1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 4 trường phổ thông quốc tế gis, thành phố long xuyên, tỉnh an giang

96 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • Chửụng 1 TOÅNG QUAN (0)
    • 1.1 Giáo dục thể chất – bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện (15)
    • 1.2. Cơ sở khoa học của GDTC đối với học sinh tiểu học (20)
      • 1.2.1 Thể lực và phương pháp phát triển thể lực (21)
      • 1.2.2 Sức mạnh và phương pháp phát triển tố chất sức mạnh (22)
      • 1.2.3 Sức bền và phương pháp phát triển sức bền (23)
    • 1.3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề (23)
    • 1.4. Cơ sở lý luận về trò chơi vận động (25)
      • 1.4.1 Vài nét về lịch sử, nguồn gốc trò chơi (25)
      • 1.4.2 Khái niệm trò chơi (26)
      • 1.4.3 Đặc điểm của trò chơi vận động (28)
      • 1.4.4 Trò chơi là nhu cầu của con người (29)
      • 1.4.5 Trò chơi trong chu kỳ tập luyện và trong giờ học (32)
      • 1.4.6 Phân loại trò chơi vận động (37)
      • 1.4.7 Những nguyên tắc vui chơi cho học sinh tiểu học (40)
    • 1.5. Ý nghĩa và tác dụng của TCVĐ (42)
  • Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (15)
    • 2.1 Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu (46)
      • 2.1.2 Phương pháp phỏng vấn (46)
      • 2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm (46)
      • 2.1.4. Phương pháp toán thống kê (50)
    • 2.2 Tổ chức nghiên cứu (52)
      • 2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu (52)
      • 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu (52)
      • 2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu (53)
      • 2.2.4 Dự trù kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ (0)
  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (46)
    • 3.1 Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh lớp 4 trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (55)
      • 3.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất, nội dung giảng dạy trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang … 46 (55)
      • 3.1.2 Lựa chọn test để đánh giá thành tích của các tố chất thể lực cho học sinh khối lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố (58)
      • 3.1.3 Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (58)
      • 3.1.4 So sánh thực trạng thể lực của học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang với tiêu chuẩn thể lực của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001… 55 (63)
    • 3.2 Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực (66)
      • 3.2.1 Tổng hợp các trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (66)
      • 3.2.2 Phỏng vấn các chuyên gia (68)
    • 3.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (70)
      • 3.3.1 Ứng dụng một số trò chơi nhằm phát triển thể lực của nam học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (70)
      • 3.3.2 Đánh giá hiệu quả của một số bài tập nhằm pht triển thể lực của nam học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUỐC TẾ[.]

TOÅNG QUAN

Giáo dục thể chất – bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện

GDTC trong trường học là một trong những mặt hữu cơ của quá trình giáo dục toàn diện bao gồm: Đức ,trí, thể, mỹ GDTC có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục toàn diện của Đảng ta Sự kết hợp giữa chúng không chỉ là phương tiện nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức để tạo nên con người phát triển toàn diện Muốn đa dạng công tác GDTC trong nhà trường trở thành một mặt giáo dục quan trọng của quá trình giáo dục trước hết trong cấp nhà trường GDTC phải được triển khai đồng bộ cùng các mặt giáo dục khác như: Giáo dục nhân cách, giáo dục tri thức của học sinh từ lớp nhỏ cho tới lớn.

Có thể đưa ra một số dẫn chứng cơ bản về GDTC và thể thao trường học mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm:

 Trước lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 3 năm 1946 Bác viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Vậy nên tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ” Quan điểm đó của người đã được Đảng và nhà nước ta thực hiện và trong những năm qua nó trở thành kim chỉ nam cho hoạt động tập thể dục nâng cao thể chất con người. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định đường lối đó thông qua các chỉ thị, nghị quyết về công tác TDTT Đảng ta khẳng định: TDTT là một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp toàn dân, do dân và vì dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường nước thịnh.

 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 tại điều

41 quy định: “Nhà nước thống nhất sự nghiệp quản lý thể dục thể thao, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong nhà trường, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các họat động TDTT quần chúng, chú trọng họat động TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [6].

 Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT trong giai đọan mới đã nêu lên vai trò của thể dục thể thao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT và nâng cao uy tín TDTT nước ta trên trường quốc tế Về GDTC và thể thao trường học, chỉ thị có đoạn viết: “….Cải tiến chương trình giảng dạy và tiêu chuẩn RLTT, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học” [5].

 Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII-

1996 đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo GDTC con người…, “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh không chỉ có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn có con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội…” [11].

 Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học” [26].

 Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trường học, Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo thực hiện đến các cơ sở [4] Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành chương trình mục tiêu: “Cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, giai đoạn 1996-2000 và định hướng đến 2015 Trong chương trình mục tiêu đã nêu lên đầy đủ những điều kiện đảm bảo công tác GDTC và thể thao trong trường học ổn định và phát triển đến năm 2025” [1].

 Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2001 - 2005) chỉ ra: “Phát triển các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đăng cai tổ chức và tham gia SEA GAMES 2003 tại Việt Nam, thực hiện xã hội hoá các hoạt động TDTT mang tính chuyên nghiệp” [7].

 Năm 2006 văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã tổng hợp:

“Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể (RLTT) trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ Nâng cao chất lượngGDTC trong trường học…” Hay “Bảo vệ nâng cao sức khoẻ và thể chất nhân dân, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, tăng chiều cao, cân nặng của thế hệ trẻ, tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam” [36]

 Cũng trong chiến lược phát triển 5 năm tiếp theo (2006 - 2010) nêu rõ: “Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên Làm tốt công tác GDTC, mở rộng quá trình chuyên nghiệp hoá thể thao thành tích cao Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ…” [7].

 Luật TDTT được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm

2006 ở điều 20, mục 2, chương II quy định: “GDTC là chương trình học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các trò chơi và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [27]

 Chỉ thị 17 còn nêu: “Công tác TDTT phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại đất nước, trước hết là góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý trí, đạo đức, nhân cách lối sống và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở địa phương Phấn đấu đến năm 2010 toàn quốc đạt tỷ lệ 18 – 20% dân số tập luyện TDTT thường xuyên; 80 –

90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT theo quy định; giữ vị trí là một trong ba nước đầu về thể thao ở khu vực Đông Nam Á” [8].

 Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao thể chất người Việt Nam Vấn đề này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học, các cấp học Muốn thực hiện được như vậy cần cải tiến nội dung giảng dạy, quy định về tiêu chuẩn RLTT cho học sinh, sinh viên các cấp và quy chế GDTC bắt buộc trong các trường học… Quy chế chỉ rõ: “Học sinh, sinh viên có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập môn thể dục Sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng phải có chứng chỉ GDTC mới đủ điều kiện tốt nghiệp Học sinh, sinh viên phải thường xuyên tham gia tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT (đối với học sinh phổ thông) và tiêu chuẩn đánh giá thể lực (đối với học sinh, sinh viên Đại học và Chuyên nghiệp) Học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận” [2].

Tóm lại, quan tâm chăm lo sức khoẻ và phát triển thể chất nhân dân là vấn đề được thực hiện xuyên suốt những năm qua, trong đó GDTC cho thanh thiếu niên, học sinh các cấp luôn được coi trọng Đây cũng là mục tiêu cơ bản nhất trong giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí,thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Đặc biệt trong trường học thể lực có ý nghĩa trong việc duy trì sức khoẻ của con người Khi thể lực tốt thì sức khoẻ luôn ổn định giúp cho con ng- ười lao động, học tập, sinh hoạt đạt kết quả cao Nhất đối với học sinhTHPT trong giai đoạn học tập nhiều môn văn hoá cơ bản, do vậy cần có đủ thể lực để duy trì những suy nghĩ mới nắm bắt và hiểu sâu được những kiến thức đã học và vận dụng nó khi làm trò chơi tạo điều kiện thuận lợi cho các kỳ thi hết cấp và kỳ thi đại học Muốn có sức khoẻ tốt chỉ có con đường tập luyện các trò chơi thể chất một cách nghiêm túc và có hệ thống.Phải khẳng định rằng Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sức khỏe nhân dân, nhất là thanh thiếu niên Chăm lo cho mọi người về sức khỏe là chiến lược ổn định và phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [9, 10, 12].

Cơ sở khoa học của GDTC đối với học sinh tiểu học

GDTC nhằm xây dựng và hình thành các kỹ năng vận động cơ bản cho người học Giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển hài hòa về thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học

Theo dự thảo, nội dung GDTC phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính và phải dựa trên cơ sở phân loại sức khỏe, trình độ tập luyện của người học Chương trình GDTC phải bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống và tính kế thừa phù hợp theo từng bậc học, cấp học và trình độ đào tạo Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết nội dung, chương trình GDTC.

Hiệu quả của GDTC gắn liền với đặc điểm sinh lý, tâm lý học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực của mọi lứa tuổi con người Mặt khác, GDTC còn giáo dục các em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, GDTC còn tạo điều kiện để các em hăng hái tập luyện từ đó phát triển nhân tài thể thao.

Tác dụng của GDTC là rất lớn, nó không ngừng đem lại sức khỏe cho học sinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện Cho nênGDTC không thể thiếu trong nhà trường phổ thông.

Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu đặc điểm giải phẩu sinh lý, tâm lý và sự phát triển tố chất thể lực của từng lứa tuổi để làm căn cứ khoa học tiến hành GDTC cho học sinh tiểu học.

Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi Giai đoạn lứa tuổi khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau

Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổn định theo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó tố chất bền và tố chất mạnh.

