DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTA Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ BCVT Bưu chính Viễn thông CNH-HĐH Công nghiệp hoa - Hiện dại hoa DNNN Doanh nghiệp
Trang 2ụ lị
T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TÊ
C H U Y Ê N N G À N H KINH TẾ Đ ố i NGOẠI
KHOA LUẬN TÓT NGHIÊP
Đê tài:
DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH vụ CỦA TRUNG QUỐC
VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
T (J Lí V I Ê N TRbỐ.5 DA' n o n
Hà Nội, 6/2008
Trang 33 Vai trò của dẤch vụ trong nền kinh tế thế giới 8
n THƯƠNG MẠI DỊCH vụ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỂ Tự DO HOA THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 9
1 Khái niệm thương mại dẤch vụ 9
1.1 Khái niệm 9
1.2 Các phương thức cung cấp (hương mại dịch vụ lo
2 Vai trò và xu hướng phát triển của thương mại dẤch vụ quốc tếu
2.1 Vai trò của thương mại dịch vụ trong nền kình tế thế giới 12
2.2 Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế 13
3 Hiệp đẤnh G A T S và vấn đề tự do hoa thương mại dẤch vụ 15
3.1 Mục tiêu của GATS ỉ5
3.2 Phạm vi áp dụng của GATS 16
3.3 Nguyên tắc cơ bản của GATS 17
3.4 Những cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ theo quy định
của GATS 22
ra HỘI NHẬP CỦA TRUNG QUỐC VÀ V Ệ T NAM TRONG LĨNH vực
THƯƠNG MẠI DỊCH vụ QUỐC TÊ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 24
1 Các cam kết về dẤch vụ của Trung Quốc 24
Trang 42 Các cam kết về dịch vụ của Việt Nam 29
1 VỊ trí của khu vểc dịch vụ trong nền kinh tế Trung Quốc 38
1.1 Trước khi gia nhập WTO 38
1.2 Sau khi gia nhập WTO 39
2 Thểc trạng phát triển thương mại dịch vụ của Trung Quốc 40
2.1 Trước khi gia nhập WTO 40
2.2 Sau khi gia nhập WTO 49
n THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH vụ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH vụ
VIỆT NAM 55
1 Vị trí của khu vểc dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam 55
1.1 Trước khi gia nhập WTO 55
1.2 Sau khi gia nhập WTO 60
2 Thểc trạng phát triển thương mại dịch vụ của Việt Nam 60
2.1 Trước khi gia nhập WTO 60
2.2 Thực trạng hoạt động thương mại một số dịch vụ tiêu biếu của
Việt Nam sau mội năm gia nhập WTO 63
C H Ư Ơ N G IU: V Ậ N DỤNG BÀI H Ọ C C Ủ A TRUNG Q U Ố C V À O
THỰC TIỄN VIỆT NAM 69
ì SO SÁNH NHŨNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRUNG QUỐC
Trang 5ỉ Ca hội và thách thức đối với lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc khi
là thành viên của WTO 69
1.1 Cơ hội 69 1.2 Thách thức 70
2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO 72
2.1 Cơ hội 72
2.2 Thách thức 74
H BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM SAU KHI NGHIÊN cứu sự
PHÁT TRIỂN DỊCH vụ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH vụ CỦA TRUNG QUỐC 76
1 Kinh nghiệm điều chỉnh cơ chế, chính sách và cải cách kinh tế
của Trung Quốc 76
2 Giảm thiểu các tác động bất lợi về kinh tế - xã hội có thể phát
sinh trong quá trình tự do hoa thương mại dịch vụ 78
3 Cải cách hành chính và bộ máy điều hành của Chính phủ 80
4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hội
5 L i n h hoạt trong việc thực thi các cam kết, tờn dụng quyền lợi m à
WTO dành cho các nước đang phát triển và đang trong quá trình
chuyển đổi trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 83
ra MỘT số GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DỊCH vụ VÀ THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ CHO VIỆT NAM 85
1 Nâng cao nhờn thức về vai trò dịch vụ trong nền kinh tế 85
3 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài 86
4 Nâng cao tính chuyên nghiệp của đơn vị cung ứng dịch vụ 86
5 Đầu tư nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ 87
6 Vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước, các hiệp hội 87
Trang 67 Đ ổ i mới căn bổn cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ
công cộng 87
8 Hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược
marketing ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 88
9 Hoạch định chiên lược phát triển các ngành dịch vụ chủ lực
trong chiến lược tổng thê* phát triển kinh tế 90
K Ế T L U Ậ N 94
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTA Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ
BCVT Bưu chính Viễn thông
CNH-HĐH Công nghiệp hoa - Hiện dại hoa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
roi Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GDP Tổng sản phẩm quốc nội
L I M Luật thương mại
MFN Đối xử tối huệ quốc
N H T M Ngân hàng thương mại
N H T W Ngân hàng Trung ương
UNDP Chương trình phát triển liên hiệp quốc TTCK Thị trường chứng khoán
WTO Tổ chức thương mại thế giới
X H C N X ã hội chủ nghĩa
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 2.1 Một số chỉ số của hệ thống ngân hàng Trung Quốc năm 2001 42
Bảng 2.2 Sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài ở Trang Quốc thòi kỳ
1991-2000 45 Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc 49
Bảng 2.4 Giá trị xuất khẩu một số loại hình dịch vụ của Trung Quốc
50 Bảng 2.5 Thương mại dịch vụ của Trung Quốc năm 2006 50
Bảng 2.6 Tác động của việc gia nhập WTO đối vói một số ngành dịch vụ của
Trung Quốc thổi kỳ 2001 - 2007 (% so vói việc không gia nhập) 51
Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực dịch vụ của Việt Nam 56
Bảng 2.8 Tỷ trọng của dịch vụ trong GDP (%) 57
Bảng 2.9 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế 58
Bảng 2.10 Chuyển dịch cơ cấu GDP trong nội bộ khu vực dịch vụ giai đoạn
Bảng 2.11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành (1998-2006) 63
Trang 9LỜI NÓI Đ Ầ U
Trong bối cảnh toàn cầu hoa nền kinh tế hiện nay, dịch vụ và thương mại dịch vụ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Việt Nam dã
và đang là một thành viên năng động trong hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, và gần đây nhất đã gia nhập tở chức thương mại thế giới WTO (7/11/2006) Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hoa đất nước theo con đường XHCN nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giói Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hoa, hệ thống phấp luật còn hạn chế so vói các nước phát triển Hai nước cùng chung một bối cảnh kinh tế và khu vực, trên nhiều lĩnh vực cũng có cơ hội và cùng phải đối phó vói những thách thức Do vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc với vai trò là thành viên của WTO được 6 năm rất có ý nghĩa tham khảo với Việt Nam Đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại dịch vụ, việc so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc về sự phát triển lĩnh vực này để rút ra những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam là rất quan trọng Chính vì vậy, em chọn đề tài "Dịch vụ
và thương mại dịch vụ của Trung Quốc và Việt Nam trong thòi kỳ hội nhập" làm luận văn tốt nghiệp
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề sau:
- Khái niệm, vai trò của dịch vụ và thương mại dịch vụ đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Thực trạng phát triển dịch vụ và thương mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO
Trang 10- So sánh mức độ cam kết, thời cơ và thách thức đối với dịch vụ và thương mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc trong thòi kỳ hội nhập
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sau k h i nghiên cứu, so sánh dịch vụ
và thương mại dịch vụ của Trung Quốc Từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển dịch vụ và thương mại dịch vụ của Việt Nam
Đôi tưỉng nghiên cứu
Đ ố i tưỉng nghiên cứu của đề tài: dịch vụ và thương mại dịch vụ của Trung Quốc và Việt Nam; những qui định của W T O về dịch vụ và thương mại dịch vụ
Phạm vi nghiên cứu
Đ ề tài không nghiên cứu cụ thể tất cả các loại hình dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc m à chỉ nghiên cứu một số loại hình điển hình như dịch vụ: dịch vụ Tài chính - Ngán hàng, dịch vụ viền thông, dịch vụ vận tải, dịch
vụ du lịch, dịch vụ phân phối
Phương pháp nghiên cứu
Đ ề tài dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa M á c - Lênin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường l ố i chính sách phất triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta Luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phàn tích và tổng hỉp đánh giá tài liệu
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở dẫu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đưỉc kết cấu thành ba chương sau:
Trang 11Chương Ì: Tống quan về dịch vụ và thương mại dịch vụ
Chuông 2: Thực trạng phát triển dịch vụ và thương mại dịch vụ của Trung
Quốc và Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Chương 3: Vận dụng bài học của Trung Quốc vào thực tiễn Việt Nam
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Đỗ Hương Lan, mặc dù rất bận rộn vói công tác giảng dạy nhưng cô đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn
em hoàn thành bài khoa luận này Tuy nhiên, dây là vấn đề hết sức lớn, đòi hủi phải có sự tham gia tìm hiểu nghiên cứu của nhiều người, nhiều ngành
thiếu sót
E m mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô
Em x i n chân thành cảm ơn!
