trước hết về các lĩnhvực thương mại, đầu tư, nông nghiệp và lao động nhằm tăng cường hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế mỗi nước, thúc đẻy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

29

Trang 39

Triển vọng phát triển quan hè thương mai Việt Nam - Nam Phi

góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đất nước

3 Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ thương mại vói Việt Nam nhìn từ góc độ Nam Phi

Nằm trên bán đợo Đông Dương, cửa ngõ của Đông Nam Á, Việt Nam có thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí giao thông, nguồn nhân lực dồi dào Từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay, Việt Nam đã liên tục khai thông các tuyến đường sắt, mở ra các tuyến đường thủy, đường hàng không trực tiếp giữa các thành phố của Việt Nam với các trung tàm kinh tế trong k h u vực và thế giới Theo nhận định của World Bank - ngân hàng thế giới, kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá cao và ổn định với các chính sách kinh tế thông thoáng và cởi mỡ

N ă m 1994, sau khi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Aparthied và thực hiện cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên, Cộng hòa Nam Phi đã thực sự mở cửa ra thế giới Các nước trong đó có Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng hòa Nam Phi Quan hệ Việt Nam - Nam Phi ngày càng nồng ấm và gắn

bó khi Đ ạ i sứ quán Việt Nam được mở tại Nam Phi vào tháng 7/2000 sau đó vào năm 2002 đại sứ quán Nam Phi được mở tại Việt Nam

Việt Nam và Nam Phi có rất nhiều điểm tương đồng về lịch sử, thiên nhiên, c ợ hai quốc gia đã phợi trợi qua một cuộc chiến dành độc lập và dân chủ dai dẳng khiến cho kinh tế bị suy thoái trong nhiều năm Nhưng từ khi giành được độc lập, chính phủ của cợ hai nước đã đưa ra các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn đó là mở cửa kinh tế, tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới

Cợ Việt Nam và cộng hòa Nam Phi sẽ có chung nhiều lợi ích khi đẩy mạnh quan hệ kinh tế bởi Nam Phi là cửa ngõ vào thị trường nam châu Phi nói

Nguyễn Lệ Quyên A13 K38D 30

Trang 40

riêng và châu Phi nói chung Trong khi đó, Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN Riêng trong ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng với những đề xuất về phát triển và hợp tác kinh tế được đánh giá cao Khi Nam Phi tăng cường quan hệ với Việt Nam, Nam Phi cũng sẽ mở ra cơ hội cho mình tiếp cận với các nước thành viên khối A S E A N cũng có nghĩa là Nam Phi đã tiếp cận một thị trường với sức tiêu thạ lớn, một tổ chức kinh tế chính trị có vai trò quan trọng trong khu vực Nam Á cũng như toàn châu Á Thông qua hợp tác kinh tế hai nước có thể trao đổi kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, phát huy được các lợi thế so sánh tạo nền móng cho Việt Nam và cả Nam Phi chủ động hội nhập kinh tế thế giới đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế

1 X u ấ t nhập khẩu hai chiều

Với phương châm đa phương hoa quan hệ, đa dạng hoa bạn hàng, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai công tác thị trường nước ngoài đồng

bộ trên tất cả các châu lạc, với nhiều nền kinh tế K h u vực thị trường châu Phi được xem là bước đột phá sau nhiều năm ấp ủ ý tưởng muốn thám nhập thị trường giàu tiềm năng nhưng xa xôi cách trở này Quan hệ giữa Việt nam và các nước châu Phi có nhiều tiến triển tốt đẹp đặc biệt là quan hệ ngoại giao và kinh tế Nếu như năm 1991, hàng hoa của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang 3 nước châu Phi thì đến năm 2001 con số này đã lên 44 nước Tổng k i m ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 15,5 triệu USD lên 218,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu tăng từ 13,3 triệu USD lên 174,9 triệu USD Thị trường chủ lực hiện nay của Việt Nam tại khu vực này vẫn là Nam Phi - một trung tâm kinh tế đầu tầu của châu Phi có nền công nghệ và khoa học tiên tiến, có tiềm lực kinh tế lớn

Ngày đăng: 12/03/2014, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Khí hậu tại một số thành phố chính ở Nam Phi - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 1 Khí hậu tại một số thành phố chính ở Nam Phi (Trang 12)
Bảng 2: Nhân khẩu học và phát triển thị trường lao động Nam Phi - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 2 Nhân khẩu học và phát triển thị trường lao động Nam Phi (Trang 16)
Bảng 3:  X ế p  hạng những bạn hàng lớn nhất của  N a m  P h i - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 3 X ế p hạng những bạn hàng lớn nhất của N a m P h i (Trang 29)
Bảng 4: lo thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 4 lo thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi (Trang 41)
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 5 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi (Trang 43)
Bảng 6:  K i m ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ   yếu  sang Nam  Phi  năm - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 6 K i m ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu sang Nam Phi năm (Trang 45)
Bảng 8: Trị giá gạo xuất khẩu sang Nam Phi 1999-2002 - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 8 Trị giá gạo xuất khẩu sang Nam Phi 1999-2002 (Trang 47)
Bảng 7: Khối lượng và trị giá cà phê xuất khẩu sang Nam Phi 1999-2002 - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 7 Khối lượng và trị giá cà phê xuất khẩu sang Nam Phi 1999-2002 (Trang 47)
Bảng 9: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may 1999-2001 - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 9 Trị giá xuất khẩu hàng dệt may 1999-2001 (Trang 49)
Bảng 10: Trị giá xuất khẩu than đá 1999 - 2002 - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 10 Trị giá xuất khẩu than đá 1999 - 2002 (Trang 51)
Bảng  l i : Trị giá xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử 1999 - 2001 - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
ng l i : Trị giá xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử 1999 - 2001 (Trang 51)
Bảng 12: Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng sang Nam Phi - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 12 Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng sang Nam Phi (Trang 52)
Bảng 12: Nhũng mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Nam Phi - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 12 Nhũng mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Nam Phi (Trang 53)
Bảng 13: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 1999-2002 - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 13 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 1999-2002 (Trang 69)
Bảng 15: Trị giá các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nam Phi  m à  Việt Nam có khả năng xuất khẩu c đơn vị: 1000 Rand) - Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Bảng 15 Trị giá các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nam Phi m à Việt Nam có khả năng xuất khẩu c đơn vị: 1000 Rand) (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w