1.2.1 Thể lực và phương pháp phát triển thể lực: Thể lực là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Thể lực biểu hiện ở dạng đơn giản, như thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ, tần số của hoạt động cục bộ Thể lực biểu hiện ở dạng phức tạp, đó là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao, các hoạt động vận động khác như chạy 100m, tốc độ dẫn bóng thể lực là một tố chất tổng hợp của các yếu tố cấu thành: thời gian phản ứng, tốc độ động tác đơn lẻ và tần số hoạt động. Để giáo dục thể lực có thể dùng các trò chơi chuyền bắt bóng với các hướng thay đổi đột ngột, các trò chơi vận động để phát triển thể lực và phản ứng động tác Các trò chơi để phát triển tần số hoạt động, là những trò chơi với quãng đường ngắn và đạt tốc độ tối đa; chạy xuất phát hoặc chạy tốc độ cao 20m – 30m, 40m – 60m, chạy xuống dốc Trong một buổi tập, thường áp dụng trò chơi để phát triển thể lực vào đầu phần cơ bản.

Phương pháp cơ bản để giáo dục thể lực, là phương pháp lặp lại, song để tránh sự đơn điệu và “Hàng rào tốc độ ” người ta có thể sử dụng các trò chơi như chạy tiếp sức, các trò chơi với bóng.

Trong giáo dục thể lực thường để phá vỡ “Hàng rào tốc độ”, có thể áp dụng các trò chơi; chạy xuống dốc, chạy theo người có tốc độ nhanh hơn, chạy theo người đạp xe.

1.2.2 Sức mạnh và phương pháp phát triển tố chất sức mạnh: Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng lực bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp.

Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều khiển sự co cơ như: Số lượng đơn vị sợi cơ tham gia vào vận động, chế độ co của các sợi cơ đó, chiều dài ban đầu của các sợi cơ trước lúc co.

Quá trình tập luyện để nâng cao sức mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với con người tập luyện để phát triển sức mạnh, là tập để tăng thiết diện ngang sinh lý sợi cơ, nhờ sợi cơ dày lên mà sức mạnh cũng tăng lên, các cơ quan trong cơ thể cũng được phát triển Nhờ có sức mạnh mà thể lực, sức bền, khả năng phối hợp vận động cũng được phát huy mạnh mẽ.

Một trong những phương pháp để phát triển sức mạnh cho học sinh là sử dụng những trò chơi nhằm huy động tối đa những nhóm cơ, đặc biệt là các nhóm cơ lớn, tham gia và phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau Các trò chơi với trọng lượng nhỏ và trung bình, như trò chơi với lực đàn hồi, trò chơi khắc phục trọng lượng cơ thể, trò chơi với lực đối kháng của môi trường bên ngoài, trò chơi cử tạ nhỏ… có hiệu quả tốt đến phát triển sức mạnh động lực Trong quá trình tập luyện, phải chú ý đến các yếu tố như trình độ thể lực, sức khoẻ, đặc điểm sinh lý của học sinh để phát triển tính tích cực trong giáo dục sức mạnh. Để phát triển sức mạnh tốc độ, người ta tập các trò chơi tay không, các trò chơi với trọng lượng nhỏ và vừa Để phát triển sức mạnh tối đa người ta tập các trò chơi với trọng lượng gần tới hạn và tới hạn Phát triển sức mạnh

– bền, có thể áp dụng với các trò chơi trên các dụng cụ khác nhau, với phương pháp liên hoàn trong khoảng thời gian 10’’ – 15’’ Trong một tuần, chỉ áp dụng trò chơi phát triển sức mạnh từ 1 đến 2 lần

1.2.3 Sức bền và phương pháp phát triển sức bền: Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó mà không xuất hiện mệt mỏi.

Trong hoạt động TDTT, sức bền thường thể hiện ở các dạng: sức bền chung, sức bền chuyên môn, sức bền – tốc độ, sức bền – mạnh Sức bền là một tố chất thể lực quan trọng, là cơ sở để phát triển năng lực thể chất của con người Hay nói cách khác, sức bền là một tố chất thể lực quan trọng để phát triển thể lực chung cho con người Có một số tác giả cho rằng, đánh giá trình độ phát triển thể lực chung cho mỗi người, chỉ cần đánh giá sức bền là đủ, tiêu biểu là Cooper (Mỹ, 1950).

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau Một số tác giả như Phan

Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc đã để tâm nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập [16]; [28] Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh , rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của người học Gần đây trong tác phẩm “trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến trò chơi trí tuệ Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em [34].

Còn tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn [35].

Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét các trò chơi ở các bộ môn khác nhau, chẳng hạn: Trương Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) Tác giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi

Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi Song chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc nghiên cứu ứng dụng các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh tiểu học Những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 4 trường PhổThông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”.