Trang 12CHƯƠNG ì: TỔNG QUAN VỀ DỊCH vụ VÀ THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ
ì M Ộ T SỐ V Â N Đ Ể L Ý LUẬN VẾ DỊCH vụ
1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
a Khái niệm
Dịch vụ trên thực tế đã tham gia vào thương mại từ rất lâu và ngày càng
tò rõ vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới M ứ c đóng góp của dịch vụ vào GDP tại các nước phát triển hiện ở mức 60-70% còn tại các quốc gia trong khu vực A S E A N mức đóng góp vào GDP khoảng 40-50% Hiện nay đã có 150 quốc gia tham gia vào Hiệp định chung
dịch vụ Tuy nhiên việc đưa ra mồt định nghĩa chặt chẽ và thống nhất về
đang tồn tại rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về dịch vụ Theo tài liệu của dự án M U T R A P - D ự án hỗ trợ thương mại đa biên (2006), cho đến nay chưa có mồt định nghĩa chính thống nào về dịch vụ Dịch vụ là mồt loại hình hoạt dồng kinh tế, tuy không dem lại mồt sản phẩm như hàng hoa, nhung vì là mồt loại hình hoạt đồng kinh tế nên cũng có người bán (người cung cấp dịch vụ) và người mua (khách hàng sử dụng dịch vụ)
C.Mác cho rằng: " Dịch vụ là con đè của nền kinh tế sản xuất hàng hoa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển" N h ư vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc đồ k i n h tế, C.Mác
đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và đồng lực phát triển của dịch vụ T ừ lý luận của Các M á c đã xuất hiện rất nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ m à điển hình
là hai cách hiểu sau:
Trang 13Cách hiểu thứ nhất:
Theo nghĩa rộng thì dịch vụ được coi là một ngành kinh tế thứ ba Theo cách hiểu này thì cấc hoạt dộng kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp được coi là thuộc ngành dịch vụ
Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là phần mềm của sản phẩm hỗ trợ cho khác hàng trưậc, sau, trong và sau khi bán
có tính chất cơ, lý, hoa học, nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và
do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hoa Khác vậi hàng hóa, dịch vụ không tồn tại dưậi dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được
và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu
kỹ thuật dược lượng hoa Người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm những dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó như: thương hiệu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua sự m ô tả về dịch vụ đó của các khách hàng khác đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo
- Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời
Trang 14sản xuất hàng hoa tách khỏi lưu thông và tiêu dùng dịch vụ Khác vói hàng hoa, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ Thí dụ về dịch vụ môi giới chứng khoán, k h i nhản viên môi giới chứng khoán tư vấn khác hàng cũng là lúc khách hàng tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ môi giói do nhân viên này cung cấp
- Tính không thế lưu trữ được dịch vụ
Sự khác biệt này là do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra dồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giợ trong kho sau đó m ớ i mang ra tiêu dùng
Khác v ớ i thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ không tách ra khỏi quá trình sản xuất (cung ứng), tiêu dùng dịch vụ Thương mại hàng hóa thực hiện chức năng tiếp tục quá trình quá trình sản xuất hàng hóa trong khâu lưu thông, là cầu nối giợa sản xuất với tiêu dùng Nhưng do đối tượng của thương mại dịch vụ là sản phẩm vô hình nên quá trình cung ứng (sản xuất) dịch vụ diễn ra đồng thời vói trao đổi và tiêu dùng dịch vụ Bởi sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất (cung ứng) từ trước r ồ i sau đó mói được đem ra trao đồi trên thị trường Ví dụ, k h i người tư vấn cung ứng cho khách hàng dịch vụ tư vấn nghĩa là anh ta "bán" sản phẩm dịch vụ tư vấn ; đồng thòi khách hàng "mua" sản phẩm dịch vụ tư vấn này cũng tiếp nhận và tiêu dùng ngay dịch vụ này
Trang 15dịch vụ thường hỏi ý kiến người đã tiêu dùng trước trong k h i lựa chọn người cung cấp dịch vụ
Ngoài ra, dịch vụ do sản xuất ra được tiêu dùng ngay nên không thể
lưu trữ được do đó không có khả năng hư hỏng
2 Phân loại dịch vụ
Có nhiều cách phân loại dịch vụ Tuy nhiên, căn cứ phân loại phổ biến hiện nay là cách phân loại cễa Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS Theo GATS dịch vụ dược chia thành 12 ngành lớn và 155 tiểu ngành, gồm:
- Dịch vụ kinh doanh bao gồm các dịch vụ nghề nghiệp như dịch vụ pháp lý, dịch vụ kiểm toán, thiết kế; các dịch vụ nghiên cứu và triển khai; dịch vụ máy tính; dịch vụ liên quan đến bất động sản và các dịch vụ kinh doanh khác
- Dịch vụ thông tin liên lạc bao gồm: bưu điện, chuyển phát nhanh, viễn thông, nghe nhìn
- Dịch vụ xây dựng và thi công bao gồm: xây dựng nhà cửa, xây dựng công chính, lắp đặt máy móc, hoàn thiện công trình
- Dịch vụ phân phối bao gồm: đại lý hoa hồng, dại lý độc quyền, bán buôn, bán lẻ
- Dịch vụ đào tạo bao gồm: tiểu học, trung học, đại học, cao học, chuyên sâu
- Dịch vụ môi trường bao gồm: thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh
- Dịch vụ tài chính bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
- Dịch vụ liên quan đến sức khoe bao gồm: chữa bệnh, bệnh viện
- Dịch vụ du lịch và l ữ hành bao gồm: khách sạn và nhà hàng, đại lý và điều hành du lịch, hướng dẫn viên du lịch
- Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao bao gồm: giải trí (nhà hát, rạp
Trang 16- Dịch vụ vận tải bao gồm: vận tải đường biển, vận tải thúy nội địa,, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải ôtô, vận tải đường ống, vận tải vũ trụ, các dịch vụ phụ trợ liên quan
- Các dịch vụ khác
3 V a i trò của dịch vụ t r o n g nền k i n h tế t h ế giói
Sự phát triển của các ngành dịch vụ trong những thập kỷ gần đây tớo nén một cơn sốt toàn cầu Bản thân các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 6 0 % tổng thu nhập quốc gia tới những nước phát triển và đang phát triển Các ngành dịch vụ luôn đi đầu trong sự phát triển tổng thể tới các quốc gia Chẳng hớn dịch vụ chiếm 6 9 % GDP của Mexico, chiếm 6 6 % GDP của Nam Phi, chiếm 6 6 % GDP của Argentina và khoảng 5 0 % GDP của Thái Lan; thậm chí ở nhiều quốc gia, mức đóng góp tối thiểu của ngành dịch vụ cũng ở mức 4 5 % GDP Ngoài ra, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng góp phần đáng kể trong việc tớo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tới các quốc gia Bảng thống kê sau đây cho thấy sự ảnh hưởng của các ngành dịch vụ tới cấc quốc gia (Xem bảng 1.1)
Tới Mỹ, các ngành dịch vụ đóng góp trên 8 0 % GDP Trên 5 0 % tiêu dùng
