Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
Trang 1ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC BẢNG vii
LỜI MỞ ĐẦU viii
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI viii
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU viii
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ix
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ix
5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ix
6 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC CHO VAY, RỦI RO TÍN DỤNG CỦA DANH MỤC CHO VAY, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM – PHƯƠNG PHÁP VALUE AT RISK TRONG ĐO LƯỜNG TỔN THẤT DANH MỤC CHO VAY 1
1.1 Danh mục cho vay và rủi ro tín dụng của danh mục cho vay 1
1.1.1 Rủi ro tín dụng 1
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 1
1.1.1.2 Tính tất yếu của rủi ro tín dụng 2
1.1.1.3 Rủi ro tín dụng của danh mục cho vay 2
1.1.2 Tổng quan về danh mục cho vay của NHTM 3
1.1.2.1 Khái niệm danh mục cho vay 3
1.1.2.2 Cơ cấu danh mục cho vay 4
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của danh mục cho vay 9
Trang 21.2 Quản trị rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tại NHTM 11
1.2.1 Khái niệm 11
1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng danh mục cho vay 11
1.2.2.1 Tối đa hóa lợi nhuận ở mức chấp nhận được 11
1.2.2.2 Giám sát danh mục tín dụng và xử lí những biến động nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh 11
1.2.3 Qui trình quản trị rủi ro tín dụng danh mục cho vay 12
1.2.3.1 Nhận diện rủi ro 12
1.2.3.2 Đo lường rủi ro 12
1.2.3.3 Kiểm soát rủi ro 13
1.2.3.4 Tài trợ rủi ro 14
1.3 Tổng quan về phương pháp Value at Risk để đo lường tổn thất danh mục cho vay 14
1.3.1 Tổng quan về Value at Risk 15
1.3.1.1 Khái niệm VaR 17
1.3.1.2 Các thông số đầu vào để tính VaR 13
1.3.1.3 Mục tiêu của việc ứng dụng VaR để đo lường rủi ro tín dụng danh mục cho vay 17
1.3.2 Các mô hình đo lường VaR thông dụng 18
1.3.2.1 Mô hình Creditmetrics 19
1.3.2.2 Mô hình Creditrisk Plus 20
1.3.2.3 Mô hình CreditPortforlio View 21
1.3.2.4 So sánh giữa các mô hình 22
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 24
2.1 Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây 24
Trang 32.1.1 Lịch sử phát triển ngành ngân hàng ở Việt Nam 24
2.1.2 Mạng lưới hoạt động 25
2.1.3 Qui mô vốn điều lệ 25
2.1.4 Hệ số an toàn vốn 28
2.1.5 Môi trường hoạt động 29
2.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam 30
2.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với NHTM Việt Nam 30
2.2.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam 32 2.2.2.1 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng 33
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam 33
2.2.3 Những hạn chế trong hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam 38
2.2.3.1 Chưa đo lường rủi ro tín dụng dưới góc độ danh mục cho vay 38
2.2.3.2 Chưa sử dụng mô hình nội bộ rộng rãi để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 40
2.2.3.3 Chưa tính đến hiệu quả đa dạng hóa của danh mục cho vay và tương tác giữa các khoản vay trên danh mục 42
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VALUE AT RISK TRONG ĐO LƯỜNG TỔN THẤT TÍN DỤNG 44
3.1 Ví dụ tính Value at risk bằng mô hình Creditmetrics 46
3.1.1 Giả thiết và các yếu tố đầu vào của mô hình 47
3.1.2 Xác định Value at risk bằng mô hình Creditmetrics 49
3.1.2.1 Value at risk của từng món vay riêng lẻ 49
3.1.2.2 Tương quan giữa các món vay trên danh mục 52
3.1.2.3 Tác động của yếu tố ngành đến doanh nghiệp 53
Trang 43.1.2.4 Tương quan giữa các biến loga chuẩn hóa của tài sản doanh nghiệp 53
3.1.2.5 Xác suất chuyển hạng chung của một cặp doanh nghiệp vay nợ 55
3.1.2.6 VaR của toàn bộ danh mục cho vay 56
3.1.2.7 VaR của danh mục cho vay gồm n khoản vay 57
3.1.3 Kết luận 58
3.1.4 Ưu điểm của Value at Risk 59
3.1.4.1 Cung cấp phương pháp đo lường rủi ro hiện đại 59
3.1.4.2 Tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng rủi ro và vốn kinh tế hợp lí 60
3.2 Kiến nghị 61
3.2.1 Kiến nghị đối với các NHTM Việt Nam 61
3.2.1.1 Đây nhanh việc xây dựng hệ thống phân loại nội bộ 62
3.2.1.2 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin 63
3.2.1.3.Tổ chức quản lí rủi ro tín dụng và phân tích thông tin kinh tế 63
3.2.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 65
3.2.2.1 Ban hành hướng dẫn xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ 65
3.2.2.2 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ danh mục cho các ngân hàng thương mai 66
3.2.2.3 Nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng 67
3.2.2.4 Xây dựng thị trường mua bán nợ 68
3.2.2.5 Ghi nhận các giá trị khoản vay theo chuẩn mực kế toán quốc tế 69
Phụ lục 1: Bảng tính phương sai và kì vọng của món vay B a Phụ lục 2: Giá trị của danh mục vào cuối năm 1 với 64 trường hợp có thể xảy ra b Danh mục tài liệu tham khảo d
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIS Bank of International Settlement, Ngân hàng thanh toán quốc tế
CAR Capital Adequacy Ratio, hệ số an toàn vốn
EAD Exposure of Default, tổng dư nợ của khác hàng tại thời điểm không trả được nợ
IAS International Accounting Standard, chuẩn mực kế toán quốc tế
LGD Loss given Default, tổn thất ước tính
PD Probability of Default, Xác suất khác hàng không trả được nợ
VaR Value at Risk, giá trị chịu rủi ro
VAS Vietnam Acounting Standard, chuẩn mực kế toán Việt Nam
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ về rủi ro tín dụng
Biểu đồ 1.2: Phân phối xác suất của giá cổ phiếu A
Biểu đồ 3.1: Phân phối giá trị khoản vay của doanh nghiệp A cuối năm 1 Biểu đồ 3.2: Phân phối giá trị danh mục cho vay cuối năm 1
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh các mô hình đo lường VaR
Bảng 2.1 Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của một số NHTM đến hết
năm 2010 Bảng 2.2 Qui mô vốn của một số NHTM các quốc gia trong khu vực ASEAN Bảng 2.3 Hệ số an toàn vốn của một số NHTM Việt Nam
Bảng 2.4 Tỉ lệ tín dụng trên tổng tài sản của các ngân hàng
Bảng 2.5 Tỉ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập của các ngân hàng
Bảng 2.6 Bảng xếp hạng tín nhiệm khách hàng
Bảng 3.1 Thông tin cơ bản về các món vay
Bảng 3.2 Lãi suất cho vay tham chiếu của ngân hàng cho các khoản vay
Bảng 3.3 Xác suất chuyển hạng tín dụng sau 1 năm của các mức xếp hạng A và
BBB Bảng 3.4 Tác động của yếu tố ngành đến doanh nghiệp
Bảng 3.5 Giá trị thị trường của các khoản vay trong danh mục cuối năm 1
Bảng 3.6 Bảng tính phương sai và kì vọng của món vay A
Bảng 3.7 Giá trị tới hạn chuẩn của khoản vay của doanh nghiệp A ( hạng A ) Bảng 3.8 Giá trị tới hạn chuẩn của khoản vay doanh nghiệp B ( hạng BBB ) Bảng 3.9 Bảng xác suất chuyển hạng đồng thời của doanh nghiệp A và B
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bài nghiên cứu xuất phát từ tình hình bất ổn trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm gần đây Trong những năm qua, không khó để chúng ta có thể thấy các dấu hiệu chỉ báo về sự mất cân đối trong thanh khoản của một số ngân hàng trong
hệ thống NHTM Việt Nam Điển hình như các ngân hàng đã tạo ra một cuộc đua lãi suất huy động đẩy mặt bằng chi phí huy động vốn lên rất cao mặc dù NHNN đã dùng nhiều biện pháp kể cả biện pháp hành chính Chỉ báo thứ hai đó là đường cong lãi suất đã bị thay đổi, lãi suất cho các khoản tiền gửi ngắn hạn lại cao hơn lãi suất cho các khoản tiền gửi dài hạn, lãi suất liên ngân hàng các kì hạn ngắn cũng bị đẩy lên rất cao Điều này cho thấy trong hệ thống đã xuất hiện một số cá thể mất thanh khoản và sẵn sàng chấp nhận vay bằng bất cứ giá nào Chỉ báo thứ ba đó là các khoản nợ xấu của các NHTM tăng trong những năm gần đây, theo các chuyên gia thì nếu tính theo chuẩn mực quốc tế thì các khoản nợ đó sẽ còn phình to hơn rất nhiều so với các con số đã được báo cáo Giải thích cho vấn đề này thì nhiều ý kiến cho rằng thứ nhất là do các điều kiện vĩ mô bất ổn, lạm phát cao đã bắt NHNN phải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, đặt ra hạn mức tín dụng Chính những biện pháp