Cơ sở lý luận về trò chơi vận động

1.4.1 Vài nét về lịch sử, nguồn gốc trò chơi

Trong buổi đầu của xã hội loài người, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm Con người vượt qua những hiểm nguy, đấu tranh chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và thú dữ để tồn tại, duy trì sự sống Con người không chỉ biết lao động kiếm sống, mà còn phải biết vươn lên tự cải tạo chính mình Từng bước chinh phục thiên nhiên cũng như truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ nối tiếp Sau những ngày vật lộn với thiên nhiên người nguyên thủy thường tụ tập nhau lại, bài tỏ niềm hân hoan giành được thắng lợi Họ kể cho nhau nghe và diễn tả lại những thao tác như phóng lao, đuổi bắt, leo trèo… sau cho có hiệu quả hơn Sự bắt chước đó dần dần biến thành trò chơi với hình thức diễn lại các thao tác đơn giãn trong lao động hàng ngày Rõ ràng trò chơi đã được bắt nguồn từ lao động và xuất hiện của trò chơi là một quy luật là một nhu cầu tất yếu của con người để có thể tồn tại và phát triển Những bức tranh khắc đá như “săn lợn rừng” “đám rước thú vật”,… Trong tháp cổ

Ai Cập đã khẳng định đó chính là những trò chơi đầu tiên hoang sơ của con người nhằm cũng cố những kĩ năng lao động ấy hoặc để thư giãn sau những ngày lao động mệt mỏi.

Lao động sáng tạo là nguyên nhân sâu xa làm cho con người thoát khỏi cuộc sống bản năng của loài vật để phát triển cho đến ngày nay Con người tạo ra lửa, rồi ngôn ngữ, chữ viết là mọi công trình văn hóa, nghệ thuật trong đó có trò chơi nói chung Điều đó đã khẳng định rằng không những bằng học thuyết tiến hóa Đac – Uyn mà còn qua vô vàn các di chỉ văn hóa mà tổ tiên con người đã để lại qua các thời đại Trong xã hội phát triển, ngày nay trò chơi còn là một trong những phương tiện để giáo dục và giáo dưỡng thể chất.

 Chơi và hoạt động chơi:

- Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời sống con người ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên già đi Khi chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái. Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ Còn đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chơi là nội dung chính của cuộc sống là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này.

- Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thể điểm qua một vài định nghĩa về “chơi” như:

+ “Chơi là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác” [34]

+ “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi” [29]

+ “Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu” [34].

+ “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư giản, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình”[17, tr384]

Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng “chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức thể hiện của hoạt động chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức.

- Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người Quá trình chơi diễn ra ở 2 cấp độ: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động Với tư cách là hoạt động, sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, được điều khiển bởi động cơ bên trong quá trình chơi Yếu tố động cơ là căn cứ phân biệt rõ hoạt động chơi với những dạng hoạt động khác Hoạt động chơi là dạng chơi có ý thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên các chức năng tâm lý cấp cao và chỉ có ở người, không có ở động vật [17 tr387]

“Loại hoạt động nào có cấu trúc động cơ nằm trong chính quá trình hoạt động, đó chính là hoạt động chơi” [19]

Tóm lại, hoạt động chơi cả trẻ em và người lớn đều có cùng bản chất tự nhiên, ngây thơ, vô tư vì nó là một trường hợp của chơi nhưng đây là dạng chơi ở người có ý thức, có động cơ xã hội và văn hóa, có nội dung nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ Hoạt động chơi đương nhiên là chơi nhưng không phải mọi hiện tượng chơi nào cũng là hoạt động chơi có nhiều hiện tượng chơi chỉ là hành vi hay động thái biểu hiện những khả năng và nhu cầu bản năng của cá thể sinh vật hoặc người.

Một số nhà tâm lý – giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall, V.Stern cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ Trên quan điểm macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục[15]

Còn tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa

+ Một là kiểu loại phổ biến của chơi Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia.

+ Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản.

Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó.

Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi [17]

1.4.3 Đặc điểm của trò chơi vận động:

TCVĐ có một số đặc điểm chính như sau:

- Tính mô phỏng: Hầu hết các trò chơi được sáng tác đều mang màu sắc các hoạt động thường ngày của con người, bằng các hoạt động của các loài vật, con người đã biết nhân cách hóa, thay đổi các cấu trúc bên ngoài các thao tác để đạt được mục đích giáo dục, giáo dưỡng của mình.

- Tính tư tưởng: Với ý nghĩa giáo dục của mình, ngoài tác dụng vui chơi, giải trí, TCVĐ đã góp phần hình thành nhân cách và giáo dục các phẩm chất đạo đức quý giá như: tính tập thể, tính đoàn kết, tính kỷ luật, lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng trong hoạt động vui chơi Trong khi chơi làm nảy sinh tính sáng tạo, tính đồng đội và ý thức tự chủ rất cao.

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu

Phương pháp này giúp tôi hệ thống hóa được các kiến thức liên quan đến việc nghiên cứ về vấn đề thể lực của đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu xu thế, thực trạng cùng động thái của vấn đề rút ra các luận cứ khoa học về đặc điểm thể lực của học sinh Tiểu học Phương pháp này giúp xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn các test đánh giá thể lực.

Nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm các tài liệu được ban hành bởi các nhà xuất bản, tạp chí khoa học TDTT, thông tin khoa học TDTT Tài liệu trên là công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học…của các tác giả trong nước có liên quan đến thể lực của học sinh Tiểu học và các tài liệu mang tính lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng cách lập phiếu phỏng vấn gián tiếp, phiếu phỏng vấn được phát cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thể chất, giáo viên thể dục một số trường Tiểu học, mục đích để tổng hợp các kiến thức và thực tiễn giảng dạy huấn luyện của giáo viên, huấn luyện viên từ đó chúng tôi có cơ sở thực tiễn để lựa chọn các trò chơi.

2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm bằng cách kiểm tra thể lực ở 2 giai đoạn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.

 Chạy 30m xuất phát cao (giây) (Hình 2.2) Để đánh giá thể lực và sức mạnh tốc độ. Đường chạy có chiều dài ít nhất 50m, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2m, cho từng người lần lượt xuất phát Kẻ vạch xuất phát (phất cờ) và vạch đích Sau đích có ít nhất 10m để giảm tốc độ.

+ Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Một đợt chạy gồm 2 người.

Xuất phát cao, tại chỗ Hai đối tượng khảo sát đứng trước vạch xuất phát, khi có lệnh “sẵn sàng” đối tượng khảo sát hạ thấp trọng tâm, thân người hơi ngả về phía trước, ở trong tư thế chờ lệnh xuất phát Khi có hiệu lệnh “xuất phát” thì đối tượng khảo sát ngay lập tức lao nhanh về trước, gắng sức chạy thật nhanh về đích và băng qua đích

Hình 2.1 Test chạy 30m xuất phát cao (giây)

- Người điều tra đứng ngang vạch đích, bấm giờ xuất phát khi thấy lệnh xuất phát và bấm giờ kết thúc khi ngực hoặc vai của đối tượng khảo sát chạm mặt phẳng đích.

Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.

 Bật xa tại chỗ (cm) (Hình 2.3)

Kiểm tra bật xa tại chỗ để đánh giá sức mạnh bột phát của chân. Đối tượng kiểm tra thực hiện bật xa tại chỗ trên thảm cao su Trên thảm đặt thước đo để tính độ dài bật xa Thước đo là một thước dây, kẻ vạch xuất phát và mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

+ Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Đối tượng kiểm tra đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu gập thân, hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời 2 tay cũng vung mạnh ra trước Khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành cùng lúc

Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt gần nhất của thân người (vạch dấu chân trên thảm), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm Đối tượng kiểm tra thực hiện 2 lần lấy lần cao nhất.

Hình 2.2 Test bật xa tại chỗ (cm)

 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) (Hình 2.4)

Dùng test này để đánh giá khả năng phối hợp vận động và thể lực. Đường chạy có kích thước 10 x 1.2m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô Để an toàn, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 2m Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn để đánh dấu bốn góc.

+ Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Đối tượng kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ – sẵn sàng – chạy” Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần 1 chân chạm vạch, lập tức nhanh chóng quay toàn thân vòng lại, về vạch xuất phát, đến khi một chân chạm vạch thì quay lại Thực hiện lặp lại cho hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay.

Người bấm giờ đứng ngang vạch xuất phát - đích, đặt ngón trỏ vào nút bấm, khi nghe khẩu lệnh xuất phát ngay lập tức bấm đồng hồ Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng.

Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.

Hình 2.3 Test chạy con thoi 4 x 10m (giy)

 Chạy 5 phút tùy sức (tính quãng đường, cm) (Hình 2.5) Để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí). Đường chạy tối thiểu dài 50m, rộng ít nhất 2m, 2 đầu kẻ 2 đường giới hạn, phía ngoài 2 giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m, để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường (5m) sau khi hết thời gian chạy.

+ Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Khi có lệnh “chạy” đối tượng kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút Người chạy nên từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tùy theo sức mình mà tăng tốc dần Nếu quá mệt có thể chuyển thành đi bộ cho hết giờ.

Mỗi đối tượng kiểm tra có một số đeo ở ngực và tay cầm cầu có số tương ứng Khi có lệnh hết giờ (dừng chạy), ngay lập tức thả cầu của mình ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức Đơn vị đo quãng đường chạy là mét.

Hình 2.4 Test Chạy 5 phút tùy sức ( quãng đường, cm ).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh lớp 4 trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

3.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất, nội dung giảng dạy trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Nhà trường có tổng số 32 lớp học với tổng số 960 học sinh, mỗi lớp 30 học sinh Riêng khối 4 có 7 lớp với tổng số học sinh là 210 em.

Trường Phổ thông Quốc Tế GIS là trường đào tạo theo chương trình song ngữ Tuy còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ giáo viên nhưng được quan tâm của các cấp lãnh đạo sở ban ngành, sự nỗ lực của cán bộ các cấp nhà trường nên nhà trường đã có sự phát triển đáng kể Số lượng và chất lượng công tác đào tạo được tăng nên Mặc dù chất lượng đào tạo chuyên môn của trường đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội song chất lượng GDTC của nhà trường lại là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn Chủ yếu ở đây là trình độ của giáo viên thể dục của trường còn nhiều hạn chế, chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC của nhà trường.