cá nhân của người M ỹ đều chi vào dịch vụ (2002) Rất nhiều ngành dịch vụ của M ỹ hoớt động trên thị trường quốc tế do các công ty hay tập đoàn lớn chi phối, nhất là các ngành công nghệ cao hay các ngành mang tính chuyên nghiệp hoa tiên tiến
nhất, mớnh nhất trong thương mới toàn cầu và cả trong đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong khoảng một thập kỷ trở lới dây K i m ngớch thương mới quốc tế của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế chiếm 1/5 Hiệu quả của các ngành dịch vụ ngày càng tăng về tỷ suất lợi nhuận của dịch vụ đối với các ngành sản xuất khác Đ ầ u tư trực tiếp đối với các ngành dịch vụ luôn luôn chiếm đến 3/5 giá trị đầu tư trực tiếp trên thế giới, tập trung vào các ngành như du lịch, viễn thông, tài chính, giải trí
Trang 17Bảng 1.1 V a i trò của dịch v ụ tại các quốc gia trên thê giới
Quốc gia Đóng góp vào GDP (%) Sử dụng lực lượng lao
Vương Quốc Anh
Nguồn: ỉnternational Marketing, seven edition, 2004, Thomson-South Western
li T H Ư Ơ N G M Ạ I DỊCH v ụ QUỐC TẾ V À VẤN Đ Ể Tự DO HOA
T H Ư Ơ N G MẠI DỊCH vụ TRONG K H U Ô N KHỔ WTO
1 Khái n i ệ m thương m ạ i dịch v ụ
1.1 Khái niệm
Ngày nay, thương mại dịch vụ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó trong cơ cấu thương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế, ngành dịch vụ là
Trang 18bộ phận tăng trưởng nhanh nhất, mạnh nhất trong thương mại toàn cầu Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, k i m ngạch thương mại dịch vụ chiếm 1/5 tổng giá trị thương mại quốc tế M ộ t số lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là dịch vụ tài chính quốc tế và vận tải biển đã thưỉng xuyên có sự trao đổi xuyên biên giới từ hàng thế kỉ nay Những lĩnh vực khác như y tế, giáo dục với sự hỗ trợ của Internet, công nghệ và sự thay đổi vê luật lệ điểu chỉnh đã có thể vươn mình qua biên giói của một quốc gia đơn lẻ Trước sự biến đổi không ngừng của dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ, việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về dịch vụ là rất khó khăn Trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Ageement Trade ôn Services - GATS), thương mại dịch vụ được định nghĩa bằng cách liệt kê bốn phương thức cung cấp m à
không điều khoản nào nói rõ bản chất của thương mại dịch vụ : "Thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ theo 4 phương thức: Giao dịch qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, cung cấp dịch vụ qua hiện diện thương mại và cung cấp dịch vụ qua hiện diện của thể nhăn" Xét theo bốn phương
thức cung cấp dịch vụ trên thì thương mại dịch vụ dược nhắc đến trong Hiệp định này chính thương mại dịch vụ quốc tế chứ không phải hoạt động thương mại dịch vụ m à các nhà cung cấp và ngưỉi tiêu dùng bó hẹp trong phạm v i quốc gia vì bản chất của GATS là điều chỉnh các m ố i quan hệ thương mại giữa các nước về dịch vụ
Theo L T M 2005 "cung úng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoa thuận " Theo cách nhìn
nhận này, Việt Nam đã dần tiếp cận với quan điểm thế giới hơn
1.2 Các phương thức cung cấp thương mại dịch vụ
Phương thức (ỉ): cung cấp qua biên giới (Cross border)
Trang 19Dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên này vào lãnh thổ của một nước thành viên khác Dịch vụ d i chuyển qua biên giói độc lập vói nhà cung cấp và người tiêu dùng, có nghĩa là k h i giao dịch diễn ra từ lãnh thổ một nước thành viên sang lãnh thổ một nước thành viên khác, chỉ có bản thân dịch vụ di chuyển qua biên giói m à không có sự d i chuyển của con người; ví dụ như dịch vụ môi giói, tư vấn qua intemet, các phương tiỳn truyền thông khác, Nhà cung cấp không thiết lập bất cứ một hiỳn diỳn nào
Phương thức (2): Tiêu dùng ở nước ngoài (Comsumption abroad)
Phương thức này đề cập đến dịch vụ được cung cấp trong lãnh thổ của một nước thành viên cho công dân của bất kỳ nước thành viên nào khác Nói cách khác, dịch vụ được cung cấp cho nguôi tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ m à người tiêu dùng đó cư trú thường xuyên Ví dụ dịch vụ khách sạn nhà hàng cho người nước ngoài, dịch vụ đào tạo cho sinh viên nước ngoải Viỳc d i chuyển tài sản của người tiêu dùng cũng thuộc phương thức này ( ví dụ gửi một con tàu hay các thiết bị cần thiết ra nước ngoài để sửa chữa)
Phương thức (3): Hiỳn diỳn thương mại (Commercial Presence)
Người cung cấp dịch vụ d i chuyển qua biên giới để thành lập hiỳn diỳn thương mại của mình ở nước ngoài như công ty con, văn phòng đại diỳn, chi nhánh, nhằm tiến hành cung cấp các dịch vụ thông qua các hiỳn diỳn này
Phương thức (4): Hiỳn diỳn của thể nhân (Presence of natural persons)
Dịch vụ được cung cấp qua sự hiỳn diỳn của các tự nhiên nhân của một nước thành viên ở một nước thành viên khác Phương thức này chỉ áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ độc lập (tư vấn gia, nhân viên y tế ) hoặc những người làm công của họ k h i họ cư trú tạm thời tại một nước thành viên Đơn giản hơn ta có thể hiểu là dịch vụ được cung cấp bởi cá nhân của một nước thành viên tại lãnh thổ của bất cứ một nước thành viên nào khác
Trang 202 Vai trò và xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế
2.1 Vai trò của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế thế giới
Thúc đẩy lưu thông dịch vụ quốc tế
Sự tiến bộ và phất triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong những năm
qua trong lĩnh vực tin học và viễn thông đang dờn làm thay đổi nhận thức của
con người về khả năng và tính hiện thực trong thương mại của nhiều ngành
dịch vụ Điển hình nhất là các ngành dịch vụ là "kết tinh trí tuệ" thường được
cung cấp gắn vói khả năng chứa đựng và lưu chuyển của các dòng thông tin
như viễn thông, tài chính, nghe nhìn, cấc dịch vụ tư vấn, thiết kế, giáo
dục Những sự phát triển này, kết hợp với nhiều thay đổi trong nhu cờu của người tiêu dùng, đã thúc dẩy lưu thông dịch vụ quốc tế Ngược lại, tác động
kinh tế của các ngành dịch vụ cũng chứng tở có một nguy cơ tương tự như
trong thương mại hàng hoa là sự m é o m ó , chệch hướng trong hoạt động
ngành dịch vụ của nước đó với toàn bộ nền kinh tế Ngày nay, nhiều ngành
dịch vụ đã trở thành một cấu thành của hệ thống cơ sở hạ tờng quan trọng
của nền kinh tế và đang đóng góp không nhỏ tới đờu vào của tất cả các ngành
kinh tế trên thế giói không chỉ với các nước phát triển m à cả những nước
đang phát triển Tuy những ngành dịch vụ không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng chúng lại tạo ra giá trị thặng dư do có khai thác
sức lao động, tri thức, chất xám của con người Đóng góp của các ngành dịch
Trang 21vụ trong GDP của các nền kinh tế thường dao động từ 4 0 % (ở các nước đang phát triển) đến 7 0 % (ở các nước phát triển) và có chiều hướng tiếp tục tăng