đó đã làm cho chi phí vốn tăng cao và gánh nặng dồn lên hết đôi vai doanh nghiệp Số doanh nghiệp mất khả năng chi trả ngày càng nhiều khiến cho nợ xấu tăng lên và các NHTM mất khả năng thanh khoản Luồng ý kiến thứ hai nhắm vào chính sách hoạt động của các NHTM cụ thể là các NHTM đã dùng các khoản tiền gửi có kì hạn ngắn để cấp tín dụng cho các dự án có kì hạn dài và chính điều này đã làm cho các NHTM rơi vào trạng thái căng thẳng thanh khoản Dù với lí do thế nào đi nữa, thiết nghĩ nếu các NHTM có biện pháp quản trị rủi ro tốt đối với các khoản tín dụng cụ thể ở đây là các công cụ quản trị đủ mạnh thì sẽ hạn chế được các tác động tiêu cực từ bên ngoài Bài học khủng hoảng năm
2008 ở Mỹ còn đó, nhiều ngân hàng đã sụp đổ nhưng cũng có nhiều ngân hàng áp dụng các công cụ quản trị rủi ro mạnh đã đứng vững, cụ thể như Goldman Sachs Vì vậy, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài về việc ứng dụng công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiện đại nhằm mục đích cung cấp thêm các lá chắn an toàn cho các NHTM tại Việt Nam và định hướng phát triển về lĩnh vực này trong tương lai cho toàn hệ thống
Trang 92 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xuyên suốt đề tài này Mục tiêu chính của chúng tôi đó là làm rõ các khía cạnh liên quan đến vấn đề rủi ro tín dụng và tiến hành xây dựng công cụ định lượng cu thể là VaR nhằm mục đích ứng dụng cho các NHTM tại Việt Nam hiện nay Chúng tôi đi từ các vấn đề cơ bản nhất của rủi ro tín dụng, các mô hình VaR thông dụng để đo lường rủi ro tín dụng, tiến hành phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trong những năm gần đây
để đưa ra các khuyến nghị thích hợp về mặt hoạt động của các NHTM cũng như về mặt chính sách cho NHNN
Bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các phương pháp định tính, định lượng, tổng hợp, so sánh, phân tích các dữ liệu tập hợp được để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu Vì khó khăn trong thu thập số liệu nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam nên trong phần định lượng chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ đo lường VaR cụ thể là dùng mô hình Creditmetrics làm cơ sở thực hành ứng dụng
Bài nghiên cứu của chúng tôi được chia làm ba phần chính
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về danh mục cho vay, rủi ro tín dụng của danh mục cho vay
và lý thuyết về mô hình VaR
Chương 2: Tình hình hoạt động và thực trạng đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây
Chương 3: Ứng dụng mô hình VaR cụ thể là Creditmetrics trong đo lường tổn thất tín dụng
Yếu tố đóng góp cơ bản của đề tài này thứ nhất là chỉ ra tình hình yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM hiện nay từ đó đưa ra hướng khắc phục Đóng góp quan trọng thứ hai đó là giới thiệu việc ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại của các định chế tài chính lớn trên thế giới từ đó khuyến nghị các NHTM tại Việt Nam nên áp dụng trên tinh thần hiệp ước Basel III
Trang 106 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình VaR nhằm mục đích ứng dụng cho
hệ thống NHTM tại Việt Nam để quản trị rủi ro tín dụng Tuy nhiên, để áp dụng được mô hình loại này thì cần các yếu tố cơ sở quan trọng mà cụ thể là hạng tín dụng của các khoản cho vay mà NHTM cấp cho các đối tượng có nhu cầu Vì thế việc tiến hành nghiên cứu một
đề tài về việc xây dựng hạng tín dụng cho các khoản vay tại NHTM là cần thiết và phù hợp với lộ trình phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC CHO VAY, RỦI RO TÍN DỤNG CỦA DANH MỤC CHO VAY, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM – PHƯƠNG PHÁP VALUE AT RISK TRONG ĐO LƯỜNG TỔN THẤT
DANH MỤC CHO VAY 1.1 Danh mục cho vay và rủi ro tín dụng của danh mục cho vay
Hoạt động tín dụng ra đời từ rất sớm trong xã hội loài người và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thuật ngữ tín dụng (tiếng Việt) hay Credit (tiếng Anh) vốn xuất phát từ tiếng La Tinh là Credo có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm Khó có thể đưa ra được một khái niệm chuẩn xác về tín dụng mà tùy vào góc độ nghiên cứu mà sẽ tiếp cận tín dụng với những khái niệm khác nhau Trong bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào quan hệ tín dụng ngân hàng do đó khái niệm về tín dụng được hiểu là giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng) chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên nhận tín dụng trong một khoản thời gian nhất định trên cơ sở bên nhận tín dụng phải hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi khi đến hạn thanh toán
Tài sản trong giao dịch tín dụng ngân hàng rất đa dạng, nó có thể biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, tài sản thực hay tài sản vô hình (uy tín) Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ bàn về tài sản giao dịch tín dụng dưới hình thái tiền tệ thông qua hình thức cấp tín dụng là cho vay
1.1.1 Rủi ro tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Theo Hiệp ước Basel II của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel thì rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “ Rủi ro tín dụng là rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả
năng hoăc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi nghĩa vụ trong hợp đồng ”
Trong phạm vi lĩnh vực cho vay có thể thấy từ định nghĩa trên những đặc trưng của rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng, vi phạm ở đây có thể là thanh toán trễ hạn hoặc không thanh toán
Trang 12_
Rủi ro tín dụng luôn gắn với tổn thất của ngân hàng về mặt tài chính
Hầu hết nguyên nhân của các vụ sụp đổ của ngân hàng đều có bắt nguồn từ rủi ro tín dụng Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 do phần lớn các khoản cho vay vào thị trường bất động sản không thể thu hồi được khiến cho nhiều ngân hàng tại Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng và một số ngân hàng đã phải phá sản Hoạt động ngân hàng sử dụng một đòn bẩy tài chính rất lớn do vai trò là trung gian tín dụng của nó, do đó chỉ cần một tỷ lệ nhỏ các khoản vay không thu hồi được có thể đẩy ngân hàng vào bờ vực sụp đổ Sự phá sản của một ngân hàng có thể khiến cho dân chúng mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, khi
đó hiệu ứng Domino có thể xuất hiện và kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác
1.1.1.2 Tính tất yếu của rủi ro tín dụng
Do không phải ngẫu nhiên mà người ta dùng từ “ credo ” hay “ tín ” để chỉ hoạt động cấp tín dụng mà qua đó nhằm thể hiện rằng hoạt động này dựa trên cơ sở của niềm tin Để có thể đủ “ niềm tin ” là khách hàng sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn thanh toán, ngân hàng phải phải xác định rõ hai yếu tố là thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng trong đó thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, không thể cân đo đong đếm được
Bên cạnh đó trong quan hệ tín dụng, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thông tin bất cân xứng mà ngân hàng luôn là người ít thông tin hơn về khách hàng hay dự án được cấp tín dụng Hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là sự lựa chọn bất lợi ( adverse selection ) và rủi ro đạo đức ( moral hazard ), những hành vi này của người vay có thể gây tổn hại đến ngân hàng do họ thường là những người có nhiều thông tin hơn ( Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, 2008 )
Chính vì thế có thể thấy rằng rủi ro tín dụng xảy ra khi một trong hai hay cả hai yếu tố cấu thành nên niềm tin không được hình thành đầy đủ Rủi ro tín dụng là một tất yếu khách quan xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng mà bản thân ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát, hạn chế nó