Qua phân tích tổng hợp tư liệu lý luận và phương pháp GDTC cùng các tài liệu khác và đánh giá thực trạng công tác GDTC của nhà trường đề tài đã xác định được một số yếu tố cơ bản chi phối tới công tác GDTC của học sinh trường Phổ thông Quốc Tế GIS như sau:

- Đội ngũ cán bộ giáo viên.

- Trang thiết bị CSVC phục vụ cho công tác GDTC

- Công tác tiến hành giảng dạy nội khoá GDTC trong nhà trường.

3.1.1.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên.

Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTC nói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng Chất lượng giảng dạy tốt hay xấu, học sinh có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho học sinh mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tư duy cho học sinh để học sinh có thể hiểu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội.

Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC trường Phổ thông Quốc

Tế GIS chúng tôi thu được kết qủa thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viêntrường Phổ thông Quốc Tế GIS

Trình độ Tuổi trung bình

Trên ĐH ĐH chính quy ĐH tại chức CĐ Nam Nữ

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng số giáo viên dạy thể dục của trường là 04 và tỷ lệ GV/ HS là 1/ 150 Trong số 04 GV có 01 giáo viên nào có trình độ đại học, có 03 giáo viên đang học cao học Đội ngũ GV của trường có những kiến thức lý luận và thực tiễn nhất định về GDTC do vậy học có thể truyền thụ cho học sinh những kiến thức về GDTC

3.1.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở trường Phổ thông Quốc Tế GIS.

Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện giữ một vai trò rất quan trọng, nó không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC, là điều kiện trực tiếp phục vụ cho công tác giảng dạy, tập luyện của giáo viên và học sinh CSVC đầy đủ thì công tác GDTC mới đảm bảo chất lượng, cụ thể sân bãi dụng cụ tập luyện có chất lượng sẽ gây hứng thú cao cho cả học sinh tập luyện và người giáo viên giảng dạy Quá trình đánh giá thực trạng CSVC phục vụ cho công tác GDTC được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC của trường Phổ thông Quốc Tế GIS

TT CSVC Số lượng Chất lượng

1 Sân bóng đá 01 Sàn gỗ

2 Sân bóng chuyền 05 Sân xi măng

3 Sân cầu lông 04 Sàn gỗ

5 Hồ bơi 1 Không có mái che

Kết quả bảng 3.2 cho thấy CSVC sân bãi dụng cụ tập luyện của nhà trường tương đối đầy đủ và đảm bảo về chất lượng, nên có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Tóm lại qua khảo sát cho thấy chất lượng CSVC phục vụ cho công tác GDTC của nhà trường tương đối tốt nên phần nào đã đáp ứng được chất lượng công tác GDTC chung của nhà trường.

3.1.1.3 Kế hoạch giảng dạy môn GDTC của trường Phổ thông Quốc Tế

Kế hoạch giảng dạy môn GDTC của trường Phổ thông Quốc Tế GIS gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành với tổng là 68 tiết được chia làm 02 học kỳ Mỗi học kỳ là 34 tiết tương ứng với 02 kỳ học là: Kỳ I, kỳ II Số tiết học này được phân đều cho các tuần của mỗi kỳ và ở mỗi tuần có một tiết học.

- Chương trình GDTC cho học sinh trường Phổ thông Quốc Tế GIS ở:

+ Học kỳ I: Gồm 34 tiết dành cho nội dung của bộ giáo dục, và các trò chơi vận động.

+ Học kỳ II: Có 34 tiết với nội dung học tập bắt buộc là bóng bàn.

3.1.2 Lựa chọn test để đánh giá thành tích của các tố chất thể lực cho học sinh khối lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Chúng tôi sử dụng các test dùng để kiểm tra đánh giá thể lực của các em học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Là các test được viện nghiên cứu khoa học dùng trong điều tra thể chất nhân dân của con người Việt Nam (2001) của việc nghiên cứu khoa học TDTT.

 Bật xa tại chỗ (cm)

3.1.3 Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

3.1.3.1 So sánh thực trạng thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Để kiểm nghiệm trong thực tiễn các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho khách thể nghiên cứu là học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc

Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm theo qui ước sau:

Nhóm đối chứng: Gồm 20 học sinh nam và 20 học sinh nữ tập theo chương trình chính khĩa.

Nhóm thực nghiệm: Gồm 20 học sinh nam và 20 học sinh nữ tập theo các trò chơi vận động do chúng tôi lựa chọn. Để có cơ sở đánh giá ảnh hưởng của một số TCVĐ đến sự phát triển thể lực cho học sinh, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm theo phương thức thực nghiệm so sánh song song.

Trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá thực trạng về trình độ thể lực học sinh nam khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá thành tích thể lực của bốn nhóm thông qua 4 test: chạy 30m xuất phát cao (s); chạy con thoi 4x10m (s); bật xa tại chỗ(cm) chạy 5 phút tùy sức (m) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thu được kết quả ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.3: So sánh các chỉ số thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm của nam học sinh

Chạy xuất phát cao 30m( giây)

Bật xa tại chỗ (cm)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi so sánh giá trị trung bình của

2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở lần 1 Qua kết quả bảng 3.3.

