2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Cầu Giấy
Ngày 16 tháng 09 năm 2004 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được nâng cấp lên chi nhánh cấp I thông qua quyết định số 0254/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy hình thành trên cơ sở chi nhánh cấp II - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Từ Liêm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội sau 43 năm hoạt động. Và ngay sau khi được nâng cấp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương đã đặt sự quan tâm và giúp đỡ toàn diện tới những hoạt động tại đây và Chi nhánh được giao những nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể cho thời kỳ mới, giúp quá trình phát triển của Chi nhánh được xúc tiến nhanh chóng hơn.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập và phát triển trên cơ sở đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy triển Cầu Giấy
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thực hiện chức năng và nhiệm vụ sau:
- Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, thực hiện nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn cùng các nguồn lực khác của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể là thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định, hoàn trả đầy đủ đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận.
- Huy động vốn (VNĐ hoặc USD) từ mọi nguồn hợp pháp của các khách hàng.
- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của từng phòng tại Chi nhánh và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Thực hiện các báo cáo thống kê cho trụ sở về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, tín dụng, lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất, đặc biệt là các hoạt động về tín dụng và bảo lãnh theo quy định của toàn hệ thống BIDV.
- Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thu chi kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, in ấn giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ theo đúng quy định.
- Công tác khách hàng phải được thực hiện chu đáo và kiểm soát thường xuyên, nâng cao tính hiệu quả, thực hiện việc khai thác các khách hàng truyền thống và mở rộng, phát triển số lượng cũng như chất lượng các khách hàng tiềm năng.
2.1.3 Các sản phẩm tín dụng đang được triển khai tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
* Cho vay theo hạn mức tín dụng * Cho vay theo dự án đầu tư * Cho vay hợp vốn
* Cho vay trả góp * Cho vay ngoại tệ * Cho vay uỷ thác
* Cho vay theo hạn mức thấu chi
* Các hình thức cấp tín dụng khác như : - cho thuê tài chính
- Bảo lãnh Ngân hàng
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được tổ chức theo sơ đồ dưới đây:
3 PHÓ GIÁM ĐỐC P. giao dịch P. Tín dụng P. Tổ chức Hành chính P. Khách hàng cá nhân P. Tiền tệ kho quỹ P. Tài chính Kế toán P. Thẩm Định P. Kế hoạch NV P. Kiểm tra nội bộ P. Khách hàng DN GIÁM ĐỐC
2.1.5 Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
Ngay sau khi được nâng cấp, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đã thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể được giao bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, thực hiện tái cơ cấu hoạt động, phát triển mạng lưới nhất là đối với các vùng kinh tế động lực cùng với sự phát triển của hệ thống các Ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Cầu Giấy. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đã lấy định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, năng động, có sức cạnh tranh cao trên địa bàn cửa ngõ phía Tây của Thành phố làm mục tiêu. Thế mạnh của Ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ khách hàng thuộc về các thành phần kinh tế, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đô thị.
Mục tiêu tái cơ cấu hoạt động của chi nhánh được giao từ khi nâng cấp lên chi nhánh cấp I là:
+ Có đầy đủ chức năng hoạt động của một Ngân hàng thương mại hiện đại theo định hướng phát triển của Trung ương.
+ Cơ cấu lại khách hàng, dư nợ tín dụng, phân định, xác định và đánh giá đúng thực trạng dư nợ, tình hình khách hàng của Chi nhánh, từ đó lựa chọn khách hàng tốt, có uy tín để tiếp tục duy trì quan hệ, củng cố nền khách hàng…..
Ngoài ra còn rất nhiều việc cần làm của một Chi nhánh ngay sau khi được nâng cấp nhằm khẳng định được vị thế và năng lực vững mạnh của Chi nhánh mình.
hoạch kinh doanh đã được giao và sau một năm hoạt động, đến cuối năm 2005 Chi nhánh đã đạt được một số chỉ tiêu chính đáng chú ý:
+ Về tổng tài sản
Tổng tài sản tăng 550 tỷ so với cùng kỳ năm trước và đạt 1500tỷ/1450tỷ, bằng 103% kế hoạch đặt ra.