1.1.1.3 Rủi ro tín dụng của danh mục cho vay
Cấu trúc của rủi ro tín dụng có thể chia làm hai phần là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Rủi ro danh mục gồm có hai phần là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế Rủi ro tập
Trang 13trung là việc danh mục cho vay dồn vào một hoăc một nhóm khách hàng có quan hệ chặt chẽ hoặc một nhóm ngành kinh tế, khu vực địa lý…hay nói cách khác rủi ro tập trung sẽ xuất hiện khi các khoản vay có tương quan chặt chẽ với nhau Rủi ro nội tại khác với rủi ro tập trung ở chỗ việc tập trung cao vào một ngành kinh tế có thể ít rủi ro hơn tập trung thấp vào một ngành khác Trước đây các ngân hàng thường tập trung vào quản lý rủi ro giao dịch nhưng xu hướng hiện nay là quản trị rủi ro của cả danh mục bắt đầu được chú trọng
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ về rủi ro tín dụng
1.1.2 Tổng quan về danh mục cho vay của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm danh mục cho vay
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia thì danh mục ( portfolio ) là “ tập hợp các khoản đầu tư
do cá nhân hay tổ chức nắm giữ bao gồm chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ vàng, bất động sản, hợp đồng tương lai, option…nhằm để giảm thiểu rủi ro nhờ việc đa dạng hóa các loại tài sản trong danh mục ” Như vậy bản thân của từ danh mục cũng đã thể hiện trong đó sự đa dạng các tài sản dưới những hình thức khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro của sự tập trung Chính vì thế có thể đưa ra khái niệm về danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại như sau: Danh mục cho vay của ngân hàng là tập hợp các khoản cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích cụ thể của ngân hàng ( Bùi Diệu Anh, 2010 ) Danh mục cho vay có thể hình thành một cách ngẫu nhiên hay hình thành theo kế hoạch Danh mục cho vay ngẫu nhiên là danh mục hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của khách hàng hay nói cách khác là bị thị trường dẫn dắt, ngân hàng ở thế bị động Điều này
Trang 14_
có thể dẫn đến một danh mục cho vay có tỷ trọng các khoản vay bất hợp lý và dẫn đến rủi ro tín dụng cao cho ngân hàng ( Bùi Diệu Anh, 2010 ) Danh mục cho vay hình thành theo kế hoạch có nghĩa là một danh mục đã được định hướng với tỷ trọng các khoản vay được thiết kế ngay từ đầu Ngân hàng chủ động hơn trong việc xét duyệt các khoản vay Danh mục cho vay được thiết kế tối ưu có thể giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, cung cấp rất nhiều sản phẩm do đó danh mục tài sản có của ngân hàng rất đa dạng nhưng với bản chất là trung gian tài chính thì tín dụng vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong danh mục tài sản
có Tại các ngân hàng thương mại ở các quốc gia có thị trường tài chính kém phát triển thì lợi nhuận mang về từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng lợi nhuận nhưng ngược lại tại các quốc gia có thị trường tài chính lớn mạnh thì tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay thấp hơn, phần còn lại là lợi nhuận từ hoạt động thu phí Tuy tỷ trọng lợi nhuận mang về từ hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại hiện đại không chiếm ưu thế nhưng đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rất nhiều rủi ro bởi ngân hàng có đòn bẩy tài chính rất cao, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ các khoản vay không hoàn trả được thì có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản Chính vì thế danh mục cho vay đóng một vai trò quan trọng tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào
1.1.2.2 Cơ cấu danh mục cho vay
Danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại rất đa dạng, nó tập trung rất nhiều các khoản vay khác nhau Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau của nhà quản trị mà danh mục cho vay được phân loại theo những tiêu thức khác nhau như phân loại theo thời hạn cho vay, lĩnh vực cho vay, hình thức bảo đảm tiền vay, chất lượng của khoản vay, khu vực địa lý cho vay…
Phân loại theo thời hạn cho vay
Đối tượng cho vay của ngân hàng rất đa dạng xuất phát từ mục đích vay vốn phong phú của khách hàng Đối tượng cho vay có thể là nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất, nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng… Do mỗi đối tượng cho vay có chu kỳ luân chuyển khác nhau do đó yêu cầu thời hạn cho vay khác nhau Nhìn chung thời hạn cho vay tại ngân hàng thương mại thường được phân làm ba
Trang 15nhóm là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng Các khoản
cho vay này thường dùng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp hay các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
Vay trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn từ 13 đến 60 tháng Thông
thường các khoản vay trung hạn dùng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp hoặc mua sắm tài sản
có giá trị lớn của cá nhân
Vay dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng Đối tượng tài trợ
của các khoản vay dài hạn cũng giống như các khoản vay trung hạn
Phân loại danh mục cho vay theo thời hạn cấp tín dụng giúp ngân hàng quản lý được nguồn vốn để đáp ứng qua đó nhằm đảm bảo khả năng thanh toán bởi vốn dĩ ngân hàng còn phải đối mặt với rủi ro do sự chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ
Phân loại theo tình trạng đảm bảo tiền vay
Khi phân loại danh mục cho vay theo tiêu thức là tình trạng bảo đảm tiền vay thì danh mục cho vay có thể được phân thành 2 nhóm là không có tài sàm bảo đảm và có tài sản bảo đảm
Cho vay không có tài sản bảo đảm: ở các khoản vay không có tài sản bảo
đảm, ngân hàng chỉ dựa vào nguồn thu nợ thứ nhất là dòng tiền từ chính phương án kinh doanh của khách hàng Những khách hàng được vay không cần tài sản đảm bảo thường là khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và phương án kinh doanh thực sự hiệu quả
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Bên cạnh nguồn thu nợ thứ nhất từ dòng
tiền của phương án vay vốn, ngân hàng còn bổ sung nguồn thu nợ thứ hai là từ tài sản cầm
cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hay tài sản của bên thứ ba bảo lãnh Ngân hàng cho vay có tài sản bảo đảm đối với khách hàng khi còn nghi ngờ về thiện chí trả nợ
và khả năng trả nợ từ phương án kinh doanh Bên cạnh đó yêu tài sản đảm bảo còn là cách
để hạn chế rủi ro đạo đức (moral hazard) và sự lựa chọn bất lợi (adverse selection), (Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, 2008)
Phân loại theo lĩnh vực cho vay
Trang 16_
Khách hàng vay vốn tại ngân hàng rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau Mỗi lĩnh vực trong nền kinh tế có đặc thù riêng về mức độ rủi ro và mức sinh lời bình quân do đó phân loại theo lĩnh vực cho vay giúp ngân hàng quản lý tốt hơn rủi ro của khách hàng vay vốn trong mối tương quan với môi trường hoạt động của họ
Cho vay nông nghiệp
Cho vay công nghiệp
Cho vay thương mại dịch vụ
Cho vay các định chế tài chính
Cho vay tiêu dùng
Cho vay bất động sản
Cho vay các lĩnh vực khác
Phân loại theo chất lượng của khoản vay
Khi khách hàng vay vốn, ngân hàng tiến hành đánh giá, xếp hạng các khoản cho vay và định kỳ tái xét theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước hoặc theo hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng Khi đó các khoản cho vay được ngân hàng phân loại vào các nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì các khoản vay được phân thành năm nhóm nợ theo thứ tự tăng dần mức độ rủi ro Ngân hàng có thể phân loại dựa theo các tiêu chuẩn định lượng (chủ yếu theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn cho vay) hoặc các tiêu chuẩn định tính (theo hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng)