 Hệ số biến thiên (Cv%) phản ánh độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, ở các chỉ tiêu thể lực cho thấy:

Các chỉ tiêu có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (Cv < 10%) gồm các chỉ tiêu:

+ Các chỉ tiêu có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (Cv < 10%) gồm các chỉ tiêu:

Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu ở một vài chỉ tiêu có sự thay đổi nhưng tất cả các sai số tương đối của giá trị trung bình mẫu đều đủ tính đại diện ( ≤ 0.05) để có thể căn cứ vào đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo.

So sánh thực trạng thể lực của hai nhóm nam học sinh

* Từ số liệu về thực trạng thành tích thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho ta thấy:

+ Thành tích chạy xuất phát cao 30 m (giây), với hệ số biến thiên (CV) của 2 nhóm đều nhỏ hơn 10% chứng tỏ thành tích của khách thể tương đối đồng nhất.Với t tính = 0.52< t 05 = 2.086 Điều đó chứng tỏ sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P > 0.05, vì vậy thành tích chạy 30 m xuất phát cao của hai nhóm trước thực nghiệm là tương đồng nhau.

Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực

Để lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, chúng tôi tiến hành các bước sau đây:

3.2.1 Tổng hợp các trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

+ Hệ thống các trò chơi.

Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh là trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên Ngoài cơ sở vật chất sẵn có, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên sáng tạo, tìm tòi, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm gây sự hứng thú, tính tích cực của người học thông qua việc nghiên cứu các trò chơi và áp dụng các trò chơi đó một cách phù hợp và uyển chuyển Trò chơi vận động là một trong những phương tiện tác động có hiệu quả nhất để phát triển các tố chất thể lực cho học sinh.

Qua việc tìm đọc các tài liệu chuyên môn như “phương pháp giảng dạy trò chơi trong trường phổ thông “ của tác giả: Lưu Mai – Lâm Phú, do NXB TDTT xuất bản năm 2009, chúng tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống của trò chơi bổ trợ để phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền trong môn trò chơi vận động nên chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của một số nhà chuyên môn đi trước (đã, đang giảng dạy môn TCVĐ tại trường) như thầy Đỗ Tấn Kiệt, thầy Lê Trí Dung, cô Trần Thị Mỹ Lan….và các thầy cô đang dạy và ở các trường phổ thông trên địa bàn; tham thảo những tài liệu có liên quan hay có đề cập đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu tổng hợp các trò chơi được sử dụng phổ biến nhằm lựa chọn ra các trò chơi thích hợp để phát triển các tố chất thể lực trong môn TCVĐ.

Tổng hợp các tài liệu: “sách điền kinh đại học” của Dương Nghiệp Chí; “Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường” của Lê Văn Lẫm; đề tài nghiên cứu khoa học của Văn Tuyên, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, năm 2006; Nhiều tác giả, “Tuyển tập Nghiên cứu khoa học TDTT”, các năm 2001, 2006….chúng tôi thấy các tác giả sử dụng nhiều TCVĐ khác nhau để phát triển tố chất thể lực

Căn cứ vào mục đích, mục tiêu chủ yếu của đề tài, căn cứ vào đặc điểm phát triển thể chất và sinh lý lứa tuổi của khách thể nghiên cứu, căn cứ vào đặc điểm của môn TCVĐ và rút từ trong thực tiễn giảng dạy, và trao đổi những bậc thầy đi trước, chúng tôi thu thập được một số trò chơi nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

4 Chạy vượt rào tiếp sức

6 Chạy uốn lượn tiếp sức

7 Chạy chuyển hàng tiếp sức

12 Lăn bóng theo vòng số 8

3.2.2 Phỏng vấn các chuyên gia

Mức độ quan trọng của các trò chơi được các nhà chuyên môn đánh giá thành 3 mức:

Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 1 Để việc lựa chọn các trò chơi vận động mang tính khách quan, chúng tôi đã gửi phiếu phỏng vấn cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp Kết quả phỏng vấn được trình bày như sau:

- Số phiếu phát ra: 30 phiếu.

- Số phiếu thu vào: 30 phiếu.

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn các TCVĐ nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

ST TÊN TRÒ CHƠI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ( N = 30)

Sử dụng tốt Có thể sử dụng

5 Chạy vượt rào tiếp sức 25 83.25 5 16.75 0 0

6 Chạy chuyển hàng tiếp sức 10 33.3 7 23.41 13 43.29

7 Chạy uốn lượn tiếp sức 25 83.25 5 16.75 0 0

10 Lăn bóng theo vòng số 8 24 79.92 6 20.08 0 0

Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.7 chúng tôi đã chọn được 12 trò chơi có sự đồng ý thường xuyên sử dụng tốt từ 75% trở lên Đó là các trò chơi sau:

2 Chạy vượt rào tiếp sức

5 Chạy uốn lượn tiếp sức

8 Lăn bóng theo vòng số 8

Ứng dụng và đánh giá hiệu quả trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

3.3.1 Ứng dụng một số trò chơi nhằm phát triển thể lực của nam học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Để tiến hành đánh giá hiệu quả ứng dụng một số TCVĐ chơi việc phát triển thể lực học sinh nam khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang sau 1 năm học tập chúng tôi đánh giá từng nhóm học sinh như sau:

Bước 1: Lập phiếu dự kiến các trò chơi, phỏng vấn giáo viên trực tiếp giảng dạy Soạn nội dung các trò chơi đã được phỏng vấn và lựa chọn để giảng dạy cho nhóm thực nghiệm mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 1.