ROA đạt 0,8% xấp xỉ với mức bình quân của toàn ngành + Về công tác kế hoạch nguồn vốn
Xác định rõ nguồn vốn tự huy động đạt 1320 tỷ đồng, tăng 388 tỷ (41,6%) vượt 5,6% kế hoạch. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thị, thu hút tiền gửi nhưng Chi nhánh đã nâng tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế trong tổng tài sản lên 224 tỷ đồng tăng 112 tỷ và chiểm 17% tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng khá, đạt số dư 1096 tỷ đồng, tăng 276 tỷ. Hoạt động huy động vốn được duy trì và tăng trưởng. từ 13% lên 16,4%. Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn đạt 43,4% trong tổng nguồn vốn huy động, đáp ứng các nhu cầu vốn trung và dài hạn đang khan hiếm trong nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ (7/3) đã đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động và đóng góp đáng kể cho hệ thống, phù hợp với tình hình nguồn vốn trong nền kinh tế và mục tiêu đề ra. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đáp ứng đủ cho việc phục vụ nhu cầu thanh toán hàng ngày, giải ngân tín dụng và đầu tư tiền gửi tại Hội sở chính của Ngân hàng Đầu tư.
+ Công tác tín dụng tại Chi nhánh
Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh lại hoạt động tín dụng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay có đảm bảo được nâng lên, tăng trưởng tín dụng và phát triển dịch vụ luôn đôi với nhau. Chi nhánh còn sắp xếp và hoàn thiện hồ sơ khách hàng, hồ sơ thủ tục vay vốn và quản lý khoản vay nhất là
đối với khách hàng dư nợ trước đây chưa được quản lý tốt. Phòng tín dụng được sắp xếp tổ chức theo mô hình của sổ tay tín dụng. Các quy trình nghiệp vụ được triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Chi nhánh cũng thực hiện nghiêm túc cơ chế cho vay, quy trình cho vay và quản lý tiền vay theo chế độ hiện hành của Nhà nước cũng như của ngành, thực hiện việc chuyển nợ quá hạn kịp thời và đúng chế độ. Năm 2005, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy tiếp tục thực hiện đánh giá toàn diện về môi trường kinh doanh từng ngành, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng…của từng khách hàng, góp phần tích cực vào việc định dạng khách hàng vay, triển khai phương thức quản lý tín dụng mới phù hợp ngay trước, trong và sau khi giải ngân. Chi nhánh cũng đã mở rộng được thêm 3 khách hàng là doanh nghiệp thực hiện giao dịch tại đây.
Theo quyết định 5645/QĐ-NHĐT của Tông giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các kết quả xếp loại khách hàng đã được sử dụng như một tiêu chí giúp thực hiện chính sách khách hàng phù hợp và hiệu quả nhất. Những khách hàng tốt được được lựa chọn để duy trì và phát triển, những khách hàng có năng lực tài chính kém, không có khả năng phục hồi dần bị loại bỏ. Những quan hệ tín dụng mới được mở rộng tại Chi nhánh đều là mối quan hệ vói các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại sử dụng tổng hợp các dịch vụ của Ngân hàng, các doanh nghiệp xây lắp quốc doanh có tình hình tài chính kém có dư nợ giảm đáng kể. Chi nhánh đã hạn chế sự mất cân đối về cơ cấu loại tiền giữa tài sản nợ và tài sản có, tức là hiệu quả sử dụng vốn được tăng lên. Tài sản thế chấp cầm cố được rà soát đánh giá lại và bổ sung, nợ tồn đọng được tập trung xử lý đảm bảo tính thanh khoản cao trên thị trường. Tất cả dư nợ, nợ quá hạn khó đòi tích cực được rà soát lại theo quyết định 488 mở rộng và quyết định 495 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Dư nợ tín dụng đạt 747 tỷ tăng 440 tỷ đồng và bằng 87,7% kế hoạch Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng 23% (4% lên 27%)
Dư nợ có tài sản đảm bảo đạt 332 tỷ, tăng 230 tỷ, bằng 43%/ tổng dư nợ Phục hồi về cơ bản các hồ sơ tín dụng của các khoản nợ xấu có nguy cơ mất vốn là 11,6 tỷ đồng; thu hồi được 747 triệu nợ khó đòi, tỷ lệ nợ quá hạn đạt 2,25% (thấp hơn so với kế hoạch) và 8,9 tỷ được xử lý bằng dự phòng rủi ro, và hiện tại những đơn vị này vẫn đang được Chi nhánh tích cực tìm biện pháp thu hồi nợ.
Nợ tồn đọng được tập trung xử lý, 700 triệu nợ tồn đọng của công ty chuyển giao Công nghệ và 47 triệu nợ hạch toán ngoại bảng của Nhà máy Quy chế được thu hồi, thực hiện chuyển ngoại bảng 7,7 tỷ của Nhà máy quy chế và 1,3 tỷ nợ tồn đọng của công ty chuyển giao Công nghệ. Trong năm 2005 số nợ tồn đọng 7,4tỷ đồng của Nhà máy quy chế và Công ty xây lắp và Điện tử công nghiệp đã được lập hồ sơ chuyển ngoại bảng, góp phần làm lành mạnh hoá tài sản Có.