Là một trong những nhăn tố quyết định năng lực cạnh tranh trong kinh doanh quốc tê
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ cũng
có một số thay đổi V a i trò của sự liên kết khai thác hiệu quả hoạt động của các ngành dịch vụ được đánh giá cao và dược coi là nhãn tố quyết định nâng lực cạnh tranh của các tổ chỗc hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
ngành dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất hàng hoa đã có sự phát triển mạnh mẽ và dần tách khỏi chỗc năng hỗ trợ để trở thành những ngành dộc lập hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế Các ngành dịch
vụ sản xuất được hiểu là các ngành dịch vụ trung gian giữa các yếu tố cơ sở
hạ tầng và người sản xuất, nhằm hỗ trợ nguôi sản xuất sử đụng một cách hiệu quả nhất nguồn đẩu vào là các yếu tố cơ sở hạ tầng Các dịch vụ sản xuất được cung cấp trong nhiều công đoạn của sản xuất như nghiên cỗu khả thi dự
án đầu tư, nghiên cỗu thị truồng, thiết k ế sản xuất, các dịch vụ trong giai đoạn sản xuất: kiểm tra chất lượng, thuê mua tài chính, kế toán, quản lý nhân
sự, các dịch vụ sau sản xuất như tiếp thị, quảng cáo, phân phối bán hàng
2.2 Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tè
Trong những thập kỷ vừa qua, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển hậu công nghiệp, với ngành dịch vụ và ngành có hàm lượng tri thỗc cao làm động lực phát triển Sự phát triển của dịch vụ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thương mại dịch vụ về cả quy m ô và tốc độ Hiện nay thương mại dịch vụ quốc tế có những x u hướng sau:
Thứ nhất, thương mại dịch vụ sẽ tiếp tục phát triển và chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong thương mại quốc tế Thương mại quốc tế trong những năm qua cho thấy vị trí ngày càng cao của thương mại dịch vụ, thể hiện ở tỷ trọng không ngừng tăng lên và tốc độ phát triển bình quân hàng năm của
Trang 22xuất khẩu dịch vụ luôn vượt lén tốc độ phát triển bình quân hàng năm của xuất khẩu hàng hoa
Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ liên tục tăng trong nhiều năm qua do tóc độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ luôn vượt tốc độ tăng trường của hàng hoa Từ năm 1980 đến năm 1989, tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hoa là 6,7% trong khi của dịch vụ là 11,5% Đến giai đoạn 1990-1999, xuất khẩu dịch vụ có chững lại vì nhiều nguyên nhân những vựn duy trì ở mức 8,7% cao hơn so với xuất khẩu hàng hoa là 8,4% Tốc độ tăng trưởng của khu vực hàng hoa có xu hướng giảm dần và chững lại song tốc độ của dịch vụ vựn tiếp tục tăng và dự báo sẽ tăng đạt mức 7800 tỷ USD, chiếm 3 0 % tỷ trọng xuất khẩu đến năm 2020
Bảng 1.2 Giá trị xuất khẩu thế giới và dự đoán tói năm 2020
Nguồn: Trade Statistics 2005.( www.wto.org)
Thứ hai, Cơ cấu thương mại dịch vụ có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ
trọng buôn bán những dịch vụ sử dụng nhiều tri thức và giảm tỷ trọng buôn
Trang 23bán các dịch vụ sử dụng nhiều lao động giản đơn Trong thế kỷ 21, dịch vụ thông tin, m à chủ yếu là dịch vụ viễn thông, dịch vụ tin học sẽ có k i m ngạch buôn bán lớn nhất, vượt qua các dịch vụ truyền thống như dịch vụ vận tải, du lịch và sẽ trờ thành dịch vụ năng động nhất với quy m ô trao đệi buôn bán
và k i m ngạch lớn nhất Theo dự báo, giá trị trao đệi buôn bấn quốc tế các dịch vụ thông tin sẽ chiếm khoảng 3 5 % tống giá thương mại dịch vụ n ă m
2010
Thứ ba, tự do hoa sẽ là xu thế chủ yếu trong sự phát triển của thương mại
dịch vụ trong tương lai, thông qua việc ký kết hàng loạt các hiệp định tự do hoa thương mại khu vực, đặc biệt là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS của WTO N ộ i dung chủ yếu của quá trình này là xoa bỏ những hạn
vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
Thứ tư, x u thế hội tụ cũng là x u thế phát triển của thương mại dịch vụ
trong tương lai Đ ó là sự hội tụ giữa thương mại dịch vụ với thương mại hàng hoa, trong tính tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng Đường ranh giói giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoa ngày càng m ờ nhạt Điều này có nghĩa là việc trao đệi, buôn bán hàng hoa vật chất sẽ k è m theo việc trao đệi, buôn bán hàng hàng hoa dịch vụ và thương mại hàng hoa sẽ luôn phải có thương mại dịch vụ đi k è m mới có thể phát triển được Ngược lại, nhe* được sử dụng như là một yếu tố của quá trình sản xuất vật chất, dịch
vụ cũng mới có nhiều cơ hội được trao đệi rộng rãi cùng với cấc sản phẩm hàng hoa, do vậy cũng ngày càng phát triển
3 H i ệ p định G A T S và vấn đề t ự do hoa thương m ạ i dịch v ụ
3.1 Mục tiêu của GATS
* Thương mại dịch vụ ngày càng tự do, cởi mở hơn
Trang 24Mục đích của GATS là làm cho thương mại dịch vụ quốc tế ngày càng tự
do, thông thoáng, gạt bỏ các rào cản thương mại thông qua các vòng đ à m phán thương mại dịch vụ đa biên
* Thương mại dịch vụ có thể dự đoán được
Hệ thống thương mại đa biên là một nỗ lực của các Chính phủ nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được K h i các nưửc đồng ý m ở cửa thị trường dịch vụ, các nưửc phải ràng buộc lẫn nhau bằng các cam kết M ộ t nưửc chỉ có thể thay đổi các ràng buộc k h i đã đ à m phán vói các nưửc khác Đ ổ n g thòi các luật lệ, chính sách về thương mại phải
rõ ràng, minh bạch, nghĩa là m ọ i thay đổi về chính sách luật lệ phải được thông báo trưửc để các nhà đẩu tư và các thương nhân biết
* Thúc đẩy cạnh tranh công bằng
GATS là một hệ thống các quy tắc đảm bảo các điểu kiện cạnh tranh được rộng mở, công bằng và không bị sai lệch Các quy định về đối xử t ố i huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, minh bạch hoa chính sách luật lệ đều nhằm tạo điểu kiện cạnh tranh công bằng giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nưửc ngoài vói dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nưửc; giữa các dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ nưửc ngoài vửi nhau
3.2 Phạm vi áp dạng của GATS
Các quy định của GATS được áp dụng cho tất cả các loại hình dịch vụ ở
cả hiện tại và tương lai Tuy nhiên mức độ m ỏ rộng thị trường của từng nưửc không được quy định một cách tự động m à dược xác định thông qua đ à m phán M ộ t số điều khoản của GATS như nghĩa vụ của M F N và minh bạch hoa được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ , nhưng các diều khoản liên quan tửi tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia cho tửi nay chỉ được áp dụng trong lĩnh vực cụ thể m à các nưửc đó đưa ra cam kết Mức độ cam kết của các nưửc thành viên khác nhau rất xa và chưa có thành viên nào đưa ra cam