nợ có mức độ rủi ro khác nhau do đó mức trích dự phòng sẽ biến thiên từ 0 đến 100%
Phân loại theo loại tiền cho vay
Trang 17Ngân hàng không chỉ cho vay bằng đồng bản tệ mà còn đa dạng nhiều loại đồng tiền khác nhau ví dụ như ngân hàng Việt Nam ngoài cho vay bằng VND còn cho vay bằng USD, EUR, vàng… Mỗi loại tiền có kênh huy động, lãi suất huy động, cho vay không giống nhau Tương quan giữa huy động và cho vay của từng loại tiền khác nhau từ đó dẫn đến rủi
ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, thanh khoản của từng đồng tiền sẽ khác nhau Một danh mục cho vay được phân loại theo từng loại tiền tệ như vậy sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng nhìn thấy rủi ro của từng loại tiền cho vay từ đó có những biện pháp quản trị thích hợp với từng loại tiền
1.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến danh mục cho vay
Danh mục cho vay có thể hình thành ngẫu nhiên hoặc hình thành theo kế hoạch Để có thể đưa ra danh mục cho vay kế hoạch có tỷ trọng các khoản cho vay được phân bổ một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu của ngân hàng thì cần phải xem xét các yếu tố bên trong ngân hàng như quy mô vốn tự có, nguồn vốn huy động, thị trường mục tiêu…và các yếu
tố bên ngoài như quy định pháp luật, tình hình chính trị, xã hội, diễn biến kinh tế vĩ mô…
Các yếu tố bên trong ngân hàng
Vốn tự có của ngân hàng
Quy mô vốn tự có của ngân hàng là yếu tố không thể thiếu khi xem xét để thiết kế danh mục cho vay Về mặt quản lý, cơ quan quản lý quy định vốn tự có của ngân hàng được hợp thành từ hai loại là vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2 Vốn tự có cấp 1 bao gồm các vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại Vốn tự có cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc bên ngoài của ngân hàng Hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ các giới hạn theo mức vốn tự có của ngân hàng Các giới hạn cấp tín dụng theo quy mô vốn
tự có là phù hợp với các yêu cầu của quản trị ngân hàng quốc tế cụ thể là theo Hiệp ước
an toàn vốn Basel Vốn tự có như là tấm đệm cho hoạt động kinh doanh khi có rủi ro xảy
ra do đó ngân hàng phải thiết kế danh mục cho vay với mức độ rủi ro phù hợp với khả năng chịu đựng của vốn tự có của mình
Tiềm lực huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng để ngân hàng cấp tín dụng hay nói cách khác đây
là cơ sở để ngân hàng phát triển các hoạt động sử dụng vốn trong đó có hoạt động cho vay
Trang 18_
Ngân hàng có tiềm lực huy động vốn mạnh sẽ có nhiều thuận lợi để mở rộng danh mục cho vay Hơn nữa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ chính vì thế kỳ hạn của nguồn vốn huy động sẻ ảnh hưởng đến kỳ hạn của các khoản cho vay trong danh mục của ngân hàng Do đó danh mục cho vay cần có
sự phù hợp về quy mô và thời hạn với nguồn vốn huy động nhằm hình thành một danh mục cho vay có độ ổn định cao giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…
Thị trường mục tiêu của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều có thị trường mục tiêu của mình Thị trường mục tiêu có thể là nhóm khách hàng, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý…mà ngân hàng nhắm tới Tại thị trường mục tiêu của mình ngân hàng có thể phát huy được thế mạnh và tạo sự khác biệt để cạnh tranh với ngân hàng đối thủ Chính vì thế danh mục cho vay của ngân hàng cũng phải thể hiện được thị trường mục tiêu được nhắm tới thông qua tỷ trọng các khoản cho vay nằm trong thị trường mục tiêu của mình
Cơ sở vật chất và nhân lực của ngân hàng
Nhân tố quan trọng đối với ngân hàng hoạt động tốt trong thời đại số ngày nay chính là hệ thống công nghệ thông tin Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp cho ngân hàng quản lý thông tin khách hàng, cập nhật tình hình kinh tế, xã hội rộng khắp từ đó giúp cho nhà quản trị đưa ra hoặc điều chỉnh danh mục cho vay kịp thời với các xu hướng biến động trên thị trường Bên cạnh đó nếu ngân hàng có hệ thống chi nhánh rộng khắp cũng giúp đa dạng hóa danh mục cho vay về mặt địa lý, đối tượng khách hàng, ngành nghề tốt hơn để hạn chế rủi ro tập trung tín dụng Hệ thống chi nhánh phân bổ rộng còn giúp ngân hàng tăng cường hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn trong đó có hoạt động cho vay Vấn
đề nhân lực nhất là nhân lực cấp cao có trách nhiệm quản trị tín dụng dưới góc độ danh mục là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng danh mục Nếu nhà quản trị giỏi, có tầm nhìn thì một danh mục cho vay hợp lý sẽ được hình thành, nhưng nếu một nhà quản trị tồi thì danh mục cho vay sẽ trở thành một hiểm họa rủi ro cho ngân hàng
Các yếu tố bên ngoài ngân hàng
Qui định của pháp luật
Trang 19Ngân hàng thường được ví như “ mạch máu ” của nền kinh tế tuy nhiên hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm Một ngân hàng sụp đổ có thể ảnh hưởng đến an nguy của cả hệ thống và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế do bản chất là trung gian tín dụng nên ngân hàng liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau Chính vì thế các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra rất nhiều luật và văn bản dưới luật nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho “ hệ thống mạch máu
” này Hành lang pháp lý sẽ ảnh hưởng đến danh mục cho vay của ngân hàng thông qua các quy định về giới hạn tín dụng, lĩnh vực cấp tín dụng, đối tượng khách hàng…từ đó tác động đến cơ cấu và quy mô của danh mục
Tình hình kinh tế xã hội
Những yếu tố kinh tế vĩ mô dưới sự điều hành của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế với mức độ, chiều hướng khác nhau và tác động đến bản thân ngân hàng Ví dụ như khi lạm phát tăng cao thì ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt tiền tệ từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng và lãi suất tăng cao gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp trong những ngành
có hệ số nợ cao Những yếu tố kinh tế-xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng thế nên khi chúng biến động theo hướng thuận lợi cho các ngành nghề trong nền kinh tế thì ngân hàng sẽ được lợi do giảm bớt rủi ro cho danh mục cho vay của mình nhưng nếu biết động theo chiều hướng ngược lại thì lại có thể khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro nhất định từ danh mục cho vay hiện có Nhà quản trị phải thường xuyên chú
ý, cập nhật tình hình kinh tế, xã hội để điều chỉnh cơ cấu, độ lớn của danh mục cho vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tương ứng với mức rủi ro dự kiến
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của danh mục cho vay
Trong rủi ro danh mục cho vay thì rủi ro nội tại có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó xuất phát từ bản tính vốn có của mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi phương thức cấp tín dụng Rủi ro tập trung là loại rủi ro xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong danh mục cho vay, đi ngược lại với nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh
Theo đinh nghĩa của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel thì rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoăc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của ngân hàng, tài sản của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng
Trang 20_
Rủi ro tập trung của danh mục cho vay xuất phát từ sự thiếu đa dạng của danh mục Tập trung vào một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, một lĩnh vực kinh tế, một khu vực địa lý nhất là khi các đối tượng, khu vực kinh tế, địa lý đó có rủi ro nội tại càng cao thì xác suất xảy ra cũng như mức độ thiệt hại càng lớn Lý do dẫn đến một danh mục cho vay thiếu sự đa dạng:
Sai lầm trong nhận định định xu hướng phát triển của ngành kinh tế, khu vực địa lý…từ đó dẫn đến việc tập trung cao các khoản cho vay vào các đối tượng trên Khi có những diễn biến xấu trái với dự đoán ban đầu khiến sự lao dốc của ngành kinh tế hay thiên tai xảy ra ở khu vực địa lý nào đó thì phần lớn các khoản cho vay trong danh mục trở thành những khoản nợ xấu Một tỷ trọng các khoản nợ xấu quá lớn sẽ ăn mòn vốn tự có của ngân hàng và sụp đổ là điều tất yếu
Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cũng bắt nguồn từ nguồn vốn tín dụng của nhiều ngân hàng chảy vào thị trường bất động sản quá lớn khi thị trường còn nóng và khi bong bong bắt đầu xì hơi thì những khoản cho vay này thành những khoản nợ khó đòi khổng lồ
Áp lực canh tranh và áp lực lợi nhuận cao khiến ngân hàng quá nghiêng về một đối tượng vay vốn nào đó, nhất là các đối tượng có rủi ro cao vì nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Những ngân hàng nhỏ có trình độ quản trị hạn chế, cạnh tranh kém trên thị trường khiến họ phải chấp nhận sự thiếu đa dạng để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đề
ra
Nhìn chung rủi ro tín dụng của danh mục cho vay chủ yếu là do rủi ro tập trung tín dụng Rủi ro tập trung này càng được khuếch đại khi sự tập trung rơi vào các đối tượng có rủi ro nội tại cao Có thể nhận thấy rằng nguyên nhân của sự thiếu đa dạng hóa rủi ro danh mục bắt nguồn từ yếu tố chủ quan trong quá trình quản trị nên các ngân hàng có thể khắc phục được bằng việc nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị rủi ro
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của danh mục cho vay tại NHTM
1.2.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro danh mục cho vay được hiểu như một quá trình bao gồm nhiều hoạt động của nhà quản trị như nhận dạng, đo lường, giám sát và tài trợ rủi ro nhằm tối đa hóa
Trang 21lợi nhuận ở mức rủi ro có thể chấp nhận được
1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng danh mục cho vay
1.2.2.1 Tối đa hóa lợi nhuận ở mức chấp nhận được
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại Thông thường rủi ro của hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào danh mục cho vay Trên thực tế không thể có một danh mục cho vay nào không tồn tại rủi ro, dù ít hay nhiều thì bản thân mỗi khoản cho vay đều tiềm ẩn một mức độ rủi ro nhất định Quản trị rủi ro tín dụng không phải loại bỏ triệt để rủi ro của danh mục mà là lựa chọn rủi ro ở mức độ nào Hơn nữa quản trị rủi ro danh mục cần có cái nhìn lợi nhuận và rủi ro ở gốc độ toàn danh mục chứ không phải từng khoản tín dụng riêng lẻ Có thể trong danh mục có những món vay có rủi ro cao nhưng cũng có những món vay hiệu quả, điều mà nhà quản trị quan tâm là mức sinh lời mang lại của cả danh mục có đủ đắp rủi ro và đảm bảo một mức lợi nhuận nhất định hay không Do đó mục tiêu cơ bản của quản trị danh mục cho vay chính là tối đa hóa lợi nhuận ở mức rủi ro có thể chấp nhận được
1.2.2.2 Giám sát danh mục tín dụng và xử lí những biến động nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh
Một danh mục cho vay được đánh giá là an toàn thì cũng không thể duy trì cố định mà luôn luôn biến đổi theo thời gian Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng diễn ra liên tục, những khoản vay mới được hình thành và những khoản vay cũ đáo hạn do đó nhà quản trị không thể xem xét danh mục cho vay trong trạng thái tĩnh mà phải đặt trong thái động dưới tác động của những biến đổi của môi trường kinh doanh Ngoài ra, việc quản trị danh mục tín dụng cũng nhằm phát hiện và ước lượng những rủi ro mà danh mục cho vay gặp phải qua đó đưa ra hướng xử lý nhằm đảm bảo sự an toàn cho danh mục cho vay
1.2.3 Qui trình quản trị rủi ro tín dụng danh mục cho vay
Trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn đối mặt với tình trạng thông tin không cân xứng trong đó ngân hàng không thể hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay, dự án cho vay bằng chính bản thân họ chính vì thế ngân hàng thường rơi vào thế lựa chọn bất lợi Nhưng lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro Một người quản lý giỏi không phải né tránh và sợ rủi ro
mà phải làm sao để kiểm soát và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất tương ứng với mức lợi
Trang 221.2.3.2 Đo lường rủi ro
Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng thì đo lường rủi ro là một bước quan trọng, nhất là trong quan điểm quản trị rủi ro hiện đại Không chỉ dừng lại ở mức độ là nhận dạng ra rủi ro mà nhà quản trị phải đo lường được mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải Rủi ro tín dụng bao hàm hai đặc trưng là: (1) luôn gắn liền với tổn thất của ngân hàng về mặt tài chính; (2) xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng Từ đây ta có thể thấy được rằng rủi ro tín dụng chính là khả năng xảy ra biến cố gắn liền với tổn thất về mặt tài chính của ngân hàng Chính vì thế đo lường rủi ro tín dụng của danh mục cho vay thực chất đo lường xác suất xảy ra biến cố và mức tổn thất nếu biến cố đó xảy ra trong một khoản thời gian nhất định (Bùi Diệu Anh, 2010)
Ngân hàng có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường rủi ro Không có phương pháp đo lường nào phù hợp với mọi ngân hàng, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một phương pháp đo lường phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng mình
Mục tiêu của đo lường rủi ro tín dụng chính là giúp ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định qua đó có những biện pháp chống
đỡ rủi ro thích hợp như thiết lập mức dự trữ để bù đắp tổn thất…
1.2.3.3 Kiểm soát rủi ro
Trang 23Kiểm soát rủi ro là việc dùng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến thuật…để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu nhưng tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng Mỗi thời điểm ngân hàng có thể đối mặt với những loại rủi ro khác nhau do đó tùy tình hình thực tế
mà ngân hàng lựa chọn cho mình cách thức kiểm soát rủi ro thích hợp sau khi đã nhận diện
và đo lường được chúng Kiểm soát rủi ro là một nghệ thuật, nó đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo Nhìn chung các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể được phân thành ba nhóm sau đây:
Ngăn ngừa rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro là việc dùng các biện pháp nào đó để giảm xác suất xuất hiện rủi ro Các biện pháp này có thể là tác động vào nguyên nhân gây ra rủi ro hay ngừa sự tương tác giữa các nhóm nguyên nhân Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung Do rủi
ro nội tại xuất phát từ bản chất của đối tượng cho vay của ngân hàng nên ngân hàng khó có thể tác động làm thay đổi nó Rủi ro tập trung thường là do nguyên nhân chủ quan từ công tác quản trị danh mục cho vay chính vì thế đa dạng hóa danh mục cho vay là biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tập trung tín dụng và cũng ngăn ngừa sự tương tác sự khuếch đại rủi ro khi tập trung cao vào những đối tượng có rủi ro nội tại cao
Giảm thiểu tổn thất
Đây là các biện pháp nhằm giảm thiểu những mất mát, thiệt hại do rủi ro gây ra Ví dụ như ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo khi cho vay hay các khoản trích lập dự phòng để chống đỡ những tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng
1.2.3.4 Tài trợ rủi ro
Rủi ro chính là sự không chắc chắn do đó dù có kiểm soát đến đâu cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của rủi ro Do đó khi rủi ro xảy ra thì cần có biện pháp thích
Trang 24 Chuyển giao rủi ro
Là phương pháp mà ngân hàng dùng các nguồn lực bên ngoài để giúp khắc phục rủi ro như chuyển giao rủi ro bằng cách bán các khoản nợ, khoản đền bù của các hãng bảo hiểm…
1.3 Tổng quan về phương pháp Value at Risk để đo lường tổn thất danh mục cho vay
1.3.1 Tổng quan về Value at Risk