Bước 2: Lập kế hoạch thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm (học kì I, học kì II năm học: 2015 – 2016).

Bước 3: Soạn giáo án giảng dạy cho nhóm thực nghiệm theo chương trình thực nghiệm đã được Ban giám hiệu thống nhất thông qua.

- Thời gian tiến hành thực nghiệm.

* Ứng dựng các trò chơi trò chơi vận động cho nhóm thực nghiệm là từ 08/2015 đến 5/2016

- Mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết Các trò chơi vận động đã được lựa chọn từ kết quả phỏng vấn được ứng dụng vào 15 phút cuối của mỗi buổi tập

+ Nhóm thực nghiệm: Gồm 20 học sinh nam và 20 học sinh nữ được tập luyện với những trò chơi đã được lựa chọn Ngoài việc học tập chương trình thể dục bình thường của Bộ Giáo Dục còn ứng dụng thêm một số trò chơi vận động được lựa chọn từ mục tiêu 1.

+ Nhóm đối chứng: Gồm 20 học sinh nam và 20 học sinh nữ tập luyện theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.

Tiến hành chương trình thực nghiệm thể hiện ở phụ lục 2.

3.3.2 Đánh giá hiệu quả của một số trò chơi nhằm phát triển thể lực của học sinh khối 4 Trường phổ thông Quốc Tế GIS, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

3.3.2.1 Đánh giá sự phát triển của nam học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm:

 Nam học sinh nhóm thực nghiệm:

Bảng 3.8: Thành tích thể lực của nam học sinh nhóm thực nghiệm, trước và sau thực nghiệm.

Bật xa tại chỗ (cm)

Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2

Qua kết quả bảng 3.8 cho ta thấy:

+ Ở test chạy xuất phát cao 30m (giây) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 0.32 s, với nhịp tăng trưởng W = 5.58% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy 30m của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính 9.38 > t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Chạy con thoi 4x10m (giây) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 0.91 s, với nhịp tăng trưởng W = 7.53% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy con thoi 4x10m của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính = 13.84 > t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Bật xa tại chỗ (cm) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 7.45cm, với nhịp tăng trưởng W = 5.71% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích bật xa tại chỗ của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính = 11.04> t05 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Ở test chạy 5 phút tùy sức (m) sự chnh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 26 m, với nhịp tăng trưởng W = 3.35% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy 5 phút tùy sức của nhĩm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính 7.58> t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05.

 Nam học sinh nhóm đối chứng.

Bảng 3.9: Thành tích thể lực của nam học sinh nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

Bật xa tại chỗ (cm)

Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2

Qua kết quả bảng 3.9 cho ta thấy:

+ Ở test chạy xuất phát cao 30m (giây) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 0.02s, với nhịp tăng trưởng W = 0.33% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy 30m của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính 0.36 < t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Chạy con thoi 4x10m (giây) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 0.18 s, với nhịp tăng trưởng W = 1.82% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy con thoi 4x10m của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính = 0.89 < t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Bật xa tại chỗ (cm) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm 3.10 cm, với nhịp tăng trưởng W = 2.24% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích bật xa tại chỗ của nhĩm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính = 4.04 > t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Ở test chạy 5 phút tùy sức (m) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 16.25 m, với nhịp tăng trưởng W = 2.18% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy 5 phút tùy sức của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính = 8.58 > t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05.

3.3.2.2 Đánh giá sự phát triển của nữ học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm:

 Nữ học sinh nhóm thực nghiệm:

Bảng 3.10: Thành tích thể lực của nữ học sinh nhóm thực nghiệm, trước và sau thực nghiệm

Bật xa tại chỗ (cm)

Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2

Qua kết quả bảng 3.10 cho ta thấy:

+ Ở test chạy xuất phát cao 30m (giây) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 0.56 s, với nhịp tăng trưởng W = 8.33% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy 30m của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính 8.54> t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

+ Chạy con thoi 4x10m (giây) sự chênh lệch giữa 2 lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 0.62 s, với nhịp tăng trưởng W = 4.62% Điều này nói lên sự tăng trưởng về thành tích chạy con thoi 4x10m của nhóm thực nghiệm giữa hai lần kiểm tra có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê vì ttính = 9.41 > t05 = 2.086, ở ngưỡng xác suất P < 0.05

Ngày đăng: 25/03/2023, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w