Trang 25Quy tắc của GATS cũng được áp dụng đối v ớ i m ọ i biện pháp của các nước thành viên có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ "Biện pháp" ở đây được hiểu rất rộng, đó là bao gồm "bất kặ biện pháp nào của một nước thành viên, cho dù dưới hình thức một luật lệ, một quy định, một quy tắc, thủ tục,
khác" Các biện pháp có thể "do Chính phủ, các cơ quan trung ương, vùng hay địa phương áp dụng" hoặc "do các cơ quan Phi chính phủ áp dụng k h i thực hiện các quyền hạn m à các cơ quan Chính phủ, trung ương, vùng hay địa phương giao cho"
Mặc dù phạm v i của GATS rất rộng, đề cập đến tất cả các biện pháp có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, song một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các nhà cung cấp dịch vụ vẫn nằm ngoài phạm v i điều chỉnh của GATS như:
- Các quy định về nhập cảnh
- Các dịch vụ được cung cấp theo thẩm quyền của các cơ quan Phi chính phủ
- Các chính sách tài chính và các biện pháp thuế
- Các vấn đề tư nhân hoa
3.3 Nguyên tắc cơ bản của GATS
GATS tuân thủ các nguyên tắc của thương mại truyền thống trong lĩnh vực hàng hóa để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ M ụ c tiêu của các nguyên tấc này là nhằm đảm bảo sự dối xử công bằng thuận lợi cho m ọ i nhà đầu tư trong nước và ngoài nước Cụ thể là:
* Minh bạch hoa chính sách
Đây là nguyên tắc và nghĩa vụ vô điều kiện của GATS đối với các nước thành viên N ó cũng là nguyên tắc cốt yếu để tiến tới tự do hoa đa phương Nguyên tắc này giúp các thành viên và cấc doanh nghiệp xác định được những hạn chế và bảo hộ từ dó đề ra các chính sách, chiến lược phù hợp Các
HÍ'""'
[ UI tém
Trang 26chóng các thay đổi phấp luật, duy trì các điểm hỏi đáp và tiến hành rà soát pháp lý một cách công bằng
"Tất cả các biện pháp được áp dụng một cách rộng rãi có liên quan hay ảnh hưởng đến việc thực hiện GATS" phải được công bố nhanh chóng và "chậm nhất là vào thời điểm các biện pháp này có hiệu lực " Kể cả những lĩnh vực của một Chính phủ thuộc "các Hiệp định quốc tế có liên quan hay có tác động đến thương mại dịch vụ" thì Chính phủ đó vẫn phải có nghĩa vụ thông
báo Việc công b ố các quy đỳnh này có thể diễn ra ở bất kỳ đỳa điểm nào, bằng bất cứ biện pháp nào, và được áp dụng cho cả những biện pháp do chính quyền đỳa phương hay cấp vùng dưa ra
Ngoài nghĩa vụ công bố tất cả các biện pháp liên quan, các thành viên còn
có nghĩa vụ thòng báo nhanh chóng, ít nhất là m ỏ i năm một lần cho H ộ i đồng thương mại dỳch vụ về việc ban hành m ớ i hay thay đổi các luật lệ, quy đinh hay hướng dẫn hành chính trong các ngành và các tiểu ngành đã có cam kết cụ thể K h i đưa ra các quyết đỳnh hành chính có tác động đến thương mại dỳch vụ, các Chính phủ cũng phải đưa ra công cụ mang tính khách quan (trọng tài, toa án) dể giám sát các quyết đỳnh đó
Các Chính phủ cam kết thành lập nhiều đầu m ố i giải pháp thông tin để trả lời ngày lập tức các thông tin chi tiết liên quan đến thương mại dỳch vụ m à các nước thành viên khác yêu cầu trong vòng 2 năm kể từ ngày G A T S có hiệu lực Ngoài ra Chính phủ các nước phát triển phải thành lập các diễn đàn tương trợ để cung cấp thông tin đặc biệt cho cấc nhà cung cấp dỳch vụ của các nước đang phát triển Nguyên tắc minh bạch hoa không yêu cầu một nước thành viên phải cung cấp các thông tin bí mật, làm cản trỏ công tác t h i hành pháp luật, trái với lợi ích công cộng
* Bình đẳng, không phân biệt đối xử
Sự bình đẳng và không phân biệt đối xử được thể hiện ở hai nguyên tắc dưới
đây:
Đối xử tối huê quốc (MFN)
Trang 27M ộ t nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế, vốn là nền tảng cùa
G A T T là nguyên tắc MFN Nguyên tắc này yêu cầu một nước thành viên phải dành cho tất cả các nước thành viên W T O còn lại sự đối xử ưu đãi nhất
đã dành cho bất cứ nước thành viên W T O là đối tác thương mại của mình ngay lập tức và vô điều kiện Sự phân biệt dối xử vói các nưốc thứ ba bị cấm hoàn toàn H ơ n 40 n ă m qua nguyên tắc này đã tạo ra nền tảng cho tự do hoa thương mại hàng hoa khắp trên thế giói với một tốc độ không thể ngở được
GATS cũng chứa đựng các nguyên tấc này: " Đ ố i với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi hiệp định này, mỗi nước thành viên sẽ phải dành cho dịch vụ
và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào đối xử không kém ưu dãi hơn mức đã dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương
tự của một nước thành viên bất kỳ một cách lập tức và vô điều kiện"(điềìi 2)
Nghĩa vụ này được áp dụng dối với tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, ỏ tất cả các ngành, cho dù đã có cam kết cụ thể hay chưa Tuy vậy khi áp dụng quy tắc tối huệ quốc trong GATS các thành viên
có thể được hưởng một số ngoại lệ với điều kiện các ngoại lệ đó phải do các thành viên đưa ra và đáp ứng được các điều kiện của Phụ lục về các trưởng hợp ngoại lệ của điều 2 Các trưởng hợp ngoại lệ này sẽ được H ộ i đồng thương mại dịch vụ xem xét lại sau 5 năm kể từ ngày GATS có hiệu lực Nói chung, các ngoại lệ này không được kéo dài quá 10 năm kể từ ngày GATS có hiệu lực (không quá 2004) và phụ thuộc vào các vòng đ à m phán về tự do hoa thương mại dịch vụ sau này Ngoài các ngoại lệ được một nước thành viên đưa vào danh sách miễn trừ, nếu thành viên này dã tham gia vào một hiệp định thương mại dịch vụ k h u vực thì được tạm thởi chưa phải thực hiện nguyên tắc M F N với điều kiện hiệp định đó phải bao trùm những lĩnh vực quan trọng, xoa bỏ các biện pháp phận biệt d ố i xử đối với ngưởi cung cấp dịch vụ của các nước tham gia vào hiệp định và cấm áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử mói
Trang 28Nguyên tắc M F N nhằm mục tiêu đạt được mức độ tự do hoa dịch vụ cao như đối vói thương mại hàng hoa, thông qua việc áp dụng nguyên tắc này đôi với càng nhiều nước càng tốt và trên tất cả các ngành dịch vụ Các nước thành viên dành cho nhau những ưu dãi thương mại không phải dựa trên các đánh giá hẹp theo tểng ngành m à dựa trên cơ sở lợi ích thương mại tổng thể trên các ngành và cho tất cả các nước Do vậy nguyên tắc M F N là một công
cụ hữu hiệu trong thúc đấy tự do hoa thương mại
Đối xử guốc Ria (NT)
Trong phạm v i một thị trường, đãi ngộ quốc gia trong GATS chủ yếu h à m chứa ý nghĩa không phân biệt dối xử giữa người nước ngoài vói người trong nước So với nghĩa vụ này trong thương mại hàng hoa theo GATT, hình thức đãi ngộ quốc gia của GATS còn sâu rộng hơn vì nó bao trùm cả vấn đề người cung cấp dịch vụ, tuy rằng nó chỉ có hiệu lực đối với những lĩnh vực m à một nước thành viên cam kết thực hiện chứ không có giá trị hiệu lực đối v ớ i những lĩnh vực m à nước đó chua cam kết