+ Về công tác dịch vụ và phát triển mạng lưới mở rộng hoạt động
Nhận thức được vị trí, vai trò của công tác dịch vụ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại và để có được sự tăng trưởng vượt trội, ngay từ khi được nâng cấp Chi nhánh đã rất quan tâm, chú trọng đến các hoạt động dịch vụ, gắn mọi hoạt động với dịch vụ, thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán lương, cụ thể: Công tác bảo lãnh trong năm 2005 về cơ bản đảm bảo an toàn, không phát sinh rủi ro và các khoản phải thanh toán thay người được bảo lãnh, thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt 1705 triệu (tăng hơn 1 tỷ), dịch vụ thanh toán trong nước đạt 1283 triệu (tăng 20 triệu), phát triển thêm 7 khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán lương tự động. Bên cạnh đó Chi nhánh còn mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán Quốc tế, dịch vụ bảo hiểm, chuyển tiền kiều hối, các dịch vụ tiền tệ kho quỹ và các dịch vụ
dựa trên nền công nghệ hiện đại hoá. Dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác đạt 334 triệu (tăng 300 triệu đồng). Hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng và mở rộng của khách hàng trong nền kinh tế thị trường, Chi nhánh đang ngày càng chuyên nghiệp trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục thanh toán xuất nhập khẩu, tránh được các rủi ro, uy tín và thu nhập của Ngân hàng được nâng cao: thu dịch vụ thanh toán quốc tế 2005 đạt 1135 triệu (tăng 1135 triệu đồng).
Đặc biệt là Chi nhánh đã trở thành một trong những đơn vị phát hành thẻ ATM lớn nhất trong hệ thống: 03 máy ATM đã được lắp đặt bổ sung tại những địa điểm mới nhằm phát triển công tác phát hành thẻ. Đến nay bình quân đã có 600 giao dịch/máy/tháng. Phát hành được 19000 thẻ ATM (tăng 19000 thẻ); công tác thanh toán được tập trung đảm bảo chính xác, kịp thời và an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng và mặc dù phí thu được chưa nhiều song đã tạo cơ sở để mở ra những dịch vụ mới tạo nguồn thu sau này.
Khi triển khai việc mở rộng mạng lưới hoạt động, 02 phòng giao dịch đã được Chi nhánh chuyển đến địa điểm mới thuận lợi hơn, có điều kiện phát triển với chi phí hợp lý. Cán bộ có kinh nghiệm quản lý và trong nghiệp vụ tín dụng được cử về để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển dịch vụ cho các phòng giao dịch. Đồng thời Chi nhánh đã lựa chọn mở thêm 03 điểm giao dịch mới và các điểm giao dịch đã khẳng định được vị thế sau hơn 03 tháng đi vào hoạt động trước sự tâm huyết và nhiệt tình công tác của các cán bộ tín dụng.
Các công tác khác tại Chi nhánh như: Công tác tổ chức, quản trị điều hành, quản lý rủi ro, công tác hậu cần và xây dựng nội bộ cũng được chú trọng nâng cấp và cải thiện đáng kể.
Từ những tích cực trong từng mặt hoạt động cụ thể, Chi nhánh đã thu được hiệu quả kinh doanh đáng khích lệ: Chênh lệch thu chi đạt 16500 triệu (tăng gấp 20,6 lần so với cùng kỳ năm trước); Chênh lệch thu chi bình quân đầu người là 187 triệu đồng/người (tăng gấp 15 lần cuối năm 2004); Dự phòng rủi ro trích được 25 tỷ đồng, đạt 80,5% mức dự phòng phải trích theo QĐ 493/QĐ-NHNN.
* Những vần đề còn hạn chế trong cơ cấu hoạt động của Chi nhánh: Tỷ trọng nguồn thu dịch vụ còn thấp (chiếm 5,5 tổng nguồn thu), các dịch vụ dựa trên nền tảng hệ thống hiện đại hoá đã được triển khai nhưng chưa phát huy được hiệu quả rõ rệt và tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh.
Mặc dù Chi nhánh đã nỗ lực tìm biện pháp thu hồi và xử lý hạch toán ngoại bảng nhưng việc thu hồi các khoản nợ tồn đọng vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi QĐ 493/QĐ-NHNN yêu cầu dự phòng rủi ro phải được trích cao để đảm bảo an toàn thì hiệu quả sinh lời của Chi nhánh sẽ giảm đi đáng kể.
So với 30% vốn huy động bằng ngoại tệ thì tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 22% còn chưa thực sự hợp lý và là nguyên nhân hạn chế khả