Từ khi hiệp ước Basel II của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ra đời năm 2004 đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đo lường và quản trị rủi ro của danh mục tín dụng của ngân hàng Mục đích quan trọng của Basel II là đảm bảo ngân hàng có một quy trình quản lý rủi ro lành mạnh qua đó đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính nói chung Một trong những yêu cầu của Basel II là các ngân hàng cần phải có một quy trình để xác định mức an toàn vốn tương ứng với mức rủi ro của mình và các biện pháp để duy trì mức vốn của ngân hàng Bên cạnh phương pháp chuẩn hóa, Basel II khuyến khích các ngân hàng dựa vào cách tiếp cận nội bộ để đo lường rủi ro chính xác, thực chất là cách xác định vốn kinh tế dựa vào khung Value at Risk (VaR)
1.3.1.1 Khái niệm VaR
Kể từ khi BIS ( Bank for International Settlements) thông báo về dự định thiết lập yêu
Trang 25cầu vốn cho rủi ro thị trường của danh mục cho vay của ngân hàng vào năm 1993 thì nhiều nhà nghiên cứu đã giới thiệu và phát triển phương pháp VaR Bắt đầu từ cuối năm 1996 ở Châu Âu và năm 1998 ở Mỹ, các ngân hàng lớn đã triển khai ứng dụng VaR trong các
mô hình nội bộ để tính yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường của tài sản của họ
VaR dùng để đo lường tồn thất tối đa của tài sản ví dụ như danh mục đầu tư chứng khoán, danh mục cho vay…trong một khoảng thời gian cho trước với một mức tin cậy nhất định ( thường là ở mức 95%, 97% và 99%) VaR được tính toán dựa trên nền tảng của toán xác suất, thống kê phức tạp Ví dụ như có một nhà đầu tư đang nắm giữa một cổ phiếu A có mức giá thị trường ngày hôm nay là 80000 đồng và mức giá của cố phiếu này có độ lệch chuẩn (σ) là 10000 đồng Các nhà đầu tư thường sẽ tự hỏi “ Nếu ngày mai là một ngày xấu thì tôi sẽ mất bao nhiêu tiền từ cổ phiếu này với mức độ tin cậy nào đó? ” hay nói cách khác “ Nếu ngày mai là một ngày xấu thì VaR của cổ phiếu tôi đang nắm giữ là bao nhiêu
? ” Phương pháp VaR sẽ trả lời cho nhà đầu tư biết rằng nếu biến cố xấu xuất hiện vào ngày mai thì ông ta sẽ mất tối đa bao nhiêu tiền từ cổ phiếu của mình với một mức tin cậy nhất định Như vậy có thể thấy rằng VaR có 3 đặc điểm:
Đo lường tổn thất của một tài sản hoặc một danh mục tài sản
Đo lường trong một khoảng thời gian cho trước
Đo lường trong một khoảng tin cậy cho trước
Giả định rằng phân phối giá của cổ phiếu A là phân phối chuẩn xung quanh giá trị 80000 đồng, thông qua đồ thị 1.2 dễ dàng thấy được rằng 98% các quan sát nằm giữa -2.33 và 2.33 độ lệch chuẩn từ giá trị trung bình Như vậy sẽ có 1% khả năng là giá cổ phiếu A tăng trên (80,000 + 2.33σ) đồng và 1% giảm dưới (80,000 – 2.33σ) đồng Do giá trị của σ
là 10,000 đồng do đó có thể nói rằng 99% giá của cổ phiếu A sẽ giảm không quá 23,300 đồng Như vậy 23,300 đồng chính là VaR của cổ phiếu A ở mức tin cậy 99%, nó ngụ ý rằng nếu ngày mai là ngày xấu thì giá của cổ phiếu này chỉ có 1% là giảm trên 23,300 đồng
Trang 26_
Biểu đồ 1.2 : Phân phối xác suất của giá cổ phiếu A
VaR dễ hiểu về mặt khái niệm nhưng phức tạp về mặt tính toán Khác với một danh mục đầu tư của một nhà kinh doanh chứng khoán, danh mục cho vay của ngân hàng thương mại thường được tạo lập và nắm giữ chúng cho đến khi các khoản vay đáo hạn mà không mua, bán chúng trên thị trường thứ cấp Chính vì thế phân phối tổn thất của danh mục cho vay thường khó quan sát VaR danh mục cho vay thường được tính trong khoản thời gian là 1 năm và giúp cho nhà quản trị ngân hàng trả lời câu hỏi “ Nếu năm tới là một năm không may mắn thì tôi sẽ bị mất bao nhiều tiền từ danh mục cho vay của mình? ”
1.3.1.2 Các thông số đầu vào để tính VaR
Để ước lượng được phân phối tổn thất của danh mục cho vay thì cần phải có các thông số sau:
Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng
Xác suất này được tính toán cho từng hạng khách hàng ví dụ nhóm của khách hàng nhóm AAA, BBB…Xác suất trên được tính toán dựa trên các dữ liệu lịch sử được lưu tại ngân hàng hoặc sử dụng số liệu thống kê từ các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín
Tổn thất trong trường hợp khách hàng không hoàn trả
Thông số này có thể được ấn định ngay từ đầu thông qua đánh giá chênh lệch giữa giá trị của
Trang 27khoản vay và giá trị của tài sản bảo đảm
Tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng
Quản trị danh mục tín dụng không nhìn nhận các khoản vay riêng lẻ mà nhìn nhận dưới góc
độ danh mục do đó tương quan không hoàn trả cùng lúc của các khoản vay cũng được xét đến Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro của toàn danh mục thường có xu hướng nhỏ hơn tổng rủi ro của từng khoản vay nhờ sự đa dạng hóa danh mục cho vay Trong các
mô hình tính toán VaR thì đây có thể là thông số đầu vào trực tiếp hoặc thông số ẩn nằm trong các thông số khác Nói chung, đây là một thông số phức tạp và mỗi mô hình tính toán có cách tiếp cận tính toán khác nhau Các thông số này sẽ được trình bày rõ hơn tại
Tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất kỳ vọng ước
tính
Căn cứ vào khả năng dự kiến tổn thất thì có thể chia tổn thất làm 2 loại là tổn thất ước tính được ( tổn thất kỳ vọng ) và tổn thất không ước tính được ( tổn thất không kỳ vọng ) Khi ngân hàng cho vay thì đối với mỗi khách hàng khác nhau sẽ có xác suất vỡ nợ khác nhau Tương ứng với mỗi xác suất vỡ nợ khác nhau thì ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất dự tính nếu khách hàng không hoàn trả được khoản vay Do đó đo lường được tổn thất dự tính sẽ giúp ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay đối với khách hàng phù hợp với mức
độ rủi ro của họ Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có lãi suất vay khác nhau Bên cạnh đó
Trang 28_
đó còn tạo cơ sở cho ngân hàng thiết lập quỹ dự phòng tương ứng với tổn thất dự tính đã xác định Theo Hiệp ước Basel II thì quỹ dự phòng được tính vào thành phần vốn tự có của ngân hàng
Tạo cơ sở cho việc xác lập vốn kinh tế bù đắp tổn thất ngoài dự tính
Tổn thất ngoài dự tính là hậu quả của rủi ro tín dụng xảy ra ngoài dự kiến Chính vì đặc điểm này mà ngân hàng không thể biết được xác suất xảy ra và mức độ tổn thất để trích lập dự phòng do đó ngân hàng phải dùng vốn kinh tế để bù đắp Vốn kinh tế khác biệt với vốn pháp lý, nó được xác định từ các tài sản chịu rủi ro, dùng để bù đắp thiệt hại ngoài dự tính do các tài sản này mang lại Basel II khuyến khích ngân hàng dùng các mô hình nội
bộ phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng để đo lường rủi ro tín dụng Phương pháp Value at Risk có thể đo lường được rủi ro của từng khoản vay và của từng danh mục từ đó giúp ngân hàng xác lập được mức vốn kinh tế tương ứng để chống đỡ những tổn thất ngoài
dự kiến
1.3.2 Các mô hình đo lường VaR thông dụng
Như đã trình bày ở mục 1.3.1.2, để có thể ước tính VaR của danh mục cho vay cần có một số thông số đầu vào nhất định bao gồm: (1) Xác suất chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng sau 1 năm; (2) Tổn thất ước tính trong trường hợp khách hàng không hoàn trả; (3) Tương quan của các khoản vay trong danh mục cho vay Các mô hình tính toán sẽ có cách tiếp cận khác nhau để ước tính được 3 thông số trên Khi các thông số cơ bản trên được ước lượng VaR có thể tính được dễ dàng
1.3.2.1 Mô hình Creditmetrics
Mô hình Creditmetrics được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997 bởi hãng J.P.Morgan
Mô hình này được thiết lập dựa trên khung VaR, ứng dụng để đo lường giá trị chịu rủi ro của các tài sản không được mua bán trên thị trường ví dụ như các khoản vay của ngân hàng
Để đo lường giá trị chịu rủi ro (VaR) cho danh mục cho vay Creditmetrics tiến hành các bước sau:
Xác định ma trận xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng Ma trận này thể
Trang 29hiện xác suất một khách hàng ở một hạng tín dụng nào đó chuyển sang hạng tín dụng khác ví dụ như khách hàng ở hạng tín dụng BBB chuyển sang BB, B, AAA, CCC…Ngân hàng có thể tính toán xác suất chuyển hạng từ dữ liệu nội bộ của mình hoặc mua từ các hãng xếp hạng tín nhiện uy tín ví dụ như Standard & Poor, Moody‟s…