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia chỉ ra rằng: "mỗi nước thành viên sẽ dành
khác sự đối xử trong tất cả các biện pháp có ảnh huống đến việc cung cấp dịch vụ không k é m ưu đãi hơn mức dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch
vụ của nước mình" (điều 17)
Thứ nhất, các bên thểa nhận rằng không thể dành cho người nước ngoài
có sự đối xử giống hệt như mức dành cho công nhân nước đó, nhưng điều này phải là thông lệ
Thứ hai, sự đối xử giống về mặt hình thức hay sự đối xử khác biệt về mặt hình thức "đều được chấp nhận với điều kiện là không tạo ra sự đối xử kém thuận lợi hơn "
Thứ ba, sự đối xử sẽ bị coi là k é m ưu đãi hơn nếu nó làm thay đổi các điều
kiện cạnh tranh theo hướng có lợi cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của
Trang 29nước thành viên dó so vói dịch vụ vái nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất
cứ thành viên nào khác
Đãi ngộ quốc gia trong dịch vụ có vai trò quan trọng hơn so với hàng hoa,
vì trọng tâm của đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoa trong G A T T là giảm thuế, cấm hạn chế số lượng nhập khẩu và bất kỳ loại thuế hay sự phân biỏt đối xử nào khác sau k h i đã nộp thuế hải quan Thương mại hàng hoa có x u hướng bị hạn chế tại biên giới, trong khi đó, dịch vụ lại phụ thuộc nhiều vào
nội địa
* Thương mại dịch vụ ngày càng tự do, cởi mở hơn
Mục đích của GATS là làm cho thương mại dịch vụ quốc tế ngày càng tự
do, thông thoáng, gạt bỏ các rào cản thương mại thông qua các vòng đ à m phán thương mại dịch vụ đa biên
* Thương mại dịch vụ có thể dự đoán được
Hỏ thông thương mại đa biên là một nỗ lực của các Chính phủ nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh ổn đinh và có thể dự đoán được K h i các nước đồng ý m ở cửa thị trường dịch vụ, các nước phải ràng buộc lẫn nhau bằng các cam kết M ộ t nước chỉ có thể thay đổi các ràng buộc k h i đã đ à m phán vói cấc nước khác Đồng thời các luật lỏ, chính sách về thương mại phải
rõ ràng, minh bạch, nghĩa là m ọ i thay đổi về chính sách luật lỏ phải được thông báo trước dể các nhà dầu tư và các thương nhân biết
* Thúc đẩy cạnh tranh công bằng
GATS là một hỏ thống các quy tắc đảm bảo các diều kiỏn cạnh tranh được rộng mở, công bằng và không bị sai lỏch Các quy định về đối xử t ố i huỏ quốc, đãi ngộ quốc gia, minh bạch hoa chính sách luật lỏ đều nhằm tạo điều kiỏn cạnh tranh công bằng giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước; giữa các dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhau
Trang 303.4 Những cam két vé tự do hóa thương mại dịch vụ theo quy định của GATS
Các cam kết cụ thể về tự do hoa thương mại dịch vụ của các nước thành viên theo quy định của GATS bao gồm các cam kết sau:
* Cam kết mở cửa thị trường:
Điểu 16 của GATS về tiếp cận thị trường quy định: "đối với việc tiếp cận thị trường thông qua các phương thức cung cấp quy định trong điều Ì, m ỗ i thành viên sẽ dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ mặt nước thành viên nào khác sự đối xử không k é m ưu đãi hơn mức đã quy định trong các điều khoản, các điều kiện và các hạn chế đã nhất trí và ghi rõ trong danh mục cam kết của mình" Quy định này ngăn chặn những trở ngại đối với việc tiếp cận thị trường và đảm bảo rằng những điều kiện giống nhau được áp dụng cho tất cả các dịch vụ và nhà cung cấp
Nguyên tắc này cho phép các công ty nước ngoài cung cấp các dịch vụ qua biên giói lãnh thổ của mặt nước khác m à không cần lập cơ sở ở nước đó, h ọ cũng có thể lập hiện diện thương mại và gửi các cán bặ chủ chốt đến các cơ sở tại nước ngoài của mình, và cũng có thể cung cấp dịch vụ ở nước mình cho những khách hàng không phải là công dân nước mình m à đến từ nước khác Yêu cầu về việc m ở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ (không duy trì bất
cứ mặt biện pháp nào hạn chế việc cung cấp dịch vụ theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ của GATS) không phải là bắt buặc vói các nước thành viên Việc tiếp cận thị trường theo mặt cách thức nào đó sẽ tuy thuặc vào các cam kết cụ thể của từng quốc gia trong danh mục cam kết của nước đó Trong trường hợp này, mặt nước thành viên có quyền đặt ra mặt số hạn chế về tiếp cận thị trường Đ ó là các hạn chế về:
- Tổng giá trị của giao dịch dịch vụ hay tài sản
- Tổng số các hoạt đặng dịch vụ
- Tổng sản phẩm dịch vụ đẩu ra
Trang 31- Số người có thể được tuyển dụng trong một số lĩnh vực cụ thể
- Phần trăm góp vốn của nước ngoài
- Loại hình doanh nghiệp
Một cam kết về tiếp cận thị trường của một nước thành viên đang có hiệu lực
của mình vì có thể dẫn đến hậu quứ là việc tiếp cận trở nên khó khăn hơn hoặc không thể thực hiện được
Do sự phức tạp về những quy định, chính sách thương mại của các nuớc thành viên, nên GATS hướng tói mục tiêu là giứm dần các hạn chế đối với thương mại dịch vụ căn cứ vào khứ năng thực tế của nước thành viên
* Cam kết về đối xử quốc gia
Đây là cam kết của các thành viên về việc áp dụng nguyên tắc đối x ử quốc gia trong thương mại dịch vụ được quy định trong điều 17 của GATS Các thành viên phứi đưa ra danh mục các lĩnh vực dịch vụ có thể áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia cùng với những điểu kiện hay hạn chế nếu có Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ có trong danh mục cam
hoặc những trường hợp cụ thể chưa thể thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia theo từng phương thức cung cấp dịch vụ
* Các cam kết bổ sung
Điều 18 của GATS có quy đinh về các cam kết bổ sung Đây là những cam
trong phạm v i hai hình thức cam kết nêu trên Ví dụ các nước thành viên có thể đ à m phán các cam kết về năng lực chuyên môn, tiêu chuẩn hoặc những vấn dề liên quan đến thủ tục cấp giấy phép chứ không phứi là những giới hạn Các cam kết của các nước thành viên trong danh mục các cam kết thường bao g ồ m hai phần: các cam kết nền chung (horizontal commitments) và các
tất cứ các lĩnh vực dịch vụ đưa ra và tập trang vào các vấn đề như: chính
Trang 32sách, luật lệ về thuế dịch vụ cụ thể trong dó liệt kê các khu vực dịch vụ cụ thể và hạn chế có thể có Trong những cam kết này của những nước thành viên thường có mục: "các điều kiện và hạn chế về tiếp cận thị trường" Nếu mục này được ghi: "none bound" nghĩa là không hạn chế (không áp dụng bất
kỳ một biện pháp nào để giói hạn việc thâm nhập thị trường); "unbound except for the following" có nghĩa là không cam kết trừ (cam kết có giới hạn,
có điều kiện); "unbound" có nghĩa là không cam kết (chưa đưa ra một cam kết nào trong k h u vực dịch vụ vụ thể đó)
m HỘI NHẬP CỦA TRƯNG QUỐC VÀ VỆT NAM TRONG LĨNH vực THƯƠNG MẠI DỊCH vụ QUỐC TÊ TRONG KHUÔN KHỔ WTO