Ước tính tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được dựa trên phân phối Beta Do xác suất khách hàng không hoản trả là một số ngẫu nhiên nằm trong khoản [0;1] do đó phân phối Beta thích hợp để miêu tả biến ngẫu nhiên này
Ước lượng tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng Creditmetrics ước lượng thông số này thông qua ước lượng tương quan về sự thay đổi giá trị tài sản của khách hàng Tuy nhiên do giá trị tài sản của khách hàng khó quan sát được trong thực tế cho nên khi ứng dụng người ta thường lấy giá trị cổ phiếu của công ty như là đại diện thể hiện tương quan thay đổi giá trị tài sản Sau đó Creditmetrics tính các giá trị ngưỡng Z, được ký hiệu là ZAAA, ZAA, ZBBB… tương ứng với bảng ma trận chuyển hạng tín nhiệm ở bước 1 Giá trị ngưỡng này tùy thuộc vào mức xếp hạng tín nhiệm ban đầu và xác suất chuyển hạng tín nhiệm của từng khách hàng Sau khi đã xác định được Z thì dựa vào đây xác suất chuyển hạng tín dụng đồng thời giữa một cặp khách hàng ở vị trí xếp hạng khác nhau sẽ được tính dễ dàng Ví
dụ xác suất của một cặp xếp hạng (BBB, A) sang hạng (A, BBB) sẽ được tính như sau:
( ) ( ) ∫ ∫ ( )
Trang 30
_
u, u’ là các biến ngẫu nhiên có giá trị nằm trong ngưỡng tương ứng là [ ]
và [ ]
ρ là tương quan giữa sự thay đổi giá trị tài sản của cặp khách hàng
Khi đã xác định được xác suất thay đổi hạng tín nhiệm giữa các cặp khách hàng trong danh mục thì phân phối giá trị của danh mục tín dụng được xác định Đối với danh mục gồm nhiều khoản vay khác nhau thì Creditmetrics sử dụng mô phỏng Monte Carlo để tìm ra phân phối hoàn toàn của danh mục
1.3.2.2 Mô hình Creditrisk Plus
Không như mô hình Creditmetrics mô hình Creditrisk Plus đo lường khả năng không hoàn trả của khách hàng mà không quan tâm đến việc đo lường khả năng thay đổi hạng tín dụng của họ Creditrisk Plus sử dụng các giá trị sổ sách của khách hàng để tính toán các giá trị trên mà không sử dụng giá trị thị trường như mô hình Creditmetrics Mô hình này dựa trên nguyên lý bảo hiểm, qua đó vào ngày đáo hạn hoặc là khách hàng hoàn trả hoặc
là không hoàn trả Trong đó phân phối xác suất các khoản nợ không được hoàn trả dựa trên phân phối Poisson
( )
(1.2) Trong đó:
n là số lượng khách hàng không hoàn trả trung bình trong khoản thời gian định trước (thường là 1 năm)
u là số lượng khách hàng không hoàn trả trong khoản thời gian xác định trước Tổn thất trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được xác định dựa trên một tỷ lệ thu hồi nợ được ấn định trước theo từng khách hàng mà không phụ thuộc vào mô hình Để xác định được tổn thất trong trường hợp khách hàng không hoàn trả, Creditrisk Plus chia khách hàng vào các nhóm tổn thất dự tính, mỗi nhóm sẽ được xác định sổ lượng trung bình các khoản vay không được hoàn trả Để ước lượng tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng CreditRisk Plus giả định rằng tỷ lệ không hoàn trả trung bình trong mỗi nhóm thay đổi ngẫu nhiên theo phân phối Gamma Khác với Creditmetrics, Creditrisk Plus không
Trang 31tính trực tiếp tương quan không hoàn trả của các khách hàng trong danh mục mà nó đã bao hàm trong tỷ lệ bất ổn định trong tỷ lệ không hoàn trả của mỗi nhóm mà tỷ lệ này lại bao hàm tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng Từ đó phân phối tổn thất được tính toán dựa trên xác suất không hoàn trả giữa mỗi nhóm
1.3.2.3 Mô hình CreditPortforlio View
Mô hình CreditPortfolio View tính toán xác suất không hoàn trả và thay đổi chất lượng tín dụng phụ thuộc vào trạng thái nền kinh tế vĩ mô Do đó VaR được tính toán dựa trên các biến số kinh tế vĩ mô Xác suất không hoàn trả của khách hàng được tính toán dựa trên công thức sau đây:
(1.3)
Trong đó:
Pj,t là xác suất không hoàn trả trong khoản thời gian t tương ứng với khách hàng ở
phân khúc j nào đấy Phân khúc này được chia theo ngành kinh tế, khu vực địa lý…
Yj,t là giá trị tương ứng với nhóm khách hàng ở phân khúc j Giá trị này bị tác động
bởi các biến kinh tế vĩ mô theo hàm hồi quy sau
Y j,t = βj,0 + βj,1 * Xj,1 + βj,2 * Xj,2 + …+ βj,n * Xj,n + ε (1.4) Với các Xj,n là giá trị của các yếu tố kinh tế vĩ mô
Trong mô hình Creditfortfolio View thì tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng được bao hàm trong xác xuất không hoàn trả Pj,t Ma trận xác suất thay đổi hạn tín nhiệm của phân khúc j ( Mj ) được mô hình thiết lập dựa trên ma trận thay đổi chất lượng tín dụng của hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor Mj được xác định bằng cách điều chỉnh bảng xác suất của S&P theo tỷ số Pj,t / ɸ S&P với ɸ S&P là xác suất không hoàn trả của phân khúc j của Standard & Poor
Cuối cùng với Mt thì mô phỏng Monte Carlo được sử dụng để mô phỏng giá trị danh mục tín dụng với tỷ lệ tổn thất được chọn một cách ngẫu nhiên
1.3.2.4 So sánh giữa các mô hình
Trang 32_
Mỗi một mô hình có cách tiếp cận khác nhau để tính toán các yếu tố đầu vào để xác định VaR của danh mục cho vay Không thể có mô hình hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi ngân hàng mà căn cứ vào đặc điểm riêng của mình mà nhà quản trị ngân hàng sẽ quyết định nên
áp dụng mô hình nào Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm chính của ba mô hình kể trên
Bảng 1.1 : So sánh các mô hình đo lường VaR
và không hoàn trả
Khách hàng không hoàn trả khoản vay
Khách hàng thay đổi hạn tín nhiệm và không hoàn trả
Chịu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô
Tương quan
không hoàn trả
các khoản nợ
Được tính riêng Thông qua tương quan thay đổi giá trị tài sản của DN
Bao hàm trong độ bất ổn định trong
tỷ lệ không hoàn trả của mỗi nhóm
Bao hàm trong xác suất không hoàn trả có điều kiện trong khoản thời gian t của phân khúc khách hàng j
Xác định ngẫu nhiên dựa trên thực nghiệm
Dùng công thức đóng ko dùng mô phỏng
Dùng mô phỏng Monte Carlo
Trang 33CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây
2.1.1 Lịch sử phát triển ngành ngân hàng ở Việt Nam
Cách đây 61 năm - ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Thời gian đầu từ năm 1951 đến trước khi pháp lệnh ngân hàng ra đời vào tháng 5/1990, hệ thống ngân hàng hoạt động theo mô hình một cấp, tức là NHNN vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng Sau khi hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời, hệ thống ngân hàng chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình hai cấp; theo đó, lần đầu tiên đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
Ngân hàng nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một
và là ngân hàng của các ngân hàng Ngân hàng nhà nước là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2 Ngân hàng nhà nước là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền
Các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện
Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 như là một bước ngoặc, mở đường cho các ngân hàng cấp
2 phát triển với các loại hình sở hữu khác nhau như ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài Cùng thời gian này bốn ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập là ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, ngân hàng Công Thương Việt Nam và ngân hàng Ngoại Thương Việt
Trang 34_
Nam Tháng 12/1997, trước yêu cầu cao của thực tiễn hai pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1/10/1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004 và ban hành mới vào năm 2010 ( có hiệu lực từ ngày 1/1/2011)
Như vậy tính đến ngày hôm nay hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển Từ buổi sơ khai với số lượng ít ỏi các ngân hàng thương mại nhưng tính đến cuối năm 2010 Việt Nam đã có khoảng 35 ngân hàng thương mại cổ phần,
5 ngân hàng thương mại nhà nước Trải qua chăng đường trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng gia tăng về quy mô ( số lượng chi nhánh, vốn điều lệ ), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh
Bảng 2.1: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của một số NHTM đến cuối năm 2010
Nguồn: Website của các NHTM
2.1.3 Qui mô vốn điều lệ
Quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại không ngừng được nâng cao Tuy
Trang 35nhiên khi so sánh quy mô vốn của các ngân hàng thương mại trong nước với các nước trong khu vực thì vẫn ở mức thấp Tính đến cuối năm 2010 thì có 4 ngân hàng thương mại
có mức vốn điều lệ trên 10,000 tỷ đồng ( khoảng trên 500 triệu USD với tỷ giá thời điểm
đó ), 15 ngân hàng trên 3000 tỷ ( khoảng 160 triệu USD ), số còn lại ớ mức dưới 3000 tỷ đồng, thấp nhất là 1000 tỷ và đang phấn đấu để đạt mức vốn 3000 tỷ trong năm 2011 Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) hay ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) ( phần phụ lục ) vẫn còn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Bangkok Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philipines hơn 900 triệu USD) Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan cũng khoảng hơn 1000 triệu USD
Trang 36_
Bảng 2.2: Quy mô vốn của các NHTM một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Đơn vị: triệu đô la
Bank
2,189
Trang 37trong khu vực ASEAN Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 141/2006/NĐ-CP yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và dự tính sẽ ớ mức 5,000
tỷ đồng cuối năm 2012, 10,000 tỳ đồng cuối năm 2015 nhằm đảm bảo cho các ngân hàng
đủ vốn hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và đảm bảo trên thị trường không có những ngân hàng nhỏ hoạt động không hiệu quả vì quy mô vốn thấp Chính vì thế có thể nhận thấy rằng cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có những bước nỗ lực
để rút dần khoản cách về quy mô vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với các nước trong khu vực Đây là dấu hiệu tích cực thúc đầy sự phát triển của hệ thống trong tương lai
2.1.4 Hệ số an toàn vốn
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng đến mục tiêu an toàn và lành mạnh hơn, với sự tăng cường hoạt động giám sát từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và sự tự nguyện giảm bớt các mục tiêu lợi nhuận để dành ưu tiên cho các mục tiêu an toàn từ phía chủ sở hữu các ngân hàng Nhiều động thái của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác lập tính an toàn cho hệ thống ngân hàng như ban hành thông tư 13 yêu cầu tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro (hệ số CAR) phải đạt tối thiểu là 9%, nhằm mục tiêu hướng tới các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế và nhất là đáp ứng được các yêu cầu của Basel Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng chịu đựng không những rủi ro tín dụng mà còn rủi ro thị trường, rủi ro vận hành của các ngân hàng Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn chung có sự cải thiện trong những năm qua đặc biệt một số ngân hàng
có hệ số CAR cao nhiều so với mức quy định của Ủy ban Basel Tuy nhiên do các chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tiếp cận hoàn toàn với các chuẩn mực kế toán quốc tế do đó các chỉ số này một phần nào đó vẫn chưa phản ánh chính xác mức độ
an toàn vốn thật sự của các ngân hàng
Bảng 2.3 : Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng thương mại Việt Nam
Trang 38Yếu tố tỷ giá trong thời gian gần đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng Chỉ trong vòng năm 2010, ngân hàng nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD liên ngân hàng lần lượt ở mức tăng 3% và 2.1%, và trong vòng quý 1 năm 2011 đã điều chỉnh tăng thêm 9.3% Sau những lần điều chỉnh tỷ giá, công thêm tình hình nhập siêu, lạm phát ở mức hai con số, giá vàng có xu hướng tăng…làm thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng Chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết có lúc lên tới gần 2000 VND/USD gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng
Hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian qua cũng chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía ngân hàng nhà nước, nhiều văn bản pháp luật được ra đời siết chặt hoạt động huy động, cho vay và kinh doanh vàng miếng như thông tư 01/2010/TT- NHNN, 10/2010/TT-NHNN, 22/2010/TT-NHNN Bên cạnh đó thị trường bất động sản và chứng khoán là hai lĩnh vực
Trang 39có thể nói là chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng đặc biệt trong những năm 2007, 2008 cũng bị những hạn chế cho vay từ cơ quan quản lý nhà nước cụ thể như ở thông tư 13/2010/TT- NHNN áp đặt hệ số rủi ro cho các khoản vay bất động sản, chứng khoán tới 250%, chị thị 03 về cho vay kinh doanh chứng khoán, nghị quyết số 11/NQ-CP yêu cầu giảm dư nợ cho vay bất động sản
Như vậy có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang đối mặt với những biến động không thuận lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô trong khoản 4 năm trở lại đây và nhiều quy định từ phía Ngân hàng nhà nước cho thấy rõ xu hướng thắt chặt quản lý nhằm nâng cao tính an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại, nhất là sau những bài học kinh nghiệm từ sự đỗ vỡ của hàng loạt ngân hàng tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua
2.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
2.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với NHTM Việt Nam
Tại quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhu cầu vốn của doanh nghiệp được đáp ứng bởi nhiều kênh khác nhau của thị trường tài chính Nhu cầu vốn trung dài hạn thông thường được huy động từ thị trường chứng khoán thông qua phát hành các công cụ nợ Nguồn vốn ngắn hạn cụ thể là nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt thường được đáp ứng thông qua các ngân hàng Tại Việt Nam, thị trường tài chính đang ở giai đoạn phát triển thấp Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập cách đây khoảng 10 năm, tuy nhiên hoạt động trên thị trường này chỉ mới diễn ra sôi nổi trong khoản thời gian vài năm trở lại đây
và hiện tại cũng đang trong giai đoạn khó khăn do đó doanh nghiệp Việt Nam khó có thể huy động vốn qua kênh này một cách dễ dàng Ngân hàng vẫn là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thông qua khảo sát trong danh mục tài sản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam ( phần phụ lục ) có thể dễ dàng nhận thấy rằng tỷ trọng cho vay vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản Trong số 10 ngân hàng được khảo sát ngân hàng có tỷ trọng cho vay thấp nhất khoảng 35%, ngân hàng cao nhất đến 72% tổng tài sản, phần lớn các ngân hàng còn lại nằm trong khoảng từ 50% đến 60% Qua bảng 2.4, có thể nhận thấy rằng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam cho vay vẫn là hoạt động được chú trọng nhất trong hoạt động sử dụng vốn Các hoạt động sử dụng vốn khác như hoạt động đầu tư, kinh doanh
Trang 40(Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Thu nhập của các ngân hàng Việt Nam có từ nhiều nguồn khác nhau Căn cứ theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thì thu nhập chủ yếu đến từ các nguồn sau đây: thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng, thu nhập từ mua bán chứng khoán và thu nhập từ đầu tư góp vốn liên kết, liên doanh Theo
số liệu thống kê từ khoảng 10 ngân hàng Việt Nam (bảng 2.5) có thể thấy rằng tại các ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập Mức phổ biến trong các ngân hàng được khảo sát là trong khoảng từ 60% cho đến 75%, cá biệt một số ngân hàng trên 80% thu nhập đến từ hoạt động tín dụng Đối chiếu với đồ thị 2.1 thì dễ dàng nhận thấy đây là kết quả tất yếu khi chiếm phần lớn trong tổng tài sản của các ngân hàng là các khoản cho vay
Thông thường tại các ngân hàng của các quốc gia phát triển trên thế giới có xu hướng