1 Các cam kết về dịch vụ của Trung Quốc
1.1 Cam kết chung
Trong hửu hết các lĩnh vực, Trung Quốc đều m ở cửa hoàn toàn hoặc không
cam kết ở phương thức Ì và 2 m à không có hạn chế gì đặc biệt Cam kết ở
phương thức 4 cũng có tiêu chuẩn chung hon là cam kết theo từng lĩnh vực: không hạn chế trừ những biện pháp liên quan đến việc lưu trú của thể nhân như thòi hạn của visa ờ các vấn đề tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia
Riêng ở phương thức 3, những cam kết liên quan đến những vấn dề sau:
- Hình thức thành lập: Các công ty nước ngoài muốn cung cấp dịch
vụ tại Trung Quốc phải thông qua các hình thức chi nhánh, cấc doanh
nghiệp ( D N ) đửu tư nước ngoài (công ty 100% vốn nước ngoài; các D N liên
doanh (LD); phửn vốn của các công ty L D không được dưới 2 5 % tổng vốn đăng ký của liên doanh); chi nhánh công ty nước ngoài; văn phòng đại diện (VPĐD-nhưng không được tham gia hoạt động kinh doanh trừ một số phân ngành cụ thể)
- Điều kiện về sỏ hữu, hoạt động và phạm v i hoạt động: như đã nêu trong thoa thuận hợp tác hoặc liên doanh, giấy phép thành lập hoặc giấy phép
Trang 33cho phép cung cấp dịch vụ sẽ không bị hạn chế thêm nữa ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
- Thời hạn thuê đất: Được thuê đất (thòi hạn khác nhau cho các loại dự
án khác nhau) Trung Quốc có một thời hạn trần như 70 năm cho các d ự án xây dựng chung cư/khu đò thị; 40 cho các dự án thương mại và giải trí; 50 năm cho các loại dự án khác
- Đ ố i xử quốc gia: Không hạn chế đối với những trợ cấp hiện tại cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước ỉ các ngành nghe nhìn, vận chuyển hàng không và các dịch vụ y tế
sư đó mang hộ chiếu Trong các cam kết về đối xử quốc gia, Trung Quốc yêu cầu tất cả các giám đốc văn phòng đại diện phải ỉ Trung Quốc một thời gian nhất định cũng như không được tuyển nhân viên người Trung Quốc nhưng lại đăng ký hành nghề ỉ một nước khác N h ư vậy, các quy định của Trung Quốc trong lĩnh vực này tương đối là "nhẹ nhàng" và có thể chấp nhận được
- Vê dịch vụ kế toán - kiểm toán và tư vấn thuế
Trang 34mở cửa gia nhập WTO của Trung Quốc trong lĩnh vực này tương đối là mở, mặc dù vẫn có một số quy định như các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp 1 0 0 % vốn sau 6 năm kể từ k h i Trung Quốc gia nhập WTO, hay các kiểm toán viên chỉ có thể hành nghề tổi Trang Quốc sau k h i đã trải qua kỳ t h i sát hổch tay nghề do Trung Quốc tổ chức (Phụ lục 14)
- Về dịch vụ kiến trúc
phương thức 3, các doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp
1 0 0 % vốn nước ngoài sau 5 năm Trung Quốc gia nhập WTO Bên cổnh đó, Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp hay cấc doanh nghiệp cung cấp tư vấn kiến trúc của Trung Quốc (Phụ lục 15)
* Lĩnh vực ngân hàng - tài chính
Đây là khu vực tương đối nhổy cảm với nền kinh tế nên Trung Quốc
có những quy định khá chặt chẽ và rõ ràng trong tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia (Phụ lục 17) V ớ i phương thức Ì, Trung Quốc không hổn chế các loổi hình cung cấp dịch vụ theo phương thức này, trừ tiếp cận thị trường liên quan đến thõng tin số liệu, phần mềm và các dịch vụ tài chính phụ trợ liên quan đến các hoổt động của ngân hàng V ớ i các giao dịch thuộc phương thức
2, Trung Quốc không có hổn chế nào V ớ i các giao dịch thuộc phương thức
3, các ngân hàng nước ngoài có thể thành lập chi nhánh, thành lập các ngân hàng liên doanh hay các công ty tài chính, tuy nhiên họ không được thành
Trang 35lập ngân hàng 1 0 0 % vốn nước ngoài Các tiêu chuẩn dể thành lập chi nhánh, các ngân hàng liên doanh ỏ Trung Quốc sẽ chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá mức độ thận trọng, về phạm v i hoạt động, Trung Quốc quy đinh các chi nhánh, các ngân hàng liên doanh không được kinh doanh đồng n ộ i tệ tại một
số khu vực, thành phố trong một thỳi gian nhất định sau k h i gia nhập WTO
Đ ố i với các giao dịch theo phương thức 4, Trung Quốc không có bất kỳ sự hạn
Cam kết của Trung Quốc chỉ "thông thoáng" đối với các phương thức
Ì ,2 và 4 trong cam kết mở cửa đối với thị trưỳng chứng khoán Trung Quốc (Phụ lục 18)
* Dịch vạ viễn thông
Trong lĩnh vực viễn thông Trung Quốc mở cửa khá mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa thị trưỳng cho các công ty viễn thông nước ngoài ngay sau k h i gia nhập WTO Tuy nhiên, các công ty này chỉ được hoạt động ở một số địa bàn cụ thể và phải thành lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc vói mức vốn góp của nước ngoài bị hạn chế Giai đoạn 2 năm đầu tiên được coi là giai đoạn chuyển tiếp, giúp các doanh nghiệp Trang Quốc vươn lên để có thể cạnh tranh được với các doanh nhgiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc mở cửa lĩnh vực viễn thông theo cách của Trung Quốc có l ợ i thế
là tạo sức ép thực sự dối với doanh nghiệp viễn thông trong nước và buộc các doanh nghiệp này phải chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ của mình (Phụ lục 19)
* Du lịch
có những cam kết khá thoáng Sau 4 năm, lĩnh vực khách sạn nhà hàng của Trung Quốc gần như dược tự đo hoa hoàn toàn (Phụ lục 20)
Các yêu cẩu về mở cửa thị trưỳng du lịch l ữ hành của Trung Quốc là tương đối chặt chẽ và khắt khe Trung Quốc sử dụng các hạn chế về địa lý,
Trang 36đối dài cho các doanh nghiệp của mình Trung Quốc không cho phép các doanh nghiệp l ữ hành 1 0 0 % vốn nước ngoài hoạt động trong thòi gian đầu
m à đưa ra thời hạn là 6 năm (Phụ lục 21)
* Xây dựng và các kỹ thuật liên quan
Các cam kết mở cửa của Trung Quốc trong lĩnh vục này tương đối hạn chế Chỉ sau 3 năm gia nhập WTO Trung Quốc mói cho phép thành lập các doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài, các doanh nghiệp này cũng chỉ được thực hiện các cóng trình hoỏc là có vốn nước ngoài chiếm phần l ớ n hoỏc các công trình có độ phức tạp về kỹ thuật, về đối xử quốc gia, Trung Quốc có đòi hỏi vốn pháp định với các liên doanh cao hơn vốn pháp đinh của các doanh nghiệp Trung Quốc, và trong thời hạn 3 năm kể từ ngày gia nhập, các liên doanh chỉ được phép thực hiện các công trình có vốn đầu tư nước ngoài (Phụ lục 22)
* Giáo dạc-y tế
ràng với phương thức cung cấp dịch vụ này V ớ i lĩnh vực giáo dục và y tế, việc không hạn chí hoỏc không cam kết đều có những lợi ích nhất định Trong trường hợp không cam kết, các cơ quan nhà nước có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ và có quyền từ chối những nhà cung cấp dịch vụ không đáp ứng được những yêu cầu riêng với từng loại hình giáo dục và y tế Tuy nhiên, những quy định của Trung Quốc tạo ra những thuận lợi nhất định để có thể thu hút được một đội ngũ đông đảo lao động có trình độ chấp nhận được (Phụ lục 23, 24)
* Vận tải
Nhìn chung, trong lĩnh vực vận tải cấc cam kết của Trang Quốc khá thoáng Trong vận tải đường thúy quốc tế, ở phương thức 1,2,4 nói chung Trung Quốc không đưa ra bất kỳ hạn chế nào ở phương thức 3, các công ty vận tải quốc tế có thể thành lập L D ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
Trang 37Tuy vậy, số vốn góp của phía nước ngoài trong công ty này không vượt quá
4 9 % Thêm vào đó, Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty L D phải là người do phía Trung Quốc chỉ định (Phụ lục 25)
Trong lĩnh vực vận tải thúy nội địa, các cam kết m ở cửa của Trung Quốc thoáng hơn so với các cam kết mở cửa trong lĩnh vực vận tải đường thúy quốc tế Trung Quốc gán như mở cửa hoàn toàn các dịch vụ thuộc nhóm vận tải đường thúy nội địa (Phụ lục 26)
* Hàng không và dịch vụ hàng không
Trong lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không, Trung Quốc không có bứt kỳ hạn chế nào Riêng với phương thức 3, các L D sửa chữa và bảo dưỡng máy bay có thể thành lập ngay khi Trung Quốc gia nhập W T O mặc dù đối tác Trung Quốc sẽ nắm phần kiểm soát trong doanh nghiệp L D
này phải ở tầm quốc tế (Phụ lục 27)
2 Các cam kết về dịch vụ của Việt Nam
2.1 Cam kết chung
diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể m à những ngành như thế là không nhiều Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép dưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhứt 2 0 % cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong cức doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành dó Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 3 0 % cổ phần
2.2 Cam kết trong các ngành cụ thê
* Ngành dịch vụ kinh doanh
- Về dịch vụ pháp lý
Việt Nam cam kết không hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với việc cung cứp dịch vụ pháp lý ở phương thức Ì và 2 Nhưng tại
Trang 38phương thức 3, lại có những quy định rõ ràng như: các công ty luật nước ngoài có thể thành lập chi nhánh, các công ty liên doanh và doanh nghiệp
1 0 0 % vốn nước ngoài tại bất kỳ nơi nào tại Việt Nam ngay sau k h i Việt Nam gia nhập WTO Tuy nhiên Việt Nam không cho phép các luật sư thuộc các công ty luật nước ngoài tham gia vào việc tố tụng pháp lý tại toa án Việt Nam Trong các cam kết về đối xử quốc gia, Việt Nam không có ràng buộc
gì Vói phương thức 4, Việt Nam không cam kết gì nhu phụ lục Ì
- Về dịch vụ kế toán - kiểm toán và tư vấn thuế
cam kết m ỏ cửa của Việt Nam không đưa ra yêu cầu gì đối vói các ngành này, nhưng trong Hiệp định thương mại Việt - M ỹ có những quy định khá chi
không được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam Kể từ năm thứ 4 (kể từ năm thứ 6 đối với các dịch vụ tư vấn thuế), việc thành lập các chi nhánh hoặc các công ty có vốn đầu tư Hoa Kỳ sẽ dược xét duyệt theo từng trường hợp căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường Việt Nam Số lượng các nhân viên của công ty này phầi lớn hơn 5 và phầi có chứng chỉ kiểm toán của Việt Nam hoặc được phía Việt Nam công nhận, và đăng ký hành nghề tại Việt Nam trên Ì năm Trong vòng 2 năm (5 năm đối với dịch vụ tư vấn thuế), các công ty này chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài ở Việt Nam
- Về dịch vụ kiến trúc
thoáng Vói phương thức 3, các doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO, mặc dù chỉ sau 2 năm hoạt động, các doanh nghiệp này được quyền cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam Mức độ cam kết m ở cửa gia nhập W T O của Việt Nam chặt chẽ hơn so với mức độ Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Theo hiệp định này, các doanh
Trang 39nghiệp Hoa Kỳ có thể thành lập công ty liên doanh 1 0 0 % vốn nước ngoài ngay sau k h i Hiệp định được ký kết Riêng các công ty 1 0 0 % vốn Hoa Kỳ, trong vòng 2 năm đẩu hoạt động, chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
* Dịch vụ viễn thông
Việt Nam phừi thực hiện cam kết gia nhập W T O về tự do hoa dịch vụ viễn thông chính thức từ tháng 1/2007 N ộ i dung cam kết có thêm một số nhân
nhượng so với BTA nhưng ở mức độ vừa phừi, phù hợp với chiến lược phát
triển của ngành Cụ thể, đối với các dịch vụ không có hạ tầng mạng, ngay sau k h i gia nhập, cho phép liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam Phần góp vốn của phía nước ngoài trong kinh doanh không vượt quá 5 1 % vốn pháp định của liên doanh 3 năm sau khi gia nhập cho phép liên doanh tự do chọn đối tác, và phần góp vốn của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 6 5 % vốn pháp định của liên doanh
Đ ố i với các dịch vụ có hạ tầng mạng, ngay sau k h i gia nhập cho phép liên doanh vói các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam Phần góp vốn của nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 4 9 % vốn pháp định của liên doanh và mức 5 1 % được coi là nắm quyền kiểm soát trong việc quừn lý liên doanh Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các nội dung trong Tài liệu Tham chiếu Viễn thông liên quan đến các quy định trong nước như kết nối, cấp phép, cơ quan quừn lý độc lập,
Trang 40doanh và kể từ ngày Ì tháng 4 năm 2007, ngân hàng 1 0 0 % vốn nước ngoài được phép thành lập
Cam kết của Việt Nam về l ộ trình thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính không phải là dài (5 năm) và không phải giống nhau ở các
hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bứng đổng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam m à ngân hàng không có quan
hệ tín dụng
Theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với l ộ trình sau:
- Ngày Ì tháng Ì năm 2007: 6 5 0 % vốn pháp định được cấp
- Ngày Ì tháng Ì năm 2008: 8 0 0 % vốn pháp định được cấp
- Ngày Ì tháng Ì năm 2009: 9 0 0 % vốn pháp định dược cấp
- Ngày Ì tháng Ì năm 2010: 1.000% vốn pháp định được cấp
- Ngày Ì tháng Ì năm 2011: Đ ố i xử quốc gia đẩy đủ
N h ư vậy, đến năm 2011, cạnh tranh trong hoạt động huy dộng vốn sẽ rất quyết liệt Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của ngân hàng nước ngoài sẽ là ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong toàn ngành ngân hàng và buộc cấc ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoa hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh
Vấn để tham gia cổ phần:
Cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập W T O về các hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt dộng tại Việt Nam là đầy đủ và không bị hạn chế, ở các loại hình N H T M và tổ chức túi dụng phi ngân hàng
Đ ố i vói việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại m ỗ i N H T M cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 3 0 % vốn điểu lệ của ngân hàng